Tiểu luận KDQT nhóm 6 - International business PDF

Title Tiểu luận KDQT nhóm 6 - International business
Course International business
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 29
File Size 1016.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 378
Total Views 773

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG----------TIỂU LUẬNẢNH HƯỞNG CỦA SỰKHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA ĐẾNCHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAMSinh viên thực hiện: Nhóm 6 Đỗ Thị Bích Loan – 1815510074 Đỗ Thị Yến Linh – 1815510066 Nguyễn Thu Hà – 1815510031 Nguyễn Thu Hiền – 1815510043 Nguyễn Thị Hi...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------

TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Nhóm 6 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.

Đỗ Thị Bích Loan – 1815510074 Đỗ Thị Yến Linh – 1815510066 Nguyễn Thu Hà – 1815510031 Nguyễn Thu Hiền – 1815510043 Nguyễn Thị Hiền Trang – 1815510133 Trần Lan Vy - 1815510145 Nguyễn Thị Thu Phương – 1815510102 Cầm Vĩnh Khải - 1815510055 Lớp: KDO307(1.1/2021).1

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Trà My Hà Nội – 09/2020

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................4 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................5 1.1 Thế nào là văn hóa?...............................................................................................................5 1.2 Sự khác biệt văn hóa là gì?....................................................................................................5 1.3

Các tác nhân gây ra sự khác biệt trong văn hóa xã hội giữa các quốc gia........................5

1.3.1 Khoảng cách quyền lực...................................................................................................5 1.3.2 Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV):.............................................................5 1.3.3 Mức độ e ngại rủi ro (Uncertainty Avoidance)...............................................................6 1.3.4. Nam tính/nữ tính (Masculinity/Femininity)..................................................................7 1.3.5 Định hướng ngắn hạn và dài hạn (Long term versus Short term Orientation)...............7 PHẦN II: CASE STUDY: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM....................................................................8 2.1. Tổng quan về KFC:...............................................................................................................8 2.1.1 Giới thiệu về KFC:.........................................................................................................8 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:....................................................................................8 2.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh:....................................................................................................9 2.2. Thị trường nhà hàng, cửa hàng ăn uống tại Việt Nam nói chung và thị trường cung cấp sản phẩm đồ ăn nhanh nói riêng.........................................................................................................9 2.2.1. Thị trường nhà hàng, cửa hàng ăn uống tại Việt Nam...................................................9 2.2.2. Thị trường cung cấp đồ ăn nhanh tại Việt Nam...........................................................10 2.3 Phân tích những sự khác biệt văn hóa giữa thị trường Việt Nam và thị trường Mỹ (nơi đặt nhiều cơ sở của KFC nhất):.......................................................................................................11 2.3.1 Định vị thương hiệu:.....................................................................................................11 2.3.2 Thị hiếu:........................................................................................................................12 2.3.3 Phân khúc khách hàng:.................................................................................................15 2.3.4 Phương thức bán hàng:.................................................................................................16 2.4. Thành công của KFC tại Việt Nam.....................................................................................17 2.5 Chiến lược của KFC............................................................................................................21 2.5.1 Đa dạng hóa thực đơn...................................................................................................21 2.5.2 Tổ chức nhiều chương trình khuyến mại:.....................................................................23 2.5.3 Cung cấp những tiện nghi về công nghệ:.....................................................................24

2.6 Bài học rút ra, kinh nghiệm.................................................................................................26 KẾT LUẬN....................................................................................................................................27

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi xu hướng toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ, để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng và đổi mới những chiến lược kinh doanh phù hợp với bối cảnh thời đại. Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp cũng tìm kiếm và thâm nhập vào những thị trường nước ngoài tiềm năng, mở rộng thị phần. Các doanh nghiệp lựa chọn tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế phức tạp, bị tác động bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là văn hóa. Mỗi quốc gia sẽ mang trong mình những nét độc đáo, đặc trưng về văn hóa xã hội gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất nước và cũng tác động đến hành vi tiêu dùng, lối suy nghĩ của người dân. Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu thị trường, ảnh hưởng không chỉ đến sản phẩm mà còn lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường mới. Bằng vốn kiến thức được cung cấp trong môn học Kinh doanh quốc tế, nhóm chúng em sẽ nghiên cứu và đưa ra những phân tích của mình về vấn đề: “ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA XÃ HỘI GIỮA CÁC QUỐC GIA ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP” Để làm rõ nội dung đề tài, tiểu luận sẽ đi vào phân tích trường hợp những tác động của sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, từ đó mở ra câu trả lời cho câu hỏi tại sao chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh KFC phải thay đổi chiến lược của mình để có thể thâm nhập và phát triển tại thị trường Việt. Bài tiểu luận sẽ được chia làm 2 phần chính:  Phần I: Cơ sở lý luận về văn hóa xã hội và sự khác biệt văn hóa.  Phần II: Ảnh hưởng của văn hóa đối với chiến lược kinh doanh của KFC tại thị trường Việt Nam và bài học kinh nghiệm.

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Thế nào là văn hóa? Văn hóa là một phức hệ gồm có kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập quán và năng lực của con người khi là một thành viên trong xã hội. Văn hoá chi phối mối quan hệ hàng ngày, kinh doanh, cũng như những hoạt động kinh doanh quốc tế. 1.2 Sự khác biệt văn hóa là gì? Sự khác biệt về văn hoá là tập hợp khác biệt về giá trị, chuẩn mực, đức tin, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tôn giáo, phạm trù thẩm mỹ,… 1.3 Các tác nhân gây ra sự khác biệt trong văn hóa xã hội giữa các quốc gia 1.3.1 Khoảng cách quyền lực  Khoảng cách quyền lực là từ để miêu tả cách một xã hội ứng xử với sự bất bình đẳng về quyền lực giữa con người trong xã hội. Một xã hội có sự chênh lệch về quyền lực lớn có nghĩa là mức độ bất bình đẳng tương đối cao và luôn tăng lên theo thời gian. Tại các quốc gia ngày, có khoảng cách rất lớn giữa những người có quyền lực và những người thấp cổ bé họng.  Chỉ số khoảng cách quyền lực ( PDI – Power Distance Index) là phạm vi mà các thành viên ít quyền lực hơn trong tổ chức chấp nhận và kỳ vọng quyền lực được phân bố không ngang bằng giữa các cá nhân. Nếu so sánh một giám đốc tiếp thị người Áo và người Malaysia làm việc ở cùng cấp bậc trong một tổ chức, giám đốc người Malaysia có ít trách nhiệm hơn (PDI thấp). Bởi trong tổ chức của người Malaysia, quyền lực tập trung nhiều ở cấp cao hơn Đặc điểm Gợi ý - Công ty tập trung - Công nhận quyền lực của lãnh - Phân cấp mạnh đạo. High - Hố sâu ngăn cách giữa bồi thường, - Cần phải hỏi ý kiến cấp cao PD quyền lực và sự tôn trọng nhất mới có câu trả lời

Low PD

- Tổ chức phẳng hơn - Cấp trên và cấp dưới bình đẳng với nhau

- Sử dụng sức mạnh đội nhóm - Nhiều người cùng ra quyết định.

1.3.2 Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV): Chỉ số này thể hiện “mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng”. Một xã hội có tính cá nhân cao thường có mức độ ràng buộc khá lỏng lẻo và một cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết với gia đình của mình. Họ chú trọng đến chủ thể “tôi” hơn là “chúng tôi”. Trong khi đó, chủ nghĩa tập thể, thể hiện một xã hội với các mối quan hệ hòa nhập

chặt chẽ giữa gia đình và những thể chế, hội nhóm khác. Những thành viên trong nhóm có sự trung thành tuyệt đối và luôn hỗ trợ những thành viên khác trong mỗi tranh chấp với các nhóm, hội khác. o Ứng dụng: Phân tích của Hofstede cho thấy các nước Trung Mỹ như Panama và Guatemala là những nơi có điểm IDV rất thấp (tương ứng là 11 và 6). Do đó cộng đồng sẽ dễ dàng hiểu và đón nhận một chiến dịch tiếp thị nhấn mạnh lợi ích của việc phục vụ cộng đồng hoặc gắn kết với phong trào chính trị. Đặc điểm

Gợi ý

IDV cao

 Tôn trọng thời gian và nhu cầu tự do của người khác  Thích thử thách và mong đợi tưởng thưởng vì đã lao động chăm chỉ.  Tôn trọng quyền riêng tư.

 Công nhận thành quả  Đừng hỏi quá nhiều thông tin cá nhân.  Khuyến khích tranh luận và thể hiện ý tưởng cá nhân.

IDV thấp

 Nhấn mạnh xây dựng kỹ năng để trở nên xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó  Làm việc vì phần thưởng vật chất.  Sự hài hòa quan trọng hơn sự trung thực.

 Tôn trọng sự thông thái và tuổi tác.  Trấn áp cảm xúc để tạo ra môi trường làm việc hòa hợp.  Tôn trọng truyền thống và chỉ muốn thay đổi từ từ.

1.3.3 Mức độ e ngại rủi ro (Uncertainty Avoidance) E ngại rủi ro thể hiện chừng mực mà con người có thể chấp nhận rủi ro và sự không chắc chắn trong cuộc sống của họ.  Trong xã hội có mức độ e ngại rủi ro cao, con người thường thiết lập nên các tổ chức để tối thiểu hoá rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính. Các công ty tập trung tạo ra việc làm ổn định và thiết lập các quy định để điều chỉnh các hoạt động của nhân viên cũng như tối thiểu hoá sự không minh bạch. Các nhà lãnh đạo thường phải mất nhiều thời gian để ra quyết định vì phải xem xét hết mọi khả năng xảy ra rủi ro. Bỉ, Pháp và Nhật Bản là những nước có mức độ e ngại rủi ro tương đối cao.  Những xã hội có mức độ e ngại rủi ro thấp thường giúp các thành viên làm quen và chấp nhận sự không chắc chắn. Các nhà quản lý rất nhanh nhạy và tương đối

thoải mái khi chấp nhận rủi ro nên họ ra quyết định khá nhanh. Con người chấp nhận cuộc sống mỗi ngày xảy đến và làm việc bình thường vì họ không lo lắng về tương lai. Ấn Độ, Ireland, Jamaica và Hoa Kỳ là những ví dụ tiêu biểu nhất cho các quốc gia có mức độ e ngại rủi ro thấp. 1.3.4. Nam tính/nữ tính (Masculinity/Femininity) Nam tính/ Nữ tính là khái niệm chỉ một định hướng của xã hội dựa trên giá trị của nam tính và nữ tính.  Các nền văn hoá nam tính có xu hướng coi trọng cạnh tranh, sự quyết đoán, tham vọng, và sự tích luỹ của cải. Xã hội được tạo nên bởi những người đàn ông và phụ nữ quyết đoán, chú trọng đến sự nghiệp và hầu như không quan tâm đến những thứ khác. Có thể kể đến các ví dụ điển hình là Australia, Nhật Bản. Hoa Kỳ có nam tính tương đối cao. Các nền văn hoá nói tiếng Tây Ban Nha cũng khá nam tính và thể hiện sự say mê lao động, sự táo bạo và cạnh tranh. Trong kinh doanh, tính chất nam tính thể hiện ở sự thích hành động, tự tin, năng động.  Ngược lại, trong các nền văn hoá nữ tính, như ở các nước Scandinavia, cả Nam giới và Nữ giới đều chú trọng vào việc duy trì vai trò, sự phụ thuộc lẫn nhau và quan tâm đến những người kém may mắn hơn. Hệ thống phúc lợi phát triển cao và nhà nước thường có chế độ trợ cấp cho giáo dục. 1.3.5 Định hướng ngắn hạn và dài hạn (Long term versus Short term Orientation). Khía cạnh này thể hiện mức độ ở đó con người và các tổ chức trì hoãn sự thoả mãn để đạt được thành công trong dài hạn.  Các doanh nghiệp và con người trong các nền văn hoá định hướng dài hạn có xu hướng nhìn về lâu dài khi lập kế hoạch và cuộc sống. Họ chú trọng đến khoảng thời gian trong nhiều năm và nhiều thập kỉ. Khía cạnh dài hạn được thể hiện rõ nhất trong các giá trị đạo đức của người châu Á – các định hướng văn hoá truyền thống của một số nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore. Một phần, những giá trị này dựa trên các học thuyết của triết gia nổi tiếng của Trung Quốc là Khổng Tử. Những giá trị đó bao gồm tính kỷ luật, sự trung thành, sự siêng năng, quan tâm đến giáo dục, sự tôn trọng gia đình, chú trọng đoàn kết cộng đồng và kiểm soát ham muốn cá nhân.  Ngược lại, Hoa Kỳ và hầu hết các nước phương Tây đều chú trọng đến định hướng ngắn hạn. Chúng ta chỉ nên coi công trình nghiên cứu của Hofstede như là một chỉ dẫn khái quát, nó hữu ích trong việc giúp chúng ta có được sự hiểu

biết sâu hơn trong hợp tác, giao lưu xuyên quốc gia với các đối tác kinh doanh, khách hàng nước ngoài.

PHẦN II: CASE STUDY: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về KFC: 2.1.1 Giới thiệu về KFC: KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán Kentucky, một trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ). KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi. KFC nổi tiếng thế giới với công thức chế biến gà rán truyền thống Original Recipe, được tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước. Hiện nay đang có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển: Năm 1930 KFC được thành lập bởi một doanh nhân mang tên Colonel Harland Sanders. Harland Sanders mở nhà hàng đầu tiên của mình trong một căn phòng nhỏ phía trước của một trạm xăng tại Corbin, Kentucky. Năm 1936 Nhà hàng của ông đã trở nên nổi tiếng đến nỗi Harland Sander đã được thống đốc bang Kentucky trao huân chương “Colonel” để ghi nhận sự đóng góp của ông cho nền ẩm thực của bang. Năm 1952 Công việc nhượng quyền kinh doanh gà rán được tiến hành lần đầu. Năm 1969 KFC được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán New York Năm 1982 KFC trở thành công ty con của RJ Reynolds Industries, Inc. Năm 1986 PepsiCo,Inc mua lại KFC từ RJR Nabisco, Inc. Năm 1997 PepsiCo, Inc công bố bộ ba nhà hàng thức ăn nhanh- KFC. Taco Bell và Pizza Hut- thành Tricon Global Restaurant,Inc sau đó đổi tên thành công ty Yum! Brands, Inc. Năm 2009 KFC lọt top 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới do Millward Optimor đánh giá. Năm 2019 KFC lọt top 3 các thương hiệu F&B đắt giá nhất hành tinh với giá trị thương hiệu là 13,5 tỷ USD, tăng 67,4% so với năm trước. Hiện nay

đang có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới

2.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh: Tầm nhìn KFC ở châu Á- Thái Bình Dương: Trở thành nhà dẫn đạo các chuỗi dịch vụ cung ứng thực phẩm dành cho mọi đối tượng khách hàng ở khu vực châu Á thái bình dương, KFC đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tuyệt hảo, nhất quán và các dịch vụ khách hàng tốt nhất. Tầm nhìn của KFC ở Mỹ: Trở thành nhà bếp hàng đầu nước Mỹ , phục vụ những món ăn nhanh , ngon và vô cùng hấp dẫn cho mỗi gia đình ít nhất mỗi tuần một lần. Tóm lại, Tầm nhìn KFC: Trở thành nhà dẫn đạo các chuỗi dịch vụ cung ứng thực phẩm thức ăn nhanh dành cho mọi đối tượng khách hàng trên phạm vi toàn cầu, KFC đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tuyệt hảo, nhất quán và các dịch vụ khách hàng tốt nhất. Sứ mệnh KFC: KFC phục vụ cho khách hàng những món ăn nhanh, ngon hấp dẫn và tốt cho sức khỏe.Chúng tôi làm việc hết mình với tiêu chí khách hàng là thượng đế, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc trong việc đem đến niềm vui cho mọi khách hàng.Mục tiêu trong tương lai của công ty là tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị cổ đông và duy trì sự tăng trưởng bền vững lâu dài. Đối với nhân viên: Tuyển mộ, phát triển, kích thích, khen thưởng và duy trì những nhân viên có khả năng đặc biệt, cung cấp cho họ những điều kiện làm việc thuận lợi, sự lãnh đạo tốt, trả lương dựa vào thành tích và công việc, chương trình phúc lợi có khả năng thu hút cao, cơ hội thăng tiến và mức độ cao của sự bảo đảm công ăn việc làm. (đảm bảo cho nhân viên điều kiện làm việc thuận lợi, sự lãnh đạo tốt,..) 2.2. Thị trường nhà hàng, cửa hàng ăn uống tại Việt Nam nói chung và thị trường cung cấp sản phẩm đồ ăn nhanh nói riêng 2.2.1. Thị trường nhà hàng, cửa hàng ăn uống tại Việt Nam F&B (Thực phẩm và đồ uống) là một thị trường đa dạng với nhiều thị trường ngách như đồ ăn nhanh, đồ ăn chay, ẩm thực cao cấp,… F&B là ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh và danh tiếng của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của khách hàng.

Hiện nay cả nước có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản. Qua từng năm con số này tăng lên một cách nhanh chóng và đáng kể. (Thống kê của Kinh Tế và Dự báo của Bộ KH&ĐT) Doanh thu trong năm 2019 của ngành F&B chạm mốc 200 tỷ USD, tăng 34,3% so với năm 2018. Theo dự báo của giới chuyên gia, ngành F&B ở Việt Nam sẽ tăng trưởng bình quân 18%/ năm trong tương lai gần. Dự báo doanh thu của ngành này có thể đạt 408 tỷ USD vào năm 2023. Hai năm tới, kênh nhượng quyền thương mại (franchise) trong ngành F&B tại Việt Nam ở mảng ẩm thực vẫn sẽ là concept (ý tưởng chủ đạo) món ăn Việt Nam thuần tuý, sau đó là "fusion" (vẫn là đồ ăn Việt nhưng có hơi hướng châu Âu, Nhật Bản và các nước lân cận) và phong cách ẩm thực Nhật Bản.

2.2.2. Thị trường cung cấp đồ ăn nhanh tại Việt Nam Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng đối với các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh. Tại thị trường Việt Nam, nhắc tới đồ ăn nhanh là nhắc tới những chuỗi gà rán, pizza. Theo số liệu của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), tổng doanh thu năm 2018 của 5 chuỗi KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut hay The Pizza Company đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Tuy nhiên, tốc độ này đã giảm đáng kể nếu so sánh với tỷ lệ 24% của năm 2017. KFC và Lotteria, hai chuỗi đồ ăn nhanh giữ thị phần cao nhất, cán mốc doanh thu nghìn tỷ đồng, bắt đầu cho thấy dấu hiệu giảm tốc. Báo cáo tài chính 2018 của Công ty Liên doanh TNHH KFC Việt Nam ghi nhận doanh thu gần 1.480 tỷ đồng, chỉ tăng 7,5% so với năm 2017. Trong khi trước đó một năm, tốc độ tăng doanh thu đạt hơn 18,3%. Công ty TNHH Lotteria Việt Nam cũng gặp tình trạng tương tự khi doanh thu năm 2018 chỉ tăng hơn 2%, so với mức 17% một năm trước đó. (đoạn này với đoạn dưới là cho số liệu vào slide) So với hai "đại gia" đứng đầu thị trường, quy mô doanh thu của chuỗi Jollibee chỉ bằng một nửa, nhưng hoạt động kinh doanh có phần khả quan hơn. Năm 2018, Công ty TNHH Jollibee Việt Nam đạt doanh thu gần 800 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2017 và duy trì tốc độ tăng trưởng xấp xỉ giai đoạn trước đó. So với nhóm gà rán, phân khúc pizza có quy mô khiêm tốn hơn về doanh số. Pizza Hut và The Pizza Company đạt doanh thu lần lượt 617 tỷ và 496 tỷ đồng năm 2018. Tổng doanh thu vẫn chưa thể so sánh với riêng KFC hay Lotteria, tuy nhiên, có sự phân hóa

mạnh giữa hai cái tên này. Pizza Hut, với quy mô đứng đầu phân khúc pizza, chỉ tăng hơn 6% doanh thu so với năm trước đó, trong khi The Pizza Company, có quy mô khiêm tốn hơn, đang "chạy" nhanh hơn với tốc độ tăng gần 72%. 2.3 Phân tích những sự khác biệt văn hóa giữa thị trường Việt Nam và thị trường Mỹ (nơi đặt nhiều cơ sở của KFC nhất): Những giá trị văn hóa là những giá trị cốt lõi xây dựng nên một xã hội, có khả năng vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển lên những tầm cao mới. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được giữ gìn, duy trì hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng riêng, không lặp lại, và những yếu tố này mang bản sắc của những cư dân sinh sống ở vùng đó. Mặc dù hiện nay đã có sự giao thoa giữa các nền văn hóa diễn ra ngày một nhiều hơn nhưng những lề thói cũ, những thứ mà các doanh nghiệp bắt buộc phải vượt qua để có thể tạo dựng sự thành công cho thương hiệu của mình. 2.3.1 Định vị thươn...


Similar Free PDFs