Tiểu luận kinh tế vĨ mô về thất nghiệp PDF

Title Tiểu luận kinh tế vĨ mô về thất nghiệp
Author Vu Phuong Anh
Course Ngoại giao kinh tế
Institution Học viện Ngoại giao Việt Nam
Pages 32
File Size 740.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 215
Total Views 609

Summary

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔĐỀ TÀI THẤT NGHIỆP TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂNMỤC LỤC2.4.1. Gây ra các gánh nặng về tâm lí cho người lao động ..................................................................................................................................................................... 14 2....


Description

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI THẤT NGHIỆP TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................1 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................1 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................................1 5. Cấu trúc đề tài.........................................................................................................................................2 NỘI DUNG............................................................................................................................................................3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP...................................3 1.1. Một số khái niệm...............................................................................................................................3 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

4 2.1. Thực trạng thất nghiệp tại một số nước phát triển hiện nay............................4 2.1.1. Thực trạng thất nghiệp tại Anh....................................................................................4 2.1.2. Thực trạng thất nghiệp tại Mỹ......................................................................................4 2.1.3. Tỉ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản........................................................................................5 2.2. Các hình thức thất nghiệp phổ biến tại các nước phát triển.............................6 2.2.1. Thất nghiệp tạm thời (Frictional unemployment)..........................................6 2.2.1.1. Khái niệm.............................................................................................................................6 2.2.1.2. Đặc điểm...............................................................................................................................7 2.2.2. Thất nghiệp cơ cấu (Structural unemployment)..............................................8 2.2.2.1. Khái niệm.............................................................................................................................8 2.2.2.2. Nguyên nhân......................................................................................................................8 i

2.2.2.3. Giải pháp giảm thất nghiệp cơ cấu ........................................................................................................................................................................

8 2.2.3. Thất nghiệp chu kì (Cyclical unemployment).................................................... 9 2.2.3.1. Khái niệm ........................................................................................................................................................................

9 2.2.3.2. Tác động của thất nghiệp chu kì ........................................................................................................................................................................

9 2.3. Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp tại các nước phát triển...............10 2.3.1. Nguyên nhân chung của nền kinh tế vĩ mô........................................................10 2.3.1.1. Người lao động cần thời gian để tìm kiếm việc làm .....................................................................................................................................................................

10 2.3.1.2. Lượng cung vượt lượng cầu tại một thị trường lao động, tác động của luật tiền lương tối thiểu....................................................................................................11 2.3.1.3. Sự dịch chuyển của nền kinh tế.........................................................................11 2.3.2. Nguyên nhân thất nghiệp tại Mỹ...............................................................................12 2.3.2.1. Tổng quát .....................................................................................................................................................................

12 2.3.2.2. Nguyên nhân thất nghiệp của giới trẻ tại Mỹ .....................................................................................................................................................................

13 2.3.2.3. Những nguyên nhân khác .....................................................................................................................................................................

13 2.4. Tác động của tình trạng thất nghiệp đến các nước phát triển......................13 2.4.1. Tác động tới người lao động.........................................................................................13 2.4.1.1. Gia tăng tệ nạn xã hội .....................................................................................................................................................................

13

2.4.1.2. Gây ra các gánh nặng về tâm lí cho người lao động .....................................................................................................................................................................

14 2.4.2. Tác động tới nền kinh tế..................................................................................................14 2.5. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp tại các nước phát triển...............................15 2.5.1. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp tại Mỹ............................................................15 2.5.1.1. Khái niệm Bảo hiểm thất nghiệp ở Mỹ .....................................................................................................................................................................

15 2.5.1.2. Các điều kiện cơ bản để nhận được Bảo hiểm thất nghiệp .....................................................................................................................................................................

16 ii

2.5.1.3. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp ở Mỹ hiện nay..................................16 2.5.2. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp tại Nhật Bản.............................................17 2.5.3. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp tại Úc.............................................................19 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM TỈ LỆ THẤT NGHIỆP TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN...................................................................................................................................................21 3.1. Giải pháp giảm tỉ lệ thất nghiệp..........................................................................................21 3.1.1. Cắt giảm thuế thu nhập...................................................................................................21 3.2. Giải pháp của Mĩ để giảm tỉ lệ thất nghiệp.................................................................21 3.1.2. Chính sách nhằm vào cung ứng lao động...........................................................21 3.1.3. Chính sách nhằm vào nhu cầu lao động..............................................................21 3.3. Giải pháp của các nước Châu Âu để giảm tỉ lệ thất nghiệp............................22 3.3.1. Giải pháp chung của các nước Châu Âu làm giảm tỉ lệ thất nghiệp 22 3.3.2. Giải pháp của Đức làm giảm tỉ lệ thất nghiệp.................................................22 KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................25

iii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1 – Tỉ lệ thất nghiệp tại Anh năm 2021...........................................................................4 Biểu đồ 2.2 – Tỉ lệ thất nghiệp tại Mĩ từ năm 2016 – 2021.......................................................5 Biểu đồ 2.3 – Tỉ lệ thất nghiệp tại Nhật bản từ Tháng 07/2020 đến Tháng 07/2021 6 Biểu đồ 2.4 – Biểu đồ thống kê lý do thất nghiệp trong lực lượng lao động tại Mỹ từ năm 2001-2021............................................................................................................................................12 Biểu đồ 2.5 – Biểu đồ trình bày các thước đo về hạnh phúc tinh thần theo tình trạng việc năm 2006 và 2011 tại Tây Ban Nha...........................................................................................14 HÌNH VẼ Hình 2.1 – Thất nghiệp do tiền lương trên mức cân bằng.......................................................11 BẢNG Bảng 2.1 – Số tiền trợ cấp thất nghiệp 1 ngày tại Nhật Bản..................................................17 Bảng 2.2 – Thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp theo độ tuổi và đối tượng trong trường hợp nghỉ việc do phía người lao động tại Nhật Bản...................................................18 Bảng 2.3 – Thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp theo độ tuổi và đối tượng trong trường hợp nghỉ việc do phía công ty tại Nhật Bản.....................................................................19

iv

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thất nghiệp luôn là vấn đề đáng quan tâm trên toàn thế giới, nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Bất kì quốc gia nào dù có nền kinh tế phát triển đến đâu cũng vẫn luôn tồn tại tình trạng thất nghiệp và chịu những tác động do tình trạng thất nghiệp mang lại. Ở các nước phát triển, vấn đề thất nghiệp và các chính sách giải quyết việc làm luôn là vấn đề nóng bỏng và rất được quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của các quốc gia và lợi ích của người dân. Do đó, để hiểu rõ vấn đề này, chúng em xin làm về đề tài “Thất nghiệp tại các nước phát triển” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về thất nghiệp tại các nước phát triển. - Phân tích, đánh giá thực trạng thất nghiệp tại các nước phát triển để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp và giải pháp các nước phát triển đối phó với tình trạng thất nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Để đạt được thông tin trong đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin số liệu từ nhiều nguồn như: Internet, sách, báo… - Phương pháp phân tích số liệu: Tổng hợp các phương pháp mô tả, trình bày số liệu: đánh giá, so sánh, tổng hợp để phân tích số liệu. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng thất nghiệp tại các nước phát triển và giải pháp để giảm tỉ lệ thất nghiệp. 1

- Phạm vi nghiên cứu cụ thể: Các nước phát triển trên thế giới. 5. Cấu trúc đề tài Kết cấu của bài tiểu luận: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục phần nội dung đề tài gồm có 3 chương sau: Chương 1: Khái quát lý thuyết về thất nghiệp Chương 2: Thực trạng thất nghiệp tại các nước phát triển Chương 3: Giải pháp giảm tỉ lệ thất nghiệp tại các nước phát triển

2

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm - Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động được quy định trong hiến pháp. - Những người ngoài lực lượng lao động bao gồm những người đang đi học, người nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật và cả một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau. - Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm. - Người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật. - Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm . - Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm. Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa. - Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.

3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 2.1. Thực trạng thất nghiệp tại một số nước phát triển hiện nay 2.1.1. Thực trạng thất nghiệp tại Anh Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh giảm xuống 4,2% trong vòng 3 tháng cho đến tháng 10/2021. Tỷ lệ thất nghiệp nhìn chung đã giảm từ cuối năm 2013 tới đầu đại dịch COVID-19 vào tháng 12/2019 và tháng 2/2020. Con số tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên kể từ đó nhưng lại giảm xuống kể từ cuối 2020. Một số dấu hiệu cho việc nền kinh tế Anh bị ảnh hưởng bởi đại dịch là tuyên bố thất nghiệp hàng tháng đã tăng 850.000 trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2020 và sự sụt giảm 18.3% của GDP hàng tháng ghi nhận trong tháng 4/2020.

Biểu đồ 2.1 – Tỉ lệ thất nghiệp tại Anh năm 2021 Nguồn: Tradingeconomics.com | Office for National statics 2.1.2. Thực trạng thất nghiệp tại Mỹ Nền kinh tế Mỹ đã trải qua những cấp độ thất nghiệp cao do ảnh hưởng đại dịch COVID-19. Theo số liệu của Cục Thống kê Lao động tháng 11/2021, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện đang ở 4,2%, đây là mức thấp nhất kể từ khi con số này leo lên 4

đến 14,7% khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng Mỹ lần đầu vào khoảng tháng 4/2020 [1]. Theo tờ báo The Guardian ngày 9/12/2020, tuyên bố thất nghiệp đã giảm xuống 184.000, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9/1989 [2].

Biểu đồ 2.2 – Tỉ lệ thất nghiệp tại Mĩ từ năm 2016 – 2021 Nguồn: U.S. Bureau of Labor Statistics 2.1.3. Tỉ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản Mặc dù phải đối đầu với các ca mắc COVID-19, tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản chỉ tăng nhẹ. Số người thất nghiệp tăng khoảng 60.000 trong tháng 4/2020, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 2,6%. Có vẻ như tình trạng thất nghiệp trong khi đại dịch hoành hành không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng với Nhật Bản như với các nền kinh tế phát triển khác. [3] Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên gần 15% trong tháng 4/2020 và đó là mức độ cao nhất kể từ thời kỳ Đại khủng hoảng kinh tế vào những năm 1930 [3]. Tuy nhiên với Nhật Bản, con số này không thay đổi quá nhiều. Từ trước khi đại dịch

5

COVID-19 xuất hiện, dân số nhỏ và già hoá ở Nhật đã tạo nên một trong những thị trường lao động chặt chẽ nhất trên toàn cầu. Khác với Mỹ và Trung Quốc, Nhật tránh được hiện tượng số ca mắc COVID tăng vọt và đó cũng là yếu tố giúp nền kinh tế được rộng mở hơn. Bên cạnh đó, các công ty của Nhật tập trung vào ưu tiên quyền lợi của nhân viên và ổn định thị trường thay vì tối đa hoá tăng trưởng.

Biểu đồ 2.3 – Tỉ lệ thất nghiệp tại Nhật bản từ Tháng 07/2020 đến Tháng 07/2021 Nguồn: nytimes.com

2.2. Các hình thức thất nghiệp phổ biến tại các nước phát triển 2.2.1. Thất nghiệp tạm thời (Frictional unemployment) 2.2.1.1. Khái niệm Thất nghiệp tạm thời hay thất nghiệp ma sát (frictional unemployment) là thất nghiệp xuất hiện trong khi mọi người thay đổi việc làm và bị thất nghiệp trong thời gian ngắn từ lúc rời công việc làm này đến khi tìm được công việc khác [4]. Thông

6

thường mọi người không tìm ngay được việc khác ngay sau khi mất việc. Khoảng thời gian giữa hai công việc đó có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Nhiều loại thất nghiệp tạm thời mang tính thời vụ. Phần lớn những người thất nghiệp tạm thời là những người thất nghiệp tự nguyện. 2.2.1.2. Đặc điểm Thất nghiệp tạm thời không hoàn toàn là một điều xấu. Hình thức thất nghiệp này làm cho nhà tuyển dụng và mỗi cá nhân đều phải mất thời gian để kết nối những người đang tìm kiếm việc làm với một công việc phù hợp. Thất nghiệp tạm thời có thể được giảm bớt bằng cách nhanh chóng kết nối những người đang tìm việc làm với vị trí công việc được quan tâm đang còn mở. Điều này được thực hiện thông qua việc truyền tải thông tin. Thông qua phương tiện truyền thông xã hội và các trang web đăng việc làm, các cá nhân đang tìm kiếm việc làm hiện có thể trải nghiệm những dịch vụ nhanh hơn để được thuê. Điều này làm giảm mức thất nghiệp ma sát. Thất nghiệp tạm thời là hình thức thất nghiệp duy nhất sẽ không được giảm thông qua việc mở rộng tiền tệ. Trong thực tế, nếu mở rộng tiền tệ xảy ra, sẽ có nhiều việc làm hơn, do đó có khả năng dẫn đến sự gia tăng thất nghiệp chức năng. Vào giữa những năm 2000, trước cuộc khủng hoảng năm 2008-2009, có khoảng 7% người lao động Mỹ thấy rằng cứ 3 tháng công việc của họ sẽ không còn. Trong thời kì tăng trưởng kinh tế, số lượng công việc mất đi sẽ cân bằng với số lượng công việc được tạo ra. Vào năm 2005, có khoảng 7.5 triệu người thất nghiệp ở bất cứ thời điểm nào ở Mĩ. Mặc dù có khoảng ⅔ trong số họ có thể tìm được công việc mới trong 14 tuần hoặc ít hơn[2], tỉ lệ thất nghiệp vẫn không thay đổi nhiều trong năm bởi phần lớn những người tìm được việc làm mới sẽ thay thế bằng những người bị mất việc làm. Do đó, dù mỗi cá nhân ở trong tình trạng thất nghiệp tạm thời tương đối ngắn nhưng tỉ lệ thất nghiệp tạm thời vẫn luôn tồn tại trong nền kinh tế [5].

7

Tất nhiên sẽ khả quan hơn khi người mất việc có thể tìm việc ngay lập tức và dễ dàng di chuyển đến công việc mới, nhưng trong thực tế, điều này là không thể xảy ra. 2.2.2. Thất nghiệp cơ cấu (Structural unemployment) 2.2.2.1. Khái niệm Thất nghiệp cơ cấu là thất nghiệp phát sinh từ sự không ăn khớp giữa cung và cầu trên các thị trường lao động cụ thể. Mặc dù số người đang tìm việc làm đúng bằng số việc làm còn trống, nhưng người tìm việc và việc tìm người lại không khớp nhau về kĩ năng, ngành nghề hoặc địa điểm. [6] 2.2.2.2. Nguyên nhân - Thất nghiệp cơ cấu xảy ra do sự thay đổi đi kèm với tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu của cầu lao động. Cầu lao động tăng lên ở các khu vực đang mở rộng và có triển vọng, trong khi lại giảm ở các khu vực đang bị thu hẹp hoặc ít triển vọng hơn. - Do nhu cầu lao động tăng đối với những người lao động có những kĩ năng nhất định (như lập trình viên hay kĩ sư điện tử...) và nhu cầu lao động giảm đối với các ngành, nghề khác (như công nhân cơ khí...) dẫn đến thất nghiệp cơ cấu. - Thất nghiệp cơ cấu xảy ra do sự thay đổi theo hướng mở rộng khu vực dịch vụ và tái cơ cấu trong tất cả các ngành trước sự đổi mới về công nghệ, có lợi cho những công nhân có trình độ học vấn cao hơn. 2.2.2.3. Giải pháp giảm thất nghiệp cơ cấu Để thích ứng những thay đổi gây ra thất nghiệp cơ cấu, cấu trúc của lực lượng lao động cần thay đổi. Một số công nhân đang có việc làm cần được đào tạo lại và một số người mới gia nhập lực lượng lao động cần nắm bắt được các kĩ năng lao động phù hợp với yêu cầu mới của thị trường.

8

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi thường tương đối khó khăn, đặc biệt đối với công nhân có tay nghề cao mà kĩ năng của họ đã trở nên lạc hậu so với yêu cầu mới về phát triển kinh tế. Do đó, thất nghiệp cơ cấu sẽ xuất hiện khi những điều chỉnh cơ cấu diễn ra chậm chạp và thất nghiệp tăng lên ở các khu vực, các ngành nghề mà cầu về các yếu tố sản xuất giảm nhanh hơn nguồn cung ứng. 2.2.3. Thất nghiệp chu kì (Cyclical unemployment) 2.2.3.1. Khái niệm Thất nghiệp chu kì là thất nghiệp phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái. Thất nghiệp chu kì là mức thất nghiệp cao hơn mức tự nhiên. Thất nghiệp chu kì biểu thị những dao động ngắn hạn của thất nghiệp xung quanh mức tự nhiên. Qui luật Ô - kun là kết quả rút ra từ các phân tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa thất nghiệp và sản lượng đối với nền kinh tế Mĩ - đã chỉ ra rằng khi thất nghiệp thực tế cao hơn 1% so với thất nghiệp tự nhiên, sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2,5%. [7] 2.2.3.2. Tác động của thất nghiệp chu kì Khi sản lượng ở dưới mức tự nhiên, những tổn thất của thất nghiệp là rõ ràng:

+ Những cá nhân thất nghiệp bị mất...


Similar Free PDFs