Tiểu luận Kinh tế vĩ mô về vấn đề Thất nghiệp PDF

Title Tiểu luận Kinh tế vĩ mô về vấn đề Thất nghiệp
Author Tạ Gia Linh
Course Kinh tế vĩ mô
Institution Đại học Tôn Đức Thắng
Pages 26
File Size 439.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 98
Total Views 806

Summary

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHBÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔTÌM HIỂU VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAMGIAI ĐOẠN 2018 – 2020Giảng viên hướng dẫn : Lâm Sinh ThưNhóm: 31 Tổ: 9Danh sách sinh viên thực hiện:1. Trần Gia Bảo2. Dương Thị Bích Duyên3. Phạm...


Description

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

TÌM HIỂU VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: Lâm Sinh Thư Nhóm: 31

T: 9 Danh sách sinh viên thực hiện: 1. Trần Gia Bảo 2. Dương Thị Bích Duyên 3. Phạm Thị Hảo 4. Nguyễn Thị Vĩ Khuyên 5. Tạ Gia Linh 6. Trần Phương Lam 7. Nguyễn Thiên Kim Ngân 8. Huỳnh Như 9. Đỗ Thành Nhân 10. Phạm Lê Như Quỳnh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................1 DANH MỤC ĐÁNH GIÁ....................................................................................3 LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................5 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................6 1.1.Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp..................................................6 1.1.1 Thất nghiệp..........................................................................................6 1.1.2 Tỷ lệ thất nghiệp và phương pháp đo lường........................................6 1.2.Phân loại thất nghiệp..................................................................................7 1.2.1 Phân loại theo hình thức thất nghiệp...................................................7 1.2.2 Phân loại theo lý do thất nghiệp..........................................................7 1.2.3 Phân loại theo tính chất thất nghiệp.....................................................8 1.2.4 Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp:.............................................8 1.2.5 Phân theo nguồn gốc thất nghiệp.........................................................9 1.2.6 Những tác động của thất nghiệp:.........................................................9 PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN........................................................11 2.1.Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam (Đặc biệt trong thời kỳ Covid).......11 2.1.1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2018..................................11 2.1.2. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2019..................................11 2.1.3. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2020..................................11 2.2.Thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường...........................12 2.2.1 Tỷ lệ thất nghiệp ở sinh viên vào năm 2018......................................12 2.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp sinh viên năm 2019...............................................12 2.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên năm 2020........................................12 2.3.Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt Nam:.....................................................12 2.3.1. Khả năng Ngoại ngữ kém.................................................................12 2.3.2. Năng suất lao động vẫn còn kém......................................................13 2.3.3. Yêu cầu của người lao động cao hơn so với năng lực......................13 2.3.4. Thiếu các kỹ năng mềm....................................................................13 1

2.3.5. Vẫn còn nhiều sinh viên đòi hỏi phải vào doanh nghiệp nhà nước. .13 2.3.6. Năng lực thực sự không đúng với bằng cấp.....................................13 2.3.7. Thiếu hòa hợp với đồng nghiệp........................................................14 2.3.8. Thị trường việc làm thay đổi đa dạng...............................................14 2.3.9. Công việc hiện tại đòi hỏi các ứng dụng nhiều hơn.........................14 2.3.10. Không có nhiều công việc cho người lao động lớn tuổi.................14 2.3.11. Dịch bệnh, thiên tai.........................................................................14 2.4.Ảnh hưởng của thất nghiệp.......................................................................15 2.4.1. Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát..............15 2.4.2. Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động............................................................................................................15 2.4.3. Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội.........................................15 2.5.Chính sách của chính phủ về kinh tế........................................................16 2.5.1. Gói kích cầu của chính phủ..............................................................16 2.5.2. Các chính sách tài khóa....................................................................17 2.5.3.

Chính sách thu hút vốn đầu tư......................................................17

2.5.4.

Chính sách xuất khẩu lao động.....................................................18

2.6.Chính sách của Nhà nước về xã hội.........................................................18 2.6.1 Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc..........................................18 2.6.2. Hướng nghiệp hiệu quả.....................................................................19 2.6.3 Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp................................................20 2.6.4 Những biện pháp khác.......................................................................21 2.7.Những chính sách Nhà nước đã và đang thực hiện trong điều kiện tình trạng thất nghiệp gia tăng do ảnh hưởng của dịch Covid-19..........................21 PHẦN 3: KẾT LUẬN.........................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................25

2

DANH MỤC ĐÁNH GIÁ Họ và tên Trần Phương Lam

MSSV 72001681

Trần Gia Bảo

72001647

Dương Thị Bích Duyên

72000811

Phạm Thị Hảo

72001667

Nguyễn Thị Vĩ Khuyên

72001680

Tạ Gia Linh Nguyễn Thiên Ngân Huỳnh Như Đỗ Thành Nhân

72001686 72001696

Kim

Phạm Lê Như Quỳnh

72001709 51800706 72001727

Nhiệm vụ Soạn nội dung phần 3 Soạn nội dung phần 1 Tổng hợp và trình bày Soạn nội dung phần 2 Soạn nội dung phần 1 Làm Powerpoint Tổng hợp và trình bày Làm Powerpoint Soạn nội dung phần 3 Soạn nội dung phần 2

3

Đánh giá 98% 98% 98% 98% 98% 98% 98% 98% 98% 98%

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin trân trọng cảm ơn đến Trường Đại học Tôn Đức Thắng, các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh và đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lâm Sinh Thư - người đã phụ trách giảng dạy và hướng dẫn môn Kinh tế vĩ mô cho chúng em. Thầy đã tận tâm chỉ dạy chi tiết, dành nhiều thời gian và đưa ra lời khuyên chân thành cho chúng em để hoàn thành bài tiểu luận này. Sau gần một tháng thảo luận và nghiên cứu, chúng em đã hoàn thành nhiệm vụ được giao nhờ sự cố gắng hết mình của tất cả các thành viên trong nhóm. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy. Trong tình hình đại dịch Covid 19 diễn biến khó lường và phức tạp, chúng em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Lâm Sinh Thư đã giúp đỡ sinh viên trong công tác dạy và học. Do chưa có kinh nghiệm để làm đề tài cũng như vốn kiến thức còn hạn hẹp của chúng em, chắc chắn bài tiểu luận còn rất nhiều thiếu sót, chúng em mong thầy và các bạn góp ý để chúng em hoàn thiện hơn. Lời cuối, xin chân thành cảm ơn thầy đã lắng nghe. Chúc thầy và các bạn có nhiều sức khoẻ và thành công trên con đường sự nghiệp.

4

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo ra không ít những sự nhảy vọt về mọi mặt, đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa. Trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ về khoa học kỹ thuật, các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, lương thực thực phẩm sang các nước. Đằng sau những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì cũng có không ít vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm như tệ nạn xã hội, lạm phát, việc làm và tình trạng thất nghiệp. Song với hạn chế của bài viết mà chúng ta không thể phân tích kỹ từng vấn đề đang xảy ra trong xã hội như hiện nay được. Nhưng có lẽ điều được quan tâm hàng đầu ở đây có lẽ là vấn đề việc làm và tình trạng thất nghiệp hiện nay. Thất nghiệp đã và đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Bất kỳ một quốc gia nào dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp. Đó là vấn đề không thể tránh khỏi, chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi. Thất nghiệp còn kéo theo nhiều vấn đề đáng lo ngại đằng sau và sẽ dẫn đến tình trạng làm suy giảm nền kinh tế, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, làm sói mòn nếp sống lành mạnh, phá vỡ nhiều mối quan hệ. Điều này đã tạo ra không ít sự lo lắng cho toàn xã hội. Đặc biệt, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid – 19 đã làm cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm em xin trình bày một số quan điểm của nhóm về vấn đề thất nghiệp và việc làm của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 20182020. Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp và trình độ của sinh viên có hạn, bài tiểu luận này chỉ xin dừng lại ở việc tổng kết những gì đã được học ở trường, các ý kiến và số liệu kèm theo về vấn đề nói trên đã được một số nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu và được đăng tải trên báo hoặc tạp chí. Vì vậy, bài tiểu luận có kết cấu gồm: Phần 1: Cơ sở lí thuyết Phần 2: Phân tích: thực trạng, nguyên nhân, kết quả, giải pháp Phần 3: Kết luận

5

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp 1.1.1 Thất nghiệp Thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc, theo Điều 20, Công ước 102 (1952) của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Như vậy, thất nghiệp là hiện tượng xã hội khi người lao động có khả năng lao động, không có việc làm, không có nguồn thu nhập dưới dạng tiền hưu trí, tiền mất sức lao động hay các nguồn thu nhập khác do người sử dụng lao động trả và đang tích cực tìm kiếm công việc. Trong thực tế, không phải mọi người đều muốn có việc làm. Vì vậy không thể nói rằng những người không có việc làm đều là những người thất nghiệp. Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp một cách đúng đắn, chúng ta cần phải phân biệt một số khái niệm sau. Người thất nghiệp là những người hiện chưa có việc như mong muốn và đang tìm kiếm việc làm. Người có việc làm là những người đang làm trong các cơ sở kinh, tế, văn hóa, xã hội, trong lực lượng vũ trang và trong cơ quan nhà nước. Lực lượng lao động là những người đang trong độ tuổi lao động đa có hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm. Ngoài những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là không nằm trong lực lượng lao động bao gồm: người về hưu, đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do đau ốm, tàn tật và một bộ phận không muốn tìm việc làm vì những lý do khác nhau. Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp.

1.1.2 Tỷ lệ thất nghiệp và phương pháp đo lường Lực lượng lao động (L) = Số người có việc làm (E) + Số người thất nghiệp(U) Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cho biết hiệu quả sử dụng lao động của nền kinh tế. Người ta còn dùng thước đo tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng = (Tổng số ngày công làm việc thực tế) / Tổng số ngày công có nhu cầu làm việc x 100% Thời gian thất nghiệp trung bình: Đo lường khoảng thời gian trung bình không có việc làm của một người thất nghiệp.

6

t– = khoảng thời gian thất nghiệp trung bình N = số người thất nghiệp trong mỗi loại (phân theo thời gian) T = thời gian thất nghiệp của mỗi loại Tần số thất nghiệp: Đo lường 1 người lao động trung bình bị thất nghiệp bao nhiêu lần trong một thời kỳ nhất định. Ngoài ra để đánh giá quy mô của lực lượng lao động người ta sử dụng chỉ số. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = Lực lượng lao động / Dân số trưởng thành x 100%.

1.2.Phân loại thất nghiệp 1.2.1 Phân loại theo hình thức thất nghiệp     

Thất nghiệp chia theo giới tính (nam,nữ) Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn) Thất nghiệp chia theo ngành nghề ( ngành sản xuất, dịch vụ) Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi - nghề) Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc

Thông thường trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ cao hơn nam giới, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao hơn so với những người lớn tuổi có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm... Biết được con số này sẽ giúp các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách phù hợp trong mỗi loại. Tận dụng tốt hơn lượng lao động thặng dư trong một số loại thất nghiệp nhất định.

1.2.2 Phân loại theo lý do thất nghiệp  Mất việc (job loser): Người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó.  Bỏ việc (job leaver): Là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người lao động, ví dụ: tiền công không đảm bảo, không hợp nghề nghiệp, không hợp không gian làm việc…  Nhập mới (new entrant): Là những người đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.  Tái nhập (reentrant): Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Kết cục những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Người ta ra khỏi đội quân thất nghiệp theo các hướng ngược lại. Một số tìm được việc làm, một số khác từ bỏ việc tìm kiếm công việc và hoàn toàn rút ra khỏi con số lực lượng lao động. Mặc dù trong nhóm rút lui hoàn toàn này có một số người do điều kiện bản thân hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, nhưng đa phần trong số họ không hứng thú làm việc, những người chán nản về triển vọng có thể tìm được việc làm và quyết định không làm việc nữa.

7

Như vậy số người thất nghiệp không phải là con số cố định mà là con số mang tính thời điểm. Nó luôn biến đổi không ngừng theo thời gian. Thất nghiệp là một quá trình vận động từ có việc, mới trưởng thành trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái đó.

1.2.3 Phân loại theo tính chất thất nghiệp  Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment)  Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment)

1.2.4 Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp: Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): Là mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay khi thị trường lao động cân bằng. Thất nghiệp tự nhiên bao gồm:  Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment): Xuất hiện khi không có sự ăn khớp về nhu cầu trong thị trường lao động; chính sách công và thất nghiệp tạm thời.  Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment): Xuất hiện do sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.  Thất nghiệp mùa vụ (seasonal unemployment): Xuất hiện do tính chất mùa vụ của một số công việc như làm nông nghiệp, dạy học, công việc part time dịp hè, giải trí theo mùa (trượt tuyết, công viên nước)… Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): Là mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, do trạng thái tiền lương cứng nhắc tạo ra, là dạng thất nghiệp sẽ mất đi trong dài hạn. Thất nghiệp chu kỳ là mức thất nghiệp thực tế xuất hiện cùng với các chu kỳ kinh tế.  Thất nghiệp chu kỳ cao (cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên) khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.  Thất nghiệp chu kỳ thấp (thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên) khi nền kinh tế đang ở trong trạng thái mở rộng (phát triển nóng). Chú ý: Vì thất nghiệp thường mang nghĩa tiêu cực nên khi người ta nói đến thất nghiệp chu kỳ thường hàm ý nói về thất nghiệp chu kỳ cao. Theo Keynes tình trạng thất nghiệp cao trong cuộc Đại khủng hoảng là do thiếu cầu hay mức tổng cầu thấp trong điều kiện tiền lương cứng nhắc. Chính vì vậy thất nghiệp chu kỳ khi nền kinh tế rơi vào suy thoái còn gọi là thất nghiệp thiếu cầu hay thất nghiệp kiểu Keynes.

8

1.2.5 Phân theo nguồn gốc thất nghiệp Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hoặc tìm kiếm công việc khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình. Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra do sự không ăn khớp giữa cơ cấu của cung và cầu lao động về kỹ năng, ngành nghề, địa điểm,… Hai loại thất nghiệp trên chỉ xảy ra ở một bộ phận thị trường lao động. Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu): Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế và gắn với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh tế. Thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị trường lao động. Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Xảy ra khi tiền lương được ấn định cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Loại thất nghiệp này do các yếu tố chính trị - xã hội tác động.

1.2.6 Những tác động của thất nghiệp: Lợi ích Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm công việc ưng ý và phù hợp với nguyện vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội. Lợi ích xã hội:  Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn  Mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe  Mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng  Tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả Tác hại  Tâm lý xấu đối với người lao động và gia đình: • Công nhân tuyệt vọng khi không thể có việc làm sau một thời gian dài • Khủng hoảng gia đình do không có thu nhập  Hao phí nguồn lực xã hội: con người và máy móc  Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp  Chính phủ mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp  Các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn dẫn đến giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô.

9

Thất nghiệp khiến cho nhu cầu của xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm. Do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn và các doanh nghiệp cũng bị giảm lợi nhuận.

10

PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN 2.1.Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam (Đặc biệt trong thời kỳ Covid) Thất nghiệp là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của một quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít và cán cân thanh toán có số dư). Giảm thiểu thất nghiệp, duy trì ổn định và phát triển kinh tế cũng chính là mục tiêu của Chính phủ nước ta đề ra. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam lại bị tổn thất nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn vào năm 2020 khi chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid.

2.1.1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2018 Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước là 2,0%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,55%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2018 là 2,19%, trong đó khu vực thành thị là 3,10%; khu vực nông thôn là 1,74%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2018 ước tính là 7,06%, trong đó khu vực thành thị là 10,56%; khu vực nông thôn là 5,73%.

2.1.2. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2019 Vào năm 2019, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp trong đó khu vực thành thị chiếm 47.3% và số lao động nam chiếm 52.2 trong tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nam từ 15-59 tuổi và nữ từ 15-54 tuổi) của Việt Nam năm 2019 là 2,17%, trong đó ở khu vực thành thị là 3,11%, khu vực nông thôn là 1,69%. Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao gần 6 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên.

2.1.3. Thực trạng th...


Similar Free PDFs