Tiểu luận KTCT maclenin PDF

Title Tiểu luận KTCT maclenin
Author Lê Mạnh Cường
Course Kỹ thuật vi xử lý
Institution Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Pages 11
File Size 282.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 31
Total Views 216

Summary

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGKHOA CƠ BẢN 1BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌCKINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNINĐề số:Họ và tên: Lê Mạnh CườngMã sinh viên: B20DCKTNhóm lớp học: NhómGiảng viên giảng dạy: Đỗ Minh SơnCâu 1 (4 điểm): Những nhận định sau đây đúng hai sai, hãy giải thíc...


Description

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA CƠ BẢN 1 BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN Đề số:04 Họ và tên: Lê Mạnh Cường Mã sinh viên: B20DCKT026 Nhóm lớp học: Nhóm18 Giảng viên giảng dạy: Đỗ Minh Sơn

HÀ NỘI-2021

Câu 1 (4 điểm): Những nhận định sau đây đúng hai sai, hãy giải thích và lấy ví dụ thực tế để làm rõ. a) Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi công dụng của hàng hóa đó. Nhận định trên đúng vì giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Bất cứ Hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng (tính có ích của hàng hóa) làm cho Hàng hóa có giá trị sử dụng.Thực chất, đây là mối quan hệ giữa người với sản phẩm.Giá trị sử dụng của Hàng hóa là cho người khác, cho xã hội chứ không cho người sản xuất. Giá trị sử dụng của Hàng hóa là do thuộc tính của thực thể quy định. giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng của Hàng hóa được phát triển dần dần trong quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật. Giá trị sử dụng của Hàng hóa đến tay người tiêu dùng phải thông qua trao đổi, mua bán. Một vật, khi đã là hàng hoá thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. VD: Khi ta sử dụng chiếc smartphone với nhiều chức năng, công dụng như giải trí nghe gọi làm việc. Thì những công dụng đó chính là giá trị của chiếc điện thoại đó Và đương nhiên là giá trị trao đổi trên thị trường cũng sẽ cao hơn những chiếc điện thoại chỉ có thể nghe gọi. b) Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh hiệu quả đầu tư của tư bản Nhận định trên là sai vì Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột. Ngoài ra, Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao động tạo ra, thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu. Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ trong một ngày lao động, phần thời gian lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình. VD: Một người có thời gian lao động là 8 tiếng thời gian kao động tất yếu là 4 tiếng, thời gian lao động thặng dư là 4 tiếng,mỗi tiếng ng này tạo ra 10 sản phẩm, lúc này tỷ suất tặng dư sẽ là 100%.Nếu thời gian lao động tất yếu tặng lên thì tỷ suất giá trị tặng dư cũng tăng. Việc kéo dài thời gian lao động đã làm vượt quá giới hạn sinh lý của công nhân. Vì vậy tỷ suất thặng dư giống như là phản ánh hiệu quả bóc lột của tư bản c) Thực chất của tích lũy tư bản là mở rộng quy mô sản xuất để tăng giá trị thặng dư Nhận định trên là đúng thực chất tích lúy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư. HÀ NỘI-2021

Dưới chủ nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước. Như vậy, nguồn gốc của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư là lao động của công nhân bị nhà tư bản chiếm không Nói cách khác, toàn bộ của cải của giai cấp tư sản đều do lao động của giai cấp công nhân tạo ra. VD: Năm thứ nhất quy mô sản xuất là 65c + 13v + 14m. Giả định 14m không bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 7m dùng để tích luỹ và 7m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 7m dùng để tích luỹ được phân thành 5c + 2v, khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 70c+ 15v + 14m (nếu m vẫn như cũ). Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng. d) Sự thống trị của tư bản tài chính là đặc điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa tư ban độc quyền. Nhận định trên là sai vì tích tụ sản xuất mới là đặc điểm quan trọng nhất. Bởi đó chính là nguyên nhân hình thành và quyết định đến tính chất của CNTB độc quyền. các đặc điểm khác chỉ là hệ quả.Có tập trung SX đến trình độ cao thì sẽ xuất hiện một số doanh nghiệp quy mô lớn và do đó nếu cạnh tranh với nhau sẽ mang lại nhiều thiệt hại ,tất yếu họ bắt tay và thỏa hiệp với nhau, trên nguyên tắc cùng có lợi. Đây là điểm mấu chốt, điểm đột biến chuyển đổi từ CNTB cạnh tranh sang CNTB độc quyền. VD: Những năm đầu của thế kỉ 20 Ở Mỹ,Anh,Đức,Pháp các xía nghiệp chiếm 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn ¾ tổng số sức hơi nước và điện lực , gần ½ số công nhân và ½ tổn sản phẩm. Sự tích tụ sản xuất trên vừa giúp nâng cao trình độ sản xuất vừa đạt hiểu quả năng suất cao hơn Câu 2 (6 điểm). Làm rõ Lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp, những vai trò của các cuộc cách mạng đó đối với sự phát triển của xã hội loài người Trách nhiệm của sinh viên cản đóng góp gì để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

*Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. -Khái quát: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu khoảng 1750/1760 đến khoảng 1820/1840 tại nước Anh. Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp này là cơ khí máy móc (chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế sức lao động thủ công qua đó tăng sản lượng. -Nguyên nhân: Vào những năm 1750-1760 nền kinh tế các nước còn quá đơn giản, quy mô nhỏ, chủ yếu dựa trên sức gỗ, lao động tay chân, sức nước, sức gió, sức kéo,…. Điều này dẫn đến việc vừa tốn nguồn nhân lực, vừa không đạt được năng suất như mong muốn. Dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 ra đời, với mong muốn thay đổi phát minh ra các loại máy móc hoạt động quy mô lớn sử dụng ít sức người

HÀ NỘI-2021

Cuộc cách mạng được bắt nguồn từ nước Anh, sau cùng lan rộng ra châu Âu, Hoa Kỳ và các nước trên toàn thế giới. Tác động chính vào các ngành: Ngành dệt may, ngành luyện kim, ngành giao thông vận tải. Mở đầu cuộc cách mạng này, nền sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp. -Thành tựu: Một trong số những thành tự then chốt của cuộc cách mạng công nghiệp này phải kể đên đó là: Sáng chế “thoi bay” của Giôn Kây vào năm 1733 có tác dụng tăng năng suất lao động lên gấp đôi. Năm 1764, Giôn Ha-gơ-rếp sáng chế xe kéo sợi, làm tăng năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, Ri-sác Ác-rai cải tiến công nghệ kéo sợi bằng súc vật, sau đó là bằng sức nước. Năm 1784, Giêm Oát sáng chế máy hơi nước, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt. Năm 1784, Hen-ry Cót tìm ra phương pháp luyện sắt từ quặng. Năm 1807, Rô-bớt Phu-tông chể tạo thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời, khai sinh hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ. Năm 1885, Hen-ry Bét-xen-mơ sáng chế lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép đáp ứng được về yêu cầu rất lớn khối lượng và chất lượng thép đế chế tạo máy móc thời kỳ đó. -Vai trò và ý nghĩa: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mang lại nhiều biến đổi mới. Đã thay thế được hệ thống kỹ thuật truyền thống cũ của thời đại nông nghiệp bằng một hệ thống kỹ thuật tân tiến với nguồn lực là máy hơi nước và nguyên, nhiên vật liệu. Ngoài ra còn tìm kiếm được năng lượng mới là sắt và than đá. Sự thay đổi đó đã giúp sản xuất được phát triển mạnh mẽ, gia tăng năng suất đột biến, bứt phá trong nông nghiệp, giúp nền kinh tế các nước đi lên. Chuyển đổi bộ máy cũ kỹ qua bộ máy sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa học. Làm tiền đề cho nền kinh tế thời đại mới.

*Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. -Khái quát: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1871-1914) hay còn gọi là Cách mạng Công nghệ là thuật ngữ được sử dụng bởi một số nhà sử học để miêu tả giai đoạn thứ hai của Cuộc cách mạng công nghiệp. Vì thời kỳ này đi liền với sự nổi lên của các cường quốc công nghiệp khác bên cạnh nước Anh, đó là Đức và Hoa Kỳ, thuật ngữ này được dùng nhằm nhấn mạnh đóng góp của các quốc gia này và có thể, còn là để hạ thấp vai trò của nước Anh. Thời gian này có sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa chất, dầu mỏ, thép và điện lực. Sản xuất hàng loạt hàng tiêu dùng được phát triển, các lĩnh vực như đồ uống và thực phẩm, quần áo, vận tải và giải trí gồm rạp chiếu phim, phát thanh, máy ghi âm được thương mại hóa đáp ứng nhu cầu dân chúng và tạo nhiều công ăn việc làm. Sự phát triển

HÀ NỘI-2021

mau lẹ này, tuy vậy, là yếu tố đưa đến thời gian trì trệ những năm 1873-1896 và giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản tài chính độc quyền sau này -Đặc trưng: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi CTTG thứ nhất nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. -Thành tựu: Nhiều sáng chế được ra đời trong thời kỳ này, nhưng đỉnh cao nhất thì phải nhắc đến truyền thông và động cơ: Truyền thông: Phát minh cốt yếu nhất trong lĩnh vực truyền thông đầu tiên là kỹ thuật in ấn Linotype và Monotypet.Tiếp của sự thành công máy sản xuất giấy cuộn dựa trên kỹ thuật in ấn mà ra đời. Quy trình làm giấy từ những nguồn hạn chế như bông, lanh được thay thế bằng bột gỗ. Năm 1870 với sự truyền bá kiến thức của nước Anh thuế giấy bị xóa bỏ kích thích sự phát triển của báo chí và tạp chí. Thời gian này máy công cụ có khả năng chế tạo các thiết bị chính xác trong máy khác tại Mỹ có sự tăng trưởng. Dây chuyền sản xuất hàng tiêu dùng ra đời. Động cơ: Ở cuộc cách mạng này, động cơ đốt phát triển ở một số cường quốc lớn, họ cùng nhau trao đổi ý tưởng và sáng chế được nhiều phát minh mới. Động cơ đốt trong chạy trên khí than đá đầu tiên đã được phát triển do Etienne Lenoir ở Pháp, nơi mà nó đã có một số thành công hạn chế như là một động cơ nhỏ trong công nghiệp nhẹ. Năm 1860 động cơ đốt đầu tiên ra đời, được thử nghiệm làm động lực cho ô tô sơ khai ở những năm 1870. Gottlieb Daimler người nước Đức đã sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu của xe ô tô thay cho khí than. Sau đó Henry Ford đã chế tạo ra ô tô hoạt động với động cơ đốt trong. Động cơ xăng hai kỳ cũng được phát minh trở thành “nguồn năng lượng của người nghèo”, là nguồn năng lượng tin cậy của các cơ sở sản xuất trong thời điểm này. Bên cạnh đó cũng có thêm nhiều phát minh khác ra đời: Năm 1876, Alexander Graham Bell đã phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên. Năm 1878, Sir Joseph Swan sáng chế ra bóng đèn sợi đốt. Năm 1884, tua bin hơi được sáng tạo ra bởi Sir Charles Parsons. Năm 1903, hai anh em người Mỹ là Wilbur và Orville Wright đã chế tạo ra cỗ máy bay đầu tiên. -Ýnghĩa và vai trò: Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu HÀ NỘI-2021

vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu CTTG thứ nhất. Về tư tưởng kinh tế – xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.

*Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. -Khái quát : Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 hay còn được gọi Cách mạng kỹ thuật số (Tiếng Anh là Digital Revolution), kỷ jkol+vvxlxxxje xe jnguyên công nghệ thông tin, diễn ra từ những năm 1950 đến cuối những năm 1970, với sự áp dụng phổ biến máy tính kỹ th ật số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số còn áp dụng đến này nay. Ngẫu nhiên, thuật ngữ này cũng dùng đề cập đến những thay đổi sâu rộng do công nghệ điện toán và truyền thông kỹ thuật số mang lại trong và sau nửa sau của thế kỷ 20. Tương tự như cuộc Cách mạng Nông nghiệp và Cách mạng Công nghiệp, cuộc Cách mạng Kỹ thuật số đánh dấu sự khởi đầu của Kỷ nguyên thông tin. -Nguyên nhân : Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 được bắt với sự ra đời và phát triển lan tỏa công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này còn được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay là cuộc cách mạng số. Cuộc cách mạng này diễn ra đã đưa ra nhiều phát minh để tiết kiệm tài nguyên và các nguồn lực xã hội. Giảm chi phí trong phương tiện sản xuất. Kéo theo cơ cấu sản xuất xã hội cũng thay đổi theo giữa nông-lâm-thủy sản, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ. Tận dụng công nghệ hydro và internet để lưu trữ và chia sẻ , phân phát năng lượng rộng rãi đã tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3–Hành trình cải cách năng lượng xanh. -Các giai đoạn:Cuộc cách mạng công nghiệp lần t3 được chia ra làm 5 giai đoạn. +Giai đoạn những năm thập niên 70: Vào những năm 1970 nhiều thiết bị hiện đại được ra đời như: máy tính gia đình, máy tính chia sẻ thời gian, máy trò chơi điện tử…, đây cũng là thời kỳ hoàng kim của trò chơi điện tử arcade.. Công nghệ kỹ thuật số bắt đầu chuyển đổi từ lưu trữ analog sang lưu trữ kỹ thuật số. Tạo thêm việc làm mới cho người dân là nhân viên nhập liệu. Một phát triển công nghệ quan trọng ở thập niên này là công nghệ nén dữ liệu kỹ thuật số– biến đổi cosine rời rạc (DCT). +Giai đoạn những năm thập niên 80: Ở thập niên này, máy tính đa du nhập vào các nước phát triển, xuất hiện nhiều ở trường học, hộ gia đình, doanh nghiệp,… Mãi đến năm 1983, chiếc điện thoại đầu tiên đã ra đời với sáng chế của Motorola DynaTac. Đến năm 1991, mạng 2G được sử dụng khiến những chiếc điện thoại được phổ biến hơn. Từ đó nhiều thiết bị công nghệ hiện đại cũng lần lượt được ra đời: máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh phim truyền thống, mực kỹ thuật số,… Và sáng chế quan trọng nhất ở thời bấy giờ chính là World Wide Web – Một không gian thông tin toàn cầu. +Giai đoạn những năm thập niên 90:

HÀ NỘI-2021

Năm 1990 World Cup diễn ra đã lần đầu tiên được chiếu trên HDTV ở Tây Ban Nha và Ý. Tuy nhiên phải đến giữa năm 2000, HDTV mới trở thành chuẩn mực tại Nhật Bản. Sau sự ra đời của World Wide Web đã làm tiền đề cho các trình duyệt web thay đổi và phát triển nên nhiều trình duyệt mới như: Mosaic, Netscape Navigator và Internet Explorer. Đến năm 1996, Internet được mở rộng trở thành nền văn hóa đại chúng. +Giai đoạn những năm thập niên 20: Ở đầu thập niên này, điện thoại đã trở nên phổ biến hơn, tính năng soạn và gửi tin nhắn văn bản cũng xuất hiện. Tại Việt Nam Internet dial – up được kết nối vào năm 2002 và được nhiều người yêu thích và ưa dùng. +Giai đoạn những năm thập niên 21: Vào đầu năm 2010 điện toán đám mây đã dẫn đầu trở thành xu hướng. Lượng người truy cập Internet ngày càng tăng mạnh. -Thành tựu : Cơ sở hạ tầng điện tử tiến bộ, phát triển về công nghệ kỹ thuật số với nhiều phát mình được ra đời như: vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại,… Cuộc cách mạng truyền thông và tiếp thị với nhiều cuộc cải cách của cách mạng kỹ thuật số đối với ngành truyền thông, tiếp thị: Internet bùng nổ, tập dữ liệu lớn – Big Data được phát minh, . Các công ty, doanh nghiệp cũng chuyển hướng kinh doanh. Xu hướng SMAC ( Social, Mobile, Analytics, Cloud ) ra đời: Social media: giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng bằng bằng những phương tiện truyền thông. Mobile: Công nghệ di động thay đổi cách thức giao tiếp với nhau. Analytics: Công nghệ phân tích dữ liệu về khách hàng, đưa ra mục tiêu tiếp cận. Cloud: Điện toán đám mây. Chuyển đổi công nghệ analog sang kỹ thuật số. -Ý nghĩa và vai trò : Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã mang lại nhiều thay đổi đặc biệt về công nghệ kỹ thuật số. Mang đến nhiều phát minh vĩ đại thay đổi nền kinh tế lúc bấy giờ. Từ đó cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ra đời

*Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. -Khái quát: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng.Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và

HÀ NỘI-2021

hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng. -Lịch sử của cách mạng CN 4.0: Khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được giới thiệu lần đầu tiên bởi một nhóm nhà khoa học người Đức đang phát triển một chiến lược kỹ thuật cao cho Chính phủ Đức năm 2011, có thể coi Đức chính là nước khởi nguồn cho cuộc cách mạng này.Klaus Schwab, chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, đã giới thiệu khái niệm này cho nhiều người hơn tại một bài báo năm 2015 được xuất bản tại báo Foreign Affairs,"Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" là chủ đề năm 2016 của Cuộc họp thường niên diễn đàn kinh tế thế giới,ở Davos-Klosters, Thụy Sỹ.Ngày 10/10/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tuyên bố mở trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ở San Francisco.Cũng trong năm 2016 Schwab xuất bản sách về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Schwab gộp chung những kỹ thuật thế hệ thứ tư bao gồm phần cứng, phần mềm và sinh học (hệ thống cyber-physical),và nhấn mạnh những tiến bộ trong truyền thông và kết nối. Schwab cho rằng kỷ nguyên này được đánh dấu bởi những đột phá trong những kỹ thuật nổi bật trong những lĩnh vực như robotics, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, máy tính lượng tử, công nghệ sinh học, Internet Vạn Vật, điện toán phân tán, công nghệ không dây thế hệ thứ năm, in 3D, và phương tiện vận tải không người lái. -Đặc điểm : Khả năng tương tác: khả năng giao tiếp của tất cả các yếu tố của nhà máy, hệ thống vật lý không gian mạng, robot, hệ thống thông tin doanh nghiệp, sản phẩm thông minh và con người, cũng như hệ thống phần ba. +Phân cấp: năng lực thiết kế các quy trình phụ tự trị trong nhà máy với các yếu tố vật lý không gian mạng với khả năng đưa ra quyết định một cách tự chủ. +Phân tích thời gian thực: khả năng thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu (Dữ liệu lớn) cho phép giám sát, kiểm soát và tối ưu hóa các quy trình, tạo điều kiện cho mọi kết quả và quyết định xuất phát từ quy trình ngay lập tức và tại mọi thời điểm. +Ảo hóa: khả năng tạo ra một bản sao ảo bằng cách thu thập dữ liệu và mô hình hóa các quy trình công nghiệp (vật lý), thu được các mô hình nhà máy ảo và mô hình mô phỏng. +Định hướng dịch vụ: khả năng chuyển giá trị mới được tạo ra cho khách hàng dưới dạng dịch vụ mới hoặc dịch vụ cải tiến với việc khai thác các mô hình kinh doanh đột phá mới. +Tính module và khả năng mở rộng: tính linh hoạt và độ co giãn để thích ứng với nhu cầu của ngành công nghiệp và kinh doanh mọi lúc, với khả năng mở rộng năng lực kỹ thuật của hệ thống theo yêu cầu kỹ thuật theo yêu cầu của sự phát triển của nhu cầu kinh doanh trong từng trường hợp. -Thành tựu: Theo các chuyên gia thì cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0 trong thời đại này đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành thông qua các công nghệ.

HÀ NỘI-2021

+Big Data (Dữ liệu lớn) cho phép con người có thể thu thập, chứa đựng được một lượng dữ liệu khổng lồ. Đối với marketing trong doanh nghiệp, người ta có thể thu thập được một lượng lớn thông tin bao gồm thông tin cá nhân của từng khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra các xu hướng, nhu cầu, mong muốn.. của người tiêu dùng một cách hiệu quả, và từ đó giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến lược đúng đắn và hiệu quả trong mỗi giai đoạn. +Internet of Things (vạn vật kết nối) là sự kết hợp của internet, công...


Similar Free PDFs