Tiểu luận Lịch sử các HTKT PDF

Title Tiểu luận Lịch sử các HTKT
Author Khánh Linh
Course lịch sử học thuyết kinh tế
Institution Học viện Tài chính
Pages 10
File Size 244.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 188
Total Views 643

Summary

Download Tiểu luận Lịch sử các HTKT PDF


Description

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -----------------

Họ và tên: Lương Thị Khánh Linh

Mã sinh viên: 2173403010770

Khoá/Lớp: (tín chỉ) 5920.19_LT1

(Niên chế): CQ59/20.19

STT: 19

ID phòng thi: 581 058 3214

Ngày thi: 27/12/2021

Giờ thi: 13h30

BÀI THI MÔN: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Hình thức thi: Tiểu luận Mã đề thi: Đề 1

Thời gian làm bài: 3 ngày

Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh. C.Mác đã kế thừa và phát triển lý thuyết này như thế nào? Sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay.

MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 PHẦN II: NỘI DUNG ........................................................................................... 1 2.1. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh ........................ 1 2.1.1. Học thuyết giá trị của William Petty .................................................. 1 2.1.2. Học thuyết giá trị của Adam Smith .................................................... 2 2.1.3. Học thuyết giá trị của David Ricardo ................................................. 3 2.2. Sự kế thừa và phát triển của C.Mác .......................................................... 4 2.2.1. Sự kế thừa ............................................................................................ 4 2.2.2. Sự phát triển ........................................................................................ 4 2.3. Sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay ................ 5 PHẦN III: KẾT LUẬN ......................................................................................... 7

PHẦN I: MỞ ĐẦU Các học thuyết kinh tế Cổ điển ra đời vào cuối thế kỉ XVII, phát triển mạnh mẽ trong suốt thể kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. Trường phái kinh tế chính trị Cổ điển đã để lại dấu ấn đậm nét trong l ịch sử phát triển các lý thuyết kinh tế, trong đó sắc thái Cổ điển Anh là sắc thái điển hình nhất, tiêu biểu với đại diện là William Petty, Adam Smith, David Ricardo. Lý thuyết giá trị mà trường phái Cổ điển Anh xây dựng đã trở thành cơ sở vững chắc để các nhà kinh tế học khác dựa vào đó nghiên cứu và phát triển học thuyết của riêng mình, đặc biệt phải kể tới C.Mác - người kế thừa và phát triển lý thuyết ấy m ột cách triệt để nhất, hoàn thiện nhất trong lịch sử. Học thuyết giá trị mà C.Mác tạo ra đã trở thành lý luận có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng nền kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Sau đây, em xin phép được trình bày nội dung đề tài tiểu luận: “Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh. C.Mác đã kế thừa và phát triển lý thuyết này như thế nào? Sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay. ” PHẦN II: NỘI DUNG 2.1. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh 2.1.1. Học thuyết giá trị của William Petty W.Petty là nhà kinh tế học người Anh, ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau như: vật lý, y học, âm nhạc, kinh tế,... C.Mác cho rằng W.Petty là người toàn tài, là cha đẻ của kinh tế chính trị cổ điển Anh. Do hoạt động lý luận gắn liền với hoạt động thực tiễn, cho nên thế giới khách quan và phương pháp luận của ông đã có bước tiến vượt bậc so với chủ nghĩa trọng thương. W.Petty đã đặt nền móng cho lý thuyết giá trị lao động, ông là người đầu tiên xác định đúng đắn vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị, lao động là nguồn gốc thực s ự của của cải. Ông thông qua các luận điểm về giá cả để trình bày học thuyết Giá trị và cho rằng có 2 loại giá cả: Giá cả chính trị và giá cả t ự nhiên. Giá cả chính trị (giá cả thị trường): Do nhiều yếu tố ngẫu nhiên chi phối và rất khó xác định chính xác: còn giá cả tự nhiên (giá trị): Do lao động hay lượng hao phí để sản xuất hàng 1

hoá quyết định. Giá trị được xác định bằng cách so sánh thời gian lao động để sản xuất hàng hoá với thời gian lao động để khai thác bạc. Ông chỉ ra quan hệ giữa năng suất lao động với lượng giá trị và cho rằng chúng tỷ lệ nghịch. Ông đã thành công trong việc phân tích một cách khoa học vai trò của lao động là tạo giá trị và chỉ ra quan hệ phụ thuộc giữa giá trị và năng suất lao động cũng như việc lao động là cơ sở quyết định giá cả, nguồn gốc mọi của cải. Song, vẫn còn một số hạn chế như ông chưa phân biệt được các phạm trù giá trị, giá trị trao đổi, giá cả; coi lao động và đất đai đều là nguồn gốc tạo giá trị. Ông vẫn còn bị ảnh hưởng bởi t ư duy của Trọng thương khi giới hạn lao động tạo giá trị ở lao động khai thác bạc. 2.1.2. Học thuyết giá trị của Adam Smith A.Smith là nhà kinh tế lỗi lạc nhất mọi thời đại. Năm 1763, trong chuyến du lịch nhiều nước ở Châu Âu, khi dừng tại Pháp, A.Smith đã tiếp xúc với trường phái trọng nông và chịu ảnh hưởng các quan điểm kinh tế của trường phái này. Thế giới quan của A.Smith là chủ nghĩa duy vật, tuy nhiên nó vẫn còn mang tính chất tự phát, máy móc. Phươ ng pháp luận của ông có tính hai mặt, vừa khoa học vừa siêu hình. Trong lý thuyết giá trị của mình, ông phân biệt giá trị s ử dụng và giá trị trao đổi và khẳng định: Giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. A.Smith đưa ra 2 định nghĩa về giá trị: Giá trị do hao phí lao động để sản xuất hàng hoá quyết định, lao động là thước đo thực tế của m ọi giá trị (định nghĩa 1) và giá trị hàng hoá được quyết định bởi số lượng lao động mà người ta có thể mua được từ hàng hoá này. Từ định nghĩa 2, ông cho rằng: Trong chủ nghĩa tư bản, giá trị đượ c quyết định bởi thu nhập gồm tiền l ương, lợi nhuận và địa tô - coi đây là nguồn gốc của mọi thụ nhập và mọi giá trị. Ông nêu 2 quy luật quyết định giá trị: Trong sản xuất hàng hoá giản đơ n giá trị do lao động quyết định; còn trong sản xuất tư bản chủ nghĩa giá trị do các nguồn thu nhập quyết định. A.Smith phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường; cho rằng: trên thị trường giá cả luôn biến động là do tác động của cung - cầu, nhưng sự biến động đó luôn xoay quanh giá cả tự nhiên và có xu hướng quay về giá cả tự nhiên; và mọi lao động nếu không kể đến hình thức biểu hiện cụ thể đều tạo giá trị. 2

Như vậy, lý thuyết giá trị của ông đã kế thừa và phát triển những luận điểm khoa học trong học thuyết giá trị của Petty. Tuy vậy, do tính hai mặt trong phương pháp luận nên lý thuyết giá trị của A.Smith vẫn còn m ột số điểm hạn chế như: Lần l ượt đưa ra 2 định nghĩa về giá trị, trong đó dịnh nghĩa 2 là tầm thường; chỉ ra 2 quy luật quyết định giá trị, cho rằng cơ cấu giá trị chỉ có 2 bộ phận; nhầm lẫn giữa nguồn gốc giá trị và phân phối giá trị. 2.1.3. Học thuyết giá trị của David Ricardo D.Ricardo nghiên cứu nhiều lĩnh vực: toán học, lý học, hóa học, kinh tế chính trị học,... Nhờ sống trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản mà ông có điều kiện nghiên cứu, kế tục xuất sắc những tư t ưởng của A.Smith và trở thành tiền bối của C.Mác Sở trường của ông là chính trị kinh tế học. Ông sử dụng phương pháp trừu tượng hóa để phân tích các hiện tượng, quá trình kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên phương pháp luận của ông vẫn mang tính máy móc, siêu hình và phi lịch sử. Lý thuyết giá trị lao động gi ữ vị trí trung tâm trong các học thuyết kinh tế của D.Ricardo. Ông rà soát lý thuyết giá trị của A.Smith, phê phán những quan điểm sai đồng thời kế thừa, phát triển những quan điểm đúng đắn, khoa học nên đạt tới đỉnh cao nhất so với những người trước và cùng thời với ông. Ông phê phán Smith không nhất quán khi đưa ra hai định nghĩa về giá trị, theo ông, định nghĩa 1 là đúng, định nghĩa 2 cần bỏ đi. Ông phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi để khẳng định: Giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. D.Ricardo cho rằng, lượng giá trị được quyết định bởi lao động đồng nhất chứ không phải lao động cá biệt. Về cơ cấu giá trị, theo ông, nó không chỉ được quyết định bởi lao động trực tiếp (lao động sống) mà còn bởi lao động cần thiết trước đó (lao động quá khứ) đã chi phí vào công cụ lao động. Ở đây, ông đã nhìn thấy cơ cấu giá trị gồm 3 bộ phận là c+ v + m, nhưng c mới chỉ là c1.Về quan hệ giữa giá trị và năng suất lao động, ông cho rằng chúng quan hệ tỷ lệ nghịch. Về quan hệ giữa giá trị và giá cả, ông cho rằng giá cả là biểu hiện của giá trị, giá trị quyết định giá cả. Tuy lý thuyết giá trị của D.Ricardo có nhiều 3

tiến bộ và đạt tới đỉnh cao tiến gần đến C.Mác song vẫn còn những giới hạn nhất định. Do chưa nhận thức được tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa nên khi nghiên cứu lý luận giá trị D.Ricardo mới dừng lại ở lượng giá trị, chưa nghiên cứu chất của giá trị, đồng thời cho rằng, giá trị là một phạm trù vĩnh viễn và giá trị của những hàng hóa khan hiếm sẽ do giá trị sử dụng quyết định. Mặt khác, D.Ricardo chưa phân biệt được giá trị hàng hóa với giá cả sản xuất. 2.2. Sự kế thừa và phát triển của C.Mác 2.2.1. Sự kế thừa Kinh tế chính trị cổ điển Anh bắt đầu với các quan điểm lý luận của W.Petty, tiếp đến là A.Smith và kết thúc ở hệ thống lý luận có nhiều giá trị khoa học của D.Ricardo. Trường phái kinh tế chính trị này đã rút ra được giá trị là do hao phí lao động tạo ra, giá trị khác với của cải,... Đó là những đóng góp khoa học rất lớn của các đại biểu tư sản cổ điển Anh vào lĩnh vực lý luận kinh tế chính trị của nhân loại, thể hiện sự phát triển vượt bậc so với hệ thống lý luận của chủ nghĩa trọng nông. Kế thừa những yếu tố khoa học đó, C.Mác đứng vững trên lập trường của trường phái Cổ điển Anh để khẳng định giá trị của hàng hoá do lao động hay hao phí lao động tạo ra, phân biệt rạch ròi giá trị sử dụng và giá trị trao đổi để khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. 2.2.2. Sự phát triển Trong lý thuyết giá trị của mình, C.Mác khẳng định giá trị và giá trị sử dụng là hai thuộc tính của hàng hoá, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Đặc biệt, ông đã tìm ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá được thể hiện trong hàng hoá. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá với lao động sản xuất hàng hoá, C.Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng. Trước đó, D.Ricardo cũng thấy được các thuộc tính của hàng hoá nhưng lại không thể lý giải được vì sao lại có hai thuộc tính đó. Vượt lên so với lý luận của Ricardo, C.Mác tìm ra rằng, cùng một hoạt động lao động nhưng hoạt động lao động đó có 4

tính hai mặt và trở thành người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Không chỉ vậy, ông phân tích rất rõ ràng về lượng giá trị của hàng hoá và chỉ ra nhân t ố ảnh hưởng đến l ượng giá trị. Theo C.Mác, lượng giá trị của hàng hoá là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hoá. Lượng giá trị trong m ột đơn vị hàng hoá được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó, vì vậy những những nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị hàng hoá và đó chính là năng suất lao động cùng với tính chất phức tạp của lao động. Cuối cùng, ông rút ra quy luật giá trị. 2.3. Sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay Trong công cuộc phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Vấn đề đặt ra là làm sao tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam đối với hàng hoá nước ngoài. Vì vậy Nhà nước ta đã áp dụng nhiều quy luật kinh tế để phát triển lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là quy luật giá trị. Theo quy luật giá trị của C.Mác, lượng giá trị trong một đơn vị hàng hoá được đo l ường bởi thời gian lao động xã hội cần thiết (thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình) để sản xuất ra hàng hoá đó, Trong thực hành sản xuất, người sản xuất phải tích cực đổi mới, sáng tạo nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơ n vị sản xuất của mình xuống mức thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết, khi đó sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh. Năng suất lao động tăng lên làm giảm thời gian hao phí lao động cần thiết trong m ột đơn vị hàng hoá. Vì vậy trong sản xuất kinh doanh, để có thể giảm hao phí lao động cá biệt, áp dụng các biện pháp góp phần tăng năng suất lao động qua việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động (trình độ kéo léo trung bình của người lao động; m ức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình

5

công nghệ; sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất; quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; các điều kiện tự nhiên) Tại Đại hội XIII, Đảng ta nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thế chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, hiện đại, hội nhập.” Đây là chủ trương hết sức đúng đắn, sáng tạo của Đảng, nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Thực tế trong thời gian qua đã cho thấy, nhờ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đã thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tiêu biểu như, trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, việc nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ đã góp phần tăng sản lượng than toàn ngành bình quân 9,4%/năm, đồng thời giúp nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và tạo ra các sản phẩm mới thay thế các sản phẩm nhập khẩu. Theo đó, tỷ lệ cơ giới hóa trong khai thác hầm lò đã tăng vượt bậc, từ 10% lên 80% trong những năm qua. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân l ực chất lượng cao, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã chủ trương thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể hóa quan điểm, đường l ối của Đảng, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Giáo dục năm 2019, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức,... Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân l ực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 2020. Các bộ, ngành, địa phương cũng xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực; thực hiện nhiều giải pháp, chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bước đầu đạt được kết quả quan trọng. Nhờ vậy, nguồn nhân lực của nước ta được tăng cường cả về quy mô và chất lượng. Theo Tổng cục Thống kê: Lực lượng lao 6

động của nước ta đã tăng t ừ 50,4 triệu người năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% năm 2010 lên khoảng 65% năm 2020. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng tăng đáng kể, trong đó có m ột số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế, như: y tế, cơ khí, công nghệ, xây dựng,... Có thể nói quy luật giá trị của C.Mác đã được Nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nắm vững và vận dụng khá linh hoạt trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá. PHẦN III: KẾT LUẬN Như vậy từ việc trình bày lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh và những yếu tố kế thừa phát triển của C.Mác cùng sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay, ta có thể thấy được những tác động tích cực của lý thuyết ấy đối với nền kinh tế Việt nam, đặc biệt trong lĩnh vự sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, quy luật giá trị của C.Mác cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước ta hiện nay như làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất, buôn bán gian lận,... Vì vậy, Nhà nước cần phải nghiên cứu kỹ quy luật giá trị để có thêm hiểu biết về những biểu hiện mới của lý thuyết kinh tế này từ đó đưa ra các chính sách và hướng đi rõ ràng cụ thể giúp đất nước ta ngày càng phát triển đi lên.

7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình “ Lịch sử các học thuyết kinh tế” – Học viện Tài chính 2. Giáo trình “Kinh tế chính trị Mác - Lê nin” (Dành cho bậc đại học - Không chuyên lý luận chính trị) - Bộ Giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 37 4. “Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong phát triển công nghiệp” - Báo Công Thương (2021) 5. “Đột phá chiến l ược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay” - tạp chí Quốc phòng toàn dân (2021)...


Similar Free PDFs