tiểu luận lịch sử đảng PDF

Title tiểu luận lịch sử đảng
Author Minh Anh Nguyen
Course Lịch sử Đảng
Institution Học viện Tài chính
Pages 14
File Size 272.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 20
Total Views 131

Summary

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIÊN TÀI CHÍNHKHOA : KINH TẾBÀI THI MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ BÀI:Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC: “KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI, SỨC MẠNH TRONG NƯỚC VỚI SỨC MẠNH QUỐC TẾ” TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.Họ và tên: Nguyễn Minh Anh Mã Si...


Description

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIÊN TÀI CHÍNH KHOA : KINH TẾ

BÀI THI MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ BÀI: Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC: “KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI, SỨC MẠNH TRONG NƯỚC VỚI SỨC MẠNH QUỐC TẾ” TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. Họ và tên: Nguyễn Minh Anh Khóa/Lớp: (Tín chỉ) 5860.05+06LT2

Mã Sinh viên: 2073101010235 (Niên chế): CQ58/60.06

STT:18 ID phòng thi: 5810581203 HT thi: 203 – ĐT Ngày thi: 16/06/2021 Ca thi: 13h30 Hình thức thi:Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày Tổng số trang: 10 trang.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 1 NỘI DUNG .......................................................................................................................... 2 1. Tính tất yếu kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế ........................................................................................................ 2 1.1 Kết hợp sức mạnh dân t ộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế là xu thế của thế giới hiện nay. ............................................................... 2 1.2 Thực tiễn Việt Nam sau 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, cần thiết phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế để tiếp tục đưa đất nước phát triển. ................................................................... 2

2. Tình hình đất nước trong cuộc chiến chống đại dịch COVID- 19 ................... 4 3. Ý nghĩa của bài học “ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” trong cuộc chiến chống đại dịch COVID- 19 ở Việt Nam hiện nay. .......................................................................... 5 3.1. Ý nghĩa của bài học “ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” trong cuộc chiến chống đại dịch COVID- 19 ở Việt Nam hiện nay ........................................................................ 5 3.2 Những yêu cầu khi vận dụng bài học “ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” trong cuộc chiến chống đại dịch COVID- 19 ở Việt Nam hiện nay ............................................... 7 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 10

1.

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Tình hình của Châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung, hiện nay, vẫn đang có sự cạnh tranh gay gắt về chiến lược giữa các nước lớn được diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó không thể không kể đến sự cạnh tranh vị trí địa lí, đất đai, cạnh tranh về nền kinh tế, nguồn khoáng sản, tài nguyên mà mẹ thiên nhiên ban tặng. Hay thậm chí là các vấn đề về an ninh khu vực, an ninh truyền thống, phi truyền thống tiếp tục tác động đến môi trường hoà bình, ổn định và an ninh khu vực, trong đó có Việt Nam. Đại dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đã và đang là nỗi kinh hoàng của cả thế giới về độ tàn phá của nó đối với sinh mạng và nền kinh tế toàn cầu. Thông qua đại dịch viêm phổi cấp ấy, ta cũng có thể thấy rõ vai trò của Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng như Chính phủ toàn thế giới đã nỗ lực thực hiện vô cùng bền bỉ và vững chắc để giảm thiếu khả năng chết chóc, luôn bên cạnh người dân và không bỏ rơi bất kì ai. Bên cạnh đó, vẫn có không ít các thế lực thù địch chống phá chính quyền, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân; đó là thách thức lớn đối với đất nước ta trong thời gian sắp tới. Với ý nghĩa to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt là bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng. Với lý do đó, tôi lựa chọn “ Ý nghĩa của bài học : Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch COVID- 19 ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình. Qua tiểu luận này, ta sẽ thấy rõ vai trò của bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế được Đảng và nhà nước ta vận dụng tới tận ngày nay trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19. 2.

Mục đích nghiên cứu: 1|Pa ge

Dựa trên lý luận về quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về k ết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế để từ đó rút ra được những bài học, nâng cao nhận thức ý nghĩa to lớn của quan điểm đó và vận dụng một cách triệt để, sáng tạo trong tình hình đất nước đang chống chọi với đại dịch Covid- 19.

1.

NỘI DUNG Sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh

trong nước với sức mạnh quốc tế: 1.1 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế đang là xu thế của thế giới hiện nay: Thực tế cho thấy, sự tồn tại của mọi quốc gia đều gắn liền với môi trường khu vực xung quanh và môi trường quốc tế. Không có quốc gia nào, dù lớn hay bé, có thể tự cô lập mình khỏi thế giới xung quanh. Đối với các quốc gia nhỏ, nhận biết được các xu thế phát triển quốc tế và tranh thủ áp dụng được các xu thế đó vào đất nước mình sẽ là động lực to lớn, bài học tiêu biểu và tiếp thêm sức mạnh cho các quốc gia, dân tộc, giúp các nước nhỏ nhân sức mạnh lên nhiều lần. Trái lại, nếu đi ngược lại các xu thế đó, các nước lớn cũng có thể bị điêu tàn, lụi bại. Trên thế giới đã có nhiều nước nhỏ nhờ nhận biết sớm và tranh thủ tốt các xu thế phát triển của thời đại nên đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, mặc dù thực lực không nhiều, nhân tài còn ít. Mặt khác, thế giới ngày nay mặc dù còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, song xu thế hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Vì thế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là xu thế lớn của thế giới hiện nay và nó đã và đang tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. 1.2 Thực tiễn Việt Nam sau 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, cần thiết phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế để tiếp tục đưa đất nước phát triển.

2|Pa ge

Thực tiễn Việt Nam sau 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, cần thiết phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tiếp tục đưa đất nước phát triển. Từ chỗ bị bao vây, cấm vận ngặt nghèo, đến nay nước ta là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng qu ốc tế; có quan hệ ngoại giao đầy đủ với 185 qu ốc gia trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó có 15 đối tác chiến lược và 10 đối tác toàn diện, có quan hệ với tất cả các nước lớn, tham gia vào 70 tổ chức quốc tế và khu vực. Từ hệ thống quan hệ kinh tế - thương mại nhất là biên đảo, “đến nay nước ta có quan hệ ngoại thương với trên 230 thị trường, đã ký trên 90 hiệp định thương mại tự do song phương, hơn 60 hiệp định đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần... Từ chỗ còn nhiều cách biệt với thế giới, đến nay nước ta đã tham gia hầu hết các thiết chế liên kết khu vực và toàn cầu: AFTA, APEC, ASEM, TPP, WTO..đảm nhiệm ngày càng nhiều chức trách trong ASEAN, Liên Hợp Quốc và một số tổ chức quốc tế khác. Những kết quả, thành tựu đối ngoại nêu trên đã đem lại cho đất nước môi trường quốc tế hòa bình, hữu nghị và các điều kiện thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, bảo đảm quốc phòng, an ninh... Điều đáng lo ngại nhất chính là sự tụt hậu này là hậu quả của quá trình phát triển lạc hậu kéo dài nhiều năm qua, với mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chất lượng thấp, không bền vững, không có sức cạnh tranh. Trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nội chính... chúng ta chưa xác lập được một hệ thống chuẩn giá trị con người, giá trị xã hội đủ sức mạnh tập hợp, động viên mọi nguồn lực tạo thành một động lực đồng tâm, đồng thuận phục vụ công cuộc chấn hưng dân tộc, kiến thiết quốc gia hiện đại. “Tham nhũng, lãng phí, suy thoái của cán bộ, đảng viên còn nghiêm trọng. Nhiều bức xúc xã hội chưa rõ phương hướng giải quyết, trong đó có sự lúng túng trong xây dựng nền giáo dục, y tế, văn hóa, đạo đức”... Những tr ở ngại này, đang làm suy giảm sức mạnh dân tộc, sức mạnh nội sinh; và trong tình huống bất trắc xảy ra, sẽ tạo nên hiểm họa lớn từ bên trong, nếu không được nhận thức và xử lý kịp thời. 3|Page

Thực tế trên đã đặt ra đối với Việt Nam, để tiếp tục phát huy những thành tựu và khắc phục những khó khăn sau 35 năm đổi mới, đồng thời tranh thủ được những thuận lợi, hạn chế những rủi ro, thách thức từ hội nhập quốc tế đem lại, tiếp tục đưa đất nước phát triển. Sự lựa chọn của Việt Nam chỉ có thể là kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 2.

Tình hình đất nước trong cuộc chiến chống đại dịch COVID- 19

Bước vào năm 2020- 2021, dịch Covid-19 (được đánh giá là dịch bệnh tồi tệ nhất trong khoảng 100 năm trở lại đây) bùng phát ở nhiều nước đã tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng quốc tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu. Tại nước ta, với chiến lược phù hợp và sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành liên quan, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có ho ạt động chống dịch hiệu quả nhất trong bối cảnh là nước có thu nhập trung bình thấp, đầu tư cho y tế còn nhiều hạn chế. Ngay từ khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên (ngày 23-1-2020), trên cơ sở kinh nghiệm trong việc phòng, chống dịch SARS (năm 2003), cúm A/H1N1 (năm 2009), Việt Nam đã triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của dịch bệnh. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và đúng đắn ngay từ rất sớm, mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 được thành lập đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, thống nhất chỉ đạo quyết liệt và xuyên suốt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các cấp ủy đảng với sự nỗ lực triển khai của chính quyền các cấp là một nét rất đặc trưng của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Với sự chỉ đạo thống nhất từ 4|Pa ge

Trung ương đến địa phương với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc và huy động được sự tham gia của toàn thể người dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội để thực hiện các biện pháp chống dịch một cách mạnh mẽ, huy động được các nguồn lực lớn trong thời gian ngắn phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Đã có nhiều biện pháp quyết liệt lần đầu được áp dụng trong công tác phòng, chống dịch như: hạn chế nhập cảnh, tiến tới dừng nhập cảnh đối với tất cả người từ nước ngoài vào Việt Nam, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài về, truy vết người tiếp xúc trên diện rộng... Thực tế triển khai ho ạt động chống dịch tại các địa phương cũng cho thấy có sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự đoàn kết, tương trợ giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước. Ngay từ những ngày đầu khi dịch xảy ra, Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới để chia sẻ thông tin, đánh giá tình hình và đề ra các biện pháp chống dịch quyết liệt nhưng hợp lý. Bên cạnh đó, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam cũng đã thể hiện là quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế thông qua việc hỗ trợ các trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch cho một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Chúng ta đã quan tâm chăm sóc, điều trị cho người nước ngoài tại Việt Nam, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. 3.

Ý nghĩa của bài học “ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời

đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” trong cuộc chiến chống đại dịch COVID- 19 ở Việt Nam hiện nay. 3.1. Ý nghĩa : Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, với tinh thần "chống dịch như chống giặc", đã có những nỗ lực to lớn và đạt được kết quả bước đầu trong kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh. Để kết nối sự chung tay, huy động sự 5|Pa ge

vào cuộc của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phòng, chống đại dịch COVID-19, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Lời kêu gọi “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19” bằng nhiều phương thức khác nhau đã được sự ủng hộ nhất định của toàn dân. Những tấm gương của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ quân đội, công an cùng với sự góp sức của mỗi người dân trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 chính là biểu hiện sinh động của truyền thống yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc với vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong những ngày qua, chúng ta đã thấy sự đồng lòng, quyết tâm của cả nước nói chung trong cu ộc chiến đấu chống đại dịch. Mọi tầng lớp nhân dân đã cùng chiến sĩ lực lượng vũ trang, lực lượng y tế từ y tá, bác sĩ, nhân viên; lực lượng thanh niên xung kích… đã ra quân đồng loạt, bất k ể ngày đêm để truy vết, ngăn chặn sự lây lan; các lực lượng chính trị đứng đầu ở mọi ngành, mọi giới đã góp sức, góp tiền để tiếp tế nhu yếu phẩm cho đồng bào ở khu vực phong tỏa, hỗ trợ trang thiết bị bảo vệ sự lây nhiễm cho lực lượng đang túc trực ở tâm dịch; những bếp lửa ấm tình đồng bào được duy trì để tiếp cơm nước cho chiến sĩ, dân, quân ở mặt trận phòng, chống dịch; cỗ máy ATM gạo lại khởi động để chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn… Tất cả những nghĩa cử cao đẹp ấy được kết tinh từ bài học “ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” và từ niềm tự hào văn minh, hiện đại, nghĩa tình của các miền đất khác nhau. Ngay khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Việt Nam đã tặng Chính phủ, Nhân dân Trung Quốc vật tư, trang thiết bị y tế gồm máy thở, quần áo sát khuẩn, găng tay, khẩu trang y tế với tổng trị giá 500.000 USD. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã vận động các tổ chức, cá nhân quyên góp hỗ trợ Nhân dân Trung Qu ốc số vật tư y tế trị giá 100.000 USD để phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, căn cứ vào nhu cầu về nước của công dân Trung Quốc tại Việt Nam, Hãng hàng không Qu ốc gia Việt Nam đã phối hợp thực hiện ba chuyến bay Thành phố Hồ Chí Minh-Quảng 6|Page

Châu; Hà Nội-Quảng Châu; Nha Trang-Thành Đô, đưa hành khách Trung Quốc về nước an toàn, chu đáo. Khi các quốc gia thành viên ASEAN đang phải nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19, với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã chủ động, tích cực thúc đẩy tinh thần đoàn kết, thống nhất và điều phối nỗ lực chung của ASEAN ứng phó với dịch bệnh. Tại thời điểm đó, Việt Nam đã tặng hai nước Lào, Campuchia các trang thiết bị y tế gồm quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khu ẩn, hệ thống xét nghiệm cùng bộ xét nghiệm virus Sars-Cov-2, trị giá hơn 7 tỷ đồng cho mỗi nước. Chính trong thời điểm khó khăn này, tinh thần đoàn kết của Cộng đồng ASEAN càng thêm thắt chặt và bền bỉ hơn. Trong bối cảnh đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, mới đây, ngày 23/4, Việt Nam lại tiếp tục hỗ trợ Campuchia 300.000 USD với mong muốn sẽ góp phần cùng Chính phủ và Nhân dân Campuchia sớm khống chế được dịch bệnh Covid-19, ổn định tình hình và tiếp tục đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế. Vừa qua, ngày 4/5, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Lào, trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt gắn bó keo sơn cũng như hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam -Lào, Việt Nam đã cử 35 cán bộ, chuyên gia y tế như: chuyên gia về bệnh truyền nhiễm; chuyên gia chăm sóc tích cực; chuyên gia về vệ sinh khử khuẩn; chuyên gia quản lý chất thải y tế; điều dưỡng....sang hỗ trợ nước bạn. Bên cạnh đó gửi tặng Nhà nước và nhân dân Lào 500.000 USD, 2 triệu khẩu trang y tế, 200 máy thở và 10.000kg hóa chất khử khuẩn Chloramine B để giúp Lào ứng phó với dịch Covid-19. Các nước trên thế giới đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, khi Việt Nam có dịch bệnh các nước lại quay lại giúp đỡ, thể hiện sự tương thân tương ái. Chính bài học sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế giúp cho dịch bệnh giảm dần tăng thêm tình hữu nghị, đoàn kết. 3.2 Những yêu cầu khi vận dụng bài học : 7|Pa ge

Một là, lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm mục tiêu cao nhất Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, lợi ích quốc gia dân tộc được đảm bảo bằng cả sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Dịch bệnh hoành hành dân ta càng thấm đượm được tinh thần đoàn kết, không chỉ trnog nước mà còn cả sự giúp đỡ của các nước bạn bè trên thế giới. Bởi hội nhập quốc tế càng sâu, càng rộng thì lợi ích quốc gia - dân tộc càng được củng cố và sức mạnh dân tộc càng được tăng cường, vì có điều kiện tranh thủ được những thuận lợi quốc tế đem lại. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập càng sâu, càng r ộng thì sự đan xen lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc càng lớn, càng phức tạp, bao hàm cả những thuận lợi và khó khăn, thách thức thậm chí cả những rủi ro có thể phương hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc. Vì vậy, về mặt chủ quan trong nước, để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, thách thức và tranh thủ được những cơ hội quốc tế đem lại thì việc tạo ra sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, khơi nguồn sức mạnh nội sinh của cả dân tộc là hết sức quan trọng, là cơ sở để hạn chế những rủi ro, thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế. Để tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, thì việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc là vấn đề cần thiết. Trong đó tập trung tuyên truyền thống nhất nhận thức về chuỗi lợi ích mà chúng ta phải bảo vệ, đó là: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo vệ chế độ và thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân; bảo vệ lợi ích hợp pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người của nước ta ở các quốc gia, khu vực khác trên thế giới…; và suy cho cùng là bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay. Hai là, luôn kiên định độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại Tiếp tục xây dựng và tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động, 8|Page

kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên quyết, kiên trì bảo vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh; nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ba là, nhận thức đúng phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, chống mọi biểu biểu hiện quá đề cao sức mạnh dân tộc hoặc sức mạnh thời đại. Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, đặc biệt trong cuộc chiến đại dịch Covid 19, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cũng là nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng,sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay trong xã hội chúng ta đâu đó vẫn nảy sinh biểu hiện tuyệt đối hóa sức mạnh dân tộc mà xem nhẹ sức mạnh thời đại, coi việc tìm kiếm những nguồn lực quốc tế là sự lệ thuộc vào nước ngoài, là dẫn tới mất độc lập, mất bản sắc trong phát triển, từ đó dẫn tới bảo thủ, biệt lập và nhất định sẽ đi đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Cũng có quan điểm xem nhân tố quốc tế như cứu cánh cho mọi vấn đề, dẫn tới xem nhẹ sức mạnh dân tộc, lãng phí nhiều lợi thế nội sinh, vô tình bỏ rơi nhiều di sản quý báu cho sự hưng thịnh của đất nước hiện nay. Bốn là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến công tác xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả ho ạt động của ...


Similar Free PDFs