Tiểu luận Logistics - Leads India PDF

Title Tiểu luận Logistics - Leads India
Course Logistic và vận tải quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 106
File Size 3.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 419
Total Views 493

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ--------------***--------------TIỂU LUẬNMôn học: Logistics và vận tải quốc tếĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN TIẾN TRÌNH LOGISTICS EASE CỦA ẤN ĐỘ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAMGiảng viên hướng dẫn: Môn: Lớp tín chỉ: Nhóm nghiên cứu:PGS, TS. Trịnh ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ --------------***--------------

TIỂU LUẬN Môn học: Logistics và vận tải quốc tế ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN TIẾN TRÌNH LOGISTICS EASE CỦA ẤN ĐỘ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

PGS, TS. Trịnh Thị Thu Hương

Môn:

Logistics và vận tải quốc tế

Lớp tín chỉ:

TMA305(19202).1

Nhóm nghiên cứu:

Nhóm 11 Mẫn Đức Bình Minh -1715510087 Nguyễn Thị Duyên - 1711110163 Nguyễn Văn Cương - 1715510021 Nguyễn Thu Hà My - 1615510078

Hà Nội, tháng 3 năm 2020

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 CHƯƠNG I.

TIẾN TRÌNH LOGISTICS EASE TẠI ẤN ĐỘ..................................2

1. Khởi động Logistics Ease...........................................................................................2 1.1.

1.2.

Định hướng của chính phủ Ấn Độ trong phát triển hệ sinh thái logistics:..........2 1.1.1.

Tập trung vào quy hoạch cơ sở hạ tầng thích hợp:......................................2

1.1.2.

Nâng cao kỹ năng cho nhân viên.................................................................2

1.1.3.

Khuyến khích việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics.. .3

Giới thiệu về LEADS 2019.....................................................................................3 1.2.1.

Cải tiến của LEADS 2019 so với LEADS 2018..........................................4

1.2.2.

Công cụ khảo sát của LEADS 2019............................................................4

1.2.3.

Những cân nhắc khi sử dụng LEADS 2019.................................................5

2. Phương pháp đo lường Logistics Ease......................................................................5 2.1.

Xây dựng chỉ số của Logistics Ease.......................................................................5

2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu............................................................7

2.3.

Phân tích và xử lý dữ liệu đo lường.......................................................................8

3. Diễn giải tiến trình Logistics Ease...........................................................................16 3.1.

Đánh giá LEADs Index qua các nhóm................................................................16

3.2.

So sánh hiệu suất Logistics trên các vùng/lãnh thổ liên bang về điểm số LEADs 26 3.2.1.

So sánh hiệu suất Logistics trên các lãnh thổ liên bang( Union territory)..26

3.2.2.

Hiệu suất logistics qua các khu vực cụ thể................................................27

4. Tiến trình Logistics Ease: Từ dễ dàng đến hoàn hảo.............................................35 4.1.

Mối liên hệ giữa các bên liên quan trong hệ sinh thái Logistics.........................35

4.2.

Khuyến nghị hành động chung cho các bang.....................................................39

4.3.

4.2.1.

Môi trường hoạt động và điều tiết.............................................................39

4.2.2.

Vận tải hàng hóa nội đô.............................................................................41

4.2.3.

Tạo thuận lợi cho các bang........................................................................42

4.2.4.

Cơ sở hạ tầng lưu trữ.................................................................................45

4.2.5.

Phát triển kỹ năng......................................................................................45

Khuyến nghị hành động đối với từng bang.........................................................46 4.3.1.

Bang Andhra Pradesh................................................................................47

4.3.2.

Bang Assam...............................................................................................50

4.3.3.

Chhattisgarh..............................................................................................52

CHƯƠNG II. KHUYẾN NGHỊ XÂY DỰNG CHỈ SỐ LEADS CHO VIỆT NAM.56 1. Cơ sở hạ tầng............................................................................................................56 2. Dịch vụ......................................................................................................................63 3. Môi trường hoạt động và điều tiết...........................................................................65 4. Tổng kết....................................................................................................................67 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................70 KHẢO SÁT THU THẬP DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LOGISTICS DỄ DÀNG TRÊN CÁC TỈNH/ THÀNH PHỐ....................................................................72

DANH MỤC BẢNG Bảng I.1. Bảng chỉ số phụ của các chỉ số LEADs Ấn Độ..............................................................11 Bảng II.1. Bảng chỉ số phụ của các chỉ số về cơ sở hạ tầng...........................................................62 Bảng II.2. Bảng chỉ số phụ của các chỉ số về dịch vụ....................................................................65

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ I.1.Biểu đồ xếp hạng chỉ số hiệu quả của các bang giá trị xuất khẩu và giá trị gia tăng. .18 Biểu đồ I.2.Biểu đồ so sánh chỉ số logistics qua các nhóm tử phân vi...........................................21 Biểu đồ I.3.Điểm chỉ số LEADS của bang Andhra Pradesh..........................................................47 Biểu đồ I.4. Điểm chỉ số LEADS của bang Assam........................................................................51 Biểu đồ I.7.Điểm chỉ số LEADS của Chhattisgarh........................................................................53

DANH MỤC HÌNH Hình I.1.Tiến trình logistics ease của 22 bang...............................................................................16 Hình I.4. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa chi phí đầu tư cho vận tải và container với tổng giá trị sản phẩm tăng thêm của quốc gia..............................................................................................22 Hình I.5.Mức độ sẵn có của cơ sở hạ tầng thể hiện qua các nhóm tứ phân vị...............................22 Hình I.6.Chất lượng dịch vụ logistics của từng loại hình cụ thể qua 4 nhóm................................23 Hình I.7.Môi trường pháp lý và hoạt động logistics hiệu quả qua 4 nhóm....................................24 Hình I.8.Chỉ số Logistics với các bang trực thuộc chính phủ........................................................26 Hình I.9.Biểu đồ phân chia Ấn độ thành các vùng cụ thể..............................................................27 Hình I.10.Biểu độ thể hiện của các vùng trong LEADs Index......................................................29 Hình I.11.Điểm số trung bình của chỉ số khi so sánh ở các vùng ven biển....................................30

Hình I.12.Điểm số trung bình khi so sánh các vùng đất liền..........................................................31 Hình I.13.Hiệu suất Logistics dễ dàng tại khu vực miền núi.........................................................34 Hình I.14.Sơ đồ hệ sinh thái Logistics...........................................................................................36 Hình I.15.Khung kế hoạch hành động............................................................................................36 Hình I.16.Các vấn đề được báo cáo trên nhiều UT........................................................................38 Hình I.17.Các vấn đề của bang Andhra Pradesh được báo cáo......................................................48 Hình I.18. Các vấn đề của bang Assam được báo cáo....................................................................51 Hình I.21.Các vấn đề của Chhattisgarh được báo cáo....................................................................54

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, logistics dần trở thành công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu, là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia. Việt Nam có thế mạnh để phát triển ngành này, bởi chúng ta có thị trường rất tiềm năng, trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra rất năng động. Thêm vào đó, vị trí đắc địa, là trung tâm của thị trường Đông Nam Á, vì vậy, Việt Nam có thể làm địa điểm trung chuyển hàng hóa cho các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ngành logistics Việt Nam vẫn chưa phát huy được tối đa năng lực của mình. Công tác quản lý và chất lượng logistics ở nhiều địa phương còn yếu kém, quy hoạch thiếu đồng bộ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Do đó, cần thiết phải đánh giá hiệu quả hoạt động logistics để xác định được những điểm mạnh, hạn chế nhằm kịp thời đưa ra những khuyến nghị, giải pháp cải thiện phù hợp. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhóm tác giả đã tiến hành “Nghiên cứu tiếp cận tiến trình Logistics Ease của Ấn Độ và khuyến nghị cho Việt Nam”. Nghiên cứu dựa vào cơ sở phân tích xây dựng chỉ số LEADS của Ấn độ áp dụng cho các bang và Các vunfglanxh thổ liên bang(UTs) , để từ đó đề xuất các chỉ số đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động logistics ở Việt Nam với phạm vi tỉnh/ thành phố. Thông qua các chỉ số, các cơ quan chức năng liên ngành có thể xác định đúng hơn về khả năng logistics ở từng địa phương đồng thời cân nhắc những giải pháp để thúc đẩy hoạt động logistics diễn ra dễ dàng và phối hợp tốt hơn. Bài nghiên cứu của nhóm gồm có 2 chương: Chương 1: Tiến trình Logistics Ease tại Ấn Độ Chương 2: Khuyến nghị xây dựng chỉ số LEADS cho Việt Nam Sau đây là nội dung chi tiết.

1

CHƯƠNG I. 1.

TIẾN TRÌNH LOGISTICS EASE TẠI ẤN ĐỘ

Khởi động Logistics Ease

1.1.

Định hướng của chính phủ Ấn Độ trong phát triển hệ sinh thái logistics: Bộ phận Logistics mới thành lập trong Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã

đưa ra một dự thảo Chính sách Logistics Quốc gia để cung cấp một môi trường chính sách cho phép. Dự thảo này cũng đang trong quá trình thiết kế và đưa ra một kế hoạch hành động logistics quốc gia để thúc đẩy sự di chuyển hàng hóa hiệu quả và liền mạch trên toàn quốc. Chính sách đặt ra tầm nhìn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh thương mại của đất nước thông qua mạng lưới logistics tích hợp, liền mạch, hiệu quả, đáng tin cậy và hiệu quả về chi phí. 1.1.1.

Tập trung vào quy hoạch cơ sở hạ tầng thích hợp:

Từ các dự án cơ sở hạ tầng từng phần đến các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia lớn, chính phủ đã tăng cường đáng kể các nỗ lực của mình để làm cho cơ sở hạ tầng thật sự sẵn sàng cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ:  Dự án Bharatmala đặt mục tiêu xây dựng 12.000 km đường cho FY19 (bao gồm các dự án kết nối cảng 2.000 km), nó đã đạt được hơn 9.000 km đường cho đến ngày 18 tháng 12 (Cơ quan đường cao tốc quốc gia Ấn Độ, 2018)

 Trong khi Sagarmala đã kích hoạt 21 dự án kết nối cảng (Bộ Giao thông Vận tải, 2018): một số trong số đó bao gồm kế hoạch phát triển 35 Trung tâm Logistics Đa phương thức (MMLPs), một số dự án khác thì kết nối cảng, đổi mới tập trung vào các tuyến đường thủy quốc gia với các bến cảng nội địa, và một số hành lang vận chuyển hàng hóa công nghiệp và chuyên dụng được lên kế hoạch qua khóa cụm sản xuất và tiêu thụ trong nước

2

1.1.2.

Nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Dự thảo Chính sách Logistics Quốc gia lưu ý đến sự thúc đẩy cần thiết trong hệ sinh thái logistics. Dự thảo nhằm mục đích tăng gấp đôi việc làm trong lĩnh vực logistics bằng cách tạo thêm 10-15 triệu việc làm với trọng tâm tương đương là tăng cường các kỹ năng trong lĩnh vực này. Chính phủ đã thành lập Hội đồng kỹ năng ngành logistics, giới thiệu chương trình tập sự đầu tiên vào năm 2017, để giải quyết nhu cầu này. Ra mắt theo Chương trình khuyến khích học nghề quốc gia, mục tiêu của nó là chính thức hóa việc học nghề trong lĩnh vực logistics với các khóa đào tạo cụ thể của ngành. 1.1.3.

Khuyến khích việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics.

Một số công ty khởi nghiệp đã cố gắng tận dụng tiềm năng trong lĩnh vực logistics bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như trực quan hóa đội tàu, mã hóa địa lý, công cụ lệch tuyến và internet của mọi thứ (IoT) để cải thiện hiệu quả hoạt động:  Sử dụng các nền tảng chung hoặc thị trường vận chuyển hàng hóa, kết nối những nhân tố chính của hệ sinh thái logistics, bao gồm cả tài xế xe tải, chủ hạm đội, người gửi hàng và người nhận hàng.  Sử dụng machine learning, lập lịch trình người lái tự động và định vị địa lý để cải thiện khả năng hiển thị vận chuyển hàng hóa từ đầu đến cuối.

 Giải quyết vấn đề chính của một ngành rời rạc bằng cách quản lý toàn bộ chu trình vận chuyển hàng hóa trên một nền tảng dẫn đến cải thiện tính minh bạch cho người gửi hàng và cơ chế theo dõi được cải thiện cho người vận chuyển. Ở đây, các phân tích dự đoán đang giúp ước tính độ trễ trong vận chuyển hàng hóa.  Phát triển các ứng dụng chia sẻ lộ trình và các nền tảng phù hợp với tải trọng của các loại xe tải trên đường để giải quyết các vấn đề “dặm đường trống rỗng”. Các ứng dụng này thu thập lộ trình nhận được trên nền tảng và hiển thị chúng cho tất cả các xe tải gần điểm đón. Các công nghệ tương tự đã được triển khai bởi các công ty mới khởi 3

nghiệp như 4TiGO, Locus, Shadowfax, FarEye và Vaahika, đã cải thiện việc sử dụng tài sản cho tài xế xe tải đồng thời tăng thu nhập của chủ sở hữu đội tàu. 1.2.

Giới thiệu về LEADS 2019 Chỉ số LEADs là một chỉ số tổng hợp để đánh giá hoạt động logistics, thương mại

quốc tế giữa các bang /UT dựa trên khảo sát của các bên liên quan do Deloitte thực hiện. Nó nhằm mục đích phục vụ như một chỉ số về hiệu quả của các dịch vụ logistics cần thiết để thúc đẩy xuất khẩu nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung Thông qua đánh giá toàn diện về nhận thức của người dùng và nhà cung cấp dịch vụ logistics, phiên bản đầu tiên của nghiên cứu này - LEADS 2018 đã giúp khởi xướng đối thoại giữa tất cả các bên liên quan, bao gồm cả Chính phủ Trung ương, Chính phủ và khu vực tư nhân. Trong một vài trường hợp, nó cũng đã dẫn đến sự can thiệp chính sách ở các bang. Để cung cấp cho một cơ chế bền vững và phù hợp với cam kết cải thiện hệ sinh thái logistics trong nước, Bộ phận Logistics tiếp tục với phiên bản thứ hai của nghiên cứu LEADS 2019: 1.2.1.

Cải tiến của LEADS 2019 so với LEADS 2018

LEADS 2019 đã mở rộng trọng tâm của mình để xem xét cả thương mại trong nước và quốc tế. Mặc dù phần lớn mang theo cấu trúc tổng thể được thông qua vào năm 2018, nó cũng giải quyết các khía cạnh liên quan đến thương mại trong nước và thông báo chính sách hoặc kế hoạch hành động của các quốc gia. Do phạm vi thương mại quốc tế và phạm vi hàng hóa ảnh hưởng đến yêu cầu logistics khác nhau giữa các quốc gia, phiên bản này nhằm đánh giá toàn diện hơn về Logistics Ease trên tất cả các bang và Lãnh thổ Liên minh ở Ấn Độ bằng cách bao gồm cả thương mại nội địa. 1.2.2.

Công cụ khảo sát của LEADS 2019

LEADS 2019 dựa trên nhận thức của các bên liên quan trong lĩnh vực logistics về các chỉ số được xác định được xử lý và tổng hợp thông qua các kỹ thuật thống kê tiêu chuẩn thành một chỉ số tổng hợp. Nhận thức được nắm bắt thông qua một công cụ khảo sát với thang điểm năm. Bộ trả lời bao gồm người dùng và nhà cung cấp dịch vụ bao gồm 4

thương nhân và chủ hàng, nhà điều hành vận tải, nhà điều hành thiết bị đầu cuối và nhà cung cấp dịch vụ logistics trên khắp thương mại trong nước và quốc tế. Mẫu của người trả lời được dựa trên lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng để thể hiện đầy đủ tất cả các loại bên liên quan trên tất cả các tiểu bang và UT. Bộ trả lời mẫu được chọn với giả định khoảng tin cậy 80 phần trăm và sai số là 0,10 cho việc quản lý khảo sát. Những người được hỏi cung cấp nhận thức cho các tiểu bang / UT, nơi họ thực hiện các hoạt động logistics và / hoặc quen thuộc với thực tế cơ bản của logistics. Các câu trả lời được xử lý thông qua các công cụ thống kê để cắt bỏ, chuẩn hóa và tổng hợp để đến Chỉ số LEADS 1.2.3.

Những cân nhắc khi sử dụng LEADS 2019

 Nghiên cứu này không cung cấp để so sánh trực tiếp hiệu suất logistics với LPI của Ngân hàng Thế giới, vì cấu trúc của hai nghiên cứu này không hoàn toàn tương đương.  Nó nhằm mục đích tăng cường sự tập trung vào việc cải thiện hiệu suất logistics giữa các bang và hành động tập trung của các quốc gia về logistics, dự kiến sẽ dẫn đến cải thiện hiệu suất logistics thương mại của Ấn Độ.  Bối cảnh hoạt động tại địa phương, mức độ mong đợi hoặc nhu cầu khác nhau của các bên liên quan, hoặc điều kiện kinh tế / địa lý đều có thể nhận thức được, thông báo cho Chỉ số LEADS.  LEADS không chỉ định trọng số cao hơn hoặc thấp hơn cho các quốc gia có hệ sinh thái logistics phát triển nhiều hay ít.  Nó tạo cơ sở cho các bang xem xét các trạng thái với các bang khác hoạt động trong bối cảnh tương tự, từ đó có thể so sánh hiệu suất và xác định các lĩnh vực trọng tâm để lập kế hoạch và cải thiện hiệu suất logistics tốt hơn. 2.

Phương pháp đo lường Logistics Ease Để đo lường Logistics Ease của Ấn Độ, Nghiên cứu đã trải qua 3 giai đoạn: Xác

định các chỉ số của Logistics ease; Thu thập và lựa chọn dữ liệu; Xử lý, phân tích dữ liệu. 5

2.1.

Xây dựng chỉ số của Logistics Ease Để xác định thước đo tiềm năng của Logistics Ease, Đội Nghiên cứu đã tiến hành

nghiên cứu thực nghiệm về chuỗi giá trị logistics cho thương mại trong nước và quốc tế đối với một số mặt hàng. Kết quả là chỉ ra được 3 yếu tố ảnh hưởng chính của logistics ease:  Cơ sở hạ tầng cố định về mặt vật lý tạo điều kiện cho vận chuyển, xử lý và lưu trữ hàng hóa qua các phương thức vận tải bao gồm mạng lưới đường bộ, đường ray, cảng / sân bay / bến cảng khô, xe tải, toa xe, tàu thuyền.  Dịch vụ: Các nhà cung cấp dịch vụ vận hành cơ sở hạ tầng logistics hoặc cung cấp các dịch vụ liên kết khác như giao nhận vận tải, đại lý hải quan.  Môi trường hoạt động và điều tiết được cung cấp bởi cả chính quyền trung ương và chính phủ, ảnh hưởng đến các quy trình và hệ thống trong toàn bộ hệ sinh thái logistics. Các chỉ số để đánh giá Logistics ease được xác định dựa theo ba yếu tố trên. Sau khi nghiên cứu thực nghiệm, để có được chỉ số LEADs , nghiên cứu đã xem xét các tài liệu học thuật có sẵn về các giả thuyết ban đầu, ý tưởng ban đầu để xác định cấu trúc cho việc đánh giá hiệu suất Logistics cũng như phải xem xét các nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh / hiệu suất được quốc tế chấp nhận liên quan đến thương mại và vận tải . Sau quá trình đó, các chỉ số được sử dụng để đánh giá Logistics ease đã được xác định. Cuối cùng, các chỉ số được xác định sẽ trải qua bước xác nhận của các chuyên gia trong ngành bao gồm các nhân vật chủ chốt trong chuỗi giá trị Logistics. So với bộ chỉ số được áp dụng cho LEADS 2018, LEADS 2019 đã có một vài sửa đổi để mang lại sự tập trung hơn vào các khía cạnh này. Vậy quá trình xác định chỉ số LEADS đã xác định được các chỉ số chính sau: 6

Cơ sở hạ tầng:  Sự sẵn có của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và logistics  Chất lượng của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và logistics. Dịch vụ:  Chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ Logistics.  Sự dễ dàng sắp xếp logistics ở giá cạnh tranh.  Tính kịp thời của việc giao hàng.  Sự d...


Similar Free PDFs