Tiểu-luận-lscht - Tiểu luận cuối kì lscht kinh tế PDF

Title Tiểu-luận-lscht - Tiểu luận cuối kì lscht kinh tế
Author Đào Hồng
Course Lịch sử các học thuyết kinh tế
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 20
File Size 288.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 100
Total Views 1,064

Summary

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Lịch sử học thuyết kinh tế (ECO06A)Đ Ề TÀI : 07“ Phân tích quan điểm của trường phái trọng nôngvề ngành nông nghiệp. Vận dụng để nêu giải pháp choquá trình CNH – HDH nông nghiệp, nông thôn ViệtNam hiện nay”Giảng viên hướng...


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Lịch sử học thuyết kinh tế (ECO06A)

Đ Ề TÀI: 07 “ Phân tích quan điểm của trường phái trọng nông về ngành nông nghiệp. Vận dụng để nêu giải pháp cho quá trình CNH – HDH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay”

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp Mã sinh viên

: : : :

Phạm Thanh Hiền Vũ Thị Hồng Đào 211ECO06A30 23A4030078

Hà nội, ngày tháng năm 2020 MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội, nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau hệ thống các quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản dưới hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Từ những tư tưởng thời cổ đại đến đỉnh cao là học thuyết Marxism do Marx và Anghen sáng lập đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế nhân loại. Trong đó, học thuyết có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì phải kể đến chủ nghĩa trọng nông. Tuy còn những hạn chế nhất định do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển của xã hội đương thời và nhận thức còn mang tính chủ quan cá nhân, nhưng không thể phủ nhận rằng chủ nghĩa trọng nông đã đánh dấu một bước trưởng thành lớn của phái trọng nông. Đúng như Marx đã nhận xét: “ Phái trọng nông đã chuyển việc nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp, và do đó đã đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất TBCN”. Đặc biệt như chúng ta đã biết, Việt Nam là đất nước phát triển từ nông nghiệp thì những giá trị, tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng nông lại có ý nghĩa tích cực trong việc vận dụng, xây dựng những chính sách, nguyên lý phát triển cho nền kinh tế. Bài học, kinh nghiệm của những thành công phát triển nông nghiệp và nông thôn ở một số quốc gia phát triển là rất có ý nghĩa đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên để hiện thực hóa được hình ảnh của nông nghiệp, nông thôn ở các nước đamng phát triển là quá trình lâu dài và phức tạp. Lâu dài vì trình độ phát triển nông nghiệp hiện còn đang thấm kém, và sự chênh lệng giữa đô thị và nông thôn không phải là một khoảng cách ngắn, Phức tạp vì vừa phải định hình cái tương lại, vừa phải cải tạo hiện hữu. Để thực hiện được điều đó, một trong những nhiệm vụv quan trọng hàng đầu là phải thực hiện thành công CNH- HDH nông nghiệp, nông thôn.

Từ những điều trên, em đã quyết định chọn đề tài 07: Phân tích quan điểm của trường phái trọng nông về ngành nông nghiệp. Vận dụng để nêu giải pháp cho quá trình CNH-HDH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm sáng tỏ quan điểm của trường phái trọng nông về ngành nông nghiệp, từ đó vận dụng để nêu giải pháp cho quá trình CNH-HDH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích chi tiết những quan điểm của trường phái trọng nông về ngành nông nghiệp. Liên hệ thực tiễn đối với quá trình CNHHDH của Việt nam hiện nay, đưa ra những nhận xét các nhân về những đường lối hiện nay mà Đảng và nhà nước đã áp dụng, từ đó nêu ra được nhiệm vụ của bản thân và bài học rút ra. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm của chủ nghĩa trọng nông về nghành nông nghiệp, quá trình CNH-HDH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về quan điểm trọng nông từ khi ra đời và được Đảng áp dụng đến nay. Phạm vi trên tòan lãnh thổ Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Dựa vào các hệ thống quan điểm của trường phái trọng nông về nghành nông nghiệp Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp lịch sử, phân tích – tổng hợp, phương pháp diễn dịch quy nạp, phương pháp tư duy logic. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Đề tài nghiên cứu này làm rõ những quan điểm kinh tế của chủ nghĩa trọng nông. Cho ta thấy được vai trò to lớn của chủ nghĩa trọng nông đối với sự phát triển của nền kinh tế nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Những quan điểm của chủ nghĩa trọng nông đã giúp Việt Nam xây dựng được những chính sách thực tế cho quá trình CNH-HDH, từ đó

chúng ta có thể đưa ra những quan điểm cá nhân nhất đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG NÔNG 1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của trường phái trọng nông Vào giữa thế kỉ XVIII, chủ nghĩa tư bản nói chung và chủ nghĩa nước Pháp nói riêng đã nhận ra một vấn đề thực tế là chỉ dựa vào lý thuyết ttrong thương thì không thể giải quyết được vấn đề phát triển kinh tế. Hơn nữa chủ nghĩa trọng thương Pháp với chính sách cực tả của Colbert đã làm phá sản nền sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi phải có một cách nhìn mới, một lý luận mới mở đường cho nền kinh tế phát triển. Đó là những đòi hỏi bức xúc cho nền kinh tế trọng nông pháp ra đời. Chủ nghĩa trọng nông đã ra đời dựa trên những tiền đề kinh tế, xã hội như sau: Thứ nhất, quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy đã kết thúc, xã hội bắt đầu bước vào quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản sinh ra trong lòng chủ nghĩa phong kiến, tuy chưa làm được cách mạng tư sản lật đổ phong kiến, nhưng sức mạnh kinh tế của nó rất lớn, đặc biệt là nó muốn cách tân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đòi hỏi phải có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Thứ hai, sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗi thời, mâu thuẫn sâu sắc với xu thế đang lên của chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải có lý luận giải quyết mâu thuẫn đó. Thứ ba, học thuyết trọng thương với tư tưởng chủ đạo là đề cao vai trò của tiền và thương nghiệp đã tỏ ra lỗi thời, bế tắc, cản trở tư bản sinh lời từ nội địa, từ sran xuất,.. đòi hỏi cần đánh giá lại quan điểm đó. Thứ tư, ở Pháp lúc này có tình hình đặc biệt, là lẽ ra đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương sẽ mở đường cho công trường thủ công phát triển thì lại khuyến khích chủ nghĩa trọng nông ra đời. Sự phát triển của nông nghiệp pháp

theo hướng kinh tế chủ trại, kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản chủ nghĩa chứ không gò bó phát canh thu tô như trước. Tóm lại, chủ nghĩa trọng nông ra đời trong bối cảnh lịch sử đó , đã góp phần tìm kiếm con đường giải phóng lực lượng sản xuất nông nghiệp. 1.2. Các đại biểu tiêu biểu của trường phái trọng nông Francois Quesney ( 1694-1774): Là đại biểu xuấ sắc của trường phái trọng nông. Ông bắt đầu nghiên cứu kinh tế từ năm 1753 với quan điểm coi kinh tế như một cơ thể sống, trong đó của cải và hàng hóa lưu thông từ giai cấp này đến giai cấp khác. Những tư tưởng kinh tế lớn của ông là lý luận về sản phẩm ròng, biểu kinh tế và trật tự tự nhiên. Turgot ( 1727-1781): Ông là một nhà tư tưởng lỗi lạc, là người có tầm mắt tư sản tốt nhất của trường phái trọng nông. Ông đề xuất nhiều chính sách nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho người sản xuất nông nghiệp như: tự do lưu thông ngũ cốc, khuyến khích trồng khoai tây,...Cùng nhiều đại diện tiêu biểu khác. 1.3. Nội dung tư tưởng kinh tế của trường phái trọng nông về nông nghiệp Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước đặc biệt là thời kì khi công nghiệp còn chưa phát triển. Nếu như chủ nghĩa trọng thương cho rằng thương nghiệp mới tạo ra giá rị thì các nhà tư tưởng thuộc trường phái trọng nông lại đề cao vai trò của sản xuấ nông nghiệp, cho rằng nguồn gốc của của cải là từ trong nông nghiệp vì chỉ có nông nghiệp mới tạo ra của cải. Chủ nghĩa trọng nông đã phê phán gay gắt những tư tưởng kinh tế phiến diện của trường phái trọng thương, cho rằng không phải “ phi thương bất phú” với lý do: Hoạt động thương nghiệp chỉ là hoạt động phục vụ tiêu dùng chứ không làm tăng thêm giá trị, nghĩa là không đem lại giàu có cho xã hội. Vì vậy trường phái trọng nông lại cho rằng phi nông mới là bất phú vì chính ngành nông nghiệp mới sản xuất ra lương thực, thực phẩm- của cải vật chất chính yếu và là nguồn gốc của sự giàu có. Chủ nghĩa trọng nông đã chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đánh giá cao vai trò của nông nghiệp. Cho rằng chỉ có lao động

nông nghiệp mới là lao động có ích và là lao động sinh lời, muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp. Trong học thuyết về sản phẩm ròng-học thuyết trung tâm của hệ thống lý luận trọng nông,các nhà trọng nông đã đưa ra quan điểm rằng: Chỉ ngành sản xuất nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng, đó là vật tặng tư nhiên cho con người chứ không phải do quan hệ xã hội. Nông nghiệp mới là ngành sản xuất duy nhất, chỉ có lao động trong nông nghiệp mới là lao động sản xuất còn lao động trong ngành khác là lao động không sinh lời vì nó không tạo ra sản phẩm thuần túy. Quan điểm này cũng chính là hạn chế về mặt lịch sử của trường phái trọng nông. Chủ nghĩa trọng nông là tư tưởng kinh tế đầu tiên đề ra quy luật “sự giảm dần sản phẩm đất đai”, theo đó, sự tăng thêm lao động vào đất sẽ dẫn đến một giới hạn mà sau đó là sự giảm dần của năng suất lao động. Trong cuộc đấu tranh với phái trọng thương, phái trọng nông đã đề ra cương lĩnh kinh tế của họ nhằm phát triển kinh tế, trước hế về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Theo họ, Nhà nước cần khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đầu tư càng lớn thì thu nhập của người dân càng tăng. Đồng thời cũng nêu lên vấn đề hoạt động từ cá thể riêng lẻ bằng việc tập trug xấy dựng đất đai thành các đồn điền, đưa nông nghiệp đi vào làm ăn lớn để chuyển từ nông nghiệp tiểu nông mang tính chất phong kiến sang nền nông nghiệp theo tư bản chủ nghĩa để có năng xuất lao động ngày càng cao. Tóm lại, chủ nghĩa trọng nông đã bênh vực nền nông nghiệp kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, quan điểm chỉ có nông nghiệp mới tạo ra của cải cho xã hội, phê phán tư tưởng quá coi trọng tiền bạc và thương nghiệp của chủ nghĩa trọng thương. 1.4. Ưu điểm và hạn chế 1.4.1. Ưu điểm So với chủ nghĩa trọng thương thì chủ nghĩa trọng nông đã đạ được những bước tiến bộ đáng kể trong phát triển khoa học kinh tế: Chủ nghĩa trọng nông đã phê phán chủ nghĩa trọng thương một cách sâu sắc và khá toàn diện, “ công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã

phân tích tư bản trong giới hạn tầm mắt tư sản. Chính công lao này mà họ đã trở thành người cha để của kinh tế chính trị hiện đại”. Phái trọng nông đã chuyển nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp, như vậy họ đã đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa trọng nông nghiên cứu quá trình sản xuất không chỉ là quá trình sản xuất riêng biệt đơn lẻ, mà quan trọng hơn họ biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất toàn bộ xã hội. Lần đầu tiên tạo ra một hình ảnh có hệ thống và mô hình hóa nền kinh tế thời của họ, đây là nền móng cho sơ đồ tái sản xuất của Mác sau này. Họ đã đặt nền móng gợi mở cho nhiều vấn đề có giá trị đến ngày nay như: tôn trọng vai trò tự do của con người, đề cao tự do kinh doanh, tự do buôn bán,... Tóm lại, chủ nghĩa trọng nông là bước trưởng thành trong tư duy lý luận, trong phương pháp tiếp cận các hiện tượng kinh tế, phản ánh một giai đoạn mới trong sự phát triển của các tư tưởng kinh tế. 1.4.2. Hạn chế Tuy rằng chủ nghĩa trọng nông đã có nhiều ưu điểm nổi bật so với các học thuyết cũ thì còn một vài hạn chế sau: Chủ nghĩa trọng nông chỉ coi nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất, là nguồn gốc của sự giàu có chứ chưa thấy vai trò của ngành công nghiệp. Họ chưa hiểu được thực tế giá trị tự nhiên nên chưa hiểu giá trị thặng dư, chỉ dừng lại ở sản phẩm ròng do đất đai đem lại mà thôi. Chưa thấy được mối quan hệ thống nhất giữa sản xuất và lưu thông, trong quan điểm còn chưa cả yếu tố khoa học và tầm thường. Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản thông qua các phạm trù: sản phẩm thuần túy, tư bản, lao động sản xuất,..nhưng chưa phân tích được các khái niệm cơ sở như: hàng hóa, giá trị, tiền tệ, lợi nhuận. Vì vậy Mác đã nhận xét họ là “ mưu toan xây dựng lâu đài của mình từ trên nóc”.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG VÀO QUÁ TRÌNH CNH-HDN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Khái niệm về CNH-HDH nông nghiệp, nông thôn CNH-HDH nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo định hướng sản xuất lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và nông thôn. Thực chất CNH-HDH nông nghiệp và nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển công nghiệp nông thôn mà bao gồm toàn bộ cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn với nền sản xuất công nghiệp. 2.2. Vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH-HDH ở Việt Nam hiện nay Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm… để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. Sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với đời sống cũng như hoạt động kinh tế của con người: nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến thực phẩm mà nông nghiệp còn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp, nông thôn còn cung cấp một phần vốn để thực hiện công nghiệp hóa. Đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để có thể công nghiệp hóa thành công, đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề, do đó nguồn vốn cần thiết để duy trì vô cùng lớn. Là nước nông

nghiệp, thông qua việc xuất khẩu nông sản, nông nghiệp và nông thôn có thể góp phần giải quyết được vấn đề này. Chính từ những lí do đó mà đòi hỏi bức thiết hiện nay chính là CNH-HDH nông nghiệp, nông thôn nước ta. CNH-HDH nông nghiệp nông thôn còn là giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, đặc biệt là vấn đề việc làm nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu xa, địa bàn, vùng dân tộc hẻo lánh, chiến lược an ninh,..nhằm khai thác các nguồn lực tối đa để đẩy nhanh quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, với kết cấu dân số gồm hơn 80% dân số làm nông nghiệp ở thời điểm bắt đầu tiến hành CNH – HĐH, chính vì vậy phát triển nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của nước ta hiện nay. Tại văn kiện Đại hội Đảng nhấn mạnh: “Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Tóm lại, vấn để thực hiện CNH-HDH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay là vô cùng cần thiết, bởi nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó cầnn đẩy mạnh tốc độ để kéo ngắn với mục tiêu quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. 2.3. Vận dụng quan điểm của trường phái trọng nông về ngành nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được Đảng ta xác định là: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình

độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Đảng và nhà nước ta đã vận dụng những tư tưởng, cương lĩnh của Chủ nghĩa trọng nông để đề ra những chủ trương, gỉai pháp cho quá trình CNH-HDH nông nghiệp, nông thôn nước ta: Thứ nhất , chú trọng phát triển nông nghiệp: Việt Nam hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp, vì vậy nên ngay từ đầu chính phủ đã xác định rõ ràng rằng, nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn trong nền kinh tế nước nhà, đồng thời kiến nghị Nhà nước nên đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhiều hơn. Trong những năm qua, Nhà nước đã rất quan tâm và tiến hành hàng loạt các biện pháp như tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, công tác bảo vệ cây trồng vật nuôi. Do đó nên năm 2020, nghành nông nghiệp Việt Nam đã vượt bão về đích, hoàn thành và vượt kế hoạch 4/5 chỉ tiêu, đặc biệt là xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đạt kết quả ngoạn mục trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Kết quả đạt được các chỉ tiêu tổng hợp năm 2020 cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,65%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD; Trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; Thu nhập của người dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người/năm. Thứ hai , Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, kĩ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Với chủ trương chung là trang bị kĩ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại, từng bước cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, thủy lợi hóa, điện khí hóa, phát triển công nghệ sinh học… đã góp phần giải phóng sức lao động của con người, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng vật nuôi, cây trồng. Nhà nước cũng đã chủ trương tăng đầu tư từ ngân sách và đa dạng hóa các nguồn vốn để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch. Theo báo cáo năm 2020, các tiến bộ về khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá

trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%,...). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%). Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực cho CNH-HDN nông nghiệp, nông thôn. Cần nâng cao trình độ dân trí cho dân cư nông thôn, đặc biệt là đối với lực lượng lao động, mà điều này chỉ có được khi tác động tích cực đến hệ thống đào tạo giáo dục các cấp. Việc phổ cập giáo dục cho dân cư nông thôn là điều kiện đầu tiên tạo cho nông dân khả năng tiếp cận với những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trên thế giới, từ đó cho phép họ nâng cao năng suất canh tác, năng suất lao động. Thứ tư, hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của cả nước. Khép kín quy trình sản xuất, đóng gói, bảo quản nông sản theo hướng đồng bộ nhanh chóng quá trình CNH-HDH nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, Nhà nước còn áp dụng một số chính sách về thuế và thu nhập. Trong 20 năm thực hiện chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho thấy, tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp miễn, giảm dự kiến đến hết năm 2020 khoảng 7.438,5 tỷ đồng/năm. Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là giải pháp có tác động lớn, quan trọng góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong từng thời kỳ; góp phần hỗ trợ trực tiếp người nông dân, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khuyến khích tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HDH. 2.4. Tác động của quan điểm trường phái trọng nông trong quá trình CNH-HDH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 2.4.1. Tích cực

Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đặt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn bao trùm, toàn diện. Hiện nay, Chính phủ đã thực hiện c...


Similar Free PDFs