TIỂU LUẬN MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM PDF

Title TIỂU LUẬN MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Course Triết học Mac Lenin
Institution Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Pages 15
File Size 424.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 102
Total Views 170

Summary

Download TIỂU LUẬN MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM TÊN ĐỀ TÀI: ĐẶC TRƯNG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên: HUỲNH THÙY TÂM Mã số sinh viên: 21601090 Lớp: Sư phạm Ngữ Văn K21 Lớp học phần: Sư phạm Ngữ Văn K21 Giảng viên: Cô Buôn Krông Thị Tuyết Nhung

Đắk Lắk, 12/2021

Lời cảm ơn Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Tây Nguyên. Mặc dù đang phải đối mặt với cơn đại dịch Covid-19 diễn ra hết sức căng thẳng và phức tạp, nhưng nhà Trường cùng quý Thầy, Cô đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành việc thi kết thúc học phần môn “CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” một cách tốt nhất và hiệu quả nhất có thể bằng phương pháp viết tiểu luận. Đối với một Tân sinh viên còn chân ướt chân ráo như em cần học hỏi và trao dồi kinh nghiệm thêm rất nhiều, nhờ phương pháp này mà em có thể tìm hiểu và nghiên cứu sâu rộng hơn về học phần mà em đã được học. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn trân tình nhất đến với Giảng viên bộ môn - Cô Buôn Krông Thị Tuyết Nhung. Trong suốt quá trình học tập em đã nhận được sự động viên, quan tâm giúp đỡ tận tình, tâm huyết từ Cô. Cô luôn truyền cảm hứng học tập với em ngay từ những bữa học đầu tiên cho đến những phút cuối cùng của tiết học. Thông qua bài tiểu luận này em xin đúc kết lại những gì em đã tiếp thu được trong suốt quá trình học vừa qua. Kiến thức thì vô hạn không có điểm dừng, còn sự tiếp nhận của mỗi người thì lại khác nhau, luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do vậy trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận chắc chắn em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Bản thân em mong nhận được những lời góp ý của Cô để em có thể rút ra kinh nghiệm, cũng như làm bước đệm cho những tiền đề sau này. Lời cuối cùng, em xin kính chúc Cô thật nhiều sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Để có thể luôn mang đến nhiều bài học hay cho sinh viên chúng em, dẫn dắt chúng em là những nhà giáo tương lai của đất nước. Để nền giáo dục đất nước nhà ngày một cải thiện và tân tiến hơn. Đắk Lắk, ngày 22 tháng 12 năm 2021 Sinh viên Huỳnh Thùy Tâm Đề số 7: 1

1. Hãy phân tích đặc trưng giao tiếp của người Việt Nam, là một công dân Việt Nam, khi giao tiếp anh (chị) cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. 2. Ở địa phương anh chị đã vận dụng loài hình nào của văn hóa Việt Nam trong phát triển du lịch chưa? Nếu có, hãy trình bày hiểu biết của mình về thực trạng đó. Nếu chưa thì anh, chị hãy trình bày dự kiến của mình để phát huy giá trị văn hóa Việt Nam trong thực tiễn. Phần thứ nhất: Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Là nơi di cư của rất nhiều sắc tộc. Có thể nói rằng người Việt ta mang bản sắc Châu Á, thế nhưng lại có nhiều điểm riêng biệt so với các quốc gia trong khu vực nơi này. Đất nước ta được biết đến là một quốc gia đông dân và đa ngôn ngữ, dân số đứng thứ 15 trên thế giới, là nơi hội tụ của 54 sắc tộc anh em và khoảng hơn 90 ngôn ngữ khác nhau. Đây là lý do tại sao em lại nghiên cứu về vấn đề này? Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số đều có tiếng mẹ đẻ và chữ viết của riêng mình. Hiện nay chúng ta đang bước vào thời kì hiện đại hóa - công nghiệp hóa, hội nhập nền kinh tế thế giới thì nhu cầu về tri thức của con người ngày càng được mở rộng và nâng cao hơn, kiến thức ngày càng nhiều con người không chỉ cần biết một mà phải biết mười. Bởi vậy chúng ta phải luôn nổ lực học hỏi, việc học giúp ta chọn lọc thông tin. Ngày xưa chỉ cần biết viết, biết đọc. Còn ở thời nay như vậy là chưa đủ, mà phải biết vận dụng thông tin vào cuộc sống, giao tiếp với mọi người, phát triển ngôn ngữ của mình. Các dân tộc chung sống với nhau trên cùng một lãnh thổ cần tôn trọng phong tục tập quán, ngôn ngữ của nhau. Hết thảy mọi dân tộc anh em trên khắp mọi miền tổ quốc này luôn thể hiện được bản sắc văn hóa của người Việt Nam ta là luôn coi trọng giao tiếp và rất thích giao tiếp với nhau. Cái đẹp trong văn hóa ứng xử được hình thành trong khi ta giao tiếp, đã được cha ông ta lưu truyền từ bao đời nay. Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhất định thế nhưng giao tiếp vẫn luôn giữ vững tầm quan trọng để hàn gắng mọi người chúng ta vào nhau. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam đó là vừa thích giao tiếp vừa rụt rè. Văn hóa giao tiếp của chúng ta luôn lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. Giúp cho mọi người thấy rõ tầm quan trọng của “Đặc trưng giao tiếp”. Là những lời nói để giúp người nghe hiểu được những dự định của chúng ta để có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Truyền tải đuộc những câu chuyện, thông điệp mà chúng ta muốn nói đến.

2

1.3. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu, thực trạng Tiếng Việt trong giao tiếp, các tài liệu khoa học tức là sách tham khảo, đề cương bài giảng, báo chí. Các website có liên quan để đúc kết các nội dung cần thiết chủ yếu là thu thập tài liệu từ đời sống thực tiễn Các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ. Phần thứ 2: Nội dung Câu 1: 2.1. Khái quát chung về giao tiếp 2.1.1. Khái niệm về giao tiếp:  Giao tiếp là kỹ năng mềm, một hoạt động thường nhật diễn ra mọi lúc mọi nơi, là cầu nối gắn kết mọi người xích lại gần bên nhau, giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ lời nói hoặc thủ ngữ (ngôn ngữ ký hiệu tay) để diễn đạt những suy nghĩ, cảm nhận của chúng ta một cách minh bạch và thuyết phục nhất có thể.  Giao tiếp gồm nhiều yếu tố, ví dụ như là trao đổi thông tin, tri giác và tìm hiểu giữa người này với người kia để đạt được mục tiêu. 2.1.2. Chức năng của giao tiếp:  Giao tiếp giữ chức năng thu nhận và trao đổi thông tin để truyền đạt những gì mình muốn đề cập đến.  Giao tiếp còn là nơi giao lưu, lưu giữ tình cảm, tư tưởng, để phát triển bản thân ngày một sống tình cảm hơn.  Thể hiện rõ ràng qua việc con người nhận thức và đánh giá chính bản thân mình trên cơ sở đánh giá người khác thông qua giao tiếp.  Nếu không giao tiếp chúng ta sẽ không biết được những gì mình làm xã hội có chấp nhận được hay không, có đúng với những gì xã hội đang cần và phát huy hay không.  Để duy trì một cách hiệu quả và lưu loát khi giao tiếp thì ta cần phải rèn luyện một cách thật sự nghiêm túc. 2.1.3. Mục đích của giao tiếp:  Là điều kiện để tồn tại trong xã hội: Nếu không giao tiếp con người chúng ta sẽ ra sao, làm quen nhau bằng cách nào, xã hội sẽ ra làm sao. Một tổ chức, một tập thể để hoạt động thống nhất rất cần giao tiếp. Mọi người sẽ cùng phối hợp với nhau để hoạt động nhằm đạt được mục đích chung. Thông qua giao tiếp con người sẽ cảm nhận 3

được các tiêu chuẩn đạo đức như tinh thần trách nhiệm, sự bao dung, khiêm nhường.  Dẫn đến sự thành công: Ở thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, tiên tiến hơn rất nhiều, sự cạnh tranh cũng ngày một gay gắt hơn. Chỉ giỏi về chuyên môn, sáng tạo thôi là chưa đủ, đó mới chỉ là điều kiện cần. Để có thể thăng tiến, để gặt hái được nhiều thành công thì phải giao tiếp thật thông minh và khéo léo là một trong những điều kiện đủ. 2.2 Phân tích đặc trưng giao tiếp của người Việt Nam 2.2.1 Đặc điểm giao tiếp của người Việt Nam  Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam luôn đặc tình cảm lên hàng đầu: Đất nước ta vốn dĩ là một nước có nền nông nghiệp lúa nước từ bao đời nay đều đó thể hiện tính làng xã sớm, con người rất coi trọng các mối quan hệ với mọi thành viên trong cộng đồng. Người Á Đông nói chung hay Việt Nam nói riêng rất coi trọng chữ tình bởi vậy được ai giúp đỡ một lần là luôn ghi nhớ để trả ơn, đặc biệt rất quan trọng tình nghĩa  Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam đó là vừa thích giao tiếp vừa rụt rè: Thái độ giao tiếp là vừa thích giao tiếp vừa rụt rè hai tính cách này trái ngược nhau, nhưng không hề mâu thuẫn nhau. Điều đó thể hiện tính linh hoạt trong giao tiếp của dân ta. Ông bà ta đã có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” bởi vậy lời chào hỏi rất quan trọng. Người Việt chúng ta thích giao tiếp rộng rãi, thích gặp gỡ, sống có lý có tình. Khi tiếp khách người Việt ta rất ân cần chu đáo, xởi lởi, “Khách đến nhà không gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm không bằng đói bữa” luôn dành những món ngon nhất, thịnh soạn nhất để biếu và đãi khách, phải làm sao cho khách hài lòng, dù cho gia cảnh lúc đó có khó khăn đến đâu đi chăng nữa. Tính hiếu khách này càng được thể hiện rõ ở các làng quê, những nơi hẻo lánh xa xôi trên đất Việt. Không những chỉ quan tâm đến khách, mà người Việt còn quan tâm đến gia đình và các mối quan hệ xung quanh khách. Nhìn chung khách được ưu tiên. Bên cạnh thích giao tiếp thì người Việt Nam khá rụt rè, e ngại. Khi ở trong cộng đồng của mình thì chúng ta có thể nói rất nhiều, hết sức tự nhiên. Nhưng khi ra khỏi ranh giới ấy thì thấy thật khác biệt, cần phải có thời gian để làm quen và tìm hiểu nhau.  Trong giao tiếp người Việt luôn ưa sự tế nhị, ý tứ, cũng như thích sự hòa thuận: “Miếng trầu làm đầu câu chuyện” bởi đó chính là sự tử tế trong giao tiếp. Người Việt Nam rất tệ nhị, ý tứ trong lối sống trọng 4

tình, lối tư duy trong các mối quan hệ, luôn tôn trọng lẫn nhau. “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” điều này cho thấy rằng trước khi nói một câu nói nào đó ta cần phải suy nghĩ thử xem câu nói mà ta chẩn bị phát ra có khiến người khác buồn lòng hay không, có phù hợp hay không, phải ăn nói sao cho văn minh và không làm mắc lòng người khác. Khi giao tiếp với mọi người xung quanh con người chúng ta rất từ tốn. Lối giao tiếp của người Việt ta rất khác biệt không như các nước phương Tây là đi thẳng vào vấn đề cần nói, mà chúng ta thì có thói “Vòng vo tam quốc” cũng bởi chính sự vòng vo ấy đã tạo nên sự đắn đo cân nhắc khiến cho người Việt ta thiếu đi sự quyết đoán. Ở một góc cạnh khác người Việt Nam mình luôn có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, luôn phát huy sự giao lưu học hỏi, không có xung đột, lịch sử nước ta chưa hề có chiến tranh xung đột giữa các sắc tộc, đó là một điều rất đáng tự hào. Ở phương diện rộng hơn Việt Nam có quan hệ hòa bình hữu nghị với nhiều nước trên thế giới. Qua đây ta có thể thấy được rằng người Việt ta rất yêu chuộng sự hòa thuận, hòa bình. Đó là một đức tính rất đáng ngợi khen.  Trong giao tiếp người Việt Nam có một đặc điểm là coi trọng danh dự: Danh dự gắn liền với năng lực giao tiếp, lời nói rất quan trọng tạo nên tiếng tăm, truyền từ người này đến người kia. Chính vì coi trọng danh dự mà đôi khi lại mắc bệnh sĩ diện. Ở các vùng nông thôn sự coi trọng sĩ diện càng được thể hiện rõ ràng.

2.2.2. Ngôn ngữ Tiếng Việt trong giao tiếp:  Nguồn gốc của ngôn ngữ và tầm quan trọng của Tiếng Việt: Ngôn ngữ của một dân tộc nảy sinh do nhu cầu giao tiếp trong cộng đồng. Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa, xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp. Ở mỗi quốc gia đa sắc tộc, luôn song hành nhiều tiếng nói khác nhau, tiếng Việt cũng là ngôn ngữ chính thức tại đất nước ta. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng hơn 85% dân số và hơn 4 triệu Kiều bào trên khắp thế giới. Là ngôn ngữ thứ hai của các đồng bào anh em và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Tiếng Việt thể hiện rõ rệt thái độ, tính cách giao tiếp trong cộng đồng. 5

 Hiện tượng ngôn ngữ tuổi “Teen”: Hiện nay do thời đại công nghệ phát triển, công nghệ thông tin ngày một hiện đại và tân tiến. Giới trẻ ngày càng có xu thế “bóp méo” Tiếng Việt một cách phũ phàng. Nhiều nhất là các bạn trẻ đang độ tuổi đôi mươi thường sử dụng ngôn ngữ “lạ” khi nhắn tin điện thoại cũng như phát âm thành tiếng, đã làm mất đi vẻ đẹp trong sáng của Tiếng Việt. 2.3. Là một công dân Việt Nam khi giao tiếp anh (chị) cần làm để giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam? 2.3.1. Những thay đổi ngày nay:

 Xét về mặt lịch sử và đặc trưng văn hóa, văn hóa đất nước ta không hề xa lạ với sự giao lưu, tiếp nhận, tác động lẫn nhau của nền văn hóa các nước. Ngay lúc này đây toàn cầu hóa hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh và mạnh mẽ. Sâu sắc hơn nữa không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà còn lan tỏa, xâm nhập thêm qua các lĩnh vực khác như đời sống, xã hội, môi trường đến giáo dục, văn hóa. Bởi những quá trình hội nhập này mà khiến cho bản sắc văn hóa nước nhà ngày một thay đổi nhiều hơn. Không ít người thường nhấn mạnh yêu cầu bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xin lưu ý rằng không đơn thuần chỉ là vấn đề bảo vệ mà còn phải ra sức phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình trình giao lưu, hợp tác văn hóa, phát triển bản thân mình hơn, phong phú hơn, ngày một hiện đại hơn. Để có thể chủ động trong quá trình giao tiếp và tiếp nhận.  Về mặt địa lí: Lãnh thổ đất nước ta có nhiều đặc điểm thuận lợi là nằm trên vùng đất có sự giao thoa, thâm nhập lẫn nhau của nhiều nền văn hóa nước bạn. Từ những đặc điểm này mà trong toàn bộ quá trình phát triển của mình, văn hóa Việt đã tạo nên nhiều nét độc đáo và trưởng thành hơn rất nhiều, đó là những giá trị rất đặc biệt. Tính thống nhất và tính đa dạng đã trở thành đặc trưng của văn hóa Việt Nam, dân tộc Việt Nam bao gồm 54 dân tộc cùng chung sống. 6

2.3.2. Là một học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cần phải làm những đều sau đây để giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam: Bản sắc văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi một quốc gia. Bản sắc văn hóa chính là hồn cốt. Một đất nước có giữ gìn được văn hóa mới giữ được đất nước. Có thể thấy rằng suốt bốn nghìn năm Bắc thuộc, người phương Bắc luôn muốn đồng hóa con dân Đất Việt để biến nước ta thành tay sai của chúng. Những danh lam thắng cảnh, ẩm thực đậm đà hương vị dân tộc đã đem đến lòng tự hào. Cuối cùng hàng trăm quốc gia trên thế giới thì bản sắc văn hóa chính là cái riêng biệt và không thể hòa lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác.  Khi còn là học sinh – sinh viên: Em cần phải tìm hiểu những bản sắc văn hoá vốn có của dân tộc, gìn giữ và phát huy với bạn bè năm châu, quốc tế. Em cần phải đặc trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và không ngừng tích cực trao dồi thêm hiểu biết của mình về nền văn hóa của nước nhà. Có thể thấy, thế hệ trẻ hôm nay những người dễ dàng tiếp thu sự mới lạ là những người quyết định đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân đóng góp một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho tổ quốc. Để bản sắc dân tộc không bị mai một và thái hóa thì ý thức về giá trị văn hóa dân tộc phải ăn sâu vào trong con tim của mỗi người chúng ta, người dân máu đỏ da vàng. Đồng thời chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm xấu đi bản sắc văn hóa dân tộc, cần có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động vô bổ đang được lan truyền với tốc độ chống mặt trong xã hội ngày nay.  Đến khi trưởng thành: Đã là cha mẹ, bậc tiền bối đi trước, ta cần dạy lại cho con cháu mình những gì ta đã tiếp thu và học hỏi được, bản sắc văn hóa của dân tộc ta đã được hình thành từ những ngày xa xưa, trải qua hàng nghìn năm lịch sử ta vẫn luôn tự hào với truyền thống văn hóa lâu đời: “Em ơi em 7

Hãy nhìn rất xa Vào bốn ngàn năm Đất Nước” Trong suốt bốn ngàn năm ấy ông cha ta đã đem lại bao nhiêu là hoa trái của văn hóa. Chẳng có thể nào kể hết ra được, từ tình yêu quê hương đất nước cho đến công trình kiến trúc, tình yêu gia đình, con người. Mỗi thế hệ đều có một thời vàng son. Thời nào nó cũng đẹp, quan trọng là ta phải biết linh hoạt trước những thay đổi của cuộc sống, là mình thẳng thắn, chân thành, giàu lòng vị tha. Đó còn là sự đoàn kết tương thân tương ái. Câu 2: 2.1. Ở địa phương anh chị đã vận dụng loài hình nghệ thuật nào của văn hóa Việt Nam trong phát triển văn hóa du lịch chưa? 2.2.1. Các loại hình văn hóa:  Văn hóa vật thể: Có thể nói đến như nhạc cụ, tranh ảnh, kiến trúc, nghệ thuật là kết quả của các hoạt động sinh hoạt, thiết kế sáng tạo để cho ra các sản phẩm mang giá trị vật chất.  Văn hóa phi vật thể: Trái ngược hoàn toàn với văn hóa vật thể, là các giá trị văn hóa mang tính tinh thần, là những thứ mà chúng ta không thể chạm vào được, cầm nắm được mà chỉ có thể cảm nhận như là tuồng, chèo, ngâm, ca hát, các câu chuyện thần thoại, làn điệu nghệ thuật, ca dao tục ngữ, các hình thức diễn xướng. 2.2.2 Sơ lược về Đăk Lăk:  Nét độc đáo trên Cao Nguyên Đăk Lăk: Nằm ở vùng trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, vùng đất đầy nắng gió. Hai mùa, mùa mưa – mùa khô rõ rệt, là vùng đất đỏ bazan nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội của Việt Nam.

8 Trung tâm thành

Cao Nguyên đâắt đỏ bazan Thu hoạch cà phê

Ngày nay đến với Đăk Lăk ai cũng ngạc nhiên trước một hiện thực văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc của các dân tộc sống ở nơi đây. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên “Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” không những của Việt Nam mà của cả nhân loài.  Ở nơi đây có rất nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật như: Nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, thủ công, trang trí hoa văn, mỹ nghệ, trang phục, văn hóa ẩm thực. 2.3.1. Ở địa phương em đã sử dụng loại hình văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phát triển du lịch:  Di sản văn hóa, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, ngay sau khi được UNESCO vinh danh Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tích cực triển khai các biện pháp bảo tồn và phát huy giữ gìn. Các cộng đồng có văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thường xuyên thực hành di sản của mình trong các nghi lễ truyền thống, sự kiện văn hóa của địa phương cũng 9

như của khu vực, các địa phương đã tạo dựng được một đội ngũ nghệ nhân trẻ để truyền lại kinh nghiệm của thế hệ đi trước thông qua các lớp học cồng chiêng. Việc tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thi, hội diễn liên hoan ở tỉnh, khu vực và quốc tế đã góp phần giúp cho các nghệ nhân được thường xuyên biểu diễn, duy trì sự luyện tập, phát huy các khả năng vốn có, quý báu của dân tộc mình đặc biệt là có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm thiếu sót để bù trừ khuyết điểm cho nhau.  Đưa di sản thành tài sản: Hiện nay kinh tế xã hội ngày một được cải tiến và nâng cao hơn rất nhiều, đã và đang tạo ra sự biến đổi lớn về không gian, tác động sâu sắc đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Nếu bảo tồn chỉ dựa vào nguồn ngân sách hạn chế thì quá khó. Trong khi nếu biết huy động nguồn lực và mọi người trong cộng đồng cùng nhau chung tay thì sẽ hiệu quả và dễ hơn rất nhiều. Khi di sản được lan truyền rộng rãi đem đến cả vật chất lẫn tinh thần thiết thực cho cộng đồng thì người dân sẽ tự giác tham gia, giữ gìn và phát huy.

10

 Cồng chiêng sẽ được biểu diễn ở các nhà văn hóa buôn làng để du khách tham quan có thể đến thưởng thức, hoặc là các sân khấu lớn hơn. Có thể nói đây có lẽ cũng là một cái nghề, hoạt động dựa trên năng khiếu của bản thân để tạo ra những âm thanh để đem lại nguồn thu nhập cho bản thân. Đồng thời lôi kéo du khách đến với quê hương mình, để đất mẹ ngày một được biết đến nhiều hơn. Phần thứ 3: Kết luận Trong đời sống thường nhật giao tiếp không thể thiếu được, giao tiếp hết sức cần thiết và là yếu tố quan trọng để chúng ta có thể giao lưu tìm hiểu lẫn nhau. Cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, mạnh dạn nói ra những suy nghĩ của bản thân, tự tin làm quen với mọi người xung quanh, học hỏi những người có kinh nghiệm, luôn lắng nghe để thấu hiểu. Con người ta chỉ bộc lộ bản chất thật khi giao tiếp. Vì chẳng thể nhìn mặt mà bắt hình dong. Giao tiếp càng nhiều thì ta càng tự tin trước đám đông, dần dần sẽ hình thành thói quen tạo nên khiếu ăn nói làm 11

thuyết phục người nghe. Người có giao tiếp tốt sẽ có mối quan hệ rộng rãi, dễ dàng thăng tiến, dễ hòa nhập với mọi người để thấy rằng mình không bị cô lập giữa xã hội. Giao tiếp luôn song hành cạnh ta cả một đời người. Ngay từ khi biết nói chỉ là một em bé mới 2 – 3 tuổi thôi, cho đến khi nhắm mắt lìa đời thành cát bụi. Tóm gọn lại giao tiếp đem lại cho ta rất nhiều điều từ sự nghiệp cho đến tình cảm. Bên cạnh đó văn hóa vừa là nền tản tinh thần của xã hội đồng thời là mục tiêu để thúc đẩy kinh tế xã hội là nhân tố quyết định đến sự bền vững của một quốc gia dân tộc, là một lĩnh vực rộng lớn có liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, ở nhiều thời đại và nhiều giai đoạn lịch sử. Văn hóa của một dân tộc trước hết phải thể hiện được bản nét văn hóa riêng của dân tộc ấy. Góp phần giữ gìn các bản sắc văn hóa dân tộc. Dòng chảy toàn cầu hóa cùng với những nghịch lý của nó, mở ra những xu hướng cho các quốc gia thông qua sự giao văn hóa. Phải khẳng định rằng từ xưa nay bản sắc văn hóa dân...


Similar Free PDFs