Tiểu luận Nguyên lý thống kê và thống kê DN PDF

Title Tiểu luận Nguyên lý thống kê và thống kê DN
Course Nguyên lý thống kê và thống kê doanh nghiệp
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 34
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 245
Total Views 360

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGTIỂU LUẬNĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊABÀN HÀ NỘI ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CỦA BAEMINGiảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Bộ môn: Nguyên lý thống kê và thống kê doanh nghiệp Lớp tín chỉ: TOA303(2-2021).Nhóm thực hiện: ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CỦA BAEMIN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Bộ môn: Nguyên lý thống kê và thống kê doanh nghiệp Lớp tín chỉ: TOA303(2.1-2021).1

1

Nhóm thực hiện: Nhóm 5

LỜI MỞ ĐẦU Thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam đang được đánh giá là tăng trưởng mạnh mẽ và nhất là ngày càng có nhiều doanh nghiệp "nhảy" vào lĩnh vực này. Năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh về giao hàng thực phẩm trực tuyến do Covid-19 (1,140,397 lượt thảo luận). Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng suốt năm 2021, đồng thời được dự báo tăng trưởng sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới. Không chỉ thành công ở các nước phát triển điển hình là Mỹ và châu Âu, mô hình “đặt thức ăn trực tuyến” sau khi thâm nhập thị trường Việt Nam đã thực sự trở thành một trào lưu đem lại cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ về phong cách ẩm thực hiện đại cũng như chất lượng dịch vụ vượt trội. Một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong mảng đặt đồ ăn trực tuyến hiện nay là Baemin. Với sứ mệnh “Giúp mọi người ăn ngon mọi lúc mọi nơi”, Baemin chính thức chào sân tại thị trường Việt Nam vào tháng 5.2019. Chỉ trong vòng 2 năm, ứng dụng giao đồ ăn vốn thống lĩnh thị trường Hàn Quốc nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng Việt Nam thông qua các chiến lược độc đáo, các chương trình quảng bá sáng tạo và sự chăm chút về chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, các đối thủ của Baemin như Now và Grabfood lại đang phần nào tích cực hơn trên các nền tảng mạng xã hội đồng thời đưa ra những động thái quyết liệt để cạnh tranh. Điều này đòi hỏi Baemin cần tiếp tục duy trì những lợi thế cạnh tranh và nâng cao trải nghiệm của khách hàng để giữ vững vị thế của mình. Ngoài ra, các bạn học sinh, sinh viên ở Hà Nội cũng là một phần trong số những người sử dụng dịch vụ của Baemin. Nhu cầu ăn uống giá rẻ lại còn là một mối quan tâm hàng đầu với những người chưa có thu nhập ổn định và không có nhiều thời gian cũng như năng khiếu cho việc nấu ăn. Vì thế Baemin đã trở nên rất quen thuộc với sinh viên ở Hà Nội. Từ những lý do trên, để tìm hiểu về mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dùng Baemin, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng sử dụng Baemin, nhóm chúng em đã chọn đề tài "Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên Đại học tại Hà Nội đối với dịch vụ của Baemin" Báo cáo này được chuẩn bị bởi nhóm 5, lớp TOA302.1 trường Đại học tại Hà Nội bao gồm năm thành viên. Báo cáo cung cấp thông tin chi tiết về mục đích nghiên cứu, các bước thực hiện, kết quả nghiên cứu cũng như các nhận xét và ý kiến đóng góp cụ thể để cải thiện chất lượng dịch vụ của đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là Baemin.

2

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................2 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................4 I. Tổng quan về Baemin...............................................................................................4 1.

Lịch sử..............................................................................................................4

2.

Mô hình kinh doanh..........................................................................................4

3.

Chiến lược quảng bá.........................................................................................4

4.

Xếp hạng........................................................................................................... 4

II. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................5 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................5 IV. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................5 V. Phương pháp và công cụ nghiên cứu...........................................................................6

CHƯƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................7 I. Phân tích dữ liệu.......................................................................................................7 1.

Thống kê đối tượng sinh viên:..........................................................................7

2.

Thực trạng sử dụng Baemin của sinh viên........................................................8

3. Đánh giá các dịch vụ trên ứng dụng đặt và giao đồ ăn Baemin của sinh viên trên địa bàn Hà Nội:...............................................................................................13 II. Hồi quy tương quan..................................................................................................18 1. Mối liên hệ giữa chi tiêu hàng thàng với số tiền dành cho mua sắm Baemin hàng tháng.......................................................................................................................18 2. Mối liên hệ giữa tần suất mua hàng trên Baemin với số tiền mua sắm trên Baemin...................................................................................................................21

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN........................................................................................25 I. Những đặc điểm chính rút ra sau khi nghiên cứu.......................................................25 II. Đề xuất cải thiện dịch vụ của Baemin.......................................................................25 1.

Về mức độ dễ sử dụng....................................................................................25

2.

Về mặt hàng....................................................................................................26

3.

Về giao hàng...................................................................................................26

4.

Về hỗ trợ khách hàng......................................................................................26

II. Những thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu...........................................................27 1. Thuận lợi............................................................................................................27 2. Khó khăn............................................................................................................27 3

LỜI KẾT.......................................................................................................................28 PHỤ LỤC.......................................................................................................................29 I. BẢNG HỎI.............................................................................................................29 II. Bảng điểm đánh giá thành viên..............................................................................32

DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Thống kê số sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính.........................................9 Bảng 2: Thống kê số sinh viên tham gia khảo sát theo số năm học .................................10 Bảng 3: Thống kê số tiền chi tiêu hàng tháng trên Baemin...............................................12 Bảng 4: Đánh giá các dịch vụ của Baemin theo từng tiêu chí...........................................17 Bảng 5: Đánh giá tổng quan về mức độ hài lòng đối với ứng dụng Baemin.....................18 Bảng 6: Đánh giá mức độ sẵn sàng giới thiệu ứng dụng Baemin cho người khác............19 Bảng 7: Bảng tần số của mỗi mức tiền dành cho mua sắm Baemin tương ứng với chi tiêu hàng tháng.........................................................................................................................21 Bảng 8: Mối liên hệ giữa số tiền dành cho Baemin và mức chi tiêu hàng tháng...............21 Bảng 9: Quy đổi giữa tần suất mua hàng theo mẫu hỏi và trung bình tần suất mua hàng theo tháng trên Baemin.....................................................................................................23 Bảng 10: Tần số của số tiền dành cho mua sắm với tần suất mua hàng trên Baemin hàng tháng................................................................................................................................. 24

DANH MỤC BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 1: Cơ cấu số sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính.........................................8 Biểu đồ 2: Cơ cấu số sinh viên tham gia khảo sát theo số năm học....................................9 Biểu đồ 3: Mức độ phổ biến của Baemin............................................................................9 Biểu đồ 4: Tần suất sử dụng Baemin................................................................................10 Biểu đồ 5: Số tiền chi tiêu cho Baemin hàng tháng...........................................................11 Biểu đồ 6: Các mặt hàng ưa chuộng trên Baemin.............................................................12 Biểu đồ 7: Phương thức thanh toán trên Baemin..............................................................12 Biểu đồ 8: Lý do khách hàng không sử dụng Baemin.......................................................13 Biểu đồ 9: Dự định sử dụng Baemin của khách hàng.......................................................14 Biểu đồ 10: Mức đánh giá theo tiêu chí các dịch vụ mà Baemin cung cấp.......................16 Biểu đồ 11: Đánh giá tổng quan về mức độ hài lòng đối với các dịch vụ của Baemin......17 Biểu đồ 12: Đánh giá mức độ sẵn sàng giới thiệu ứng dụng Baemin cho người khác......19 Biểu đồ 13: Mối liên hệ giữa mức chi tiêu hàng tháng và số tiền dành cho Baemin.........21 Biểu đồ 14: Mối liên hệ giữa mức chi tiêu và số tiền dành cho Baemin hàng tháng.........24

4

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Tổng quan về Baemin 1. Lịch sử  Năm 2010, Woowa Brothers cho ra mắt ứng dụng “Bae-dal-e-min-jok” (viết tắt là Baemin) tại Hàn Quốc. Với tầm nhìn “Sử dụng sức mạnh của Công nghệ thông tin để phát triển ngành Công nghiệp giao hàng", sự ra đời của ứng dụng này đã tạo ra một trải nghiệm giao nhận đồ ăn online với tương tác 2 chiều, mang đến sự cách tân cho ngành Giao đồ ăn. 2. Mô hình kinh doanh  Mô hình hiện tại của Baemin tại Việt Nam hoàn toàn được lấy nền tảng từ “ứng dụng mẹ” Baedal Minjok, ứng dụng cung cấp dịch vụ giao thức ăn được ra mắt tại Hàn Quốc vào tháng 6/2010 (hiện đã và đang nắm giữ thị phần đáng kể với hơn 10 triệu người sử dụng (active), có 30 triệu đơn hàng mỗi tháng – trở thành ứng dụng đặt đồ ăn số 1 Hàn Quốc). Cơ bản, Baemin giống với Now hay Grabfood khi là một ứng dụng giao đồ ăn, tính năng chính là đặt đồ ăn trực tuyến bằng app trên điện thoại di động. Baemin hoạt động theo mô hình B2C (Business to Customer) tức là từ Doanh nghiệp bán cho Khách hàng. Họ đóng vai trò là trung gian giữa người mua và người bán. Người bán ở đây chính là những nhà hàng, quán ăn,...còn người mua là khách hàng lẻ trên thị trường. Cũng như Now và Grabfood, Baemin có đội ngũ shipper giao đồ ăn riêng và không sử dụng các dịch vụ giao hàng trung gian.  Baemin cho phép các nhà cung cấp thuê “mặt bằng” trên website của mình để bán thức ăn (hình thức này nhằm đa dạng hàng hóa và giúp Baemin có thêm nguồn thu từ phí dịch vụ). Khi khách đặt mua đồ ăn, người bán sẽ giao hàng cho các nhân viên vận chuyển của Baemin, thông qua đó hàng hóa sẽ được chuyển đến tay khách hàng.  Hãng cũng phát triển ứng dụng riêng cho mỗi nước, đây là một phần trong chiến lược tập trung vào cách tiếp cận địa phương hóa cao cho từng thị trường một. Với chiến lược cá nhân hóa theo từng thị trường, Baemin đã đạt được thành công đáng mơ ước ở từng quốc gia.

3. Chiến lược quảng bá  Baemin là một thương hiệu hoạt động mạnh mẽ trên mặt trận quảng cáo truyền thông. Các hình thức quảng bá của hãng thường nhắm đến sự ngắn gọn, súc tích, dễ dàng tiếp cận người dùng hiện nay, từ đó tăng độ phủ sóng trên thị trường. Một số hình thức quảng bá của Baemin trong tổng thể chiến lược marketing của hãng có thể kể đến như: video quảng cáo, slogan bắt tai, hợp tác với nhiều người nổi tiếng,...  Thêm vào đó, hãng cũng thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá nhằm kích cầu người dùng tham gia mua hàng theo từng đợt. 5

4. Xếp hạng  Chỉ 2 năm sau khi chính thức gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam, Baemin nhanh chóng vươn lên giữ vị trí top 3 trong bảng xếp hạng các ứng dụng đặt đồ ăn trên điện thoại.  Chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi, ứng dụng giao đồ ăn vốn thống lĩnh thị trường Hàn Quốc nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng Việt Nam thông qua các chiến lược độc đáo, các chương trình quảng bá sáng tạo và sự chăm chút về chất lượng dịch vụ. Chính điều này đã giúp Baemin trở thành quán quân về mức độ hài lòng của khách hàng theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Q&Me vào tháng 12/2020 và là ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực ăn uống trên CH Play và App Store (tính đến tháng 5 năm 2021). II. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài hướng tới việc nghiên cứu mức độ hài lòng với dịch vụ của Baemin của sinh viên tại Hà Nội. Đồng thời, việc nghiên cứu cũng nhằm đáp ứng những mục tiêu cụ thể hơn: khảo sát mức độ hài lòng với dịch vụ của Baemin, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ sau đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện những điểm yếu.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu   

Đối tượng nghiên cứu: Mức độ hài lòng của sinh viên tại Hà Nội với dịch vụ của Baemin. Đối tượng khảo sát: Sinh viên trường Đại học tại Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Thành phố Hà Nội Thời gian: Khảo sát được tiến hành trong tháng 8/2021.

IV. Nội dung nghiên cứu  Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên tại Hà Nội đối với dịch vụ của Baemin.  Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội .  Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hà Nội.  Quy mô nghiên cứu: 305 sinh viên, bao gồm sinh viên của nhiều khóa khác nhau trong trường.  Thời gian nghiên cứu: 8/2021 – 3/9/2021.

6

STT

Các tiêu thức thống kê

Thang đo

1

Số năm học tại trường

Định danh

2

Giới tính

Định danh

3

Chi tiêu trung bình hàng tháng

Khoảng

4

Chi tiêu cho việc mua sắm trên Baemin hàng tháng

Khoảng

5

Tần suất mua sắm trên Baemin hàng tháng

Khoảng

6

Loại hàng hóa

Định danh

7

Hình thức thanh toán

Định danh

8

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trên Baemin

Thứ bậc

9

Mức độ hài lòng đối với dịch vụ của Baemin

Thứ bậc

10

Mức độ giới thiệu dịch vụ của Baemin cho những người khác

Thứ bậc

11

Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Baemin

Định danh

V. Phương pháp và công cụ nghiên cứu Cuộc điều tra này là điều tra không thường xuyên (cuộc điều tra nhằm thu thập số liệu về mức độ hài lòng của sinh viên các trường ĐH tại Hà Nội phục vụ cho bài tập của nhóm và trong 1 thời gian ngắn) Đây là cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (tất cả các sinh viên trong trường đều được tự do cung cấp các thông tin) Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng là thu thập thông tin gián tiếp (qua bảng câu hỏi) Các phương pháp thống kê được dùng trong báo cáo này là:  Thiết kế phiếu điều tra  Thu thập thông tin  Tổng hợp thông tin  Bảng và đồ thị thống kê  Các tham số phân tích thống kê  Hồi quy và tương quan

7

CHƯƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Phân tích dữ liệu 1.

Thống kê đối tượng sinh viên:  Xét theo giới tính Nam 108

Nữ 197

Bảng 1: Thống kê số sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính

Biểu đồ 1: Cơ cấu số sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính Trong tổng số 199 sinh viên được khảo sát có 197 sinh viên nữ, chiếm 64,6% tổng số sinh viên. Số còn lại là 108 sinh viên nam, chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều với 35,4%.  Xét theo số năm học: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 53 123 84 45

8

Bảng 2: Thống kê số sinh viên tham gia khảo sát theo số năm học

Biểu đồ 2: Cơ cấu số sinh viên tham gia khảo sát theo số năm học Từ biểu đồ ta thấy đa số sinh viên tham gia khảo sát là sinh viên năm thứ hai (40,3%). Số sinh viên năm thứ ba tham gia khảo sát có tỉ lệ cao thứ hai với 27,5%. Theo sau đó là số sinh viên năm nhất với 17,4% và cuối cùng là số sinh viên năm tư (14,8%). 2. Thực trạng sử dụng Baemin của sinh viên a. Đối với những sinh viên đã sử dụng Baemin Mức độ phổ biến của Baemin (Đã từng sử dụng Baemin chưa?)

Biểu đồ 3: Mức độ phổ biến của Baemin Số lượng sinh viên đã biết đến và sử dụng Baemin chiếm khoảng 2/3 trong tổng số lượng các bạn sinh viên tham gia khảo sát (trên 65%). Vậy có thể kết luận rằng: Nhu cầu sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn online đang ngày càng trở nên quen thuộc với các bạn sinh viên. Với lịch học dày và công việc bận rộn thì việc đặt đồ ăn online mang lại cho các bạn sự tiện lợi hơn nhiều so với việc dành thời gian đi ăn ngoài hàng, và mua nguyên liệu nấu ăn tại nhà. 9

·

Tần suất sử dụng Baemin

Biểu đồ 4: Tần suất sử dụng Baemin  

Qua biểu đồ bên trên chúng ta thấy rằng: Tần suất đặt hàng trên Baemin của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội rất đa dạng, chủ yếu là mua hàng 2 – 3 lần/tuần Tỷ lệ mua hàng thường xuyên, đều đặn chiếm phần trăm cao (55,2%), trong đó tỷ lệ số sinh viên đặt đồ ăn trên Baemin hàng ngày chiếm 8,5%, tỷ lệ số sinh viên đặt hàng 2 – 3 lần/tuần chiếm phần trăm cao nhất là 25,6%, còn lại 1 lần/tuần là 21,1%

Số tiền chi tiêu (Mốt, trung vị,...)

Số tiền chi tiêu

Số sinh viên

Dưới 100k

45

Từ 100k - 300k

80

Từ 300k -500k

43

Từ 500k – 1 triệu

24

10

Trên 1 triệu

Tổng:

7

199

Bảng 3: Thống kê số tiền chi tiêu hàng tháng trên Baemin

Biểu đồ 5: Số tiền chi tiêu cho Baemin hàng tháng Dựa vào bảng thống kê và biểu đồ, ta tính được mức chi tiêu trung bình của một sinh viên cho việc đặt đồ ăn trên Baemin là là 312,56 nghìn đồng. Mode M = 90 cho biết mức chi tiêu của sinh viên cho Baemin dao động phần lớn ở khoảng 90 nghìn đồng. 0

Số trung vị M = 236,25 cho biết số sinh viên chi tiêu cho Baemin dưới mức 236,25 nghìn đồng bằng số sinh viên chi tiêu cho Baemin trên mức 236,25 nghìn đồng. e

Độ lệch tiêu chuẩn б = 276,27 cho biết số đông sinh viên chi tiêu từ 100k - 300k cho việc đặt đồ ăn trên Baemin. Cụ thể, ở mức chi tiêu này có 80 sinh viên, chiếm 40,2%. Ở mức chi tiêu dưới 100k có 45 sinh viên, chiếm 22,6%. Chi tiêu tại mức 300k – 500k có 43 sinh viên, chiếm 21,6% và có 24 sinh viên chi tiêu trong khoảng 500k – 1 triệu đồng, chiếm 12,1%. Còn lại là có 7 sinh viên chi tiêu cho Baemin trên 1 triệu chiếm 3,5% trong mẫu.

11

Mặt hàng ưa chuộng

Biểu đồ 6: Các mặt hàng ưa chuộng trên Baemin Dựa vào dữ liệu từ biểu đồ thì mặt hàng được sinh viên ưa chuộng nhất là Đồ uống chiếm 70,9%. Đứng ở thứ hai là Cơm chiếm 63,3%. Theo ngay sau là 62,3% ở mặt hàng Bún, phở, các món ăn như Đặc sản: Bánh xèo, Bánh cuốn.., Đồ ăn nhanh, Đồ ăn Eat Clean lần lượt chiếm: 18,7%, 55,3%, 22,6%. Cuối cùng các món ăn khác chiếm 8%. Phương thức thanh toán

12

Biểu đồ 7: Phương thức thanh toán trên Baemin Trong 199 sinh viên sử dụng Baemin có 61 sinh viên chỉ lựa chọn trả bằng tiền mặt và 138 sinh viên chỉ thanh toán qua Airpay/Tài khoản ngân hàng. Cho thấy tỉ lệ sử dụng các ví điện tử, tài khoản ngân hàng trong sinh viên là khá cao. b.


Similar Free PDFs