Tiểu luận nhóm Chủ đề 12 - Chỉ là tham khảo thui nha Đây là quan điểm cá nhân nên mọi người hãy đón nhaạn PDF

Title Tiểu luận nhóm Chủ đề 12 - Chỉ là tham khảo thui nha Đây là quan điểm cá nhân nên mọi người hãy đón nhaạn
Author NA TRỊNH HỒNG
Course luận cuối kì k46
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 385.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 127
Total Views 531

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI ✿❀✿❀✿BÀI TIỂU LUẬN NHÓMHỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCĐỀ TÀI:“PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀTÔN GIÁO. CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆTNAM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ TÔN GIÁO”Giảng vi...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

✿❀✿❀✿

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ TÀI:

“PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÔN GIÁO. CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ TÔN GIÁO” Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Tuấn Mã lớp học phần: 21C1POL51002414 Sinh viên thực hiện: Thái Nguyễn Nguyệt Minh Hồ Nguyễn Bảo Hoảng Trịnh Hồng Na Nguyễn Trịnh Vĩnh Tín Tống Trần Mai Trâm Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 10 năm 2021

LỜI MỞ ĐẦU Bên cạnh việc đổi mới, chủ yếu là đổi mới tư tưởng, Đảng ta đã từng bước đổi mới trong công tác tôn giáo. Trong quá trình đó, tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề niềm tin ngày càng được thể hiện đầy đủ và hoàn thiện hơn, phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại Hội XI đã chỉ rõ: “Không ngừng hoàn thiện chính trị, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng”, nhằm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới quan điểm của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giao, giúp tôn giáo không ngừng được phát triển, hoàn thiện và tốt đẹp. Đây là bước ngoặt trong việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn giáo là việc thông qua Nghị quyết số 24, ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Qua đó, chúng em đã cùng tìm hiểu và làm bài tiểu luận về chủ đề “PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÔN GIÁO. CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ TÔN GIÁO”. Tiểu luận của nhóm em gồm 4 phần chính: CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÔN GIÁO VÀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM. QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI TÔN GIÁO CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VỀ ĐỀ TÀI

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN CHẤT CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ...........................1 1. Khái niệm về tôn giáo...............................................................................................................1 2. Về nguồn gốc tôn giáo..............................................................................................................2 3. Về bản chất tôn giáo..................................................................................................................3 4. Về tính chất tôn giáo.................................................................................................................5 5. Về chức năng tôn giáo............................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.............................................................................................................. 9 1. Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng của nhân dân.........................8 2. Khắc phục những hình ảnh tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá tình cải tạo xã hôi cũ, xây dựng xã hội mới.............................................................................................................8 3. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo...........................................................................9 4. Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng....................................9 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC LỢI ÍCH KINH TẾ..................................................................................................................... 14 1. Tình hình, đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam................................................................................14 2. Nội dung quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay..............................................................................................13 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VỀ ĐỀ TÀI....................................................................................... 16 NGUỒN THAM KHẢO

16

CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ TÔN GIÁO VÀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO 1. VỀ KHÁI NIỆM TÔN GIÁO “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc con người những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên trở thành siêu tự nhiên, thần bí…”, đó là những gì chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra khi phát biểu về khái niệm tôn giáo. Khi nhắc đến tôn giáo, người ta còn nghĩ đến các tôn giáo như đạo Chính Thống, đạo Phật, đạo Công Giáo, đạo Tin Lành,...bởi tôn giáo chính là một thực thể bao gồm đa dạng các tôn giáo. Những tiêu chí đặc trưng cơ bản gồm có của một tôn giáo chính là tôn thờ các đấng siêu nhiên, thần linh và đấng tối cao. Bên cạnh đó, tôn giáo còn có những giáo lý, giáo lễ hay giáo luật mà người ta thường gọi chung là hệ thống giáo thuyết, những điều đó giúp phản ánh thế giới quan và nhân sinh quan cũng như vấn đề đạo đức. Hơn nữa, việc đông đảo những tín đồ tự nguyện theo tôn giáo và được tôn giáo đó thừa nhận cũng góp phần làm cho hoạt động tôn giáo trở nên có hệ thống hơn với các cơ sở thờ tự cùng tổ chức nhân sự gồm cả những người chuyên và không chuyên trong việc hoạt động tôn giáo giúp điều hành, quản lý việc đạo. Song song với khái niệm tín ngưỡng tôn giáo, ta cũng cần phải làm rõ vấn đề mê tín, dị đoan - một vấn nạn vẫn không ngừng gây nhức nhối trong cộng đồng nói chung và xuyên tạc hoạt động tín ngưỡng tôn giáo nói riêng. “Mê tín là niềm tin 1

mê muội, viễn vông quá mức mà không dựa trên một cơ sở khoa học nào. Dị đoan là suy đoán nhảm nhí, tùy tiện, sai lệch quá mức, được tạo ra bởi niềm tin mù quáng, nhảm nhí, mê muội,... gây tổn hại nhiều mặt cho cá nhân, cộng đồng và văn hóa tín ngưỡng tôn giáo”. Cần phải có biện pháp bài trừ, xoá bỏ triệt để hiện trạng mê tín.

2. VỀ NGUỒN GỐC TÔN GIÁO Tôn giáo rất phong phú, đa dạng và phân bổ rộng khắp thế giới, tuy nhiên vẫn có những nguồn gốc nhất định.

Đầu tiên chính là nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc sâu xa sinh ra tín ngưỡng tôn giáo chính là vì trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn yếu kém, kinh tế còn nghèo nàn, những bất lực về thể chế chính trị và bóc lột giai cấp. Khi còn là xã hội nguyên thủy, con người không những phải đối mặt với sự thấp kém trong trình độ sản xuất mà còn phải hứng chịu cơn thịnh nộ của thiên tai, sự bí hiểm của thiên nhiên, và chính vì thiên nhiên quá bao la, thần bí trong mắt họ, họ mới thần thánh hóa sức mạnh của thiên nhiên lên bằng việc gắn cho nó quyền lực, sức mạnh gần như tối cao. Các biểu tượng tôn giáo cũng được tạo ra từ đó để tin tưởng và thờ phụng. Không dừng lại ở xã hội nguyên thủy mà cho đến khi tồn tại các giai cấp đối kháng trong xã hội, con người vẫn tiếp tục bất lực trước uy lực, sự áp bức, bóc lột và tội ác của giai cấp thống trị, họ tự cho rằng những bất cập đó là do số phận, định mệnh mà ra. Vì lẽ đó, một số nhân vật đã được thần thánh hóa lên, trở thành người có vị trí và uy quyền cao siêu có ảnh hưởng, chi phối suy nghĩ, hành vi của người khác, và điều đó sinh ra tôn giáo. Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo còn được thể hiện qua việc nó phục vụ cho các yêu cầu kinh tế - xã hội và nhu cầu tín ngưỡng 2

ngày càng phát triển ở con người khi họ có được điều kiện, chất lượng cuộc sống nâng cao, tinh thần được đảm bảo hơn. Nguồn gốc thứ hai của tôn giáo chính là nguồn gốc về nhận thức. Sự hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội hoặc thậm chí là bản thân mình vẫn còn giới hạn. Thêm nữa, việc khoa học chưa khám phá, chứng minh được một số hiện tượng tự nhiên kì bí cũng khiến con người thông qua lăng kính tôn giáo để giải quyết và tin tưởng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc con người trở nên xa rời với thực tại, đôi lúc thần thánh quá đà một số sự vật, hiện tượng và dễ sinh ảo tưởng. Tuy nhiên, suy cho cùng, tôn giáo cũng là do con người tạo ra và phát triển dựa trên mức độ phát triển trong nhận thực và tư duy trừu tượng, khái quát hóa của họ, họ tuyệt đối hóa, siêu hóa những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

Tôn giáo còn có nguồn gốc tâm lý, điều này đã được các nhà vô thần cổ đại phát biểu sau quá trình dài nghiên cứu, rằng “sự sợ hãi sinh ra thần linh”. Quan điểm này cũng được V.I.Lênin củng cố thêm “Sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản, - mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó, - là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe doạ đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại…”. Tuy nhiên, không hẳn chỉ có tâm lý sợ hãi mới sinh ra tín ngưỡng, tin cậy tôn giáo mà khi con người biết yêu thương, có lòng trắc ẩn, biết ơn và kính trọng, họ thể hiện những nét tình cảm tốt đẹp đó với nhau và phần nào được phản chiếu qua lăng kính tôn giáo.

3

3. VỀ BẢN CHẤT TÔN GIÁO Theo phát biểu của chủ nghĩa Mác - Lênin, “tôn giáo, tín ngưỡng là một loại hình thái, ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan, chứa đựng những yếu tố tiêu cực lạc hậu nhất định.”.

Như đã đề cập ở bên trên, hiện tượng tự nhiên đã được thần kì, siêu nhiên hóa khi con người nhìn chúng thông qua lăng kính tôn giáo. Không chỉ có hiện tượng tự nhiên, con người bình thường cũng có thể được nhìn bằng con mắt của sự tôn thờ, thần thánh và trở thành Đấng siêu nhiên. Điều này thấy rõ nhất qua việc những con người sáng lập ra các tôn giáo như Phật Thích Ca hay Chúa Giê-su và những người tương tự được tin tưởng, ngợi ca và tôn thờ theo năm tháng. Song, vẫn tồn tại những yếu tố lạc hậu, tiêu cực trong việc giải thích sự vật, hiện tượng tự nhiên và đời sống con người. Đôi khi những điều đó sẽ đẩy người tín ngưỡng tôn giáo vào các hoạt động đi ngược với nền văn minh nhân loại và đạo đức xã hội. Với nguồn gốc kinh tế - xã hội, bản thân tôn giáo cũng được xem là một hiện tượng kinh tế - xã hội con người vì những lợi ích, ước mơ của mình mà sáng tạo ra. Âu cũng là từ con người mà ra nên C.Mác, Ph.Ăngghen chỉ ra rằng “sản xuất vật chất và các quan hệ kinh tế, xét đến cùng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức xã hội, trong đó có tôn giáo.”. Tuy vậy, con người lại có tâm lý sợ hãi, tôn thờ và phục tùng tôn giáo hơn những thứ khác cũng do họ sáng tạo ra như ngôn ngữ, công cụ sản xuất hay cơ chế Nhà nước.

4

Bản chất của tôn giáo còn thể hiện ở chỗ nó mang thế giới quan duy tâm. Trong khi đó, chủ nghĩa Mác - Lê nin lại có thế giới quan duy vật biện chứng, dựa theo khoa học. Tuy có thế giới quan khác nhau, nói cách khác là có cái nhìn về con người, thế giới không giống nhau nhưng giữa tôn giáo và chủ nghĩa Mác - Lê nin vẫn không có tư tưởng, thái độ thù địch, chống đối nhau. Hơn cả là, chủ nghĩa Mác - Lê nin luôn dành thái độ tôn trọng, không can thiệp sâu vào tín ngưỡng tôn giáo của mọi người và cũng có mong muốn cùng các tín đồ tôn giáo kiến thiết nên nước nhà, xã hội đầy ắp những giá trị tốt đẹp.

4. VỀ TÍNH CHẤT TÔN GIÁO Tính chất đầu tiên của tôn giáo chính là tính lịch sử. Tính chất này được thể hiện qua việc tôn giáo có lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển cũng như có trải qua những sự thay đổi, chuyển mình để thích nghi, phù hợp với chế độ chính trị - xã hội. Chính vì điều kiện kinh tế - xã hội liên tục thay đổi và phát triển, tôn giáo cũng không tránh khỏi việc xảy ra thay đổi, chia tách, trở thành nhiều tôn giáo và hệ phái đa dạng.

Tôn giáo cũng mang tính quần chúng cao. Hầu hết những nước trên thế giới, không nơi nào là không có sự hiện diện của tôn giáo. Bên cạnh sở hữu lực lượng đông đảo các tín đồ theo đạo, tính quần chúng của tôn giáo còn biểu hiện qua việc con người xem đó là một nơi để sinh hoạt các loại hình văn hóa, củng cố tinh thần. Như đã nói, tôn giáo hướng con người đặt niềm tin vào những điều hư ảo, thần bí, nhưng trong đó vẫn phản ánh một sự thật rằng con người luôn ước mong, hoài bão về một thế giới mà ở đó có tự do, bình đẳng và bác ái. Tính nhân văn, nhân đạo của

5

đại đa số các tôn giáo cũng được tin tưởng, dõi theo bởi nhiều lớp người của đa dạng tầng lớp xã hội. Khi trong xã hội có sự phân chia giai cấp, xuất hiện sự đối lập nhau về lợi ích, tôn giáo cũng kéo theo đó mà mang tính chất chính trị. Là một dạng sản phẩm của các điều kiện kinh tế - xã hội, “tôn giáo phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tôn giáo mang tính chính trị”. Trong một diễn biến khác, nếu tôn giáo bị đem ra làm công cụ để các tầng lớp thống trị áp bức, bóc lột, cản lối tiến bộ xã hội, lúc đó tôn giáo trở thành công cụ chính trị có ảnh hưởng tiêu cực, phản tiến bộ.

5. VỀ CHỨC NĂNG TÔN GIÁO Như đã đề cập ở trên, tôn giáo được xem là chỗ dựa tinh thần của con người, nó soi sáng những ước mong, khát vọng của con người về một thế giới lý tưởng. Chính vì thế, chức năng đầu tiên của tôn giáo chính là chức năng đền bù hư ảo, nghĩa là tôn giáo xoa dịu những nỗi đau, chữa lành những tâm hồn thương tổn, an ủi cảm giác mất mát và thiếu hụt trong đời sống tinh thần của con người trong thực tiễn. C. Mác từng có một luận điểm nổi tiếng về chức năng này, rằng “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Bên cạnh những hiệu ứng chữa lành đó, tôn giáo vẫn có nguy cơ tiềm ẩn là sẽ khiến con người có tư tưởng quá xa rời với thực tế, phi logic, phi khoa học,...

Thông qua hệ thống giáo thuyết của mình, tôn giáo thực hiện chức năng thế giới quan là hướng con người đến những nhận thức nhất định về thế giới và nhân loại. Từ hệ thống các quan điểm, lý giải về thế giới tự nhiên và xã hội loài người, tôn 6

giáo soi chiếu cho con người thấy được viễn cảnh họ mong muốn trong tương lai theo hướng của chính họ, từ đó họ sẽ quyết định được thái độ và hành vi của mình. Tôn giáo truyền bá hệ thống các giá trị chuẩn mực đến con người trong những lễ nghi và cả trong cuộc sống, vì lẽ đó, tôn giáo cũng mang chức năng điều chỉnh hành vi, theo đó, con người sẽ được tôn giáo hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Ngoài những chuẩn mực cần có trong thực hiện nghi lễ, thờ cúng, tôn giáo cũng giúp điều chỉnh hành vi con người trong cuộc sống hằng ngày, trong giao tiếp, làm việc và các mối quan hệ xã hội,... theo những tiêu chuẩn nhất định. Đi cùng với tính quần chúng, tôn giáo còn có thêm chức năng giao tiếp. Dễ thấy rằng chức năng này thể hiện rõ qua việc những người có cùng tôn giáo tín ngưỡng sẽ được gắn kết với nhau hơn qua việc tham gia các hoạt động tôn giáo cùng nhau, họ không chỉ giao lưu với nhau về các vấn đề xoay quanh tín ngưỡng tôn giáo mà còn về kinh tế, gia đình, xã hội,... Song hành với chức năng giao tiếp của tôn giáo chính là chức năng kết nối cộng đồng. Dựa trên những chuẩn mực, giá trị của tôn giáo, những cá thể trong cộng đồng sẽ cùng hướng về và điều chỉnh hành vi theo những tiêu chuẩn đó, và họ sẽ gắn kết với nhau thông qua điều đó. Với vai trò là một trong những nơi củng cố tinh thần, tôn giáo dùng những giá trị, chuẩn mực của mình để góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn trật tự xã hội và liên kết mọi người lại với nhau thành một thể thống nhất, chan hòa và đoàn kết. Trong một số trường hợp, với vai trò và chức năng này, tôn giáo trở thành nơi lực lượng chống áp bức, bóc lột và những chủ thể có tư tưởng, hành động phản tiến bộ,...

7

6.

8

CHƯƠNG 2 NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRNG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1. TÔN TRỌNG, BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ KHÔNG TÍN NGƯỠNG CỦA NHÂN DÂN Quyền tự do tư tưởng là một trong những quyền cơ bản của nhân dân. Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền lợi này. Chủ nghĩa xã hội đề cao và thể hiện bản chất ưu việt ra việc tôn trọng quyền con người. Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Nhân dân có toàn quyền quyền tự do lựa chọn tôn giáo, thay đổi đạo hoặc rời bỏ và không theo đạo mà không một tổ chức hay cá nhân nào có thể can thiệp. Các hành vi ngăn cản, cấm đoán người theo hoặc không theo đạo, đổi, bỏ đạo hay đe dọa đến người khác vì mục đích tôn giáo của họ đều là hành phi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng. Nhà nước xã hội có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và hỗ trợ các tôn giáo hoạt động tự do nhằm phục vì mục đích thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Không can thiệp và xâm phạm đến tự do tôn giáo cũng như không để bất kỳ ai tác động tiêu cực và xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng của người dân. 2. KHẮC PHỤC DẦN NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÔN GIÁO PHẢI GẮN LIỀN VỚI QUÁ TRÌNH CẢI TẠO XÃ HỘI CŨ, XÂY DỰNG XÃ HỘI MỚI Mục tiêu của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ tập trung vào giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo lên quần chúng lao động mà không chủ trương can thiệp vào 9

các việc nội bộ của tôn giáo. Bên cạnh đó cũng tập trung giữ hòa khí với các tôn giáo, không xóa bỏ, không tuyên chiến hay xem tôn giáo như một thế lực thù địch. Để có thể thay đổi ý thức xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin thể hiện rõ sự cần thiết trong thay đổi bản thân tồn tại xã hội, có xóa bỏ được nguồn gốc sinh ra ảo tưởng thì mới có thể triệt bỏ được ảo tưởng trong tư tưởng. Và điều cấp bách nhất cần làm để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trước hết là xác lập một thế giới hiện thực không áp bức, không bất công, không nghèo đói và thất học cũng như loại bỏ tối đa tệ nạn xã hội. 3. PHÂN BIỆT HAI MẶT CHÍNH TRỊ VÀ TƯ TƯỞNG, TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO VÀ LỢI DỤNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở xã hội nguyên thủy xưa cũ, tín ngưỡng tôn giáo đại diện cho tư tưởng, nhưng lại bắt đầu có dấu ấn chính trị từ khi giai cấp ra đời, từ đó khiến tư tưởng và chính trị có quan hệ mật thiết trong mỗi tôn giáo. Mặt chính trị phản ánh mâu thuẫn đối kháng trong kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, và giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo phản cách mạng và lợi ích nhân dân. Mặt tư tưởng biểu hiện cho mâu thuẫn không mang tính đối kháng trong niềm tin của người có tôn giáo khác nhau và không có tôn giáo. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo là việc phân biệt hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại. Sự phân biệt này không đơn giản vì phản ánh sai lệch bản chất trong thực tế, và vấn đề tư tưởng, chính trị thường đan xen vào nhau. Ngoài ra, yếu tố chính trị cũng có sự chi phối sâu sắc. Tuy khó, nhưng việc phân biệt là quan trọng để ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo 10

4. QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG Tôn giáo chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình kinh tế - lịch sử - xã hội, dẫn đến sự biến đổi không ngừng của hiện tượng xã hội này. Các tôn giáo đề có lịch sử ra đời và phát triển nhất định và tùy vào từng thời kỳ lịch sử, các tác động và vai trò của từng tôn giáo sẽ biến động ít nhiều nhất định. Vì thế, khi đánh giá, xem xét và ứng xử những quan điểm, vấn đề liên quan đến tôn giáo, cần dựa vào bối cảnh về lịch sử của nó. Điều này được giải thích bởi sự khác nhau trong tư duy, quan điểm, thái độ của các nhà giáo sĩ, giáo hội và giáo dân ở mỗi thời kỳ, khu vực và bối cảnh chính trị, xã hội.

11

CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM. QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI TÔN GIÁO 1. TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 1.1. Việt nam là một quốc gia nhiều tôn giáo “Đến năm 2020, Việt Nam đã có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo (Phật giáo, Công Giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Baha’i, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu, Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Bà la môn,...) được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, tăng 10 tôn giáo và 28 tổ chức so với trước khi thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (trong đó, có 36 tổ chức tôn giáo được công nhậ...


Similar Free PDFs