Tiểu luận phát triển kỹ năng nghề nghiệp PDF

Title Tiểu luận phát triển kỹ năng nghề nghiệp
Author Diệu Hồng
Course Phát triển kĩ năng
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 345.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 35
Total Views 329

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘITIỂU LUẬNTHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤTĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGGV hướng dẫn: Trần Thị Tuyết Nhung NHÓM 16 – KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP.1. Nguyễn Hà My MSV: 19177400742. Đặng Thu Trang MSV: 21141103223. Nguyễn Thị Hồng ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI   

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

GV hướng dẫn: Trần Thị Tuyết Nhung NHÓM 16 – KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP.

1. 2. 3. 4. 5.

Nguyễn Hà My Đặng Thu Trang Nguyễn Thị Hồng May Ma Thị Hồng Diệu Hoàng Thị Minh Nguyệt



MSV: 1917740074 MSV: 2114110322 MSV:2114110193 MSV: 2114110054 MSV: 2114110234

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................3 II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC TỰ HỌC................................................................... 4 1. Tự học là gì?............................................................................................................... 4 2. Vai trò của việc tự học?..............................................................................................4 3. Các hình thức tự học của sinh viên............................................................................ 4 3.1. Tự học có sự hướng dẫn của giảng viên............................................................ 4 3.2. Tự học không có sự hướng dẫn của giảng viên:................................................5 4. Các phương pháp tự học.............................................................................................5 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học:......................................................................6 5.1. Các yếu tố chủ quan........................................................................................... 6 5.2. Các yếu tố khách quan....................................................................................... 7 III. THỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG......................................................................................................................... 8 1. Giới thiệu vài nét về sinh viên năm nhất Trường Đại học Ngoại thương.................8 2. Kết quả khảo sát tình trạng tự học của sinh viên năm nhất trường đại học Ngoại thương............................................................................................................................. 8 3. Kết luận:.................................................................................................................. 12 IV. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG............... 13 1. Nhóm giải pháp từ phía sinh viên............................................................................ 13 1.1. Hình thành thói quen học tập tích cực............................................................. 13 1.2. Tự rèn luyện các phương pháp học tập hiệu quả.............................................13 2. Nhóm giải pháp từ phía nhà trường và giảng viên.................................................. 15 2.1. Đổi mới phương pháp dạy học.........................................................................15 2.2. Giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về hoạt động tự học........................... 15 2.3. Tăng cường cơ sở vật chất và các phong trào tự học...................................... 16 V. KẾT THÚC............................................................................................................... 17 VI. TRÍCH DẪN NGUỒN THAM KHẢO...................................................................18

I. MỞ ĐẦU Chắc hẳn, mỗi chúng ta đã rất quen thuộc với những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ như “Học, học nữa, học mãi” hay “Học ăn, học nói, học gói, học mở.” Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học. Và “ người không học như ngọc không mài”. Hiểu đơn giản, học là quá trình tiếp thu kiến thức, mở mang tri thức của bản thân. Tuy nhiên, nó không chỉ là quá trình thụ động, nhận kiến thức từ người khác thông qua thị giác và thính giác. Mà học, phải là một quá trình hình thành thông qua tinh thần tự giác, trách nhiệm, kỷ luật và ý thức cầu tiến, thì việc học mới thật sự có hiệu quả và tạo ra nhiều giá trị, năng lượng có ích. Vì vậy hiện nay khái niệm “tự học” đã trở nên phổ biến và quan trọng hơn bao giờ hết. Đặc biệt là đối với sinh viên đại học như chúng em, khi mới bước ra khỏi cánh cổng trường cấp 3 và còn chưa quen với cách học, phương pháp học mới ở bậc đại học khi ít được thầy cô đôn đốc, nhắc nhở hơn. Để đảm bảo chất lượng của việc học thì ngoài việc nghe giảng, quá trình tự học tập, tự nghiên cứu đóng vai trò cốt yếu và phản ánh được kết quả học tập của mỗi sinh viên. Và chắc chắn vẫn còn nhiều bạn sinh viên năm nhất đang loay hoay, lo lắng vì chưa thích nghi được, hay chưa tìm được phương pháp học tập hiệu quả, phù hợp cho bản thân mình. Đó cũng là lí do chúng em mang đến đề tài “Thực trạng vấn đề tự học của sinh viên năm nhất trường đại học Ngoại thương” với mong muốn sẽ một phần nào đó giúp các bạn trong quá trình học tập những năm sắp tới tại trường.

II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC TỰ HỌC 1. Tự học là gì? Tự học được hiểu đơn giản quá trình tự làm việc, tự tiếp thu kiến thức mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo của người khác. Bản thân bạn phải tự nghiên cứu, suy luận, tư duy… Khi ấy chúng ta sẽ làm chủ quá trình tiếp thu kiến thức; bao gồm cả thời lượng học, khối lượng kiến thức phải nạp bằng phương pháp học. 2. Vai trò của việc tự học? - Nắm vững, đào sâu và mở rộng được kiến thức - Cập nhật được kiến thức liên tục - Nâng cao chuyên môn - Tăng hiệu suất công việc - Khám phá được năng lực của bản thân - Là điểm cộng cho profile cá nhân 3. Các hình thức tự học của sinh viên 3.1. Tự học có sự hướng dẫn của giảng viên: Quá trình học tập trên lớp là quá trình căn bản, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, khái quát về vấn đề được học. Giảng viên giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng cho sinh viên, hướng dẫn cho sinh viên phương pháp nghiên cứu, tự học ở nhà giúp cho sinh viên chủ động, nắm vững và chiếm lĩnh được trọn vẹn tri thức liên quan đến vấn đề đã học trên lớp. Ngoài ra, với việc định hướng cho sinh viên, giảng viên còn có một vai trò quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra kết quả đạt được của sinh viên sau khi sinh viên tự nghiên cứu ở nhà thông qua các buổi vấn đáp tại lớp. Tự học theo hình thức này sẽ gắn liền với nội dung bài học, theo sự sắp xếp và giám sát của giáo viên, nó sẽ giúp cho sinh viên xác định được phương hướng, mục tiêu và giải pháp tốt nhất để hoàn thành bài học cũng như bổ sung thêm kiến thức liên quan đến vấn đề đã được học.

3.2. Tự học không có sự hướng dẫn của giảng viên: Ngoài việc tự học theo sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên cũng phải tự chủ động tìm kiếm, nghiên cứu những vấn đề khác không liên quan đến bài học hay không được giảng viên định hướng nhưng những vấn đề đó lại có thể bổ trợ tốt cho ngành mình theo đuổi. Hình thức này sẽ kích thích sự ham học hỏi, tìm tòi của sinh viên giúp sinh viên hoàn thiện bản thân nhiều hơn, có thêm nhiều kiến thức khác tạo thêm sự tự tin cho sinh viên khi học tập cũng như tăng thêm khả năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên khi ra trường. Việc không có hướng dẫn của giảng viên giúp sinh viên không bị gò bó, không bị ràng buộc nên có thể chủ động tư duy, sáng tạo tạo ra những giá trị mới cho bản thân. Tuy nhiên, sinh viên cũng nên hỏi giảng viên nếu cảm thấy có vướng mắc hoặc chưa hiểu hết nội dung liên quan đến vấn đề mình đang nghiên cứu để tránh tư duy lạc đường, có sáng tạo nhưng không phù hợp dẫn đến hiểu sai vấn đề gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả tự học của bản thân. Ngoài ra, sinh viên còn có thể tự học ở nhà theo sở thích, đam mê của bản thân. Có thể bạn đang theo học một ngành này nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ngành học khác chỉ cần bạn cảm thấy nó thú vị, mình thực sự đam mê với nó. Việc tự học này sẽ giúp người học có một kiến thức tổng hợp, sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 4. Các phương pháp tự học 4.1. Tự học dựa trên tài liệu, hướng dẫn của giảng viên. Theo cách này giảng viên trước khi bước vào giảng dạy một học phần sẽ cho các bạn danh mục những tài liệu liên quan đến học phần đó và nhiệm vụ của sinh viên đó là tìm hiểu và đọc các tài liệu được giảng viên cung cấp. Cách này sẽ giúp sinh viên nắm vững được kiến thức của môn học, mang lại một kết quả học tập tốt. 4.2. Tự học thông qua các phương tiện truyền thông, sách, báo…. Theo cách này, bạn có thể chủ động hơn trong việc thu thập thông tin, tích lũy thêm nhiều kiến thức khác liên quan đến môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Điều quan trọng là bạn cần thực hiện nó một cách thường xuyên để có thể ghi nhớ và vận dụng tốt hơn trong học tập và cuộc sống.

4.3. Tự học thông qua việc tham gia các hội nghị, các sự kiện, các lớp kỹ năng khác… Việc tự học này giúp sinh viên tích lũy được những kinh nghiệm, những bài học bổ ích từ những người có chuyên môn cao từ đó tạo cho sinh viên một tấm gương để học hỏi, phấn đấu vươn lên. 4.4. Tự học thông qua việc tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm trong cũng như ngoài trường. Việc tham gia các CLB, đội nhóm giúp sinh viên có những trải nghiệm mới, có cơ hội để thực hành những kiến thức mà mình đã được học và thu thập thêm cho bản thân những bài học mới, tạo cho sinh viên phát triển toàn diện về học thức lẫn kỹ năng. 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học: 5.1. Các yếu tố chủ quan - Tự ý thức: Tự ý thức của SV phụ thuộc vào sự hiểu biết về mục đích ý nghĩa và vai trò của tự học, nội dung cách thức của tự học và nhân tố ảnh hưởng tới tự học của bản thân. Từ đó SV biết tự tổ chức, tự kiểm tra - đánh giá kết quả tự học của mình để đáp ứng mục tiêu của giáo dục & đào tạo. - Thái độ tự học: Thái độ tự học của SV được thể hiện ở nhu cầu tự học, động lực tự học, hứng thú, tính tích cực, tự lực học tập, sự say mê với tinh thần quyết tâm cao và ý chí khắc phục khó khăn để thực hiện được nhiệm vụ học tập. Những cử chỉ hành vi có thể quan sát được cũng là biểu hiện của thái độ tự học (cần mẫn, chăm chỉ...). “vấn đề hình thành và phát triển tư duy không chỉ là vấn đề nắm vững tri thức KNKX, trí tuệ và phương thức hành động mà xen vào đó là biểu hiện sâu sắc của xúc cảm và tình cảm, thái độ tích cực của người học. Những thành phần bên trong của thái độ tự học bao gồm: Nhu cầu tự học, động cơ tự học, hứng thú tự học, ý chí khắc phục khó khăn trong tự học… - Khả năng tự học: Cùng với hệ thống các yếu tố trên SV phải có khả năng tự học thông qua việc thực hiện kế hoạch tự học, cách thức tổ chức tự học, đặt biệt dựa vào kết quả học tập để quyết tâm phấn đấu. Như thế SV phải tích cực tự học, tự thu thập

tài liệu về nội dung, phương pháp, bản thân mình có nhu cầu tích luỹ tri thức cũng như cách thức và KNTH. - Phương pháp học tập: Là phương thức để đạt được mục đích, nhiệm vụ học tập theo một cách thức nào đó. SV phải có kế hoạch học tập hợp lý, có sự phân phối thời gian và áp dụng các hình thức tự học phù hợp. Phương pháp học tập có tính quyết định đến kết quả học tập của SV. Bên canh những yếu tố trên, khả năng tư duy, khái quát, tổng hợp, phân tích vấn đề là yếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động tự học. 5.2. Các yếu tố khách quan - Phương pháp dạy học của giảng viên: Các yêu cầu về học tập, đòi hỏi phương pháp giảng dạy của giáo viên phải phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của mỗi cá nhân mới hình thành và phát triển KNTH cho SV. Khi các KNTH hình thành rồi phải được rèn luyện và củng cố thường xuyên. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân là yếu tố tác động trực tiếp đến việc rèn luyện KNTH cho SV nhằm phát huy tính tích cực, tự giác độc lập sáng tạo của sinh viên. Các nghiên cứu cho rằng: chất lượng tự học phụ thuộc vào trình độ tổ chức và điều khiển hoạt động học của thầy. - Việc tổ chức, quản lý sinh viên tự học cũng có tác dụng tới quá trình hình thành rèn luyện, nâng cao KNTH cho SV. Tuy rằng việc tự học của SV Cao đẳng, Đại học hiện nay được quản lý theo cơ chế tự quản. Song các trường quản lý tự học của SV bằng nhiều cách: yêu cầu giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử và kiểm tra – đánh giá theo từng năm học, từng kỳ học, từng tháng và từng tuần. - Các yếu tố khác: Môi trường tự học (sự phát triển xã hội, yêu cầu của thời đại, mối quan hệ bạn bè, môi trường tập thể...); Thời gian tự học (để rèn luyện và nâng cao KNTH cho SV không những phải sắp xếp thời gian hợp lý vào thời điểm trong ngày mà còn phù hợp với đặc điểm tâm lý cá nhân); Điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, các phương tiện học tập, tài liệu tham khảo; Nhân tố gia đình, bạn bè người thân…

III. THỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 1. Giới thiệu vài nét về sinh viên năm nhất Trường Đại học Ngoại thương Cũng như đối với sinh viên cả nước, sinh viên năm nhất trường đại học Ngoại Thương luôn ý thức được rằng: Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đại học của sinh viên. Năm nhất đại học với sự: “Lười thu nạp kiến thức” sẽ khiến chúng ta hối hận và những năm sau đại học, thậm chí có thể nghĩ sai lệch về khả năng và ngành mình đang theo học. Cùng với đó là suy nghĩ “chương trình học toàn những môn đại cương, chưa liên quan đến chuyên ngành”. Chính vì vậy, một bộ phận sinh viên có thể sẽ không bỏ nhiều thời gian để nghe thầy cô giảng bài, sau giờ học chính khóa càng không tạo cho mình thói quen tự học. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn lệch lạc và mang lại nhiều hệ lụy không đáng có, lối tư duy này có thể theo ta đến hết cả bốn năm đại học. Thấu hiểu được những nguy cơ tiềm ẩn này, sinh viên năm nhất Đại học Ngoại Thương đã và đang áp dụng rất nhiều biện pháp tự học khác nhau như tự học thông qua việc tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm trong và ngoài trường; tự học thông qua kiến thức sách, báo; tự học theo nhóm...Bên cạnh đó, mỗi sinh viên luôn cố gắng tìm cho mình phương pháp tự học hiệu quả nhất. Như vậy có thể thấy, tuy mọi sinh viên đều ý thức được tự học có ý nghĩa rất quan trọng nhưng để tìm được phương pháp tự học hiệu quả thì không phải dễ dàng và cũng khó có được kết quả như mong muốn. 2. Kết quả khảo sát tình trạng tự học của sinh viên năm nhất trường đại học Ngoại thương Nhóm sinh viên đã tiến hành cuộc khảo sát về “Thực trạng tự học của sinh viên năm nhất trường Đại học Ngoại Thương”. Dưới đây là những tóm tắt về kết quả khảo sát: 2.1. Bạn nghĩ như thế nào về việc tự học đối với sinh viên hiện nay ?

Bảng 1. Nhận thức của sinh viên về việc tự học. STT

Nội dung

Tỷ lệ

1

Việc tự học là rất cần thiết

94.1%

2

Mình nghĩ không cần tự học, chỉ học khi thầy, cô nhắc nhở 5.9%

3

Chỉ học khi có hứng thú

0%

Từ kết quả bảng 1 có thể thấy, đa số sinh viên đều nhận thức được rằng việc tự học là rất cần thiết trong quá trình đại học (94.1%). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên (5.9 %) chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tự học, tính tự giác của nhóm sinh viên này đa số đến từ việc nhắc nhở của thầy cô, deadline của bài tập… 2.2 Bạn nghĩ việc tự học có vai trò như thế nào? Bảng 2. Vai trò của hoạt động tự học. STT

Mức độ tiếp nhận khảo sát

Tỷ lệ

1

Không quan trọng

0%

2

Khá quan trọng (quyết định 40 - 50% kết quả học tập)

20.6%

3

Rất quan trọng (quyết định 70 -80% kết quả học tập)

79.4%

Kết quả bảng 2 cho thấy rằng: phần lớn các bạn sinh viên đều nhận ra được tầm quan trọng của việc tự học. Tuy nhiên, tuỳ vào nhận thức của mỗi người mà tầm quan trọng của việc tự học được đánh giá ở mức độ khác nhau, hầu hết các bạn sinh viên cho rằng việc tự học rất quan trọng và quyết định phần lớn kết quả học tập, nhưng bên cạnh đó một số ít lại cho rằng việc tự học chỉ chiếm 50% kết quả học tập. 2.3. Bạn dành bao nhiêu thời gian tự học? Bảng 3. Thời gian cho việc tự học.

STT

Nội dung

Tỷ lệ

1

Không, chỉ nghe giảng trên lớp

5.9%

2

50 -50, vừa tự học vừa nghe giảng

82.4%

3

70 - 80% là tự học: tìm hiểu trước về bài học rồi sau đó tự nghiên cứu. 2.9%

4

Khác

2.9%

Bảng 3 thể hiện sự phân chia thời gian cho việc tự học của sinh viên hiện nay, nhưng phổ biến nhất là sự phân chia thời gian cân bằng giữa nghe giảng trên lớp và tự học (50-50), có thể do các bạn sinh viên phần lớn vẫn chưa làm quen với môi trường đại học và còn phụ thuộc nhiều vào phần kiến thức giảng dạy từ thầy, cô trên lớp, thậm chí còn có một số bạn quá thụ động, chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức giảng dạy của thầy cô và không hề dành thời gian tự học. Bên cạnh đó, một số ít bạn sinh viên lại thích nghi và chủ động hơn nên dành phần lớn thời gian của mình để tự học. 2.4. Bạn tự học bằng cách? Bảng 4. Các phương pháp tự học. STT

Các phương pháp tự học

Tỷ lệ

1

Ghi chép bài và học theo slide của thầy cô.

55.9%

2

Học nhóm.

2.9%

3

Lập sơ đồ tư duy.

2.9%

4

Đọc nhiều nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến bài học.

35.3%

5

Khác.

2.9%

Bảng 4 cho thấy, đa số các bạn sinh viên năm nhất vẫn tiếp tục tự học theo các phương pháp truyền thống đã có từ các cấp học dưới như: ghi chép và học theo slide của thầy cô (chiếm đến 55.9%), đọc nhiều nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến bài

học (35.3 %). Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến việc tự học trở nên nhàm chán và kém hiệu quả. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm cho mình những phương pháp tự học hiệu quả và phù hợp, qua đó cải thiện kết quả rèn luyện của bản thân trong bốn năm đại học sau này. 2.5. Bạn nghĩ việc tự học giúp? Bảng 5. Lợi ích của việc tự học. STT

Lợi ích của việc tự học

Tỷ lệ

1

Bản thân chủ động, tự giác hơn, tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. 79.4%

2

Không thấy hiệu quả.

2.9%

3

Quản lý thời gian tốt hơn.

5.9%

4

Tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn.

8.8%

5

Bản thân chủ động, tự giác hơn.

2.9%

Bảng 5 cho thấy việc tự học mang lại cho các bạn sinh viên rất nhiều lợi ích, trong đó phần lớp là giúp sinh viên trở nên chủ động, tự giác và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Tuy nhiên có thể do sự khó hòa nhập với môi trường đại học và chưa quen với hình thức tự học nên một số ít bạn sinh viên cho rằng việc tự học là không hiệu quả và không mang lại lợi ích gì. 2.6. Bạn gặp vấn đề gì khi tự học? Bảng 6. Những khó khăn trong việc tự học STT 1

Nội dung Không tìm được nhiều nguồn tài liệu uy tín, đa dạng

Tỷ lệ 20.6 %

2

Không đảm bảo được chất lượng tài liệu

2.9 %

3

Khó kỷ luật bản thân, vẫn bị xao nhãng bởi những thứ khác 64.7 %

4

Sắp xếp thời gian tự học chưa hợp lý

11.8 %

Bảng 6 cho biết rằng những bạn sinh viên hiện nay gặp khá nhiều khó khăn khi tự học. Trong đó, khó khăn lớn nhất là sự tập trung cao độ, bởi các bạn sinh viên vẫn còn bị xao nhãng bởi yếu tố ngoại cảnh và khó kỷ luật bản thân. Bên cạnh đó, độ uy tín và đảm bảo về chất lượng tài liệu cũng là vấn đề nan giải đối với sinh viên trong việc tự học, có lẽ do chưa làm quen được với những môn học mới về những khía cạnh, lĩnh vực khác nhau, nên các bạn sinh viên vẫn còn bỡ ngỡ và chưa biết cách tìm được nguồn tài liệu uy tín, đa dạng để phục vụ cho bài học. Song, việc học và hoàn thành bài tập của nhiều môn học cùng lúc với những luồng kiến thức khác nhau khiến sinh viên trở nên lúng túng và chưa biết cách sắp xếp thời gian hợp lý. 3. Kết luận: Qua cuộc khảo sát và sự tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên, chúng em thấy được, đa số các bạn đều ý thức được tầm quan trọng của việc tự học, và mỗi bạn đều có phương pháp tự học của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn còn loay hoay, lo lắng vì chưa tìm được cách học ph...


Similar Free PDFs