TIỂU LUẬN - POS351E PDF

Title TIỂU LUẬN - POS351E
Author Tran Ton
Course chủ nghĩa xã hội
Institution Duy Tan University
Pages 27
File Size 770.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 529
Total Views 562

Summary

TRƯỜNG ĐH DUY TÂNKHOA KH XÃ HỘI & NHÂN VĂNBÀI TIỂU LUẬNMÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNINVỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘIVÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG XÃ HỘI XHCN Ở VIỆT NAMGVHD: THSỄN THỊ HẢI LÊNLỚP: POS 351SINH VIÊN: Tôn Nữ Phiên Trân - 25202216678NĂM HỌC 2...


Description

TRƯỜNG ĐH DUY TÂN KHOA KH XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG XÃ HỘI XHCN Ở VIỆT NAM

GVHD: THS.NGUYỄN THỊ HẢI LÊN LỚP: POS 351 SINH VIÊN: Tôn Nữ Phiên Trân 25202216678

NĂM HỌC 2021-2022

Mục lục LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ............................................................................................................................... 4 1.1. Khái niệm ............................................................................................................... 4 1.2. Các hình thái quá độ .............................................................................................. 6 1.3. Quan niệm về quá độ gián tiếp của C. Mác và Ph.Ăngghen với Lênin ................. 7 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO THỰC TIỄN XÂY DỰNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 8 2.1. Tình hình thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ............................... 8 2.1.1. Thời gian ......................................................................................................... 8 2.1.2. Hình thái quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta ......................................... 8 2.1.3. Nguyên nhân Đảng Cộng Sản Việt Nam lựa chọn hình thái quá độ gián tiếp 9 2.2. Thực tiễn tình hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ............................... 12 2.2.1. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay ................. 12 2.2.2. Kinh tế ........................................................................................................... 17 2.2.3. Chính trị......................................................................................................... 20 2.2.4. Tư tưởng – văn hóa ....................................................................................... 21 2.2.5. Xã hội ............................................................................................................ 22 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 24

LỜI MỞ ĐẦU Chủ nghĩa xã hội khoa học, cùng với triết học và kinh tế chính trị, theo quan điểm của Ph. Ăngghen, là ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong suốt 75 năm kể từ ngày bắt đầu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội. Trong giai đoạn thế giới liên tục thay đổi, cập nhật theo xu hướng mới trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, cùng với những tác động to lớn của đại dịch covid-19 trong suốt 2 năm vừa qua, có thể thấy nước ta đã chịu nhiều đả kích lớn và đi kèm đó là những nghi ngại về chính sách của Đảng và nhà nước: Liệu xã hội chủ nghĩa có phải mục đích tốt đẹp nhất? Liệu tiến trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa có phải là con đường đúng đắn của cách mạng Việt Nam? Vì vậy, bài tiểu luận sau đây sẽ phân tích những cơ sở lý luận và nguyên nhân dẫn đến quyết định của Đảng về việc tiến hành thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời là những minh chứng cho quyết định đúng đắn này thông qua mọi mặt: Kinh tế, chính trị, tư tưởng – văn hóa, xã hội trong suốt 75 năm qua.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.1.

Khái niệm

Chủ nghĩa xã hội, hay tiếng Anh là Socialism, có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo Bách khoa Toàn thư về Triết học của Đại học Stanford (California, Hoa Kỳ), chủ nghĩa xã hội là “một truyền thống phong phú về tư tưởng và thực tiễn chính trị, lịch sử, chứa đựng một số lượng lớn các quan điểm và lý thuyết, thường khác nhau trong nhiều khái niệm, thực nghiệm và quy phạm”. (1)

Trong từ điển Merriam Webster, chủ nghĩa xã hội được định nghĩa là “bất kỳ lý thuyết kinh tế và chính trị khác nhau ủng hộ quyền sở hữu và quản lý các phương tiện sản xuất và phân phối hàng hóa theo tập thể hoặc chính phủ. Một hệ thống xã hội hoặc nhóm sống trong đó không có tài sản tư nhân, các phương tiện sản xuất được sở hữu và kiểm soát bởi nhà nước.” (2) Có thể thấy, chủ nghĩa xã hội có thể được hiểu với nhiều tư cách khác nhau, cụ thể là dưới ba phương diện: Chủ nghĩa xã hội là một học thuyết, chủ nghĩa xã hội là một phong trào và chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Với mỗi phương diện, chủ nghĩa xã hội sẽ được diễn giải theo một hướng hoàn toàn khác, và ở đây chủ nghĩa xã hội sẽ được hiểu dựa trên lý luận của Mác – Lênin (3) theo bốn nghĩa sau: 1. Là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lại các giai cấp thống trị. 2. Là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công. 3. Là một khoa học – Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

4. Là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin, lịch sử xã hội loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế – xã hội, theo xu hướng phát triển từ thấp tới cao là: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Có thể hiểu rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỷ cải biến cách mạng toàn diện và triệt để từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa, từ xã hội cũ sang xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực sau: -

Kinh tế: Tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Bên cạnh các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể, còn có các thành phần kinh tế khác với nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất như tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.

-

Chính trị: Nhà nước được thiết lập, củng cố và không ngừng hoàn thiện nhằm thực hiện dân chủ cho nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng.

-

Tư tưởng – văn hóa: Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa, còn tồn tại nhiều tư tưởng khác như tư sản, tâm lý tiểu nông,…

-

Xã hội: Còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và khác biệt, mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp. Bởi vậy, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện xã hội là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo.

Nhìn chung, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ tồn tại những đặc điểm chung sau: -

Sự xen kẽ và trộn lẫn của nhiều thành phần, yếu tố trong xã hội cũ và mới, nên tồn tại những khác biệt và mâu thuẫn giữa các thành phần xã hội.

-

Là một thời kỳ lâu dài, liên tục và không ngừng tiếp diễn. Thời kỳ quá độ đạt đến cao trào khi mâu thuẫn xã hội gia tăng.

1.2.

Các hình thái quá độ

Cần lưu ý rằng, cộng sản chủ nghĩa là hình thái cao nhất và có sự khác biệt về chất lớn nhất trong 5 hình thái kinh tế – xã hội theo quan điểm của Mác – Lênin kể trên, trong khi xã hội chủ nghĩa chỉ là hình thái tiền cộng sản chủ nghĩa. Như vậy, quá độ lên chủ nghĩa xã hội có thể được nhìn nhận dưới hai hình thức như sơ đồ dưới đây:

Cụ thể: -

Quá độ trực tiếp: Là kiểu quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đây là giai đoạn thấp của quá trình tiến đến cộng sản chủ nghĩa. Đối với những quốc gia có chủ nghĩa tư bản phát triển khi thực hiện quá độ, sẽ tiến lên cộng sản chủ nghĩa, là giai đoạn cao nhất của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Cho tới hiện tại, hình thái quá độ trực tiếp ở giai đoạn cao chưa từng diễn ra.

-

Quá độ gián tiếp: Là kiểu quá độ bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa, của các nước tiền tư bản tiến lên xã hội chủ nghĩa (giai đoạn thấp), hoặc chưa trải qua tư bản chủ nghĩa phát triển, tiến thẳng lên cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn cao). Thế giới trong suốt một thế kỷ qua, kể cả Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác ngày nay, theo đúng lý luận Mác - Lênin, đều đang trải qua thời kỳ quá độ gián tiếp với những trình độ phát triển khác nhau.

1.3.

Quan niệm về quá độ gián tiếp của C. Mác và Ph.Ăngghen với Lênin

Trên thực tế, quan điểm hình thái quá độ gián tiếp của C.Mác – Ph.Ăngghen và Lênin đã tồn tại một số khác biệt, cụ thể: Với tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, hình thái “quá độ lên cộng sản chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” được xem là quá độ nửa trực tiếp. Ví dụ tiêu biểu nhất ở đây chính là nước Nga. Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng quá độ nửa trực tiếp còn cần có yếu tố là “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước tiên tiến”. Theo Lênin, các nước đi theo hình thức quá độ này có thể thực hiện được nhiệm vụ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng trình độ vẫn thấp hơn nhiều so với nước Nga. Ngược lại, Lênin cho rằng hình thái “quá độ lên chủ nghĩa xã hội và không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” được gọi là quá độ gián tiếp. Hình thái quá độ gián tiếp đơn độc và không có sự giúp đỡ từ giai cấp vô sản của các nước sẽ diễn ra khó khăn hơn, nhưng nó sẽ có trình độ cao hơn. C.Mác, khi tìm hiểu về nước Nga cũng chỉ rõ: ‘‘Nước Nga... có thể không cần trải qua đau khổ của chế độ (chế độ tư bản chủ nghĩa – TG) mà vẫn chiếm đoạt được mọi thành quả của chế độ ấy” (4)

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO THỰC TIỄN XÂY DỰNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 2.1.

Tình hình thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2.1.1. Thời gian Khác với các quốc gia khác cùng có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cộng sản chủ nghĩa, thời điểm bắt đầu quá độ của nước ta diễn ra tương đối muộn, kéo dài và phức tạp. Về thời gian, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam có thể chia làm hai mốc sau: Đầu tiên, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954, trong hoàn cảnh nước ta vừa thắng lợi từ chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva vào tháng 7 cùng năm, cam kết chấm dứt hoàn toàn chiến tranh và lập lại hòa bình của các nước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia). Vào thời điểm này, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mới chỉ được thực hiện ở miền Bắc nước ta. (5) Tiếp nối thành công, đất nước ta tiếp tục tiến thêm một bước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam sau khi cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ giành được thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975. Bắt đầu từ mốc thời gian này, thời kỳ quá độ của VN đã được hoàn chỉnh, toàn diện hơn và được thực hiện trong cả nước. (6) 2.1.2. Hình thái quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta Dựa trên lịch sử thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, chúng ta có thể nhìn nhận rằng hình thái quá độ chính của nước ta là kiểu quá độ gián tiếp và bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cần biết rằng, ban đầu, Đảng và nhà nước đã định hướng thời kỳ quá độ ở Việt Nam là quá độ nửa trực tiếp. Cụ thể, từ Hội nghị Trung ương 1 Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) đến Hội nghị Trung ương 9 khóa VI Đảng Cộng sản

Việt Nam (tháng 8-1990), thời kỳ quá độ luôn được xác định là: “do được các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ, nên bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”, tức là nửa trực tiếp. Đại hội II Đảng Lao động Việt Nam (tháng 02-1951) nêu rõ: Thời kỳ quá độ ở Việt Nam có điểm xuất phát thấp hơn, cho nên lâu dài, khó khăn hơn. Đại hội VI của Đảng (năm 1986) mở ra thời kỳ đổi mới, bắt đầu thực hiện đa dạng hóa sở hữu - một trong những nội dung quan trọng nhất của NEP, nhưng vẫn nêu thời kỳ quá độ ở nước ta là “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của chế độ Liên Xô (cũ) vào giữa thập kỷ 70, nhiều người trong đội ngũ lãnh đạo đã cảm thấy mông lung, mất niềm tin vào đường lối do Đảng đề xuất. Trong tình hình các thế lực thù địch, chống đối và phản động ráo riết thực hiện các âm mưu phá hoại thành quả Cách mạng và khối bền vững dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định định hướng lại thời kỳ quá độ ở nước ta: Từ quá độ nửa trực tiếp và tranh thủ sự giúp đỡ từ giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến, chuyển sang quá độ gián tiếp. Cụ thể, từ Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đến nay, đường lối thực hiện thời kỳ quá độ được xác định là “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”, tức là thời kỳ quá độ gián tiếp, và được xây dựng, phát triển ngày càng hoàn thiện. Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (tháng 1-1995) khẳng định: trong điều kiện không còn sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng có thể tranh thủ được nguồn lực từ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế; bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng kế thừa mọi thành tựu và kinh nghiệm của nhân loại, kể cả của chủ nghĩa tư bản. Đại hội IX của Đảng nêu rõ, bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ trong chủ nghĩa tư bản. (7) 2.1.3. Nguyên nhân Đảng Cộng Sản Việt Nam lựa chọn hình thái quá độ gián tiếp Đầu tiên, không thể phủ nhận rằng hình thái quá độ gián tiếp cũng tồn tại một số mặt hạn chế sau đây:

-

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất rất thấp, nên bỏ qua tư bản chủ nghĩa đồng nghĩa bỏ qua những năm tháng phát triển vững mạnh về mặt phát triển kinh tế, của cải.

-

Hình thức thời kỳ quá độ gián tiếp luôn kéo dài và khó khăn hơn so với trực tiếp, vì sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, nền tảng khoa học kỹ thuật,…

Tuy nhiên, việc Đảng Cộng Sản Việt Nam lựa chọn hình thái quá độ gián tiếp là hành động đúng đắn, có nguyên nhân xuất phát từ tình hình thực tiễn trong và ngoài nước. Cụ thể, ngoài nguyên nhân trực tiếp là sự sụp đổ của Liên xô và Việt Nam mất đi đồng minh đáng tin cậy nhất, còn có thể chia nguyên nhân mà Đảng ta quyết định lựa chọn quá độ gián tiếp thay cho các hình thức khác thành hai phần: Tư bản chủ nghĩa có những hạn chế nhất định : -

Nền kinh tế dưới tư bản chủ nghĩa thường phát triển nhanh, nhưng không vững chắc nên rất dễ diễn ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng lớn đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Các cuộc khủng hoảng thường diễn ra trên quy mô lớn, phức tạp, nghiêm trọng, tiêu biểu như cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009 xuất phát từ Mĩ, khiến nền kinh tế toàn cầu thất thoát 4.500 tỷ USD vào năm 2009; tăng trưởng toàn cầu năm 2007 đạt 4,2% đã giảm xuống còn 1,8% vào năm 2008, sau đó bị giảm thêm vào năm 2009. (8)

-

Tư bản chủ nghĩa xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, dẫn tới sự bất bình đẳng trong các tầng lớp xã hội, mâu thuẫn sắc tộc, chênh lệch giàu nghèo cao, an sinh xã hội giảm sút, cơ hội tham gia và hưởng lợi ích từ hoạt động sáng tạo bị hạn chế, thiếu việc làm và thất nghiệp, giới cầm quyền ngày càng tỏ ra độc đoán,… (9)

-

Tư bản chủ nghĩa xuất phát từ sự cướp đoạt và thâu tóm các doanh nghiệp hay nhà sản xuất nhỏ, dẫn đến thế độc quyền và chèn ép những người ít tiếng nói hơn, chẳng hạn như Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) nộp đơn kiện Facebook

với cáo buộc tập đoàn này đang tìm cách thâu tóm, mua lại và chôn vùi đối thủ, phá vỡ thế cạnh tranh trên thị trường. (10) Phù hợp với hoàn cảnh của xã hội Việt Nam: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường cách mạng tất yếu khách quan, con đường xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Như đã nói ở trên, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nghèo, lạc hậu và vừa kết thúc chế độ nửa phong kiến. Trong tình huống rối loạn do Liên Xô sụp đổ, tình hình chính trị và xã hội vẫn còn chưa ổn định do sự chống phá của các thế lực thù địch, cũng như việc đan xen và mâu thuẫn giữa nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội cũ và mới. Rút ngắn được thời gian tiến lên chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản: Dù quá độ gián tiếp khó khăn và lâu dài hơn so với hình thức quá độ trực tiếp, tuy nhiên về tổng thể tiến trình thì sẽ rút ngắn được thời gian tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chẳng hạn như xã hội của người GiécManh – người GiécManh đã lựa chọn thay đổi từ xã hội công xã nguyên thủy, bỏ qua xã hội nô lệ, cùng người La Mã đi lên xã hội phong kiến. Từ khi người Giécmanh bắt đầu lấn át người La Mã vào thế kỷ thứ II và đánh đổ chế độ nô lệ vào thế kỷ thứ V, họ chỉ mất 300 năm để từ cuối công xã nguyên thủy bỏ qua chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến. Nếu vẫn tồn tại riêng biệt, thì để có sự phát triển đó, họ phải trải qua xã hội nô lệ hàng nghìn năm. (11) Không bỏ qua kinh tế tư bản chủ nghĩa trong khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội của nước ta không đồng nghĩa với việc hoàn toàn chối bỏ và bỏ qua tất cả các mặt của tư bản chủ nghĩa. Thời kỳ quá độ gián tiếp có một nội dung chủ yếu là, dưới sự kiểm soát, bảo đảm của nhà nước xã hội chủ nghĩa, cần sử dụng, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa để xây dựng LLSX. Sau đó, tiếp tục chuyển sang thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ quá độ trực tiếp, là xây dựng cơ sở ban đầu cho chủ nghĩa xã hội.

Bên cạnh đó, Việt Nam vốn đã có lợi thể vì đang là nước đi sau, là nước đang phát triển trong điều kiện đã có sẵn nhiều công nghệ tiên tiến và nền công nghệ đang thay đổi liên tục. Do vậy, nước ta có thể lựa chọn tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ, thành tựu để áp dụng vào quản lý để phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội, đặc biệt là xây dựng nền kinh tế hiện đại, phát triển nhanh lực lượng sản xuất. (12)

2.2.

Thực tiễn tình hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.2.1. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay Có thể thấy, việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là một quá trình trọng điểm và đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng, nỗ lực của không chỉ Đảng và chính quyền, mà còn là nhân dân, các tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên, để đi đến mục đích cuối cùng thuận tiện, hiệu quả và nhanh chóng nhất, thì nước ta cần phải có những mục tiêu nhỏ hơn, đáp ứng những nhu cầu của nhân dân, quần chúng lao động và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của nước ta theo từng thời kỳ: 7 phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong cương lĩnh năm 1991 Tại Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trơng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được thông qua với 7 phương hướng như sau: Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước

xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nh...


Similar Free PDFs