Tiểu luận Qhktqt - Một phần tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế PDF

Title Tiểu luận Qhktqt - Một phần tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế
Author Quỳnh Hoàng Phương
Course quan hệ kinh tế quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 11
File Size 286.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 179
Total Views 483

Summary

Tình hình thương mại hàng hoá 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thế giới0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 20205000100001500020000250000%2%4%6%8%10%12%14%16%14958 17978 18167 18595 18665 16239 15766 17503 19236 18720 1 737212% 11.64%11.47%11.33%11.43%11.94%12%12.35%12.48%12%14%Kim n...


Description

2.3. Tình hình thương mại hàng hoá 2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thế giới 16.00%

25000 14.33%

14.00%

12.87% 20000

11.64% 11.47% 11.33% 11.43%

12.66% 12.35% 12.48% 11.94% 12.13%

12.00% 10.00%

Tỷ USD

15000

8.00% 10000

6.00% 4.00%

5000 2.00% 0

14958 17978 18167 18595 18665 16239 15766 17503 19236 18720 17372 2010

2011

2012

2013

2014

Kim ng ạch xuấất khẩ u hàng hoá

2015

2016

2017

2018

2019

2020

0.00%

T ỷ trọng Thương m ạ i hàng hoá

Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và tỷ trọng trong xuất khẩu giai đoạn 2010 -2020

Source: https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.MRCH.CD? end=2020&start=2010 Trong vòng 10 năm kể từ năm 2010 đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của thế giới có những biến chuyển tương đối rõ rệt. Cụ thể, trong giai đoạn từ 2010 – 2014 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thế giới tăng trưởng từ 14.958 tỷ USD lên 18.665 tỷ USD (Tăng gấp 1,25 lần so với năm 2010). Sang năm 2015 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giảm mạnh xuống còn 16.239 tỷ USD (giảm xuống 1,15 lần so với năm 2014) do ảnh hưởng của giá dầu sụt giảm và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lần đầu tiên trong 10 năm qua quyết định tăng lãi suất liên ngân hàng thêm 0,25%. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tiếp tục giảm xuống còn 15.766 tỷ USD vào năm 2016 do các thoả thuận thương mại cũ cũng như mới đã bị chỉ trích nặng nề trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ. Công dân Anh đã bỏ phiếu để rút khỏi Liên minh Châu Âu, đi ngược lại với một thời kỳ dài nỗ lực cho hội nhập với các chính sách thương mại và tự do hoá của EU. Tăng trưởng thương mại toàn cầu vào năm 2016 có tốc độ chậm nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính gây sụt giảm vào năm 2009 và các nước phát triển tiên tiến nhất trong G-20 tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại mới ở mức báo đông. q

Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo từ 2017 – 2018 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng nhanh trở lại, cụ thể năm 2018 đã đạt mức 19.236 tỷ USD, tăng trưởng 22% so với năm 2016. Đây cũng là ngưỡng cao nhất mà kim ngạch xuất khẩu thế giới đạt được kể từ năm 2010. Điều này xảy ra do giá hàng hoá tăng cao vào năm 2017. Giá năng lượng đã tăng khoảng 26%, khoáng sản và kim loại màu tăng khoảng 24% trong khi giá nhập khẩu nông sản thô, đồ uống vẫn ổn định. Từ sau mức tăng đạt đỉnh vào năm 2018 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá lại tiếp tục sụt giảm trong giai đoạn 2 năm từ 2019 – 2020. Do ảnh hưởng của sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, bên cạnh đó là sự biến động của giá dầu đã khiến kim ngạch xuất khẩu thế giới trong năm 2019 sụt giảm còn 18.720 tỷ USD. Những tranh cãi thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu khiến giá cả hàng hoá leo thang, đầu tư giảm, kiểm soát xuất nhập khẩu khắt khe hơn tạo nên nhiều biến động trong thương mại toàn cầu. Trong năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới, kéo theo đó là sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu xuống còn 17.372 tỷ USD. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sụt giảm trong năm 2020 nhưng tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá lại tăng mạnh từ 12,66% (2019) lên 14,33% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thế giới. Dự kiến trong năm 2021 thương mại toàn cầu cũng tăng nhanh trong bối cảnh nhu cầu sản xuất và tiêu dùng phục hồi. Trong quý I/2021, giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu đã tăng khoảng 4% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, giá trị này đã cao hơn mức trước khủng hoảng COVID-19, tương đương mức tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2019. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) (7/2021) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của thương mại toàn cầu lên 9,7% trong năm 2021 và 7% trong năm 2022. WTO dự báo, tăng trưởng sản lượng hàng xuất khẩu năm 2021 tại khu vực châu Âu là 9,7%; châu Á là 14,4 %; châu Phi là 7%; Bắc Mỹ là 8,7%; Nam Mỹ là 7,2%... Theo đó, sự phục hồi thương mại hàng hóa chủ yếu là nhờ các mặt hàng liên quan đến dịch bệnh, các hàng hóa tiêu dùng bền lâu và các trang thiết bị y tế. https://baochinhphu.vn/thuong-mai-toan-cau-tang-nhanh-nhu-cau-san-xuat-va-tieudung-phuc-hoi-102299834.htm https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/wto-nang-du-bao-tang-truong-thuong-maitoan-cau-593001.html

2.3.2. Cơ cấu thương mại hàng hoá Cơ cấu thương mại hàng hoá quốc tế được chia làm 3 nhóm: nhóm hàng công nghiệp; nhóm hàng nông sản; nhóm hàng nhiên liệu, khai khoáng.

25

20

20.3

15

%

13.46

10

5 1.56 0

Công nghiệp

Nông sản

Nhiên liệ u, khai khoáng

Biểu đồ 2: Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu 3 nhóm hàng hoá chính trên thế giới năm 2010 25

22.21

20

%

15 9.62

10 5 1.35 0

Công nghiệp

Nông sản

Nhiên liệu, khai khoáng

Biểu đồ 3: Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu 3 nhóm hàng hoá chính trên thế giới năm 2020

https://data.worldbank.org/indicator/TX.VAL.FUEL.ZS.UN? end=2020&start=1962&view=chart Có thể thấy do các cuộc công nghiệp hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp được xuất khẩu trên thế giới vào năm 2020 có xu hướng tăng 1,912% so với năm 2010. Đại dịch Covid-19 đã có những tác động rất lớn đến ngành xuất khẩu công nghiệp trên thế giới không ngoại trừ Việt Nam. Thế nhưng Việt Nam vẫn đạt được những tăng trưởng nhất định trong xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp. Trong 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2019 và đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng chung với kim ngạch ước đạt 216,35 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, bảo hộ trong nước gia tăng…, việc Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu dương và xuất siêu kỷ lục cho thấy hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và khai thác, tận dụng tốt các cơ hội mang lại nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

https://haiquanonline.com.vn/xuat-khau-hang-cong-nghiep-che-bien-mang-ve-tren200-ty-usd-138048.html Cơ cấu xuất khẩu nhóm ngành nông sản đạt 1,557% trong năm 2010 và đã giảm xuống còn 1,354% trong năm 2020. Mặc dù đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến cơ cấu xuất khẩu ngành nông nghiệp giảm, thế nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn làm nên kỳ tích xuất siêu lập đỉnh trong năm 2020. Việt Nam gia nhập, ký kết nhiều FTA, mang đến cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản. Nổi bật nhất phải kể tới xuất khẩu gạo thắng đậm khi vừa được mùa, vừa được giá, liên tiếp vượt Thái Lan và Ấn Độ, tiến đến “ngôi vương” thế giới về giá bán. Ngành gạo chẳng những làm tròn trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nông dân trồng lúa còn xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Cùng với đó, thủy sản, rau quả, cây công nghiệp, đồ gỗ… đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việc xuất khẩu sang được gần 200 thị trường, trong đó có những thị trường giá trị cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc… đã đưa giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam trong năm 2020 đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Nhóm hàng nhiên liệu, khai khoáng cũng giảm sút 3,841% so với năm 2010, còn đạt 9,622 % cơ cấu xuất khẩu trên toàn thế giới vào năm 2020. Theo thời gian nhu cầu về nhiên liệu, khí đốt của con người ngày càng tăng cao dẫn đến thiếu hụt nguồn cung. Sản lượng khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã sụt giảm do các mỏ khí đốt ở Biển Bắc, vốn là nguồn sản xuất khí đốt tự nhiên đặc biệt quan trọng của Anh và Hà Lan, cạn kiệt. Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới cũng khiến cho tỷ trọng xuất khẩu nhiên liệu, khoáng sản sụt giảm đáng kể. Giá nhiên liệu giảm mạnh trên toàn cầu vào đầu năm 2020 do xu hướng chuyển dịch năng lượng của các quốc gia phát triển sang nhiên liệu tái tạo. Cũng trong năm 2020, tác động của đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu về năng lượng giảm sút, kéo theo đó là việc đầu tư cho các hoạt động khai thác, sản xuất năng lượng giảm, dẫn tới thiếu nguồn cung trong ngắn hạn. Trong khi đó, châu Âu phải đối mặt với mặt một mùa đông rất khắc nghiệt, nên nhiều quốc gia đã tiêu dùng hầu hết nguồn nhiên liệu dự trữ. Trong cuộc khủng hoảng này Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc. Việt Nam bắt đầu chuyển sang nhập khẩu thuần năng lượng từ năm 2015, nên việc tăng giá nhiên nhiệu dẫn tới chi phí đầu vào đối với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu nhập khẩu sẽ tăng lên. Chi phí sản xuất điện tăng lên sẽ gây áp lực lớn với ngành Điện. Việc đa dạng hóa nguồn cung đồng thời tiếp tục chuyển dịch sang sử dụng NLTT là một lựa chọn dài hạn để giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có chiến lược phù hợp và có kế hoạch đầu tư cho lưới điện truyền tải liên vùng, liên quốc gia; xem xét các công nghệ lưu trữ năng lượng;… Riêng đối với nguồn nhiên liệu nhập khẩu, Việt Nam cần phải có sự chủ động trong việc mua các nhiên liện ngắn hạn, trung hạn; đầu tư hạ tầng các kho chứa… Quy hoạch điện VIII dự kiến sẽ giảm công suất nguồn điện than, bổ sung nhiều nguồn điện

sử dụng khí LNG, do đó, việc đảm bảo các hợp đồng cung ứng nguồn nhiên liệu dài hạn với giá cả hợp lý là cực kỳ quan trọng. https://www.evn.com.vn/d6/news/Khung-hoang-nang-luong-the-gioi-Bai-hoc-naocho-Viet-Nam-6-12-29248.aspx 2.3.3. Top 10 nước có KNXK hàng hoá lớn nhất năm 2020 3000

16.00% 14.80%

14.00%

2500

12.00% 2000

10.00% 8.10%

1500

8.00%

7.90%

6.00%

1000 3.70% 500

0

2590 Trung Quôấc

1424 Mỹỹ

1379 Đức

640

4.00% 3.20% 551.5

3.10%

2.90%

2.80%

2.70%

2.40%

551.3

512.8

496

476

429.5

Nhậ t B ả n Hôồng Kông Hà Lan Hàn Quôấc

Kim ng ạch xuấất khẩu hàng hoá

Ý

Pháp

Bỉ

2.00% 0.00%

T ỷtr ọng xuấất khẩu hàng hoá

Biểu đồ 4: Biểu đồ kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá của top 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới năm 2020

https://www.trademap.org/Country_SelProduct.aspx?nvpm=1%7c%7c%7c%7c %7cTOTAL%7c%7c%7c2%7c1%7c1%7c2%7c1%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1 Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới 2020 bao gồm: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông, Hà Lan, Hàn Quốc, Ý, Pháp, Bỉ. Có thể thấy sau 10 năm kể từ năm 2010 – 2020 Trung Quốc vẫn giữ vững vị thế là nước có tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới . Tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đã tăng từ 10,5% (2010) lên 14,8% (2020). Trung Quốc có lợi thế về số lượng nhân công lao động lớn góp phần giúp thúc đẩy sản xuất hàng hoá, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng cao. Trong năm 2020 dù là nơi đầu tiên bùng phát đại dịch Covid nền kinh tế Trung Quốc vẫn có dấu hiệu tăng trưởng. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá sức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có được là nhờ chiến lược kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và hoạt động xuất khẩu bền vững. Nhằm hỗ trợ nền kinh tế chống lại cú sốc do đại dịch gây ra, nước này đã đưa ra một loạt biện pháp, bao gồm gia tăng chi tiêu, giảm thuế và hạ lãi suất cho vay cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng để vực dậy nền kinh tế và hỗ trợ việc làm. Bên cạnh đó, cải cách cơ cấu để thúc đẩy thị trường và cạnh tranh cũng giúp kích thích đầu tư tư nhân và tạo động lực cho tăng trưởng sản xuất.

Các nước Mỹ, Đức và Nhật Bản trong năm 2020 dù có tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá suy giảm so với năm 2010 nhưng vẫn lần lượt giữ vị trí thứ 2,3,4 trong top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới năm 2020. Năm 2020 do sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã tăng vọt tới 14,7% hồi tháng 4/2020 do các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Trong báo cáo công bố ngày 5/2, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt thương mại của nước này trong năm 2020 đã tăng 17,7% lên 678,7 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2008. Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 15,7% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010. Dù vậy Mỹ vẫn là nước đứng thứ 2 về tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá trên thế giới. https://baotintuc.vn/the-gioi/tham-hut-thuong-mai-cua-my-nam-2020-tang-cao-nhattrong-12-nam-20210206060621665.htm Trong 10 năm qua giai đoạn 2010 - 2020, Đức vẫn luôn duy trì là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới (chỉ sau Trung Quốc và Mỹ). Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, xuất khẩu của Đức vẫn đạt 1.377,9 tỷ USD, chiếm 8% tổng hàng hoá xuất khẩu trên toàn thế giới. Nền kinh tế Đức chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh của Đức bao gồm sản xuất và chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô, máy móc cơ khí, thiết bị điện tử, hoá chất, dược phẩm. Đây cũng là những sản phẩm mà Đức có xuất khẩu nhiều ra thế giới. Đặc biệt, ô tô của Đức rất được người tiêu dùng thế giới (trong đó có Việt Nam) ưa chuộng. https://trungtamwto.vn/thi-truong-duc/19512-tinh-hinh-xuat-khau-hang-hoanoi-chung-cua-duc Trong năm 2020 Nhật Bản là nước xuất nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 4 thế giới. Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu xe có động cơ (13,4%), linh kiện và phụ tùng ô tô (4,9%), mạch tích hợp điện tử và vi lắp ráp (3,8%), máy móc và thiết bị cơ khí (3,1%) và tàu thuyền (1,7%). Từ năm 2019, hoạt động ngoại thương của Nhật Bản bị ảnh hưởng do xuất khẩu đến Trung Quốc và các thị trường khu vực giảm mạnh, khi nhu cầu toàn cầu yếu và mâu thuẫn thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng đến nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại. https://goglobal.moit.gov.vn/vi/trien-vong-cac-linh-vuc-kinh-te-cua-nhat-banva-hoat-dong-ngoai-thuong.html Hồng Kông vươn lên đứng vị trí thứ 5 về kim ngạch xuất khẩu trên thế giới vào năm 2020 với tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá đạt 3,2% từ vị trí là nước có kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đứng thứ 10 trên thế giới vào năm 2010. Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2020 do UNCTAD công bố, nguồn vốn FDI vào Hồng Kông đã đạt 1,867 tỷ USD vào năm 2019 trở thành nơi tiếp nhận dòng chảy đầu tư lớn thứ 4 toàn cầu. Theo Giám sát Xu hướng Đầu tư toàn cầu mới nhất của UNCTAD được công bố vào ngày 27.10.2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu (FDI) giảm 49% trên toàn thế giới

trong nửa đầu năm 2020 so với năm 2019, nhưng FDI của Hồng Kông vẫn tiếp tục tăng 22% trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang hồi phục chậm từ khủng hoảng của đại dịch Covid-19. Do nằm ở vị trí chiến lược dọc theo tuyến đường biển chính, Hồng Kông chính là nơi cung cấp một lượng hàng hóa khổng lồ cho toàn thế giới và một trung tâm giao thông vận tải bậc nhất châu Á. https://thanhnien.vn/one-ibc-dau-tu-vao-hong-kong-nhieu-uu-the-cho-doanhnghiep-viet-nam-post1055100.html Hà Lan, Hàn Quốc và Ý là 3 nước vẫn giữ vững vị trí là nước có kim nghạch xuất khẩu lần lượt lớn thứ 6, 7, 8 trên thế giới trong năm 2020. Pháp và Bỉ là 2 nước không xuất hiện trong danh sách top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2020 Pháp và Bỉ đã vươn lên trở thành 2 nước có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 9 và 10 trên thế giới. Đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ đầu năm 2020 đã tác động tiêu cực chưa từng có đến nền kinh tế thế giới, làm gián đoạn mọi chuỗi, mọi chu trình. Xuất khẩu của hầu hết nền kinh tế trên thế giới đều bị sụt giảm mạnh. Riêng Top 10 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới bị sụt giảm tới gần 2.283 tỷ USD, tương ứng hơn 19%. Trong đó, Pháp là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất với mức giảm 37,7%, tương ứng 336 tỷ USD. Tiếp theo là Mỹ với mức giảm 34,9%, tương ứng 883 tỷ USD. Các nước bị ảnh hưởng nặng khác là Nhật Bản (22%), Hàn Quốc (19%), Đức (18%)… Mặc dù là nước xuất hiện đại dịch đầu tiên và là nước đông dân nhất thế giới song Trung Quốc lại là một trong những nước bị ảnh hưởng ít nhất với chỉ -5,5%, tương ứng 145 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, năm 2020 vẫn có một số nước chẳng những không giảm mà còn tăng xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Với hơn 37 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tăng thêm (tương ứng 13,3% – Theo ITC), Việt Nam là một trong các nước tăng giá trị xuất khẩu nhiều nhất thế giới năm 2020. Còn theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2020 ước tính kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%. https://top-10.vn/the-gioi/top-10-quoc-gia-lanh-tho-xuat-khau-nhieu-nhat-thegioi/ III. Sự phát triển của khoa học công nghệ 3.1. Những cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang diễn ra trên thế giới Kể từ sau Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2017 tại Đa-vốt Thụy Sĩ, trên thế giới và ở Việt Nam nổi lên một chủ đề nóng, bàn về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, gọi tắt là FIR (Fourth industrial Revolution), hoặc gọn hơn nữa là 4G (Fourth Generation). FIR là sự kế tục ba cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử văn minh

nhân loại; mở đầu từ thế kỷ XVIII, diễn ra dưới tác dộng của ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, đẩu thế kỷ XIX, gắn liền với các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lẩn thứ nhất, mở đầu từ ngành dệt ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều nước khác, trước hết là Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản. Mở đầu cuộc cách mạng này, nền sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp. Trong số những thành tựu kỹ thuật có ý nghĩa then chốt trong giai đoạn này trước hết phải kể đến sáng chế “thoi bay” của Giôn Kây vào năm 1733 có tác dụng tăng năng suất lao động lên gấp đôi. Năm 1764, Giôn Ha-gơ-rếp sáng chế xe kéo sợi, làm tăng năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, Ri-sác Ác-rai cải tiến công nghệ kéo sợi bằng súc vật, sau đó là bằng sức nước Năm 1785, Ét-mun Các-rai sáng chế máy dệt vải, tăng năng suất dệt lên tới 40 lần. Năm 1784, Giêm Oát sáng chế máy hơi nước, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt. Năm 1784, Hen-ry Cót tìm ra phương pháp luyện sắt từ quặng. Năm 1885, Hen-ry Bét-xen-mơ sáng chế lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép đáp ứng được về yêu cầu rất lớn khối lượng và chất lượng thép đế chế tạo máy móc thời kỳ đó. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời, khai sinh hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ. Năm 1807, Rô-bớt Phu-tông chể tạo thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước. Sau những bước khởi đầu ở nước Anh, cách mạng công nghiệp đã nhanh chóng lan rộng ra phạm vi thế giới và trở thành hiện tượng phổ biến đồng thời mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế ký XX và phát triển vượt bậc trên cơ sở ứng dụng các thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai, trong đó nền tảng tư duy khoa học có những thay đổi căn bản liên quan đến những phát minh khoa học vĩ đại như phát minh ra điện tử, sóng vô tuyến điện và chất phóng xạ, các sáng chế động cơ điện,.. Do sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất mang tính hệ thống đã đưa khoa học trở thành lực lượng sản. Xuất trực tiếp của xã hội. Như vậy, quá trình biến đổi cách mạng từ lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

Các phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, Liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới, Đầu thế kỷ XX hình thành một lĩnh vực kỹ thuật điện mới là điện tử học và ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu kỷ nguyên điện khí hóa, thúc đây sự phá...


Similar Free PDFs