Tiểu luận-Quyền con người về nhóm quyền dân sự, chính trị PDF

Title Tiểu luận-Quyền con người về nhóm quyền dân sự, chính trị
Author Nguyen Murmeln
Course Pháp luật
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 274.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 183
Total Views 277

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA TIẾNG HÀN QUỐCBài tiểu luận kết thúc học phầnPHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGĐề tài: Quyền con người về nhóm quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 – Cơ chế đảm bảo và giải pháp thực hiệnNguyễn Ngọc Minh Anh Thành phố Hồ Chí Minh Năm học 2021 – ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠ M THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

Bài tiểu luận kết thúc học phần

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: Quyền con người về nhóm quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 – Cơ chế đảm bảo và giải pháp thực hiện

Nguyễn Ngọc Minh Anh Thành phố Hồ Chí Minh Năm học 2021 – 2022

2

MỤC LỤC DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4 NỘI DUNG ..................................................................................................................... 5 Khái quát về bảo đảm quyền dân sự, chính trị (QDSCT): ..................................... 5

I.

1. Khái niệm quyền chính tr ị: ................................................................................. 5 2. Khái niệm quyền dân s ự: .................................................................................... 5 3. Bảo đảm quyền dân sự, chính trị: ....................................................................... 6 II. Thực trạng đảm bảo quyền chính tr ị, dân sư ở Việt Nam hiện nay: ...................... 6 1. Đối với quyền chính trị:...................................................................................... 6 2. Đối với quyền dân sự:......................................................................................... 8 3. Quyền của các đồng bào, dân tộc ít người: ........................................................ 9 4. Những hạn chế trong công tác bảo đảm quyền dân sự, chính tr ị: .................... 10 III.

Cơ chế đảm bảo và giải pháp thực hiện quyền dân sự, chính trị của Việt Nam: 10

1. Cơ chế đảm bảo các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam: ............................... 11 2. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền dân sự chính trị ở Việt Nam: ............... 12 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 15

3

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU/VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH/TÊN ĐẦY ĐỦ

QDSCT

Quyền dân sự, chính tr ị

ICCPR

Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights)

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations

AICHR

Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (tiếng Anh: ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights)

4

MỞ ĐẦU Quyền con người luôn là mục tiêu hướng tới của nhân loại, nhưng quyền con người chỉ thực sự được áp dụng vào thực tiễn, có giá trị pháp lý và được quốc tế hóa sau khi Liên hợp quốc ra đời. Thông qua nỗ lực của Liên hợp quốc, Luật quốc tế về quyền con người đã ra đời và trở thành một ngành luật độc lập của công pháp quốc tế. Các văn kiện quyền con người luôn nhấn mạnh: “Quyền con người phải được bảo vệ bằng luật pháp”, theo các nguyên tắc pháp quyền, chế độ pháp quyền. Trong phạm vi quốc gia, pháp luật bảo vệ quyền con người thể hiện ở việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp, pháp luật, hoàn thiện các bộ máy nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền con người. Đó cũng là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người. Từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam đến Hiến pháp năm 1992 đều ghi nhận các quyền con người về chính trị, dân sự, văn hóa và xã hội. Đến Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn về trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm các quyền con người, cụ thể là: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Hiến pháp năm 2013 đã có những thay đổi hết sức quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Bài tiểu luận này tập trung khái quát những vấn đề lý luận về quyền dân sự, chính trị - là một bộ phận cơ bản, thiết yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong tổng thể quyền con người, bảo đảm quyền dân sự, chính trị thông qua phân tích các quy định của Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam; đồng thời, đưa ra một số giải pháp góp phần bảo đảm tốt hơn các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam.

5

NỘI DUNG I.

Khái quát về bảo đảm quyền dân sự, chính trị (QDSCT): 1. Khái niệm quyền chính tr ị: “Các quyền chính trị là các quyền của cá nhân được tham gia một cách trực tiếp

và gián tiếp vào công việc của Nhà nước và xã hội, bao gồm cả việc thành lập và quản lý nhà nước”. Để thực hiện các quyền chính trị, cá nhân phải tham gia cùng với những người khác, như quyền hội họp hòa bình, quyền bầu cử, quyền tự do ngôn luận… Hiện nay, do sự phát triển của dân chủ, nội hàm khái niệm quyền chính trị ngày càng được mở rộng, bao gồm cả việc tham gia với Nhà nước quyết định các vấn đề chính trị, trọng đại của đất nước, như ban hành các chính sách có liên quan t ới quyền của người dân; quyết định về thể chế chính trị, hình thức Chính phủ, sửa đổi Hiến pháp… 2. Khái niệm quyền dân s ự: “Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệ lợi ích của mình”, bao gồm các quyền cơ bản sau: quyền sống, quyền tự do đi lại và tự do cư trú, quyền không bị bắt giữ làm nô lệ, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền được xét xử công bằng, quyền không bị tra tấn, sử dụng các hình thức phạt hay đối xử một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được xét xử công bằng. Trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, các QDSCT được quy định từ Điều 2 – 21; trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966, nhóm quyền này được quy định từ Điều 6 – 27. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng

6

đồng”. Vậy nên so với việc thực hiện các quyền dân sự (QDS), mức độ thực hiện các quyền chính trị bao giờ cũng kèm theo những giới hạn nhất định. 3. Bảo đảm quyền dân sự, chính trị: Bảo đảm quyền chính trị, dân sự là việc các chủ thể (nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp, hiệp hội quần chúng, các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân) tạo ra các tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân (hoặc mọi người) thực hiện các QDSCT đã được pháp luật ghi nhận trên thực tế. Các điều kiện, tiền đề ở đây chính là điều kiện, tiền đề về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, pháp luật…Theo đó, bảo đảm QDSCT bao hàm từ việc tiến hành xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật của nhà nước đến cả việc thực hiện chính sách, pháp luật đó trên thực tế. Việc bảo đảm tốt quyền con người nói chung, các QDSCT nói riêng, sẽ giúp giảm thiểu, ngăn ngừa những mâu thuẫn trong xã hội; đồng thời, củng cố tình đoàn kết, phát huy dân chủ và thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. II.

Thực trạng đảm bảo quyền chính tr ị, dân sư ở Việt Nam hiện nay:

Việc nâng cao chất lượng thụ hưởng các quyền con người nói chung, QDSCT nói riêng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, thể hiện bản chất của Nhà nước ta; Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi con người vừa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp phát triển đất nước, vừa là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phấn đấu phục vụ cho con ngườ i, tất cả vì con người. 1. Đối với quyền chính trị: 1.1.

Quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước:

Hiến pháp Việt Nam nêu rõ: nhân dân s ử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân; công dân có

7

quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo... đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, t ổng số cử tri cả nước gồm 69.523.133 cử tri; tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 69.243.604 cử tri (đạt tỷ lệ 99,60% cử tri đi bầu). So với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, t ỷ lệ cử tri đi bầu cao hơn 0,25% so với nhiệm kỳ trước. (Theo Hội đồng Bầu cử Quốc gia). T ỷ lệ cử tri thực hiện quyền bầu cử ở mức cao như vậy là do người dân ngày càng ý thức được quyền của mình. Trong mỗi k ỳ họp Quốc hội, phần chất vấn các thành viên Chính phủ đã trở thành việc làm thường xuyên, có tác dụng như diễn đàn để người dân thông qua đại biểu của mình chất vấn cách thức điều hành của Chính phủ, đặc biệt đối với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức. Việc truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn của Quốc hội tạo điều kiện cho người dân thực thi các quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của Chính phủ. 1.2.

Quyền tự do ngôn luận, báo chí và t ự do lập hội:

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam cũng ngày càng được bảo đảm tốt hơn. Tính đến tháng 6-2018, cả nước có 60 nhà xuất bản, 857 cơ quan báo in, 195 cơ quan báo và tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, 01 hãng thông tấn. Người dân Việt Nam được tiếp cận với 58 kênh truyền hình nước ngoài. (1)

8

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” (Điều 25). Các phiên họp của Quốc hội, hội đồng nhân dân, nhất là các buổi chất vấn được truyền hình trực tiếp về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, với sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội và người dân chính là biểu hiện sinh động của tự do ngôn luận trong thực tiễn đời sống của người dân Việt Nam. Các quyền tự do ngôn luận, báo chí trở thành một trong những biện pháp hữu hiệu, tích cực nhằm đẩy lùi nạn quan liêu, tham nhũng, các biểu hiện tiêu cực khác trong xã hội. Quyền tự do lập hội: quyền lập hội được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bộ luật hình sự năm 2015 cũng quy định hình phạt với tội: “Xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân” (Điều 163). Đến năm 2017, Việt Nam có 68.125 hội, trong đó 5 tổ chức chính trị - xã hội lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng là: Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. (2) 2. Đối với quyền dân sự: 2.1.

Quyền tự do đi lại, tự do cư trú:

Nhà nước tạo mọi điều kiện và bảo đảm quyền tự do đi lại và tự do cư trú của công dân. Tại Điều 23 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập cảnh, cho đến nay Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 84 nước, đơn phương miễn thị thực cho công dân 13 nước và quan chức Ban thư ký ASEAN; miễn thị thực cho thành viên tổ bay của 18 nước, vùng lãnh thở trên nguyên tắc có đi có lại; thực hiện thí điểm cáp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. (3) 2.2.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

9

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh chính sách "tín ngưỡng tự do và Lương - Giáo đoàn kết" trong chương trình hành động của Chính phủ, coi đó là một nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam. Từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền của các tín đồ được tự do thờ cúng và thực hành tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách này đã được thể chế hóa bằng pháp luật. Quốc hội đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Đây là cơ sở để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật, thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013, đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng cho mọi tín đồ. 3. Quyền của các đồng bào, dân tộc ít người: Bác viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Lai hay Ê Đê, Xơ Đăng hay Bana và các dân t ộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau…” Thể hiện tinh thần đó, Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi tr ọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến tháng 4-2019, quy mô của 53 đồng bào, dân tộc thiểu s ố là 14.119.256 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước. Các quyền chính trị của đồng bào dân tộc ít người được tôn trọng và bảo vệ. Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc ít người có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, ứng cử vào Quốc hội và hội đồng nhân dân như mọi công dân khác theo quy định tại Điều 53 và 54 Hiến pháp. Hiện nay, có nhiều đại biểu của dân tộc ít người giữ các vị trí lãnh đạo, k ể cả cấp cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam. Tại Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026, s ố lượng đại biểu người dân tộc thiểu số là 89 người, tương đương 17,84% và nhìn chung tăng so với nhiệm kỳ trước.

10

Hàng loạt các chính sách, chương trình được áp dụng nhằm thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội như: chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa; chương trình 327 về phát triển rừng, bảo vệ môi trường sống miền núi,…Văn hóa - giáo dục cũng được Nhà nước coi là chính sách được quan tâm hàng đầu. (4) Việc thực hiện chính sách dân tộc của Nhà nước đã và đang mang lại những kết quả to lớn, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng đồng bào dân t ộc ít người và miền núi đã mang lại kết quả rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn Việt Nam giảm liên tục từ 35% (năm 2011) xuống còn 16,8% (năm 2015). (5) 4. Những hạn chế trong công tác bảo đảm quyền dân sự, chính trị: Việt Nam chưa tham gia các nghị định thư bổ sung của Công ước quốc tế về các QDSCT, ICCPR 1966. Do đó, công dân Việt Nam chưa thể gửi khiếu nại về QDSCT tới các cơ quan nhân quyền Liên hiệp quốc, đồng thời việc khiếu nại theo cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN cũng không khả thi khi Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) chỉ là một “cơ quan tư vấn” chứ không có thẩm quyền nhận các khiếu nại của các cá nhân là nạn nhân của vi phạm nhân quyền trong khu vực. (7) III.

Cơ chế đảm bảo và giải pháp thực hiện quyền dân sự, chính trị của Việt Nam:

Bên cạnh việc khẳng định các quyền con người, điều 119 Hiến pháp năm 2013 cũng xác định sự cần thiết có cơ chế đảm bảo Hiến pháp. Quy định này không chỉ để bảo vệ Hiến pháp mà còn mang ý nghĩa tăng cường cơ chế bảo vệ quyền con người ở Việt Nam bởi bảo vệ Hiến pháp là bảo vệ các quyền con người cơ bản được hiến định trong Hiến pháp bao gồm quyền dân sự, chính trị của công dân.

11

Việc xác định cơ chế đảm bảo quyền nhằm xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực thi các công ước quốc tế về quyền con người cũng như thực thi các quy tắc hiến định mà Nhà nước đã đưa ra. Cơ chế pháp lý đảm bảo quyền con người là hoạt động của một hệ thống mà theo đó quy trình đảm bảo quyền con người được thực hiện. Quy trình này nhằm thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. (Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc 1945). Dựa vào phạm vi bảo vệ quyền, có cơ chế dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc, cơ chế dựa trên công ước, cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia. 1. Cơ chế đảm bảo các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam: (8) 1.1.

Nội luật hóa các điều ước quốc tế:

Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước nhân quyền quốc tế chủ chốt và các công ước ấy đã được thể chế hóa trong pháp luật Việt Nam. Các văn bản pháp luật Việt Nam đã thể hiện các quyền dân sự, chính trị được thừa nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới và trong các điều ước khác như Công ước về quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Các đạo luật liên quan đến các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam đều được sửa đổi sao cho phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân,…Cần tiếp tục soạn thảo và thông qua Luật Tiếp cận thông tin, Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu ý dân,… 1.2.

Tham gia các tổ chức nhân quyền thế giới và khu vực:

Các quốc gia khi tham gia vào các công ước quốc tế có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc. Tùy theo chế độ chính trị, tình hình đất nước mà sự hợp tác và đối thoại trong việc thúc đẩy quyền con người giữa các quốc gia là vô cùng cần thiết.

12

Riêng ASEAN – Việt Nam là thành viên, đã thành lập Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền, Ủy ban ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em. 1.3.

Hiện thực hóa Điều 119 Hiến pháp 2013:

Để hiện thực hóa Điều 119 Hiến pháp 2013, chúng ta có thông qua những cơ quan, tổ chức cụ thể với những chức năng riêng nhưng mục đích chung vẫn là bảo đảm và nâng cao quyền con người. Ví dụ như Ủ y ban Dân tộc là cơ quan có trách nhiệm chăm lo đến người các dân tộc thiểu số, bảo đảm sự phát triển của các cộng đồng dân tộc thiểu s ố về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo; đồng thời giữ gìn bản sắc văn hoá của các cộng đồng này; Ban Tôn giáo thuộc Bộ Nội vụ có nhiệm vụ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do theo hoặc không theo tôn giáo của con người; bảo đảm sự hoạt động theo phương châm tốt đời, đẹp đạo của các tôn giáo; Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội có nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho trẻ em. Ngoài ra, cần có các tổ chức độc lập giám sát việc thực thi trách nhiệm của Nhà nước đối với việc thực hiện và bảo vệ quyền con người: Cơ quan thanh tra quyền con người, Ủy ban quyền con người,…Các tổ chức này sẽ giúp giả quyết những khiếu nại về việc vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân, kiến nghị những chính sách về quyền con người cho Nhà nước và góp phần xây dựng pháp luật về quyền con người sao cho phù hợp với chuẩn mực của pháp luật quốc tế về quyền con người và sự phát triển của cộng đồng. (9) 2. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền dân sự chính trị ở Việt Nam: (10) Thứ nhất, nâng cao vai trò lãnh đạo của tất cả các tổ chức có liên quan bởi bảo đảm QDSCT ở Việt Nam là công việc không chỉ của các tổ chức trong hệ thống chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các t ổ chức chính tr ị – xã hội mà còn là nhiệm vụ của các tổ

13

chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, của toàn cộng đồng xã hội. Thứ hai, không ngừng t ạo điều kiện để bảo đảm tốt hơn các quyền công dân về bầu cử, ứng cử, quyền t ự do tín ngưỡng, tôn giáo, t ự do ngôn luận, hội họp… Bên cạnh đó, c...


Similar Free PDFs