Tiểu luận Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy PDF

Title Tiểu luận Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 14
File Size 313.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 716
Total Views 870

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ---------***--------TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀ CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TÍCH LUỸNgười thực hiện: Trương Cẩm LyLớp tín chỉ : TRI115.MSV: 2111120005 SBD:Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế AnhHà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021MỤC LỤC4. Phạm v...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***--------

TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TÍCH LUỸ Người thực hiện: Trương Cẩm Ly Lớp tín chỉ : TRI115.2 MSV: 2111120005

SBD:62

Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế Anh

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC

CHƯƠNG I : LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu Vốn là nhân tố không thể thiếu muốn buôn bán, kinh doanh phát triển trong bất cứ nền kinh tế nào từ trước tới nay . Căn cứ vào số vốn nhiều hay ít, các nhà đầu tư và sản xuất có thể xác định quy mô kinh doanh và xác định sản phẩm của mình. Đồng thời, vốn còn là cơ sở quyết định để đầu tư máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất và các tư liệu sản xuất khác, thuê mướn lao động từ đó doanh nghiệp có thể phát triển, mở rộng, nâng cao năng suất đến mức tốt nhất. Nói rộng ra, cơ cấu kinh tế của một quốc gia cũng phụ thuộc phần lớn vào vốn. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn hiệu quả không hề dễ dàng, còn tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp. Trong đó, tích lũy tư bản là mô hình mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng sử dụng với ưu điểm chi phí huy động thấp, an toàn cho nhà tư bản trong quá trình sử dụng và đặc biệt vốn tích lũy thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên sẽ không gặp khó khăn trong việc sử dụng nó. Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản. 2. Mục đích nghiên cứu •

Giúp mọi người hiểu được bản chất, động cơ của tích luỹ tư bản



Đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản



Mang đến một cái nhìn tổng quan về hiện trạng sử dụng vốn và đặc biệt là

tích luỹ tư bản hiện nay • Tìm ra những biện pháp gia tăng quy mô tích luỹ đối với doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp tham khảo từ đó vận dụng, xác định phương hướng kinh doanh tốt nhất. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết dựa trên một số tư liệu đã có sẵn từ trước như sách giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-LêNin, internet - Phương pháp phân tích, thống kê từ những số liệu tìm được - Phương pháp tổng hợp dựa trên tư duy để đưa ra những biện pháp

4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam - Đối tượng nghiên cứu + Tích Lũy tư bản + Doanh nghiệp

CHƯƠNG II: NỘI DUNG I) Tích luỹ tư bản 1. Bản chất và động cơ của tích lũy tư bản 1.1 Động cơ của tích lũy tư bản Như chúng ta đã biết, ham muốn giá trị thặng dư của các nhà tư bản là vô hạn, do đó hiển nhiên là họ không sử dụng toàn bộ thặng dư cho tiêu dùng tư nhân, giữ nguyên quy mô sản xuất, không tăng tư bản mà chọn không ngừng mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô giá trị thặng dư. Đó chính là hình thức tiến hành của chủ nghĩa tư bản - tái sản xuất mở rộng, lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, với một lượng tư bản lớn hơn trước. Họ sẽ dành ra một phần giá trị thặng dư để tăng quy mô đầu tư so với năm trước, được gọi là tư bản phụ thêm. Ngoài ra, nhà tư bản còn tích lũy kinh phí để cập nhật máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất trong thời buổi khoa học kĩ thuật ngày càng tiên tiến. Để từ đó, tăng năng suất lao động và thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. 1.2. Bản chất của tích lũy tư bản Xét ví dụ, tư bản A năm thứ nhất có quy mô sản xuất là 40c+10v+10m. Trong đó, 10m không bị tiêu dùng tất cả cho cá nhân mà được phân thành 5m1+5m2, 5m2 dùng để tích luỹ, tiếp tục chia thành 4c 2+1v2, 5m2 này chính là tư bản phụ thêm. Khi đó, quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 44c+11v+11m. Như vậy vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư sau năm thứ hai cũng tăng lên. Từ trên, có thể rút ra rằng, thực chất quá trình tích luỹ tư bản chính là tư bản hoá giá trị thặng dư. Việc giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được là bởi vì nó đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới. Vậy ta có thể kết luận, nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư. 2. Khái niệm tích lũy tư bản Từ bản chất và động cơ của tích lũy tư bản, ta có thể hiểu tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá của giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, theo ngôn ngữ dễ hiểu của các nhà đầu tư thì đây là quá trình giữ lại một phần lợi nhuận để gộp vào với phần giá trị

vốn bỏ ra từ đầu, sau khi bán hàng đã thu về được để làm vốn cho việc tái sản xuất mở rộng vào lần sau. 3. Quy luật chung của tích luỹ tư bản chủ nghĩa 3.1. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản Tư bản tồn tại dưới dạng vật chất và giá trị. Cấu tạo của tư bản gồm có cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó. Nó biểu hiện dưới các hình thức của số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ánh đặc điểm và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư bản bất biến (hay giá trị của tư liệu sản xuất) và tư bản khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất. Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi. C.Mác đã dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để chỉ mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học và công nghệ, bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến thì có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối. Từ đó, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên 3.2. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích luỹ của từng nhà tư bản riêng rẽ. Tích tụ tư bản, một mặt, là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác, khối lượng giá trị thặng dư tăng thêm lại tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản mạnh hơn. Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn. Đây là sự tập trung những tư bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt của chúng, là việc biến nhiều tư bản nhỏ thành một số ít tư bản lớn hơn. Trong quá trình tích lũy tư bản, tích tụ tư bản là điều tất yếu sẽ sảy ra vì tích lũy càng nhiều, khối lượng vốn đầu tư càng tăng, lợi nhuận cũng theo đó mà tăng. Nhà tư bản A sau khi tích tụ trở nên lớn hơn, cạnh tranh với các nhà tư bản khác cũng lớn mạnh do tích tụ, sẽ sảy ra hiện tượng thôn tính lẫn nhau, cuối cùng tạo nên

một tư bản lớn mạnh hơn nữa. Ngoài ra, cũng có trường hợp, khi nhiều nhà tư bản không thể cạnh tranh trên thị trường, họ chọn cách tự nguyện sát nhập để các bên cùng có lợi. 3.3. Quá trình tích luỹ tư bản làm cho phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc Cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng, tức là c/v tăng, làm cho cầu tương đối về sức lao động có xu hướng ngày càng giảm. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn nhân khẩu thừa tương đối và dẫn giai cấp công nhân đến bần cùng hoá. Ở nơi này, lúc này, bộ phận này sự bần cùng hoá biểu hiện ra một cách rõ rệt; trong khi đó, ở nơi khác, lúc khác, bộ phận khác, sự bần cùng hoá lại không rõ nét lắm. Chính cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã "đặt giới hạn cho sự tiếm đoạt bạo ngược của tư bản". (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.16, tr. 199. ) Thất nghiệp ngày càng tăng trong khi các tư bản vẫn ngày càng lớn mạnh tạo ra khoảng cách giào ngheo ngày càng lớn 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản Có khá nhiều những nguyên do tác động đến quy mô của tích luỹ tư bản. Ta thấy rằng, khối lượng giá trị thặng dư và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm, tư bản tiêu dùng của nhà tư bản quyết định quy mô tích luỹ. Xét một cách cụ thể, ta phải chia làm hai trường hợp: Đầu tiên, đối với trường hợp khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Vì tổng hai quỹ này bằng giá trị thặng dư, trong trường hợp này giá trị thặng dư là hằng số, thì ta sẽ có hai quỹ này tỷ lệ nghịch với nhau. Chẳng hạn, khi những chi phí tiêu dùng cho bản thân lấy từ giá trị thặng dư nhiều, thì quỹ tích luỹ sẽ ít đi, từ đó quy mô sản xuất sẽ bị bó hẹp lại và ngược lại. Vì vậy, một trong những vấn đề hàng đầu cần được giải quyết đối với các nhà tư bản là phải xây dựng một kế hoạch cân bằng hợp lý giữa hai khoản quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng. Thứ hai, khi giá trị thặng dư thay đổi, tức là tỷ lệ phân chia khối lượng thặng dư được xác định thì giá trị thặng dư quyết định quy mô tích luỹ tư bản. Do đó, những nhân tố ảnh hưởng tới giá trị thặng dư sẽ đồng thời quyết định đến quy mô của tích luỹ tư bản.

Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tư bản được chia làm bốn nhóm chính gồm: 4.1. Trình độ bóc lột sức lao động Trình độ này phản ánh tỷ lệ giữa lượng tư bản ứng ra mua sức lao động công nhân và lượng giá trị thu về được từ lao động đó. Thực tế cho thấy rằng công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt không chỉ thời gian lao động thặng dư mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, cắt xén tiền công để tăng trình độ bóc lột sức lao động. Một phương pháp được áp dụng phổ biến ở các thời kì trước là kéo dài ngày lao động. Tuy nhiên, nó không kéo dài được lâu bởi gặp nhiều giới hạn như độ dài của ngày, thể lực công nhân và sự phản kháng của họ. Bên cạnh đó, nhà tư bản cũng tăng cường độ lao động. Việc này hoàn toàn khác so với việc tăng năng suất lao động. Ví dụ, vẫn công nghệ như vậy, thời gian như vậy, nhưng người lao động thay vì làm việc đúng với công suất của mình lại bị quản lý nhanh tay hơn, gấp đôi, gấp ba sức lực của mình bằng cách tăng giám sát, thuê đốc công, trả lương theo sản phẩm… Hai phương pháp trên nằm trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Không chỉ vậy, hao mòn vô hình và chi phí bảo quản máy móc, thiết bị được giảm đáng kể bởi nhà tư bản chưa cần ứng thêm tư bản để tiếp tục mua máy móc mà chỉ cần mua nguyên nhiên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất. 4.2.Trình độ năng suất lao động xã hội Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ: một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều yếu tố phụ thêm cho tích luỹ nhờ việc sử dụng vật liệu mới và tạo ra công dụng mới của vật liệu hiện có như những phế thải trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của xã hội, những vật vốn không có giá trị. Cuối cùng, năng suất lao động tăng sẽ làm cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới hình thái hữu dụng mới càng nhanh.

4.3. Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và sử dụng tư bản đã tiêu dùng. Ta biết rằng các thiết bị máy móc (tư liệu lao động) tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, nhưng mức độ hao mòn của chúng rất ít, chỉ dần dần chứ không phải như nguyên nhiên vật liệu. Giá trị của các thiết bị ấy do đó được chuyển dần vào từng sản phẩm. Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng cũng hình thành từ đó. Điển hình là ỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công của tư liệu lao động càng lớn. Có thể minh họa điều đó bằng số liệu sau:

Thế hệ máy

Giá trị máy (triệu USD)

Năng lực sản xuất sản phẩm (triệu chiếc)

Khấu hao trong một sản phẩm (USD)

I II

10 14

1 4

10 7

III

18

8

6

Chênh lệch tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng (USD) 9.999.990 13.999.99 3 17.999.99 4

Khả năng tích luỹ tăng so với thế hệ máy 1

4tr SP x (10 - 7) = 12 triệu USD 8tr SP x (10 - 6) = 32 riệu USD

4.4.Quy mô của tư bản ứng trước Trong công thức M = m'.V, nếu m' không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư chỉ có thể tăng khi tổng tư bản khả biến tăng. Và, tất nhiên tư bản bất biến cũng phải tăng lên theo quan hệ tỷ lệ nhất định. Do đó, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư phải tăng quy mô tư bản ứng trước. Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô sản xuất càng được mở rộng theo chiều rộng và theo chiều sâu. Tóm lại, để nâng cao quy mô tích luỹ, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.

II) Liên hệ : Thực trạng các doanh nghiệp sử dụng vốn ở Việt Nam 1.Vai trò của tích luỹ tư bản đối với đất nước Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, hai yếu tố này luôn đi cùng và tác động qua lại với nhau. Khi quá trình tích tụ và tập trung hiệu quả, nó sẽ là đ n bẩy cho sự phát triển của nền kinh tế bởi những yếu tố kéo theo như tăng năng suất lao động, tăng quy mô sản xuất… Ngược lại, một nền kinh tế phát triển cũng sẽ tạo điều kiện cho các nhà tư bản tiếp tục tích luỹ thêm nhiều vốn đề tái sản xuất mở rộng. Càng nhiều vốn thì quy mô sản xuất càng lớn, càng thúc đẩy nhanh cho các hoạt động trong nền kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, bất cứ quốc gia - dân tộc nào muốn trở nên thịnh vượng đều phải huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phục vụ cho phát triển. Nguồn lực đối với cả một đất nước mà chúng ta cần ở đây không chỉ biểu hiện ở tiền mặt mà c n là nhân lực, tài nguyên, chất xám…, và khai thác được các tiềm lực này càng nhiều thì d ng chảy lợi nhuận sẽ càng thu về nhiều, càng có lợi cho nền kinh tế. Nhân tố vốn cũng góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học kĩ thuật, bởi nhờ đó mà nhà tư bản cũng như nhà sản xuất có thể nâng cấp, cải tiến, nghiên cứu cho ra những d ng máy hiện đại mới làm tăng năng suất lao động. Cũng như vậy, cơ sở hạ tầng được phát triển, cơ cấu kinh tế sẽ dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều này có nghĩa là các ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỉ trọng cao, xuất khẩu được chú trọng, tốc độ nền kinh tế sẽ trở nên nhanh và ổn định. 2. Thực trạng nền tích luỹ vốn ở Việt Nam. Cho đến năm 2018, nền kinh tế nước ta đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 11 năm qua với 7,08%, đang trên đà khởi sắc. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp mới tăng mạnh. Thời gian gần đây, mặc dù trong hoàn cảnh chính sách thương mại của Mỹ có nhiều thay đổi và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn biến phức tạp cùng với những xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của các nước tác động đến sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam cũng như thị trường các nước trên thế giới, nhưng nền kinh tế nước ta đạt được kết quả trên cả sự mong đợi và tăng trưởng toàn diện. Các chỉ số

thống kê cho thấy, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện chia theo nguồn trong 9 tháng đầu năm 2019 như sau: Quy mô tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 9 tháng đầu năm 2019 thuộc loại lớn. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP đạt 33,4%- tuy thấp hơn thời kỳ 2001-2005 (39,1%), thời kỳ 2006-2010 (39,2%), nhưng đã cao hơn thời kỳ 2011-2015 (31,5%) và nằm trong xu hướng cao lên từ năm 2016 (33%), 2017 (33,4%), 2018 (33,5%). Tỷ lệ này thuộc loại cao trên thế giới, có chăng chỉ thấp thua tỷ lệ tương ứng của Trung Quốc. Tăng trưởng tổng vốn đầu tư phát triển trong 9 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước đạt 10,3%. Đó cũng là tốc độ tăng thuộc loại khá cao.Quy mô và tốc độ tăng cao của vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chính là một trong những yếu tố góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế đạt khá cao trong quý 3 (7,31%), 9 tháng (6,98%) và dự đoán đạt cao hơn trong cả năm - vượt mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (6,6-6,8%), thậm chí có kỳ vọng c n đạt cao hơn tốc độ tăng của năm trước (7,08%). Xét cụ thể ở 3 nguồn, nguồn từ khu vực nhà nước chiếm 31% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất (45,3%), nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và có tốc độ tăng khá cao (23,5%). Về mặt tích luỹ cá nhân, theo một nghiên cứu được công bố ngày 9/11/2019 của Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và Hội Nông dân Việt Nam tiến hành cho thấy trong năm 2002, các hộ gia đình ở nông thôn tích lũy bình quân được 7 triệu đồng/năm, c n các hộ đô thị là 15 triệu đồng/năm thì đến năm 2016, con số này lần lượt tăng lên 22 triệu đồng và 55 triệu đồng/năm. Điều này đồng nghĩa với khoảng cách chênh lệch mức độ tích lũy giữa các hộ nông thôn và đô thị ngày càng được nới rộng ra. Đặc biệt, các hộ ở khu vực nông thôn thuộc miền núi phía Bắc và Duyên hải miền Trung chỉ tích lũy được 5 triệu đồng/năm. Đây chính là một trong những hệ luỵ từ tích luỹ tư bản. V) Vận dụng,: giải quyết những vấn đề tích luỹ và giải pháp gia tăng quy mô tích luỹ cho Việt Nam.

Đối với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như nước ta hiện nay, vấn đề về quy mô tích luỹ thực sự là một trong những vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Không chỉ đối với chính phủ, mà các doanh nghiệp, cá nhân cũng cần phải thực hiện có hiệu quả. Để làm tốt công tác này, tôi xin đưa ra một số ý kiến, phương pháp tham khảo như sau : 1. Cân bằng giữa quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng. Điều này như tôi đã trình bày ở mục III, hai nhân tố này có tác động quan trọng đối với nhà tư bản. Tốt nhất là giữ mối tương quan của quỹ tích luỹ và tiêu dùng ở mức độ sao cho nhà tư bản vẫn có đủ điều kiện để có thể sinh hoạt mà cũng có đủ vốn để thực hiện mở rộng quy mô sản xuất. Tỷ lệ giữa chúng chưa chắc đã đều nhau, thậm chí c n biến động theo từng thời điểm của nền kinh tế. Công tác tuyên truyền cũng rất có hiệu quả ở đây, chúng ta nên không ngừng kêu gọi, nhắc nhở mọi người luôn tiết kiệm, tích luỹ. Đó chính là một trong những chủ trương hàng đầu của Đảng ta. 2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn Tích luỹ vốn sẽ trở nên vô nghĩa nếu như nguồn vốn được sử dụng không hợp lí, hiệu quả. Chúng ta cần xác định rõ đối tượng được cấp vốn, mục đích sử dụng vốn, hình thái vốn, dự trù rủi ro… trước khi xuất vốn để có thể tận dụng tối đa nguồn vốn của mình. Đặc biệt, đối với nhà nước hay những doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì càng phải khai thác và giải phóng tối đa, huy động, sử dụng có hiệu quả các loại nguồn lực gắn với phát triển ngành, nghề mới trên cơ sở nắm bắt, tận dụng tối đa cơ hội mở ra từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực tế cho thấy rằng nhiều nguồn vốn của nước ta c n chưa được sử dụng hợp lí, tình trạng tham nhũng ăn chặn vẫn c n xảy ra. Vì thế, các cấp lãnh đạo phải giải quyết triệt để tình trạng này để khai thông nguồn vốn, làm gương cho người dân. 3.Huy động tốt các nguồn lực ngoài nhà nước, gia tăng tích luỹ vốn trong nước. Nội lực và ngoại lực là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “để tăng tốc phát triển trong thời gian tới, cần phải nỗ lực và có nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đa dạng hóa các nguồn vốn huy động và sử dụng, nhất là nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước”. Bên cạnh đó, Đảng ta cũng nhất quán rằng trong thời điểm hiện tại, phát triển kinh tế tư

nhân phải đặt lên vị trí chủ chốt. Vận dụng cả hai nguồn vốn nhạy bén, nhất là trong một thị trường “béo bở” đối với nước ngoài như Việt Nam sẽ làm việc gia tăng quy mô tích luỹ có hiệu quả. 4. Quản lí các nguồn thu chi hợp lí. Đối với nhà nước, cần xác định mục tiêu phát triển đúng đắn, từ đó xác định mức thuế phù hợp áp lên các cá nhân, doanh nghiệp. Đồng thời cũng có những chính sách khuyến khích sản xuất, tích luỹ đầu tư để tạo động lực cho mọi người. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm rằng các khoản thu chi của nhà nước là đúng và đủ. 5. Luôn chủ động, nắm bắt cơ hội Nhân tố con người luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Đặc...


Similar Free PDFs