Tiểu luận Triết (chính) PDF

Title Tiểu luận Triết (chính)
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 19
File Size 309.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 1
Total Views 93

Summary

Download Tiểu luận Triết (chính) PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ *****o0o*****

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Sinh viên thực hiện: Nông Nguyệt Anh Mã SV: 2114730005 Lớp tín chỉ: TRI114.13 Số thứ tự: 09 Giảng viên hướng dẫn: TS Đào Thị Trang

Hà Nội - 11/2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ *****o0o*****

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Sinh viên thực hiện: Nông Nguyệt Anh Mã SV: 2114730005 Lớp tín chỉ: TRI114.13 Số thứ tự: 09 Giảng viên hướng dẫn: TS Đào Thị Trang

Hà Nội - 11/2021

MỤC LỤC 1

MỤC LỤC ………………………………………………………………………...2 LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………..3 NỘI DUNG………………………………………………………………...………4 I.

Phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến ………………………...…4 1. Sự ra đời của phép biện chứng ………………………………….....4 2. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến……………………………..……5

II.

2.1.

Nội dung về nguyên lí mối liên hệ phổ biến……………………5

2.2.

Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến………..….6

Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái 1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái…………………………………………………………………....7 2. Môi trường sinh thái Việt Nam với các chính sách tăng trưởng kinh tế………………………………………………………………...8 2.1.

Khái quát nền kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ gần đây...8

2.2.

Kinh tế công nghiệp……………………………...…………….9

2.3.

Kinh tế nông nghiệp…………………………………………..11

2.4.

Kinh tế ngành du lịch biển……………………………..…..…12

2.5.

Gia tăng mức tiêu thụ…………………………………..…….13

3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường…………………………..…..…13 4. Giải pháp giải quyết vấn đề………………………………….….…14 4.1.

Đối với chính phủ………………………………………….…14

4.2.

Đối với doanh nghiệp, nhà sản xuất……………………….…15

4.3.

Đối với người dân………………………………………….…15

KẾT LUẬN………………………………………………………………..……..16 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….…17 LỜI MỞ ĐẦU 2

Con người chúng ta đang sống trong một thế giới mạng lưới sự sống vô cùng rộng lớn. Giống như một cái mạng nhện, càng có nhiều mối liên hệ thì càng bền chặt, vững chắc. Trên cơ sở về phép biện chứng mối liên hệ, mọi sự sống luôn tồn tại và phát triển gắn chặt với sự hỗ trợ từ môi trường. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay thì sự tăng trưởng kinh tế được đặt lên hàng đầu với mỗi quốc gia. Và những thành tựu vĩ đại, to lớn của sự tăng trưởng kinh tế mà ta không thể phủ nhận. Song, đi cùng với sự phát triển đó luôn tồn đọng một vấn đề cũ nhưng cũng rất “mới” – vấn đề bảo vệ môi trường. Trong quãng thời gian mà các quốc gia tập trung vào đầu tư, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và xây dựng tạo nên nền kinh tế phát triển như bây giờ thì chính sự tăng trưởng kinh tế đó cũng đã và đang gây sức ép nặng nề nên môi trường tự nhiên. Việt Nam – một quốc gia đang trên đà phát triển kinh tế thì chúng ta cũng đang phải đối đầu với sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Trải qua ba thập kỷ phát triển kinh tế thì ở nước ta đã xuất hiện những dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường. Và những dấu hiệu đó ảnh hưởng xấu đến những mối liên hệ phổ biến. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, bài tiểu luận: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái” được viết nhằm mục đích mang lại cái nhìn tổng quan về những mối liên hệ phổ biến và khái quát mối liên hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam, qua đó đưa ra những giải pháp chung để góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Đây là một đề tài mang tính khái quát, mặc dù rất cố gắng song bài tiểu luận vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Kính mong thầy cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. PHẦN NỘI DUNG 3

I.

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 1. Sự ra đời của phép biện chứng

Triết học đã được ra đời từ thời cổ đại cũng là đánh dấu sự xuất hiện của phép biện chứng. Qua hàng nghìn năm lịch sử, phép biện chứng đã trải qua nhiều sự hưng thịnh và suy vong. Khởi đầu của của phép biện chứng bắt đầu từ sự tự phát cổ đại, được thể hiện ro nét trong thuyết Âm Dương của Trung Quốc hay nhiều học thuyết khác đến từ Ấn Độ cổ đại. Đến khoảng thế kỷ thứ XVII đầu thế kỷ thứ XVIII, phương pháp siêu hình thống trị triết học với đại diện là R. Descartes – một nhà triết học người Đức được coi là linh hồn của phương pháp siêu hình. Sau đó một thế kỷ thì phương pháp biện chứng duy tâm là nhân tố cốt lõi hình thành nên hệ thống lớn đó với đại điện là Hegel – một nhà triết học cổ điển người Đức. Đây được coi là tiền đề của phương pháp biện chứng duy vật sau này. Ngày nay, phép biện chứng đã phát triển rộng hơn với phép biện chứng duy vật và duy tâm. Bằng sự nghiên cứu và kết hợp các phạm trù, nguyên lý và nhiều quy luật khái quát, phép biện chứng duy vật được hình thành phù hợp với hiện thực. Nhờ đó, phép biện chứng phản ánh đúng cá mối liên hệ phổ biến, sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Qua đó, những hạn chế vốn có của phép biện chứng tự phát cổ đại được khắc phục. Quan niệm “Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, giữa các bộ phận của nó có mối liên hệ qua lại, thâm nhập vào nhau, tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, thế giới và các bộ phận cấu thành thế giới ấy không ngừng vận động và phát triển” không còn hoàn toàn đúng đắn. Phép biện chứng này vẽ lên bức tranh tương quan về sự tác động qua lại, sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Tuy nhiên, những mối liên hệ và những quy luật nội tại của sự vận động và phát triển vẫn chưa được làm rõ. Sau đó, phép biện chứng duy vật đã chứng minh rằng những ý niệm trong suy nghĩ chỉ là sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách quan, do đó bản chất 4

biện chứng của ý niệm chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực khách quan. Như vậy, phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy luật vận động và phát triển chung nhất của thế giới. Vì vậy, F.Engels đã định nghĩa “Phép biện chứng duy vật là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” 2. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 2.1.

Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

Phép biện chứng duy vật đã góp phần làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy. Vì vậy, ở bất kể cấp độ nào cả phép biện chứng duy vật, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến vẫn được xem là một trong những nguyên lí có ý nghĩa khái quát nhất. Theo đó, các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. Trong đó, liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện tồn tại tiên quyết, là sự quy định và chuyển hóa lẫn nhau của các yếu tố thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Theo quan điểm này, các sự vật, hiện tượng trên thế giới đa dạng nhưng đều là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất – thế giới vật chất. Các mối liên hệ diễn ra trong mỗi sự vật, giữa các sự vật với nhau, trong toàn bộ vũ trụ, trong mọi không gian và thời gian. Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng mà còn thể hiện rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó. Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vật hiện tượng quyết định. Những mối liên hệ nội tâm là sự tác động qua lại giữa các bộ phận và các yếu tố thuộc tính của một sự vật, giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng khác nhau được coi là những mối liên hệ ngoại tâm nhưng thường 5

không mang ý nghĩa quyết định mà thường được phát huy thông qua các mối liên hệ nội tâm. Ngoài ra, tính đa dạng của sự liên hệ còn được phân chia theo nhiều cách khác nhau giữa mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ chung bao quát và mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực riêng biệt, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, mối liên hệ bản chất và không bản chất hay mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên. Mỗi sự vật, hiện tượng đều vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển của các sự vật và hiện tượng tương ứng. Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ chỉ mang tính tương đối trong sự phân loại bởi các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hóa cho nhau. Sự chuyển hóa đó có thể xảy ra do thay đổi phạm vi bao quát hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật, hiện tượng ấy. 2.2.

Ý nghĩa của phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến

Dưới góc độ thế giới khách quan, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến phản ánh tính thống nhất của vật chất và thế giới. Các sự vật, hiện tượng trên thế giới đa dạng nhưng đều là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất – thế giới vật chất. Dưới góc độ nhận thức lí luận, nguyên lí đó là cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện – một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng. Theo quan điểm toàn diện, để có nhận thức đúng về sư vật, hiện tượng đó cần được xem xét, trước tiên, trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó và trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với sự vật khác, bao gồm mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp; cuối cùng là trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Bên cạnh đó, để tìm được bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, quan điểm toàn diện xem xét nhiều mặt của tri thức và khái quát nhiều mối liên hệ. Tuy nhiên, quan điểm toàn diện không thống nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê 6

những quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng đó mà làm nổi bật điểm cơ bản nhất và quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng đó. Ngoài ra, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn. Trong đó, con người cần biến đổi những mối liên hệ nội tâm và ngoại tâm của sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn để cải tạo sự vật, hiện tượng đó. Để đạt được được điều đó, nhiều phương pháp và phương tiện khác nhau cần được sử dụng đồng bộ để tác động, thay đổi những liên hệ tương ứng. Bên cạnh đó, chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện là các yếu tố cần được lưu ý và không nên sử dụng để tránh những phương pháp luận sai lệch trong quá trình xem xét sự vật, hiện tượng. Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian và thời gian nhất định, mang dấu ấn của không gian và thời gian đó. Vì vậy, người nghiên cứu cần có quan điểm lịch sự cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra. II.

Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái Việt Nam 1. Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi

trường sinh thái Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Đó là những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó, con người và sinh vật tồn tại và phát triển trong quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế là hoạt động tất yếu nhằm cải thiện và phát triển đời sống của con người. Vì vậy, môi trường sinh thái có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ với sự tăng trưởng kinh tế. Môi trường sống được hình thành và tồn tại trong tự nhiên. Có thể nói, môi trường sống tồn tại một cách khách quan và độc lập với ý thức con người. Tuy nhiên, sự phát triển của môi trường phụ thuộc vào ý thức con người, qua đó, môi trường có thể phát triển theo hướng tích cực hay tiêu cực. Trái với sự tồn tại khách 7

quan của môi trường sống, tăng trưởng kinh tế được hình thành, tồn tại và phát triển chủ quan bởi sự phụ thuộc hoàn toàn vào con người. Tóm lại, môi trường chịu tác động trực tiếp vào con người và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người. Qua đó nhận thấy, môi trường chịu ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ đó được xảy ra thông qua thực thể con người. Môi trường là nơi tăng trưởng kinh tế hoạt động vì tăng trưởng kinh tế diễn ra trên diện rộng và cần khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Mặt khác, tài nguyên của môi trường không phải vô hạn. Vì vậy, nếu con người chú trọng tăng trưởng kinh tế mà bất chấp mọi hậu quả về môi trường thì môi trường sẽ suy thoái nghiêm trọng, khiến kinh tế buộc phải dừng tăng trưởng. Khi đó, con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do chính họ gây ra bởi con người không thể sống thiếu môi trường tự nhiên. Ngược lại, việc tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sẽ không những nâng cao đời sống vật chất và tinh thần con người mà còn góp phần cải thiện môi trường. Bởi khi kinh tế phát triển, nhà nước đầu tư ngân sách cho các dự án bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên bị khai thác được dần thay thế bởi các nguồn tài nguyên nhân tạo; môi trường sẽ tiếp tục sinh tồn và phát triển, đóng góp cho việc tăng trưởng kinh tế của nhân loại. 2. Môi trường sinh thái Việt Nam với các chính sách tăng trưởng kinh tế 2.1.

Khái quát về nền kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ gần đây

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội kể từ năm 1986 như đổi mới tư duy, hệ thống kinh tế, chính sách, thể chế quản lí hành chính. Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu – bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành 8

theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những chủ trương, đường lối cải cách kinh tế trong gần ba thập kỉ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả rất đáng phấn khởi, hình thành một nền kinh tế năng động, xã hội văn minh, công bằng và dân chủ. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mang lại hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội. Môi trường đầu tư thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn. Kinh tế vi mô cả nước cơ bản duy trì ổn định. Việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc nội đạt trung bình trong giai đoạn 1991 – 2010 đạt khoảng 7,5%. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 5,9%/năm. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế liên tục tăng, bình quân đầu người khoảng 2,109 USD. Lạm phát cơ bản được kiềm chế, thị trường tài chính – tiền tệ ổn định. Cùng với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế trong nước cảu Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể, tích cực. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng từ 79,9% năm 2011 lên 82,6% năm 2015; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 20,1% xuống còn 17,4%. Tỷ trọng trong lao động nông nghiệp trong lao động giảm, còn 44,3% vào năm 2015. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái. 2.2.

Kinh tế công nghiệp

Trong giai đoạn này, nền kinh tế công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Năm 1980, tăng trưởng kinh tế công nghiệp ở mức 0,6% tăng lên 6,07% năm 1990 và giai đoạn 1991 – 2000 tăng lên trung bình 12,9%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 17%/năm thời kỳ 1991 – 1995. Tỷ trọng công nghiệp đã có sự dịch 9

chuyển đáng kể từ mức 22,7% GDP năm 1991 tăng lên 36,6% năm 2000. Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa trong những năm qua một mặt là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện tình trạng thất nghiệp, những mặt khác, nhiều mặt trái đã lộ ra. Theo ước tính, hiện nay, nước ta có khoảng 60,000 công ty và doanh nghiệp tư nhân, hơn 4,500 hợp tác xã phi công nghiệp và trên 2 triệu kinh doanh cá thể. Cùng với sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đó, tổng lượng chất thải rắn trên cả nước ước tính khoảng 49,000 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 27,000 tấn/ngày. Việc quản lý chặt chẽ chất thải rắn nguy hại đang gặp nhiều khó khăn do không đủ kho chứa đủ tiêu chuẩn để lưu trữ chất thải độc trước khi xử lí và cũng không có nhà máy xử lí chất thải độc. Phần lớn chất thải rắn nguy hại này được chôn chung với rác thải sinh hoạt hay thậm chí đổ ngay trong nhà máy, gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng. Ngoài lượng chất thải rắn lớn, các doanh nghiệp thường không chú trọng xử lí lượng nước thải trong quá trình sản xuất , kinh doanh. Đặc biệt, khoảng hơn 90% cơ sở sản xuất cũ chưa có thiết bị xử lí nước thải và phần lớn do các nhà máy xí nghiệp chỉ xử lí sơ bộ rồi xả trực tiếp vào nguồn nước mặt, khiến ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Nước thải ứ đọng trong thời gian dài gây ô nhiễm không khí, mất mĩ quan, lan truyền bệnh dịch và nhiều tác động tiêu cực khác. Có thể thấy, nước thải công nghiệp chính là một nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho môi trường đô thị. Bên cạnh đó, khí thải của các cơ sở doanh nghiệp sản xuất cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Phần lớn ô nhiễm không khí do các ngành nhiệt điện, hóa chất gây nên. Nồng độ bụi trung bình tại các điểm đo tại khi khu vực nhà máy nhiệt điện thiệt hại đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 6 lần. Tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nồng độ bụi đo trong 1 giờ từ 4 đến 4,7 mg/m 3 , gấp 13 đến 16 lần trị số cho phép. Nồng độ các chất khí độc hại khác như CO 2, NO2, SO2 trong không khí 10

xung quanh nhiều nhà máy và khu công nghiệp đều vượt chỉ chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Điều này tác động xấu đến tính mạng và sức khỏe của của người dân quanh khu vực nhà máy. Mặc dù, các nhà máy đã trang bị thêm nhiều thiết bị xử lí bụi nhưng số lượng thiết bị độc hại còn rất ít, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Ngoài ra, việc khai thác bất hợp lý nguồn tài nguyên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái và suy giảm chất lượng môi trường. Nạn khai thác gỗ trái phép khiến mức độ che phủ rừng lao dốc nghiêm trọng. Tính đến tháng 12 năm 2000, độ che phủ rừng chỉ còn 29,1% so với 43% năm 1945 và con số ấy đang ngày một giảm dần. Còn nhiều vấn đề ô nhiễm khác do công nghiệp gây ra như nhập khẩu cá thiết bị lạc hậu, ô nhiễm tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất,… mà trong phạm vi bài tiểu luận triết học này không thể trình bày hết, trên đây là những vấn đề được xem là cấp thiết và cần có hướng giải quyết kịp thời. 2.3.

Kinh tế nông nghiệp

Việt Nam là nước phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp và đến nay, nền xuất khẩu của Việt Nam vẫn dựa vào tài nguyên, nông sản và hàng sơ chế. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản và nông sản, thủy sản chiếm tới 63% trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sự gia tăng của các hoạt động sản xuất có khả năng gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường ngày càng nghiêm trọng. Sự gia tăng xuất khẩu các mặt hàng từ nguồn tài nguyên không tái tạo được và việc khai thác bất hợp lý các nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhằm phục vụ xuất khẩu có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rất nhanh chóng. Mặt khác, các ngành nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi được đẩy mạnh thâm canh, gia tăng sản lượng để xuất khẩu, dẫn đến việc phá hủy tài nguyên thiên nhiên do khai thác, trồng trọt và chăn nuôi không 11

hợp lý. Người nông dân thường sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất hóa học độc hại để tăng sản lượng các loại rau, củ, quả,… Do trình độ nhận thức và chuyên môn của người dân còn thấp; đội ngũ cán bộ nông nghiệp ...


Similar Free PDFs