Tiểu luận Triết full - IMPORTANT PDF

Title Tiểu luận Triết full - IMPORTANT
Course triết học mác lê-nin
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 18
File Size 1.5 MB
File Type PDF
Total Downloads 128
Total Views 644

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA : KHOA HỌC CƠ BẢNBỘ MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NINTIỂU LUẬN GIỮA KỲ :HIỆN TƯỢNG THA HÓA, GIẢI PHÓNG CON NGƯỜIĐỀ TÀI :PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG THA HÓA, GIẢI PHÓNG C ON NGƯỜI. TỪ ĐÓ, LIÊNHỆ VỚI THỰC TRẠNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAYTP...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA : KHOA HỌC CƠ BẢN BỘ MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN TIỂU LUẬN GIỮA KỲ: HIỆN TƯỢNG THA HÓA, GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG THA HÓA, GIẢI PHÓNG C ON NGƯỜI. TỪ ĐÓ, LIÊN HỆ VỚI THỰC TRẠNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

TP.HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2021 1

LỚP: THƯƠNG MẠI 46A1 THÀNH VIÊN THỰC HIỆN: 1.Hồ Vũ Quỳnh Anh

MSSV:2153801011008

2.Dương Ngọc Ánh

MSSV:2153801011022

3.Phạm Ngọc Diệu

MSSV: 2153801011035

4.Nguyễn Hồng Anh

MSSV: 2153801011012

5.Kiều Nữ Quỳnh Diệp

MSSV: 2153801011034

6.Lâm Ngọc Gia Hân

MSSV: 2153801011058

7.Nguyễn Thị Quỳnh Chi

MSSV: 2153801011031

8.Hà Lê Hải Giang

MSSV: 2153801011043

9.Huỳnh Thị Hồng Cẩm

MSSV: 2153801011026

2

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện tượng tha hóa và giải phóng con người là một vấn đề triết học được đặt ra từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại, trở thành mục tiêu cao cả mà thời đại nào cũng hướng đến. Các nhà tư tưởng vĩ đại đã đưa ra những học thuyết, lý luận phân tích bản chất, sự tha hóa của con người và đặt ra vấn đề giải phóng con người, từ đó tiến lên giải phóng nhân loại và phát triển con người. Những tư tưởng, học thuyết ấy đã mang đến nhiều giá trị nhất định cho sự định hướng phát triển của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề tha hóa và giải phóng con người, nhóm chúng em xin được giải quyết vấn đề này như sau:

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: Sự tha hóa con người 1. Khái niệm 1.1. Sự tha hóa trong triết học nói chung - Theo nghĩa của từ điển tiếng Việt, tha hóa là:  Trở nên khác đi, biến thành cái khác  Mất phẩm chất - Xét về khái niệm triết học: Tha hóa là một hiện tượng xã hội, xuất phát từ con người, từ xã hội loài người; là lao động bị tha hóa; dẫn đến hệ quả - con người mất dần tính loài; con người đã trở thành không phải chính mình, quay trở lại chi phối, nô dịch con người và xã hội loài người. => Tha hóa là sự biến đổi tiêu cực khác đi so với ban đầu, khiến con người trở thành người khác xấu hơn, không phù hợp với các chuẩn mực xã hội. 1.2. Sự tha hóa theo quan điểm của C.Mác - Theo C. Mác, hiện tượng tha hóa con người là lao động của con người bị tha hóa - quá trình lao động và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ con người, để phát triển con người đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người. 2. Nguồn gốc và nguyên nhân - Do sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của chế độ tư hữu. - Do quá trình người bóc lột người, quá trình lao động bị tha hóa đã diễn ra, sự phân công lao động có tính chất đối kháng trong chủ nghĩa tư bản, làm cho con người bị lệ thuộc, bị nô dịch bởi điều kiện lao động và làm con người bị phát triển phiến diện. - Do những tiện ích xã hội mà con người sáng tạo nên “chiều hư” con người. 3. Đặc điểm và đặc trưng của sự tha hóa con người 3.1. Đặc điểm Là một hiện tượng lịch sử đặc thù, chỉ diễn ra trong xã hội có phân chia giai cấp. 3.2. Đặc trưng * Triết học Mac-Lenin nghiên cứu những dấu hiệu đặc trưng của sự tha hóa được thể hiện ở các phương diện: + Sự tha hóa trong lao động 3

+ Sự tha hóa về chính trị - xã hội (các quan hệ xã hội và các giá trị xã hội và quyền lực bị tha hóa) + Sự tha hóa của tư tưởng (tôn giáo, tín ngưỡng) 4. Biểu hiện của sự tha hóa 4.1. Tha hóa trong lao động - Con người lao động không phải để sáng tạo, không phải để phát triển các phẩm chất người mà chỉ là để đảm bảo sự tồn tại của thể xác, tức là con người đánh mất chính mình trong lao động, trong hoạt động đặc trưng, bản chất của con người. Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, là đặc trưng chỉ có ở con người chứ không hề có ở con vật. Bởi sự tác động của điều kiện xã hội, lao động bị cưỡng bức, trở thành công cụ để đảm bảo sự tồn tại của thể xác họ. Chức năng người chỉ quay lại khi họ ăn uống, sinh con vì lúc đó họ được tự do. -> Tính chất trái ngược này là biểu hiện đầu tiên của sự tha hóa của con người. - Con người bị lệ thuộc vào sản phẩm do chính mình tạo ra. Trong hoạt động lao động, con người là chủ thể trong quan hệ với tư liệu sản xuất. Nhưng vì trong chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất thì người lao động phải phụ thuộc vào các tư liệu sản xuất. Sản phẩm lao động là kết quả của quá trình lao động và sáng tạo của con người, biểu hiện năng lực lao động của họ, thuộc về họ. Nhưng những sản phẩm lao động đó đều bị nhà tư bản tước đoạt, họ càng làm ra nhiều thì họ càng mất đi nhiều. Do đó người công nhân đối với sản phẩm lao động của mình như đối với một vật xa lạ. Lao động bị tha hóa đã làm đảo lộn quan hệ xã hội của người lao động. Các đồ vật đã trở thành xa lạ, trở thành công cụ thống trị, trói buộc con người. Quan hệ giữa người lao động với chủ sở hữu tư liệu sản xuất cũng bị đảo lộn. Quan hệ giữa người và người đã bị thay thế bằng quan hệ giữa người và vật. Ðó là biểu hiện thứ hai của tha hóa. - Khi lao động bị tha hóa con người trở nên què quặt, phiến diện, thiếu khuyết trên nhiều phương diện khác nhau. Sự tha hóa nói trên tất yếu làm cho con người phát triển không thể toàn diện, không thể đầy đủ, và không thể phát huy được sức mạnh bản chất người. Sản xuất, công nghiệp, khoa học và công nghệ càng phát triển, lợi nhuận của các chủ sở hữu tư liệu sản xuất càng lớn, người lao động ngày càng bị máy móc thay thế. Quá trình lao động ngày càng trở thành quá trình thực hiện các thao tác giản đơn do dây chuyền công nghệ, kỹ thuật quy định, người lao động càng bị đẩy ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp thì lao động càng bị tha hóa, người công nhân trở thành một bộ phận của máy móc và ngày càng phụ thuộc vào nó. -> Trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa hiện nay ngày càng trở nên phát triển thì dẫn đến sự phân cực giàu nghèo ở xã hội ngày càng lan rộng. 4.2. Tha hóa ở những phương diện khác * Tha hóa về chính trị - xã hội - Quyền lực bị tha hóa Quyền lực thực sự là của nhân dân, thuộc về nhân dân, được nhân dân trao lại cho chính quyền. Trong quá trình hoạt động, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dần dần những người trong bộ máy đã biến quyền lực được gửi, được ủy quyền thành quyền lực của mình, còn người dân đem 4

quyền đi gửi, đi ủy quyền đã mất dần quyền lực. Từ chỗ là cái vốn có của mình, quyền lực của người dân đã bị những người trong bộ máy tước đoạt, bị tách khỏi người dân và thậm chí còn trở lại thống trị người dân. Ở Việt Nam, sự tha hóa quyền lực đã trở thành hiện hữu, thậm chí là nguyên nhân chính của tình trạng tham nhũng và sự xuống cấp, tha hóa đạo đức xã hội hiện nay. Đánh mất niềm tin, sự tín nhiệm của nhân dân dành cho chính quyền, gây khó khăn cho cơ chế quản lý bộ máy nhà nước và kiềm hãm sự phát triển của đất nước. - Tha hóa về các giá trị xã hội + Nhiều giá trị, chuẩn mực xã hội tốt đẹp gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc và bản chất của chế độ XHCN như: lòng nhân ái, thương yêu con người; tính phục thiện, trừ ác; tinh thần đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, chống lại cái xấu, đức hy sinh, chia sẻ v.v... đang dần phai nhạt. + Sự “lệch chuẩn” này đã đem lại những hệ quả xấu, khó lường; đó là sự suy đồi, tha hóa về đạo đức,lối sống hiện đang trở thành hiện tượng nhức nhối trong xã hội. con người. Đây là hiện tượng đáng báo động “cấp” trong xã hội hiện nay. * Sự tha hóa của tư tưởng (tín ngưỡng, tôn giáo) - Tha hóa trong hành vi tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo: việc thực hiện các hành vi tín ngưỡng, tôn giáo biến tướng, lệch chuẩn đã bùng phát, gây nhiều bức xúc trong đời sống xã hội. Sự phát triển của các tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra hết sức phức tạp, xuất hiện hiện tượng sùng bái mù quáng, “vượt ngưỡng” trong hoạt động tâm linh. - Về bản chất, tín ngưỡng, đức tin vốn là cái con người dựa vào để vươn lên và được an ủi trong cuộc sống, tuy nhiên trong một số trường hợp, đã trở thành cái chi phối và quyết định tất cả suy nghĩ, hoạt động của con người. Đây là sự tha hóa trong hành vi tín ngưỡng, tôn giáo, đòi hỏi phải có sự xử lý,chấn chỉnh kịp thời, hợp lý. Dựa vào sự sùng bái tín ngưỡng đó, một số cá nhân, tổ chức đã lợi dụng, trục lợi: những phong trào tôn giáo mới xuất hiện: hội Thánh Đức Chúa trời,… -> Lan tràn tư tưởng sai lệch, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, truyền bá tư tưởng chống phá chính quyền, gây hoang mang dư luận. 5. Khắc phục tha hóa - Khắc phục tha hóa không chỉ gắn liền với xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa mà còn gắn liền với khắc phục tha hóa trên phương diện khác của đời sống xã hội, đó là một quá trình lâu dài, phức tạp để giải phóng con người, giải phóng lao động. - Lý luận giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột (triết học Mac- Lenin). Giải phóng con người là xóa bỏ sự bóc lột giữa người với người, xóa bỏ sự tha hóa để con người trở lại bản tính chân thật của mình. + Tiến hành cách mạng vô sản, giao lại quyền điều hành vào tay giai cấp vô sản, đây là điều kiện tất yếu để xóa bỏ tha hóa. + Phát triển chủ nghĩa cộng sản, phương thức duy nhất xóa bỏ hoàn toàn sự tha hóa và tạo cơ hội để con người được phát triển một cách toàn diện.

CHƯƠNG II: Giải phóng con người 5

1.Quan điểm của C.Mác và Ăngghen về giải phóng con người trong hệ tư tưởng Đức - Hệ tư tưởng Đức là tác phẩm triết học mà lần đầu tiên quan niệm về duy vật lịch sử - quan niệm về con người, về sản xuất vật chất gắn liền với các nhu cầu luôn vận động, biến đổi của con người, về sự vận động của quan hệ sản xuất dẫn đến sự vận động của xã hội,… được C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập một cách tương đối hoàn chỉnh. Không thể phủ nhận rằng những giá trị khoa học trong tác phẩm này vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt hơn hết đó là quan niệm của các ông về con người và giải phóng con người. - Nhằm có được quan niệm hết sức cơ bản về con người hiện thực, C.Mác và Ph.Ăngghen đã trải qua quá trình nghiên cứu khoa học hết sức thấu đáo. Các ông đã tiếp thu có chọn lọc thành quả của những người đi trước, đặc biệt là triết học Cổ điển Đức. Đồng thời, các ông đã nhận ra sai lầm của Hêghen và Phoiơbắc khi nghiên cứu về vấn đề con người. Các ông đã phê phán quan điểm duy tâm tư biện của Hêghen, mặc dù Hêghen coi lao động là một yếu tố cần thiết để hình thành con người và xã hội loài người. Chính trong quá trình lao động sản xuất, con người vượt lên trên tồn tại tự nhiên của chính mình và tiến gần đến tự do. Song, lao động theo Hêghen, chính là lao động “tinh thần trừu tượng”; còn Phoiơbắc, mặc dù đưa ra một quan niệm đúng đắn về bản chất tự nhiên của con người, thế nhưng lại sai lầm khi đồng nhất bản tính sinh học của con người với bản thân con người và không thấy được bản chất xã hội của con người. Chính do những hạn chế đó, không chỉ Hêghen, Phoiơbắc mà còn nhiều nhà tư tưởng khác đã không tìm ra được con đường đúng đắn để giải phóng con người trong lịch sử nhân loại. - Khi xác định tiền đề nghiên cứu con người là “con người hiện thực”, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng việc tìm ra con đường giải phóng con người, giải phóng loài người cũng phải ở trong thế giới hiện thực và bằng phương tiện hiện thực. Nếu như ngay từ đầu, con người hành động đã “bị quy định bởi sự phát triển nhất định của lực lượng sản xuất” thì theo C.Mác và Ph.Ăngghen, sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại là do “người ta mỗi lần đều giành được tự do chừng nào việc đó không phải do lý tưởng về con người mà do lực lượng sản xuất hiện hành quyết định và cho phép”. Như vậy, theo các ông, để có thể giải phóng con người một cách triệt để thì tiền đề cơ bản là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì con người mới có được điều kiện để giải phóng chính mình. Đây chính là điểm khác biệt của các ông khi so sánh với các nhà tư tưởng trước và cùng thời khi họ muốn xây dựng một xã hội công bằng, trong đó mọi người được phát triển hết năng lực của mình, nhưng lại chỉ kêu gọi tình yêu ở mỗi người, sự kêu gọi chung chung, không có một nền tảng nào cả. C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng sự phát triển tự do của mỗi người “chính là do mối liên hệ giữa những cá nhân quyết định, mối liên hệ được biểu hiện một phần trong những tiền đề kinh tế, một phần trong sự cố kết tất yếu của sự phát triển tự do của tất cả mọi người, và cuối cùng trong tính chất phổ biến của hoạt động của các cá nhân trên cơ sở lực lượng sản xuất hiện có”

6

- Cùng với việc đưa ra những tiền đề vật chất cho sự giải phóng con người, C.Mác và Ph.Ăngghen còn phác họa ra một chế độ xã hội mới mà ở đó các cá nhân không còn lệ thuộc vào thứ lao động khiến họ bị tha hoá, không có được tự do thật sự, thứ lao động đã khiến họ trở nên “phiến diện, méo mó và bị hạn chế”. Bởi khi đó, “xã hội điều tiết toàn bộ nền sản xuất” và con người có thể tự hoàn thiện mình trong bất cứ lĩnh vực nào mà mình thích; nghĩa là, lao động trở thành hoạt động tự giác của con người và như vậy, con người được giải phóng những năng lực, sức mạnh tiềm ẩn của mình. Trong xã hội đó, cá nhân được phát triển một cách toàn diện, nhưng theo các ông, cá nhân không thể có được tự do riêng lẻ của mình, bởi “trong điều kiện có cộng đồng thực sự, các cá nhân có được tự do khi họ liên hợp lại và nhờ sự liên hợp ấy”. Điều này là do, trong mọi hoàn cảnh, các cá nhân mặc dù bao giờ cũng xuất phát từ bản thân, nhưng để thoả mãn nhu cầu của mình, họ cần phải có liên hệ với những người khác thông qua các quan hệ như quan hệ nam nữ, trao đổi, phân công lao động,… - C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt con người trong những mối quan hệ với các cá nhân khác, trong những quan hệ xã hội hiện thực và xác định. Chỉ có trong cộng đồng, trong môi trường xã hội thì con người mới có thể phát triển được. Không có cộng đồng, không có môi trường xã hội thì cá nhân khó có thể phát triển, khó có thể được giải phóng. Thực ra, đây chính là mối quan hệ giữa cái riêng - cái chung, cái bộ phận - cái toàn thể. Trong mỗi cộng đồng và mỗi giai đoạn lịch sử với những tiền đề kinh tế - xã hội nhất định thì tạo ra những cá nhân cụ thể, chứ không phải là những con người chung chung, trừu tượng cho mọi chế độ xã hội, mọi giai đoạn lịch sử - một sai lầm phổ biến về nhận thức của nhiều triết gia trước đó. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra: “con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”. Như vậy, quá trình giải phóng con người là quá trình tương tác biện chứng giữa con người và hoàn cảnh. Nếu hoàn cảnh càng tiến bộ, nhân văn bao nhiêu thì con người càng được giải phóng bấy nhiêu và ngược lại. Con người muốn được giải phóng, được tự do phát triển năng lực của mình thì cần phải tạo ra một hoàn cảnh mang tính người sâu sắc và triệt để. “Hoàn cảnh” ở đây không chỉ là môi trường xã hội, mà còn là môi trường tự nhiên. Bởi như đã phân tích ở trên, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng trong quá trình sản xuất, con người không chỉ có quan hệ với nhau mà còn có quan hệ với tự nhiên. 2. Vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác – Lênin *Vấn đề giải phóng con người là một trong những tư tưởng căn bản, cốt lõi của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin. - Giải phóng, theo từ điển Tiếng Việt, được định nghĩa là làm cho được tự do, thoát khỏi tình trạng bị áp bức, kiềm chế, nô dịch, chiếm đóng hay thoát khỏi tình trạng bị vướng mắc, cản trở. Theo các học thuyết triết học duy tâm và tôn giáo quan niệm rằng giải phóng con người chính là giải thoát về mặt tâm linh để con người có thể đạt được cuộc sống cực lạc vĩnh cửu ở kiếp sau trong một thế giới khác ngoài tự nhiên, hay nói cách khác là giải phóng một cách ảo tưởng. Những quan điểm này mang tính phiến diện, hạn hẹp, siêu hình trong nhận thức về con người, 7

về các quan hệ xã hội và do những hạn chế về điều kiện lịch sử đã khiến cho những quan điểm đó sa vào lập trường duy tâm, siêu hình. - Còn theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, việc giải phóng những con người cụ thể là để đi đến giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại. Việc giải phóng con người được quan niệm một cách toàn diện, đầy đủ, ở tất cả các nội dung và phương diện của con người, cộng đồng, xã hội và nhân loại với tính cách là các chủ thể ở các cấp độ khác nhau. “Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người” là “giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hóa”. Hay hiểu đơn giản, giải phóng con người chính là xóa bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hóa để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình. - Mục tiêu cuối cùng trong tư tưởng về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin và của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là giải phóng con người trên tất cả các nội dung và các phương diện: con người cá nhân, con người giai cấp, con người dân tộc, con người nhân loại, giải phóng xã hội,... - Lênin nhận định rằng điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là thực hiện sứ mệnh giải phóng con người. Xã hội tư bản, theo C.Mác, là một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nội dung bước tiến ấy chính là cơ sở cho sự phát triển của bản chất con người, là điều kiện cho sự giải phóng xã hội, giải phóng nhân loại. - Nếu G.Ph.Hêghen chỉ nhìn thấy mặt khẳng định của lao động với tư cách là nhân tố sản sinh ra con người thì C.Mác lại khẳng định rằng lao động – nhân tố tạo ra con người - không chỉ là mặt khẳng định giúp con người không ngừng hoàn thiện và phát triển, khi nó là lao động tự nguyện, mà còn là mặt phủ định. Điều này đồng nghĩa với việc trong chế độ tư hữu, khi lao động là lao động cưỡng bức và lao động đã bị tha hóa, nó là mặt phủ định và là nhân tố hành hạ nhằm hủy hoại con người. Ở đây, C.Mác đã khắc phục cách nhìn phiến diện của G.Ph.Hêghen về lao động để thay vào đó là cách nhìn biện chứng, lịch sử và cụ thể về vai trò của lao động đối với sự phát triển con người. Từ đó, C.Mác đã đi tới kết luận quan trọng đầu tiên trong học thuyết về sự tự giải phóng con người của mình là: “Sở hữu tư nhân, nhất là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa với tư cách kết quả của quá trình lao động bị tha hoá đã trở thành nguyên nhân suy đến cùng, nguyên nhân chủ yếu và cơ bản nhất gây ra những tai hoạ khủng khiếp cho con người, làm tha hoá con người”. - Cách cảm, cách nghĩ của giai cấp tư sản, giai cấp thống trị trong nền sản xuất xã hội đã chi phối, quyết định cách nhìn, cách nghĩ của mọi giai cấp tầng lớp khác trong xã hội. Theo C.Mác, chế độ tư hữu và lao động bị tha hoá là cái làm cho suy nghĩ của con người trở nên “ngu xuẩn và phiến diện”, làm “thô lỗ hoá” mọi nhu cầu của con người, biến mọi cảm giác vô cùng đa dạng, phong phú của con người thành “cảm giác chiếm hữu”. Bất cứ đâu cũng là hoạt động bóc 8

lột những lực lượng của người, tàn phá tự nhiên và làm tha hoá con người. Mỗi sản phẩm của người này sáng tạo ra đều như những miếng mồi nhử nhằm đưa người khác vào cái bẫy sa đoạ, đánh mất nhân tính của mình. Nền sản xuất của xã hội tư bản đã biến toàn bộ con người thành con người hàng hoá, thành “một thực thể mất hết tính người cả về tinh thần lẫn thể xác”. Đây chính là tai hoạ lớn nhất, khủng khiếp nhất mà chế độ tư hữu và lao động bị tha hoá trong xã hội tư bản đã mang lại cho con người. - C.Mác đã khẳng định: “xoá bỏ chế độ tư hữu và lao động bị tha hoá là lời kêu gọi khẩn thiết nhất nhằm cứu lấy con người, giải phóng con người’. Như vậy, nếu không xóa bỏ chế độ tư hữu tư sản thì đại đa số nhân dân lao động sẽ không có sở hữu và như thế thì tình trạng con người chịu sự nô lệ vào người khác vẫn sẽ còn tồn tại và họ sẽ “còn bị chế độ tư hữu cầm tù và truyền nhiễm”. Do đó, việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu là để cứu lấy con người, giải phóng con người đồng thời là cơ sở xóa bỏ tận gốc mọi điều kiện con người bị áp bức. Sự nghiệp giải phóng ấy, theo C. Mác, “chỉ có thể thực hiện được khi chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu được xóa bỏ và lực lượng xã hội có sứ mệnh lịch sử thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội là giai cấp vô sản”. Bên cạnh đó, “muốn xoá bỏ tư tưởng về chế độ tư hữu, thì tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản là hoàn toàn đủ rồi. Còn muốn xoá bỏ chế độ tư hữu trong hiện thực thực tế thì phải có hành động cộng sản chủ nghĩa hiện thực”. - C.Mác đã...


Similar Free PDFs