TIỂU-LUẬN-TRIẾT - tiểu luận PDF

Title TIỂU-LUẬN-TRIẾT - tiểu luận
Author Thị Hồng
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 15
File Size 222 KB
File Type PDF
Total Downloads 34
Total Views 202

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ==========o0o==========TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCPHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁISinh viên thực hiện: Phan Thị Thanh Thuỷ Mã SV: 2114110306 Lớp Anh 14, Khối 5, K...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ ==========o0o==========

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thanh Thuỷ Mã SV: 2114110306 Lớp Anh 14, Khối 5, Kinh tế, Khóa 60 Lớp tín chỉ: TRI114(GD1+2-HK2-2122).5 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Huy Quang

Hà Nội - 5/2022

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................2 PHẦN NỘI DUNG............................................................................................3 1. Phép biện chứng duy vật..........................................................................3 1.1.

Khái niệm phép biện chứng duy vật...............................................3

1.2.

Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật...3

2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến..........................................................5 2.1.

Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến..................................5

2.2.

Tính chất của các mối liên hệ..........................................................5

2.3. Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái....................................7 2.3.1.

Ý nghĩa phương pháp luận........................................................7

2.3.2. Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.....................................................................8 KẾT LUẬN......................................................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................14

1

HẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, bảo vệ môi trường sinh thái luôn là mục tiêu trong chiến lược phát triển của đất nước ta, đặc biệt là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nổi trội hơn so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới và so với những gì mà ta đã đạt được trong quá khứ. Việt Nam đã và đang tận dụng những nguồn lực về khoa học công nghệ trong nước cũng như từ bạn bè quốc tế nhằm khai thác nguồn tài nguyên dồi dào cả trên đất liền lẫn biển cả. Không khó để nhận ra rằng các nguồn tài nguyên phong phú ở đất nước ta đang dần bị khai thác cạn kiệt, đặc biệt, theo báo cáo môi trường biển giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tài nguyên và môi trường cho thấy, các hệ sinh thái biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy thoái đa dạng sinh học. Cùng với đó là việc dân số tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn tăng lên mức báo động, biểu hiện ở chất lượng không khí tại Hà Nội có những ngày mức độ ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều bệnh tật về đường hô hấp. Từ đây, ta có thể thấy rằng, cùng với những thành tựu to lớn trong sự phát triển của kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái đã và đang trở thành vấn đề phải được lưu tâm đến trong thời đại ngày nay. Vì thế, chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái cũng như chiến lược của Chính phủ trong việc triển khai phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề hết sức đặc biệt và vô cùng quan trọng. Khi đi sâu vào nghiên cứu, cần phải xuất phát từ thực tiễn cũng như từ những quan điểm đúng đắn của học thuyết Mác. Cũng chính vì thế, “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến

2

và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái” là đề tài được triển khai trong bài tiểu luận này.

HẦN NỘI DUNG 1.

Phép biện chứng duy vật 1.1.Khái niệm phép biện chứng duy vật Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph. Ăngghen cho rằng

“Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.” Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin còn có một số định nghĩa khác về phép biện chứng duy vật. Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ph. Ăngghen đã định nghĩa “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” còn khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển (trong đó có bao hàm học thuyết về sự phát triển của nhận thức) trong phép biện chứng mà C.Mác đã kế thừa từ triết học của Heeghen, V. I. Lênin đã khẳng định “Trong số những thành quả đó thì thành quả chỉ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng.” 1.2. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có hai đặc trưng cơ bản sau đây: 3

Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Với đặc trưng này, phép biện chứng duy vật chẳng những có sự khác biệt căn bản với phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, đặc biệt là với phép biện chứng của Hégel mà còn có sự khác biệt về trình độ phát triển so với nhiều tư tưởng biện chứng đã từng có trong lịch sử triết học từ thời cổ đại Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan và phương pháp luận, do đó, nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Mỗi nguyên lý, quy luật trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ là sự giải thích đúng đắn về tính biện chứng của thế giới mà còn là phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới. Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin cung cấp những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới, đó không chỉ là nguyên tắc phương pháp luận khách quan mà còn là phương pháp luận toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, phương pháp luận phân tích mâu thuẫn nhằm tìm ra nguồn gốc, động lực cơ bản của các quá trình vận động phát triển,…Với tư cách đó, phép biện chứng duy vật chính là công cụ vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới. Với những đặc trưng cơ bản đó mà phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của

4

chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. 2.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 2.1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định,

sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng…Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định, nhưng đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó, những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. 2.2.Tính chất của các mối liên hệ Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của các mối liên hệ.

5

- Tính khách quan của các mối liên hệ: Theo quan điểm biện chứng duy vật: các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự qui định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong chính bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. - Tính phổ biến của các mối liên hệ: Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác; đồng thời cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. - Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lênin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với những sự vật nhất định, trong những điều kiện xác định. Đó là mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, liên hệ 6

chủ yếu và thứ yếu… Quan điểm về tính phong phú đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể. 2.3.Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái 2.3.1. Ý nghĩa phương pháp luận Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần xem xét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn. Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ “và quan hệ giao tiếp” của sự vật đó”. Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi đã thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù 7

của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn; phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những điều kiện cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và lhắc phục quan điểm phiến diện siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện. 2.3.2. Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo, là một trong ba trụ cột phát triển bền vững, đã tạo được sự chuyển biến và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra nhiều sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Đồng thời còn gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng nhanh, càng phức tạp. Điều này được thể hiện qua các hiện tượng thiên tai bất thường, thời tiết cực đoan, hạn hán khắc nghiệt và đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với Việt Nam. Trong tương lai, biến đổi khí hậu cũng sẽ khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra phức tạp hơn, trên nhiều lĩnh vực, như ô nhiễm lưu vực sông, ô nhiễm biển, ô nhiễm không khí … Theo số liệu từ The World Bank, sự phát triển của Viêt… Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhân. …Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã 8

thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%. Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tổng mức tiêu thụ điê n…tăng gấp ba lần trong vòng mười năm qua, nhanh hơn mức tăng sản lượng điện. Với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch, ngành năng lượng phát thải gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả nước. Nhu cầu cấp thiết là phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên là quốc gia phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới – với mức tăng khoảng 5% mỗi năm. Nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao, trong khi năng suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thể giới. Tình trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát, thủy sản và gỗ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng dài hạn. Bên cạnh đó, đại đa số người dân và nền kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước tác đô n… g của biến đổi khí hậu. 9

Đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và dân số tăng nhanh đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và xử lý ô nhiễm. Lượng rác thải của Việt Nam dự báo tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm tới. Bên cạnh đó là vấn đề rác thải nhựa đại dương. Theo ước tính, 90% rác thải nhựa đại dương toàn cầu được thải ra từ 10 con sông, trong đó có sông Mê Kông. Việt Nam cũng là một trong mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí. Ô nhiễm nguồn nước đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với năng suất của các ngành quan trọng và với sức khỏe của người dân. Chính phủ đang nỗ lực giảm thiểu tác động của tăng trưởng lên môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả. Các chiến lược và kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên đã được áp dụng. Chính phủ cũng thực hiện các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đối phó với thời tiết khắc nghiệt và thiên tai thông qua việc triển khai chương trình Đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDCs). Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với quan điểm chỉ đạo:  Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các

10

thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.  Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh.  Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.  Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.  Tăng cường áp dụng các biện pháp hành chính, từng bước áp dụng các chế tài hình sự, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm các quy định của pháp luật các yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường được thực hiện.  Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trường phải trả tiền; gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại. Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, biến đổi khí hậu diễn ra ở Việt Nam chủ yếu do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã và đang 11

tăng lên với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Có thể nói rằng có nhiều nơi, nhiều lúc việc bảo vệ môi trường đã bị xem nhẹ, những nguyên tắc để đảm bảo phát triển bền vững đã không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Thực trạng này đã ảnh hưởng rất tiêu cực và nguy hiểm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, phát triển kinh tế với khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm sâu sắc không chỉ ở Việt Nam mà còn trên quy mô toàn thế giới.

12

ẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu đề tài trên, ta có cái nhìn sâu sắc hơn về phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và từ đó vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Qua đó, ta nhận thức được rằng tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Đó là mục tiêu chiến lược phải được đặt lên hàng đầu, trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế mạnh mẽ nhưng vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái vẫn chưa thực sự được chú trọng. Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra mà Đảng và Nhà nước ta cùng với toàn dân phải cùng nhau chung tay thực hiện. Thời gian dần trôi, con người ngày càng phát triển, kinh tế cũng theo đó mà phát triển theo. Kéo theo đó là việc cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, và tăng tỉ lệ ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn do việc khai thác một cách bất hợp lý nguồn tài nguyên cũng như không quan tâm đến yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất. Vì thế hướng nghiên cứu và phát triển tiếp tục của đề tài là tiếp tục tìm ra những cách giúp tăng trưởng kinh tế mà không gây hại đến môi trường. Với hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận này không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn cùng những lợi nhận xét của thầy...


Similar Free PDFs