Tiểu luận tư tưởng HCM - Grade: 8,6 PDF

Title Tiểu luận tư tưởng HCM - Grade: 8,6
Author Mai Pham
Course Tư tưởng Hồ Chí Minh
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 20
File Size 420.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 25
Total Views 271

Summary

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ----------  ----------BÀI TIỂU LUẬNMÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐề tàiAnh/chị hãy làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoànkết dân tộc và phát huy tư tưởng ấy trong tình hình chống dịchCovid – 19 hiện naySinh viên thực hiện: PHẠM THỊ MAIMã sinh viên...


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- ----------

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề tài Anh/chị hãy làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc và phát huy tư tưởng ấy trong tình hình chống dịch Covid – 19 hiện nay Sinh viên thực hiện:

PHẠM THỊ MAI

Mã sinh viên:

20050480

Lớp học phần:

POL1001 2

Khoá:

QH – 2020 – E TCNH CLC2

Giảng viên hướng dẫn: TS Đàm Thế Vinh

Hà Nội – 2021 ---------- ----------

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lời mở đầu và lý do chọn đề tài: ................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................ 1 NỘI DUNG........................................................................................................... 2 1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh: ............................. 2 1.1: Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc .............................................. 2 1.2: Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc ................................... 3 1.3: Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc .............................. 5 2. Tư tưởng Đại đoàn kết dân tộc được phát huy trong tình hình chống dịch Covid – 19 hiện nay: ................................................................................ 6 2.1: Khái quát bối cảnh nước ta hiện nay ................................................. 6 2.2: Thực trạng về Đại đoàn kết dân tộc trong thời kì Covid – 19 hiện nay .................................................................................................................. 7 2.3: Bài học kinh nghiệm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong phòng, chống đại dịch Covid - 19.............................................................. 14 2.4: Trách nhiệm của sinh viên trong việc củng cố Đại đoàn kết dân tộc ...................................................................................................................... 15 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 18

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lời mở đầu và lý do chọn đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong những tư tưởng ấy, đại đoàn kết dân tộc là một nội dung cốt lõi, làm nên dấu ấn quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống cực kì quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đoàn kết đã trở thành một động lực to lớn, một triết lý nhân sinh và hành động đẻ dân tộc ta vượt qua bao biến cố, thăng trầm của thiên tai, dịch hoạ, để tồn tại và phát triển bền vững. Theo đó, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng thành công trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ đổi mới cũng như trong cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay. Với kiến thức đã được trang bị qua học phần “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, em chọn thực hiện đề tài: “Nội dung tư tưởng hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc và phát huy tư tưởng ấy trong tình hình chống dịch Covid – 19 của Việt Nam hiện nay”. Trên cơ sở đó, chỉ ra những mặt ưu điểm, hạn chế của Đảng ta trong việc vận dụng tư tưởng HCM về Đại đoàn kết dân tộc trong đại dịch covid, đồng thời đưa ra giải pháp chùn, trách nhiệm của thế hệ tương lai đất nước – sinh viên khi thực hiện vấn đề này. 2. Mục đích nghiên cứu: Các nghiên cứu trong bài tiểu luận nhằm: Trình bày lý luận chung của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và vận dụng nêu ra sự vận dụng vấn đề đó của Đảng ta trong tình hình Covid – 19 Việt Nam hiện nay. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên khi thực hiện Đại đoàn kết dân tộc trong tình hình đất nước hiện nay. 1

NỘI DUNG 1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh: 1.1: Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc a, Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc không phải là sách lược hay thủ đoạn chính trị mà là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách mạng Việt Nam. Người nói rõ: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Đây là vấn đề mang tính sống còn của dân tộc Việt Nam nên chiến lược này được duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp đại đoàn kết có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau song không bao giờ được thay đổi chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, vì đó là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Từ thực tiễn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm mang tính chân lý về vai trò và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”, “Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết”. Người đã đi đến kết luận: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. b. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam: 2

Đối với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết không chỉ là khẩu hiệu chiến lược mà còn là mục tiêu lâu dài của cách mạng. Đảng là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam nên tất yếu đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và nhiệ vụ này phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam ngày 3 -3-1951, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là: “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng. Đại đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là đòi hỏi khách quan của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng bởi nếu không đoàn kết thì chính họ sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của chính mình. Nhận thức rõ điều đó, Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người. 1.2: Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc a, Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, theo Hồ Chí Minh bao gồm toàn thể nhân dân, tất cả những người Việt Nam yêu nước ở các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, các đảng phái, vv. “Nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu với nghĩa là con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân và cả hai đều là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nói đại đoàn kết toàn dân tộc tức là phải tập hợp, đoàn kết được tất cả mọi người dân vào một khối thống nhất, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, ở trong nước hay ở ngoài nước cùng hướng vào mục tiêu chung, “ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng 3

sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Từ “ta” ở đây là chủ thể, vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, vừa là mọi người dân Việt Nam nói chung. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc để tập hợp lực lượng, không bỏ sót một lực lượng nào miễn là họ có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không phản bội lại quyền lợi của nhân dân. Tư tưởng của Người đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. b, Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối đoàn kết toàn dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nền tảng đó. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền, gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”. Như vậy, lực lượng làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo quan điểm của Hồ Chí Minh là công nhân, nông dân và trí thức. Nền tảng này càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng có thể mở rộng, khi ấy không có thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải đặc biệt chú trọng yếu tố “hạt nhân” là sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng vì đó là điều kiện cho sự đoàn kết ngoài xã hội. Sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đoàn kết toàn dân tộc càng được tăng cường, Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân đã tạo nên sức mạnh bên trong của cách mạng

4

Việt Nam để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng. 1.3: Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, quy tụ, đoàn kết được mọi giai cấp, tầng lớp cần phải bảo đảm các điều kiện sau đây: Một là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc và đã trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên tại địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Thứ hai, phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu... Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi người, có vậy mới tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người từng căn dặn đồng bào: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng văn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này hay thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”. Ba là, phải có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao trong cuộc sống. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc “Nước lấy dân làm gốc”, “Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”, đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý mác xít “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Dân 5

là chỗ dựa vững chắc đồng thời cũng là nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết định thắng lợi của cách mạng. Vì vậy, muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, phải có niềm tin vào nhân dân. 2. Tư tưởng Đại đoàn kết dân tộc được phát huy trong tình hình chống dịch Covid – 19 hiện nay: Trong tình hình đại dịch Covid hiện nay, Đại đoàn kết được vận dụng và phát huy với ý nghĩa, vai trò quan trọng trong công tác Phòng, chống dịch Covid - 19 2.1: Khái quát bối cảnh nước ta hiện nay Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã từng bước vào nhiều cuộc chiến với quy mô, tính chất khác nhau. Từ cuối năm 2019, có một cuộc chiến không có tiếng súng nhưng lại rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân trên phạm vi toàn cầu. Đó là cuộc chiến chống Covid-19. Ngay từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên (ngày 22/1/2020), Việt Nam đã xác định đây là một dịch bệnh nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng đến nhiều người, trên phạm vi rộng. Từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch COVID-19 với những biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á và nước ta; làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, tổ chức hoạt động kinh tế và đời sống xã hội toàn cầu, buộc nhiều nước phải điều chỉnh định hướng, chiến lược phòng, chống dịch bệnh gắn với phát triển kinh tếxã hội theo hướng: Nâng cao nội lực, chú trọng phát triển thị trường trong nước, phát triển kinh tế số, xã hội số, thương mại điện tử...Kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng trở lại nhưng còn chậm, không đồng đều, chưa thật sự vững chắc, còn tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh và khả năng phòng, chống, thích ứng an toàn với dịch; nợ công toàn cầu tăng mạnh, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, cần phải nêu cao tinh thần: Chống dịch như chống giặc. Sự chủ động đó đã giúp cho Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp hữu ích. Một trong những giải pháp đã mang lại hiệu quả cao là huy động sự tham gia của đông đảo 6

nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong công tác phòng, chống Covid19. 2.2: Thực trạng về Đại đoàn kết dân tộc trong thời kì Covid – 19 hiện nay a. Ưu điểm: Khi đất nước ta chịu nhiều khó khăn trong Đại dịch Covid – 19, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc được vận dụng và phát huy, từ Đảng, Chính phủ tới các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều ra sức, đoàn kết chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid – 19: ▪ Chủ trương của Đảng, Chính phủ huy động sức mạnh toàn dân tộc tham gia phòng, chống dịch: Ngay từ khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên (ngày 23/01/2020), trên cơ sở kinh nghiệm trong việc phòng, chống dịch SARS (năm 2003), cúm A/H1N1 (năm 2009), Việt Nam đã triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của dịch bệnh. Khi ca bệnh đầu tiên xuất hiện không lâu, ngày 29/1/2020, Ban Bí thư đã ban hành công văn số 79-CV/TW gửi các tỉnh, thành phố, các cơ quan Trung ương yêu cầu phải coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ "trọng tâm, cấp bách". Từ đó, kêu gọi toàn thể nhân dân cả nước đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động để tham gia chống dịch với quyết tâm cao, nỗ lực lớn. Khi tình hình diễn biến phức tạp và lan rộng tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19. Lời kêu gọi nêu rõ: "Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh". Lời kêu gọi giống như một lời hiệu triệu khơi dậy tinh thần đoàn 7

kết của cả dân tộc trong công tác phòng, chống dịch. Để cùng Đảng, Nhà nước tập trung phòng, chống dịch và có thêm nguồn lực để tăng cường các biện pháp phòng, chữa bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, ngày 17/3/2020 Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Lời kêu gọi "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19". Mục đích của Lời kêu gọi là phát huy tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và đúng đắn ngay từ rất sớm, mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 được thành lập đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân, ban hành các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 như: - Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là thực hiện giãn cách xã hội phải được triển khai thực chất, nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết liệt, Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh phù hợp với tình hình cụ thể tại địa bàn và chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp. - Tất cả các địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng có dịch hoặc đến từ địa bàn khác theo quy định của địa phương mà không khai báo, người rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định. - Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải quán triệt nghiêm “chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10”, bảo đảm chặt chẽ, thực chất. Cùng với việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và thực hiện phương án đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu, tuyệt đối không để ai thiếu đói, 8

đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh; kịp thời cấp cứu, chữa bệnh cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi. ▪ Tỏa sáng truyền thống đại đoàn kết của toàn người dân Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch: Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, kế thừa truyền thống đại đoàn kết của dân tộc và hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam lại cùng chung tay, đồng lòng chống dịch. Tất cả tỉnh, thành phố, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đều nhiệt tình,tích cực tham gia phòng, chống dịch. “Đi đầu là lực lượng cán bộ, nhân viên ngành Y tế”: Họ đã không kể ngày đêm tham gia xét nghiệm, sàng lọc, cứu chữa bệnh nhân bị mắc Covid-19. Mặc dù cũng có không ít nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng với tinh thần "tất cả vì cộng đồng", các y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chia sẻ những khó khăn, vất vả trong các khu điều trị cách ly để hàng ngày, hàng giờ cứu chữa người bệnh. Đặc biệt, có nhiều sinh viên ngành y mặc dù chưa tốt nghiệp nhưng đã tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương cũng như xung phong đến những vùng dịch lớn để tăng cường cho các y, bác sĩ. Công tác chống dịch đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị của Bộ Y tế; giữa Bộ Y tế với các bộ, ngành liên quan và với các địa phương, qua đó đã huy động được sức mạnh tổng lực với sự tham gia, đồng lòng của toàn thể người dân trong việc ứng phó dịch Covid-19. Thực tế triển khai hoạt động chống dịch tại các địa phương cũng cho thấy có sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự đoàn kết, tương trợ giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước. “Lực lượng cán bộ các cấp, các ngành tại địa phương “: đã đồng sức, đồng lòng ngày đêm rà quét, khoanh vùng dập dịch tại các khu dân cư. Ở khắp cả nước, đã có nhiều Tổ Covid cộng đồng với sự tham gia của nhiều cán bộ cơ sở như công an, dân phòng, mặt trận, phụ nữ, thanh niên... Nhiều doanh trại quân đội được trưng dụng làm cơ sở cách ly cho nhân dân. Nhiều cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng vào rừng nhường lại nơi ăn, chốn ở cho nhân dân có điều kiện tốt để 9

cách ly. Trong các doanh trại cách ly của quân đội, người cán bộ, chiến sĩ vừa là người hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng quy định của Nhà nước về cách ly tập trung song họ cũng giống như những người thâ...


Similar Free PDFs