Tiểu Luận tư tưởng HCM PDF

Title Tiểu Luận tư tưởng HCM
Course T ư tưởng H ồ Chí Minh
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 25
File Size 391.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 224
Total Views 556

Summary

Download Tiểu Luận tư tưởng HCM PDF


Description

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài .............................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .........................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................2 5. Đóng góp của đề tài .........................................................................................2 6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................2 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................3 Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ........................................................3 1. Khái niệm văn hóa........................................................................................ 3 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa .................4 Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay............................................................................................................ 8 1. Điều tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. 8 2. Thực trạng nền văn hóa Việt Nam trong thời gian qua .................................11 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay...................................................................................................................... 15 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................24

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc. Theo Người, tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là nhân tố quyết định. Để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo trình độ con người lại chính là văn hóa. Người nhấn mạnh: ―Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội‖. Vì thế, văn hóa không thể đứng ngoài ―mà phải ở trong kinh tế và chính trị‖ và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm ―trong văn hóa‖. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa – xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được. Hơn nữa, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc của văn hóa. Để xây dựng một nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và nhà nước ta phải có những chính sách, biện pháp đúng đắn trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Từ đó, em xin chọn đề tài ―Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên ti ến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh‖. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Giúp mọi người nhận thức đúng đắn về văn hóa đất nước, bản sắc dân tộc. Từ đó, vận dụng vào thực tế, sao cho có những hành động phù hợp để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa dân tộc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Những tài liệu lịch sử cụ thể cùng hệ thống tư liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Phương pháp nghiên cứu đề tài: Kết hợp phương pháp logic với so sánh, tổng hợp, phân tích, chứng minh... 5. Đóng góp của đề tài Ý nghĩa lý luận: Cung cấp cơ sở lý luận đúng đắn về quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa dân tộc. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Vận dụng lý luận để giải quyết vấn đề xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 6. Kết cấu của đề tài Phần nội dung gồm hai phần chính: Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. 2

B. NỘI DUNG

I.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá

1. Khái niệm văn hoá - Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng, vì vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp. Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người. Người viết: ―Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn‖. Theo nghĩa hẹp, Người viết: ―Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng‖. Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học ―văn hóa‖, xóa mù chữ,… - Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại.

3

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa - Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã bắt tay ngay vào việc xây dựng một nền văn hóa mới. Nhiều vấn đề về văn hóa đã được đặt ra và giải quyết ngay trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng, như: giải quyết nạn dốt, giáo dục nhân dân tinh thần cần, kiệm, liêm, chính: cấm hút thuốc phiện, lương giáo đoàn kết và tự do tín ngưỡng… Như vậy nền văn hóa mới ra đời đã gắn liền với nước Việt Nam mới. Nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc, nền văn hóa dân chủ mới. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nền văn hóa được xây dựng là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Vị trí và vai trò của văn hóa cũng được Hồ Chí Minh xác định rõ trong quan điểm của mình: + Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm này. Ở đây, Hồ Chí Minh đặt văn hóa ngang hàng với chính trị. kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã bội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết. Cho nên trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này phải được coi trọng như nhau. + Hai là, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị. thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Quan điểm này không chỉ định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn định hướng cho mọi hoạt động văn hóa. Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa, điều mà chủ nghĩa xã hội và thời đại đang đòi hỏi.

4

- Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau song nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn bao hàm ba tính chất: tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng. + Tính dân tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng nhiều khái niệm, như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của dân tộc khác. Tính dân tộc của nền văn hóa không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn phải phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước. + Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại. Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, phải truyền bá tư tưởng triết học Mácxít đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, phải biết gạn đục khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. + Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên, Hồ Chí Minh nói, ―văn hóa phục vụ ai? cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh, tức là phục vụ đại đa số nhân dân‖; ―Quần chúng là những người sáng tạo, còn nông là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa…‖. - Chức năng của văn hóa rất phong phú, đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây: + Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp. Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúng 5

đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ được những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm mỗi con người. Tư tưởng và tình cảm rất phong phú, văn hóa phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm lớn, chi phối đời sống tinh thần của mỗi con người và cả dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, chức năng hàng đầu của văn hóa là phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ độc lập, tự do; phải làm thế nào cho ai cũng ―có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung và quên lợi ích riêng‖. Tình cảm lớn, theo Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người yêu tính trung thực, chân thành, thủy chung, ghét những thói hư tật xấu, sự sa đọa.. + Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, là vốn kiến thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết để có thể hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, như: Kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học — kỹ thuật, thực tiễn Việt Nam và thế giới… Vấn đề nâng cao dân trí thực sự chỉ có thể thực hiện sau khi chính trị đã được giải phóng, toàn bộ chính quyền đã về tay nhân dân. Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phần cùng Đảng ―biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc‖. Đó cũng là mục tiêu ―dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh‖ mà Đảng ta đã vạch ra trong công cuộc đổi mới. + Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống đẹp, lành mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân. Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. Phẩm chất và phong cách thường có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi người thường có nhiều phẩm chất, trong đó có phẩm chất chung và phẩm chất riêng, tùy theo nghề nghiệp, vị trí công tác. Các phẩm chất thường được thể hiện qua phong cách, tức là lối sinh hoạt, làm việc, lối 6

ứng xử trong đời sống. Căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mỗi người tự tu dưỡng. Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến phẩm chất đạo đức – chính trị. Bởi vì, nếu không có những phẩm chất này thì họ không thể hoàn thành được những nhiệm vụ cách mạng, không thể biến lý tưởng thành hiện thực. - Những phẩm chất và phong cách tốt đẹp làm nên giá trị của con người. Văn hóa giúp con người hình thành những phẩm chất phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh thông qua phân biệt cái đẹp, lành mạnh với cái xấu xa. hư hỏng, cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ. Từ đó giúp con người phấn đấu lảm cho cái tốt đẹp. lành mạnh ngày càng tăng, càng nhiều, cái lạc hậu, bảo thủ, ngày càng giảm, vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ để hoàn thiện bản thân. Với ý nghĩa đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Phải làm thế nào cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.

7

II.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

1. Điều tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Suốt 4000 dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã chứng minh rằng lịch sử của chúng ta là sự cố kết cộng đồng. Vì lý do đó chúng ta phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống âm mưu của các thế lực ―đồng hoá ― nền văn hoá nước ta vàđã tạo nên sức mạnh cho công cuộc mở rộng bờ cõi lâu dài. Bên cạnh đó, sự cố kết cộng đồng trong lịch sử hiện đại chống thực dân, đế quốc đã bảo toàn được bản sắc dân tộc đồng thời tiếp thu thên những văn hoá nhân loại . Trong thời đại ngày nay đang cần tiến cùngthế giới chúng ta phải cùng lúc vừa đẩy mạnh hội nhập kinh tế vừa phải giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc. Để có thể đi sâu tìm hiểu vấn đề này, ta xét những khía cạnh cụ thể. Bản sắc văn hoá dân tộc là gì ? Có thể nói, nếu như con người là tác phẩm vĩ đại của tạo hoá chính là ―đứa con cưng ― do con người tạo ra. đó là đặc điển chung nhất của loài người trên toàn thế giới. Nằm trong cái chung đó là cái riêng của từng dân tộc mà không thể không nói đến Việt Nam. Nền văn hoá dân tộc trước hết phải gắn với mỗi dân tộc là diện mạo và mang tâm hồn dân tộc. biểu hiện của diện mạo dân tộc chính là bản sắc dân tộc , hay bản sắc dân tộc thể hiện ở văn hoá dân tộc. nó bao gồm những giá trị yêu nước, ý trí tự cường, tự tôn dân tộc, tinh thầng đoàn kết,… Bản sắc dân tộc là cốt nõi của tinh thần sáng tạo dân tộc nóđược truyền từ đời này qua đời khác làm đẹp thêm cho cuộc sống. Đó là sự đúc kết trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc .

8

Nói tóm lại, bản sắc riêng của văn hoá dân tộc Việt Nam là tổng hợp các giá trị tinh thần của dân tộc tiêu biểu là lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần bất khuất cho độc lập tự do…bản sắc dân tộc bao gồm sự thống nất trong tính đa dạng của nền văn hoá Việt Nam . Kế thừa và phát huy truyền thống để xây dựng nền văn hoá mang đặc trưng riêng phù hợp với bối cảnh hiện nay . Cùng xu hướng phát triển chung của nhân loại – thời đại hội nhập chúng ta không thể không tiến theo sự phát triển đó. Vì vậy, cùng với việc thúc đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đồng thời chúng ta cũng phải đòi hỏi nền văn hoá có một diện mạo mới phù hợp nhưng vẫn phải giữ đựơc bản sắc chủ đạo của dân tộc. Vì vậy, xu hướng chung của nền văn hoá nước ta đặt ra là tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc cần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá của nhân loại đẩy mạnh văn hoá đi sâu vào lòng người vào mọi hoạt động đời sống xã hội vào mọi lĩnh vực sinh hoạt … Để xây dựng đất nước tiến lên CNXH chỉ có thể đẩy mạnh đất nước bằng con đường công nghiệp hoá , hiện đại hoá. Quá trình đòi hỏi ta phải thay đổi cách nghĩ, lối sống cho phù hợp theo phong tác công nghiệp hoá là điều rát cần thiết đó cũng là phát triển đất nước. Nhưng cũng không thể thiếu những nguy cơ mà chủ nghĩa đế quốc luôn là thù địch. Kẻ thù luôn có ý đồ du nhập vào nước ta nối sống buông thả, thiếu đạo đức…nhằm loại bỏ nền văn hoá lâu đời của nước ta. Đứng trước thử thách đó chúng ta phải có cách nhìn nhận hết sức đúng đắn về bản sắc dân tộc mình. Từ đó có sự tiếp thu chọn lọc, làm cơ sở phát huy vốn cổ truyền thống mà vốn cổ chíng là nền văn hoá trọng nghĩa, trọng tình. Do bản chất nông nghiệp ăn sâu vào mỗi người dân đồng thời nó là nền văn hoá thống nhất trong sự đa dạng đủ để đưa nước ta hoà nhập vào nền văn hoá thế giới . Mối quan hệ giữa bản sắc với tính hiện đại của nền văn hoá nước ta : 9

Phải nhận định rằng mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc và tính hiện đại là mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Nó có tính quyết định tới sự phồn vinh của văn hoá mỗi dân tộc. Trong thực tế chúng ta đã gặp những tấm gương cũng như những bài học quý giá về quy luật này như ở Trung Quốc, Nhật Bản…điều này càng khẳng định thêm rằng; phải biết hội nhập và phát huy bản sắc dân tộc nếu không ta sẽ bị tụt hậu. Trở lại với vấn đề văn hoá nước ta trong suốt quá trình thành lập. Đầu tiên là nền văn hoá Văn Lang Âu Lạc, nền văn hó lúa nước, làng xã. Văn hoá Việt Nam quả thực không đơn thuần chỉ có vậy mà còn có cả yếu tố nho giáo, phật giáo, đạo giáo thậm chí cả văn hoá phương Tây như của Pháp, Nga…tất cả những yếu tố trên phần nào đã được chuyển hoá để phục vụ cho bản sắc văn hoá dân tộc . Điều này chứng tỏ ta đã biết tiếp thu văn hoá một cách chọn lọc để góp phần hình thành bản sắc phong phú trong văn hoá dân tộc Việt Nam . Đặc biệt nói đến văn hoá Việt Nam phải nói đến sự tiếp thu chủ nghĩa Mac- Lênin với tư tưởng mặc dù rất khác với điều kiện ở VIệt Nam nhưng với tính khoa học nhân văn và nhân loại của nó khi vào Việt Nam, đã làm nên cuộc cách mạng lớn về thế giới quan và nhân sinh quan ở con người Việt Nam. Góp phần tạo nên nền văn hoá Việt Nam hiện đại và tiến bộ . Tóm lại, văn hoá truyền thống của Việt Nam là một nền văn hoá đa dân tộc xuất phát từ nền văn minh lúa nước. Bên cạnh những cái hay, cái đẹp nền văn hoá của chúng ta chưa thoát khỏi những cái lạc hậu, cổ hủ. Vì vậy , để đáp ứng cho xu thế hiện nay thì tạo dựng mối quan hệ giữa bản sắc và tính hiện đại cho văn hoá Việt Nam là điều tất yếu .

10

2. Hiện thực nền văn hoá Việt Nam a. Thành tựu Trong điều kiện hiện nay đất nước ta đi lên XHCN, trải qua hơn 10 năm đổi mới cùng những thay đổi tích cực của nền kinh tế xẫ hội, văn hoá Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trước tiên phải xét đến lĩnh vực tư tưởng lối sống và đạo đức – trong lĩnh vực này chúng ta đi theo con đường chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây chính là con đường đúng đắn mà từ đây đã vận dụng và phát triển sáng tạo cho nền văn hoá dân tộc. Có thể coi đây là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và Cách Mạng nước ta phát triển đúng hướng. Nhờ đó mà thức rèn luyện phấn đấu cho lý tưởng của Đảng được nâng cao lên. Nhiều nhân tố mới về giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức được hình thành. Không khí dân chủ ra tăng nhiều việc làm hướng về cội nguồn trở thành việc làm quần chúng. Sự nghiệp giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật thu được rất nhiều thành quả. Trình độ dân chúng nâng cao, học vấn của thế hệ trẻ mở rộng các hoạt động sáng tạo có bước phát triển mới. Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn như: hội hoạ, sơn mài,tuồng, cải lương … ngoài ra còn có thêm nhiều tác phẩm về đề tài cách mạng kháng chiến hay công cuộc đổi mới. Số lượng và chất lượng giới văn nghệ sĩ ngày một nâng cao và có xu thế dân tộc. Quan điển sáng tác phục vụ cho đông đảo quần chúng nhân dân, văn học nghệ thuật cho dân tộc thiểu số cũng được quan tâm đáng kể . Quan hệ hợp tác quốc tế được chú trọng, thông tin đại chúng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng như: Đài , Báo , Tivi , Internet… điều này dần kh...


Similar Free PDFs