Tiểu luận - Ư4RHDTGCNMVNM PDF

Title Tiểu luận - Ư4RHDTGCNMVNM
Author Quỳnh Nguyễn
Course Fundamental Factory Design
Institution Đại học Đà Nẵng
Pages 22
File Size 252.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 314
Total Views 825

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ------------ -• ------------TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCPHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ VẬNDỤNG PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNGTRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNHHƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAMHIỆN NAYSinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Quỳnh Mã SV: 2014210125 Lớ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -------------•------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh

viên

thực

hiện:

Nguyễn

Hương Quỳnh Mã SV: 2014210125 Lớp tín chỉ: A6 TRI114.3 (Khối 2 QTKD,K59) Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thủy 1

Hà Nội, tháng 12 năm 2020.

MỤC LỤC MỞ Đ\U………………………………………………………………......4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. QUY LUẬT MÂU THUẪN CỦA PHÉP BIỆN CHÚNG DUY VẬT…………………………………………………………………..........6 1.1.

Khái

quát

lịch

sử

phát

triển

của

phép

biện

chứng

duy

chứng……………....6 1.2.

Nội

dung



bản

của

phép

biện

vật…………………7 1.3.

Phép

biện

chứng

về

mâu

thuẫn…………………………………10 CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA………………………………. ……………………12 2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế với sự bất cập của cơ chế, chính sách khai thác nguồn lực hiện nay…………….....12

2

2.2 Mâu thuẫn giữa tính ưu việt của nền kinh tế thị trường đinh hướng XHCN với những hạn chế trong việc tìm ra quyết sách khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường………………………………………………..13 2.3. Mâu thuẫn giữa tính tất yếu khách quan phải nâng cao sự đồng thuận xã hội trong đổi đất nước với sự tấn công của các thế lực thù địch trong và ngoài nước nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc……….....13 2.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao tính tích cực chính trị với lối sống thực dụng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân…….....14 2.5.Mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy mạnh đổi mới hệ thống chính trị với sự thiếu hụt trong những biện pháp mang tính đột phá trên lĩnh vực này.14. 2.6. Mâu thuẫn giữa quá trình phát triển dân chủ với tình trạng thiếu giá đỡ về lý luận và thực tiễn cho quá trình đó……………………………14 2.7. Mâu thuẫn giữa tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với khả năng giữ vững độc lập tự chủ trong hội nhập và khắc phục những tác động tiêu cực của hội nhập…………………………………………………..14 KẾT LUẬN…………………………………………………………………..16 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...17

3

MỞ Đ\U 1.1. Lý do chọn đề tài: Nhà triết học Hêgen đã khẳng định: Cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn. Thực tiễn phát triển đất nước ta hiện nay một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của luận điểm đó. Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, chúng ta đã đạt 4

được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng. Nền dân chủ XHCN với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định trên những đường nét cơ bản. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự thống nhất trong đa dạng đã hình thành. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ngày càng được củng cố, thực sự trở thành một động lực quan trọng của đổi mới đất nước… Bên cạnh những thành tựu, tiến bộ đã đạt được sau gần 20 năm đổi mới, vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm làm gay gắt những mâu thuẫn của quá trình phát triển. Để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp. Xuất phát từ thực trạng đó, em quyết định viết đề tài: “ Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa



nước

ta”.

1.2. Mục đích, nhiệm vụ: - Hiểu khái niệm về mâu thuẫn, nền kinh tế thị trường XHCN. - Tìm hiểu về những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. - Vận dụng vẫn đề triết học về phép biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. - Từ đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

5

1.3. Kết cấu của tiểu luận: Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận còn có hai chương với 10 mục: Chương 1: Quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật Chương 2: Vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

NỘI DUNG 1. Quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật 6

1.1. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại, và từ đó đến nay lịch sử phát triển của nó đã trải qua nhiều gian đoạn khác nhau gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Từ phép biện chứng mộc mạc, chất phác thời cổ đại đã thể hiện rõ những tư tưởng biện chứng khá sâu sắc như mối quan hệ quy định lẫn nhau tạo ra sự thống nhất giữa cái bất biến với cái biến đổi, giữa cái duy nhất với số nhiều, bất kỳ sự vật nào cũng là thể thống nhất của hai mặt đối lập vừa xung khắc nhau, vừa nương tựa vào nhau, vừa bao hàm lẫn nhau. Thế giới vật chất tồn tại trong sự hình thành, vận động vĩnh viễn của sự thống nhất giữa các mặt đối lập… Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng cổ đại là tính tự phát, ngây thơ. Cho dù còn nhiều hạn chế, nhưng nhìn chung phép biện chứng cổ đại đã coi thế giới là chỉnh thế thống nhất giữa các bộ phận của thế giới có mối lien hệ qua lại, thâm nhập, tác động và quy định lẫn nhau, thế giới không ngừng vận động, biến đổi. Tiếp theo đó là phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức và đỉnh cao là phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Về hình thức, phép biện chứng này bao quát cả 3 lĩnh vực: logic thuần túy, tự nhiên, biện chứng của toàn bộ quá trình lịch sử. Về nội dung, phép biện chứng chia thành tồn tại, bản chất và khái niệm. Phép biện chứng trong giai đoạn này là sự phát triển từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, từ chất này sang chất khác nhờ giải quyết mâu thuẫn. Phát triển được coi là sự tự phát triển, và là nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng với phạm trù trung tâm là “tha hóa” và khẳng định “tha hóa được diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cả tự nhiên, xã hội và tinh thần”.

7

Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức thời kỳ này đã xây dựng được hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh trong một chừng mực nhất định và đã trở thành một phương pháp tư duy triết học phổ biến. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định và sau này sẽ bị phủ định, thay thế bằng phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng, giữa lý luận nhận thức và logic biện chứng. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học, là phương pháp tư duy khác về chất so với những phương pháp tư duy trước đó. “Nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau, trong sự rằng buộc, sự vẫn động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. Phép biện chứng duy vật thể hiện ở 2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù và 3 quy luật. 1.2. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật 1.2.1. Hai nguyên lý a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Các sự vật, hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau đến thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất. Nó có tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau tạo nên sự phát triển. Trong hoạt động thực tiễn, phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến. b. Nguyên lý về sự phát triển Mọi sự vật hiện tượng đều vận động từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá 8

trình đó diễn ra làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng vật chất mới ra đời. Phát triển là tự thân, có mặt trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy, rất đa dạng và phong phú. Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Phát triển đi theo đường xoáy ốc, cái mời dường như lặp lại một số điểm của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. 1.2.2. Ba quy luật a. Quy luật lượng chất Mọi sự vật đều có lượng và chất. Lượng là tính quy định, thuộc tính vốn có của sự vật. Chất là cái để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vât, hiện tượng khác. Mối sự vật đều là sự thống nhất giữa chất và lượng. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút, phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật thay đổi căn bản. Sự vật biến thành sự vật khác. Lượng biến đổi, chưa đạt tới mức phá vỡ độ thì chất của sự vật đã thay đổi cục bộ. Khi chất biến đổi lại tác động ngược trở lại lượng làm lượng biến đổi hoặc lượng mới xuất hiện. Sự chuyển hóa lượng – chất phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. b. Quy luật phủ định của phủ định Quy luật này chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật. Quá trình phủ định của phủ định tạo thành sự vận động phát triển không ngừng mang tính chu kỳ của thế giới khách quan. Sau hai lần phủ định, sự vật dường như lặp lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. Phủ định là tự phủ định và khuynh hướng diễn ra theo vòng tròn xoáy ốc, nói lên tính tiến lên và kế thừa trong sự phát triển. c. Quy luật mâu thuẫn (thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập) 9

Quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, nó chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Mọi sự vật đều có những mặt đối lập. Sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn bên trong của sự vật. Mâu thuẫn tồn tại khách quan, phổ biến trong các sự vật, hiện tượng. Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Trong đó, thống nhất là tương đối, tạm thời, đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn. 1.2.3. Sáu cặp phạm trù cơ bản a. Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất Sự vật, hiện tượng nào cũng có cái chung, cái riêng và cái đơn nhất, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau, thông qua nhau mà thể hiện sự tồn tại của mình. Nó mang tính chất tương đối và trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa cho nhau. b. Nguyên nhân và kết quả Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân, mỗi một nguyên nhân thì sinh ra một kết quả. Nguyên nhân luôn có trước kết quả. Giữa nguyên nhân, kết quả luôn có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau. Một sự vật, hiện tượng ở trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng lại là kết quả ở trong mối quan hệ khác và ngược lại tạo nên chuỗi nhân quả vô tận. Nguyên nhân và kết quả chỉ mang tính chất tương đối và được xem xét ở trong một mối quan hệ cụ thể. c. Tất nhiên và ngẫu nhiên Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ xuất phát bên trong của sự vật trong những điều kiện nhất định phải xảy ra như thế. Ngẫu nhiên do mỗi liên hệ không bản chất, do những nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định, có thể xuất hiện, không 10

xuất hiện, xuất hiện thế này hoặc xuất hiện thế khác. Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có tính chất tương đối. Trong điều kiện nhất định hai cái có thể chuyển hóa lẫn nhau. Giữa ngẫu nhiên và tất nhiên có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau. Cái tất nhiên biểu hiện thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển, còn ngẫu nhiên làm cho sự phát triển diễn ra nhanh hoặc chậm trong hình thức này hay hình thức khác. d. Nội dung và hình thức Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng. Hình thức là phương pháp tồn tại của nội dung. Giữa nội dung và hình thức có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau, trong đó nội dung giữ vài trò quy định hình thức. Nội dung thay đổi thì hình thức cũng phải thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên hình thức cũng có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi phù hợp nó là động lực thúc đẩy nội dung phát triển, còn không phù hợp, nó sẽ cản trở sự phát triển của nội dung. Một nội dung có thể thể hiện dưới nhiều hình thức và ngược lại, một hình thức có thể phù hợp với nhiều nội dung khác nhau. e. Bản chất và hiện tượng Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong, quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Sự vật là những biểu hiện bên ngoài. Bản chất và hiện tượng căn bản thống nhất biện chứng với nhau. Bản chất tương đối ổn định, còn hiện tượng thường xuyên biến đổi. f. Khả năng và hiện thực

11

Khả năng là cái hiện chưa xảy ra nhưng sẽ xảy ra khi có các điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại thực sự. Trong hiện thực bao giờ cũng chứa đựng những khả năng nhất định, ngược lại khả năng lại nằm trong hiện thực và khi đủ điều kiện sẽ biến thành hiện thực mới. Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực diễn ra rất phức tạp. Mỗi sự vật đều có nhiều khả năng, xuất hiện trong quá trình vận động và phát triển của nó. Nhưng bản thân khả năng cũng luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng. Từ khả năng đến hiện thực phải thông qua một tập hợp điều kiện thích hợp. 1.3. Phép biện chứng về mâu thuẫn Mỗi sự vật, hiện tượng là một tổng thể của những mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn có một vai trò nhất định đối với quá trình phát sinh, phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng chứa đựng chúng. Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, các mâu thuẫn cùng tồn tại trong một sự vật, hiện tượng phải tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Và sự tác động, ảnh hưởng này tạo thành một tổng hòa tác dụng của chúng. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong từng mâu thuẫn chỉ có thể diễn ra trong tổng hòa tác dụng của tất cả các mâu thuẫn cùng tồn tại trong một chỉnh thể. Vai trò động lực của mâu thuẫn đối với chủ thể chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua tổng hòa tác dụng của chúng. Như vậy mâu thuẫn không tác động đến chủ thể trong trạng thái riêng lẻ, đơn chiếc. Động lực phát triển bao giờ cũng là một tổng hòa tác dụng của tất cả các mâu thuẫn. Quá trình phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng không chỉ chịu ảnh hưởng của riêng một mâu thuẫn nào, dù đó là mâu thuẫn quan trọng nhất, mà chịu tác động của tất cả các mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Chính tổng hợp tác động này là động 12

lực của quá trình phát triển. Các mâu thuẫn bên ngoài của sự vật có thể tác động đến sự phát triển của sự vật đó thông qua các mâu thuẫn bên trong của nó. Tức là mâu thuẫn bên ngoài tác động đến mâu thuẫn bên trong làm cho các mâu thuẫn này biến đổi, và đến lượt chúng, chính các mâu thuẫn bên trong của sự vật làm biến đổi chủ thể của chúng. Xét trong một điều kiện nhất định thì mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên trong có thể chuyển hóa cho nhau, mâu thuẫn bên ngoài của sự vật này cũng là mâu thuẫn bên trong của sự vật kia. Triết học duy vật biện chứng khẳng định: các mặt đối lập cùng tồn tại với nhau trong một mâu thuẫn nhưng vận động theo những phương hướng đối lập nhau, nên chúng bài trừ lẫn nhau, phủ định lẫn nhau. Từ đó có thể thấy rằng đấu tranh chỉ có thể diễn ra giữa các mặt đối lập, gắn bó với nhau một cách hợp quy luật khách quan trong một mâu thuẫn xác định, không có thể có sự đấu tranh giữa các sự vật hiện tượng bất kỳ mà sự tồn tại của chúng hoàn toàn không phải là kết quả của sự phân cực. Đấu tranh của các mặt đối lập bắt đầu từ sự thống nhất của chúng. Chừng nào sự thống nhất của các mặt đối lập không còn nữa thì sự đấu tranh của chúng cũng chấm dứt. Sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa các mâu thuẫn có ý nghĩa to lớn. Nó đòi hỏi người hoạt động thực tiễn, khi giải quyết bất kỳ mâu thuẫn nào của đời sống, phải cân nhắc thần trọng đến ảnh hưởng của hoạt động giải quyết mâu thuẫn này đối với các mâu thuẫn khác và tác động ngược lại từ các mâu thuẫn khác đối với các mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn không chỉ được hình thành từ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Nó còn nhất thiết phải được hình thành từ sự thống nhất, theo nghĩa loại trừ đối lập, của các phần 13

tử không đối lập nhau. Logic của kết luận là: để có mâu thuẫn phải có mặt đối lập, để có mặt đối lập phải có mặt không đối lập. Từ đó nổi lên mối quan hệ biện chứng quan trọng là: đối lập phải được hình thành từ không đối lập Mối quan hệ thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập còn có một nghĩa khác: đấu tranh giữa các mặt đối lập có tác dụng trở lại đối với sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Để có sự thống nhất giữa các mặt đối lập thì phải có các mặt đối lập. Nhưng các mặt đối lập trong một mâu thuẫn chỉ có thể tồn tại trong sự đấu tranh của chúng. Trong đấu tranh các mặt đối lập không ngừng loại trừ lẫn nhau nhưng đồng thời cũng không ngừng tự khẳng định mình, do đó cả hai mặt đối lập đều được kích thích, tăng cường vận động và phát triển. Chính đó, đấu tranh là phương thức tồn tại của sự vật. Chúng ta hiểu tồn tại không phải là tồn tại biệt lập, cách biệt với thế giới bên ngoài, mà là khẳng định mình trong sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau, đối lập nhau. Quan điểm này là quan trọng. Sự đấu tranh giữa các cực là một phương pháp của sự phân cực. Ta vẫn quan niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập là để giải quyết mâu thuẫn, mà khi mâu thuẫn được giải quyết thì các mặt đối lập của mâu thuẫn không tồn tại nữa – chúng bị tiêu diệt hoặc chuyển hóa thành các mặt đối lập khác. Vậy quan niệm cho rằng đấu tranh giữa các mặt đối lập là điều kiện để khẳng định sự tồn tại của các mặt đối lập có trái với quan niệm được thừa nhận không? Về thực chất thì các quan niệm này không trái ngược với nhau. Các mặt đối lập nào thực sự tiêu biểu cho xu thế phát triển của cái mới, của cái tiến bộ thì tồn tại và phát triển cao hơn, còn ngược lại cái nào không có

14

đủ sức tồn tại thêm nữa thì phải chấm dứt. Đó là nguyên tác phát triển chung của sự vật. Như vậy từ mối liên hệ của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập với sự thống nhất của các mặt đối lập có thể rút ra kết luận: sự thống nhất giữa các mặt đối lập không thể hiểu đơn giản sơ lược, chỉ diễn ra một lần. Theo tinh thần biện chứng, đây là một quá trình vận động, phát triển, một quá trình đấu tranh lâu dài. 2. Vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế với sự bất cập của cơ chế, chính sách khai thác nguồn lực hiện nay. Để đạt mục tiêu đến năm 2015 thoát khỏi tình trạng một nước kém phát triển, tốc độ phát triển kinh tế thời gian tới phải đạt mức trung bình khoảng 8%/năm. Chỉ bằng cơ chế, chính sách như hiện nay, chúng ta khó có thể thực hiện phát triển đột biến về khả năng khai thác những tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động trong nước, về khả năng tận dụng những cơ hội quốc tế để gia tăng mạnh và sử dụng tốt các nguồn lực từ bên ngoài. Nền kinh tế hiện vẫn rất dễ bị tổn thương trước tác động không lớn lắm của những biến đổi kinh tế bên ngoài. Khoảng cách về kinh tế giữa nước ta với nhiều nước trong khu vực và thế giới ngày càng mở rộng. Sự tụt hậu trên lĩnh vực này chưa được ngăn chặn. 2.2. Mâu thuẫn giữa tính ưu việt của nền kinh tế thị trường đinh hướng XHCN với những hạn chế trong việc tìm ra quyết sách khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường. 15

Tính ưu việt của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải được thể hiện ngày càng đậm nét trước hết và chủ yếu ở khả năng bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, trong khi đó, chúng ta chưa tìm được những giải pháp hữu hiệu để giải quyết những hậu quả xã hội do tác động tiêu cực của những mặt trái thuộc kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế gây ra. Nhiều vấn đề xã hội có xu hướng ngày càng gay gắt. Đặc biệt, điều làm cho nhân dân hết sức bất bình, lo lắng là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân, suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của .một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng. Văn hoá lai căng có xu hướng phát triển. Hiện tượng ma chay, cưới xin, hội hè với nhiều hủ tục được khôi phục ở nhiều nơi. Đạo lý xã hội, gia đình xuống cấp. Tình huống mất ổn định cục bộ có khả năng xảy ra nhiều hơn, mức độ phức tạp của tình hình gia tăng hơn… Chúng ta chưa tìm được những phương hướng ngăn chặn có hiệu quả tình trạng đó. 2.3. Mâu thuẫn giữa tính tất yếu khách quan phải nâng cao sự đồng thuận xã hội tron...


Similar Free PDFs