tiểu luận về lịch sử đảng PDF

Title tiểu luận về lịch sử đảng
Course Lịch sử Đảng
Institution Học viện Tài chính
Pages 12
File Size 257.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 231
Total Views 366

Summary

Họ và tên : Lê Thu Quỳnh Mã Sinh viên : 2073403010664 Khóa/Lớp : (tín chỉ) ETH0102NC5820+22_LT1 (Niên chế) :CQ58/20. STT :32 ID phòng thi: 581 058 1203 HT thi : 203-ĐT Ngày thi :15-06-2021 Ca thi: 13hBÀI THI MÔN: LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH TẾHình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 03 ngàyĐỀ TÀI (ĐỀ 2) ...


Description

Họ và tên: Lê Thu Quỳnh

Mã Sinh viên: 2073403010664

Khóa/Lớp: (tín chỉ) ETH0102NC5820.21+22_LT1 STT:32

ID phòng thi: 581 058 1203

Ngày thi:15-06-2021

(Niên chế):CQ58/20.21

HT thi: 203-ĐT Ca thi: 13h15

BÀI THI MÔN: LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH TẾ Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 03 ngày ĐỀ TÀI (ĐỀ 2) Lý thuyết lợi nhuận của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh. C.Mác kế thừa và phát triển như thế nào?

MỤC LỤC: Trang A-LỜI MỞ ĐẦU

1

B-NỘI DUNG:

2

Chương 1: LÝ THUYẾT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH I-Khái quát sơ lược về lý luận của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh

2

II-Lý thuyết lợi nhuận của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh

2

1. Lý thuyết lợi nhuận của William Petty(W.Petty) 1.1 - Khái lược về tiểu sử và các tác phẩm của William Petty 1.2 - Lý thuyết lợi nhuận của William Petty 2- Lý thuyết lợi nhuận của Adam Smith(A.Smith) 2.1- Khái lược về tiểu sử và các tác phẩm của Adam Smith 2.2- Lý thuyết lợi nhuận của Adam Smith 3- Lý thuyết lợi nhuận của David Ricardo(D.Ricardo) 3.1- Khái lược về tiểu sử và các tác phẩm của David Ricardo 3.2-Lý thuyết lợi nhuận của David Ricardo

2 2,3 3 3 3,4 4 4 4,5 5

Chương2: C.MÁC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH I-Lý luận về lợi nhuận của Mác. 1 -Quá trình tạo ra giá trị thặng dư

5

2 -Lợi nhuận

6

3-Tỉ suất lợi nhuận

6

II-C.Mác kế thừa và phát triển lý thuyết lợi nhuận của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh C-KẾT LUẬN

6,7,8,9 10

BÀI LÀM A-LỜI MỞ ĐẦU: Kinh tế học cổ điển là một trường phái kinh tế học được xây dựng trên một số nguyên tắc và giả định về nền kinh tế để giải thích các hoạt động kinh tế của xã hội loài người trong đó giả định quan trọng nhất là nền kinh tế có thể tự điều chỉnh dựa trên các quy luật tự nhiên của việc sản xuất và trao đổi hàng hóa. Đây là một trong những xu hướng tư tưởng kinh tế để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển các luận thuyết kinh tế. Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫn còn có ảnh hưởng đến tận ngày nay. Xu hướng tư tưởng của trường phái cổ điển bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 17 và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 18 đến nửa cuối thế kỷ 19. Kinh tế học tư sản cổ điển Anh mở đầu từ W.Petty và kết thúc ở D.Ricardo. Lý thuyết lợi nhuận là một trong những lý thuyết quan trọng của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh. Qua đánh giá các điểm giá trị khoa học và hạn chế của W.Petty, Adam Smith và D.Ricardo để ta thấy được C.Mác đã kế thừa và phát triển tư tưởng của họ như thế nào? Và từ đó em xin chọn đề tài :”. C.Mác kế thừa và phát triển như thế nào?” để làm chủ đề tiểu luận cho mình.

1

B-NỘI DUNG Chương 1 : LÝ THUYẾT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH I- Khái quát sơ lược về lý luận của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh Kinh tế tư sản cổ điển Anh là một trong những xu hướng tư tưởng tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển của các luận thuyết kinh tế. Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫn còn lưu giữ ý nghĩa đến tận ngày nay. Xu hướng tư tưởng của trường phái bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ đến nửa cuối. Đặc điểm chung của kinh tế tư sản cổ điển Anh thể hiện nó là một trường phái kinh tế khoa học đầu tiên của giai cấp tư sản, tuy vậy những lý luận trong thời gian này còn khá đơn sơ và hạn chế về nhiều mặt. Trường phái kinh tế tư sản cổ điển Anh bắt đầu từ William Petty và kết thúc ở David Ricardo. II- Lý thuyết lợi nhuận của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh 1. Lý thuyết lợi nhuận của William Petty(W.Petty) 1.1- Khái lược về tiểu sử và các tác phẩm của William Petty William Petty (1623-1687),là nhà kinh tế học người Anh và là con trong một gia đình làm nghề thủ công. Ông là người học rộng, hiểu biết nhiều và tài năng nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực hoạt động khoa học, thực tiễn như vật lý, giải phẫu, âm nhạc, thống kê học, động cơ. Nhờ tài năng của mình nên ông có thu nhập lớn, ông bước vào hàng ngũ các nhà địa chủ quý tộc và trở thành một nhà tư bản công nghiệp lớn. Do hoạt động lý luận gắn liền với thực tiễn nên thế giới quan và phương pháp luận của ông vượt xa những nhà trọng thương thời bấy giờ. Ông đã tìm hiểu sâu bản chất bên trong của quá trình kinh tế và thừa nhận các quy luật kinh tế khách quan. Đó là một mốc đánh dấu sự phát triển tư tưởng kinh tế trong lịch sử. K.Marx cho rằng W.Petty là người toàn tài, là “cha đẻ” của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh.

2

Những tác phẩm chủ yếu của William Petty: “Bàn về thuế khoá và lệ phí” (năm 1672);”Giải phẫu học chính trị Ireland” (năm 1672);”Số học chính trị” (năm 1676); “Bàn về tiền tệ” (năm 1682). 1.2- Lý thuyết lợi nhuận của William Petty William Petty không trình bày lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp, ông chỉ trình bày hai hình thái của giá trị thặng dư là địa tô và lợi tức cho vay. Theo ông địa tô là khoản chênh lệch giữa thu nhập bán hàng và chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm tiền lương và chi phí về giống. Địa tô là một phần của lợi nhuận nhờ độ màu mỡ của đất đai và vị trí canh tác, coi đó là số chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất, ngoài ra ông cũng đã nghiên cứu địa tô chênh lệch nhưng chưa nghiên cứu địa tô tuyệt đối. Về lợi tức ông cho rằng lợi tức là tô của tiền, mức lợi tức phụ thuộc vào mức địa tô. Về giá cả ruộng đất, ông cho rằng giá cả ruộng đất là do mức địa tô quyết định, với những số liệu thực tế ông đưa ra công thức tính giá cả ruộng đất bằng địa tô nhân hai mươi năm. Vì ông thông qua kinh nghiệm thống kê, giả dụ một gia đình có ba thế hệ cùng sống chung thì những người này có thể sống chung 20 năm (ông 57 tuổi, con trai 27 tuổi và cháu 7 tuổi). 2-Lý thuyết lợi nhuận của Adam Smith(A.Smith) 2.1- Khái lược về tiểu sử và các tác phẩm của Adam Smith A.Smith (1723 - 1790) là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của kinh tế chính trị tư sản, ông là bậc tiền bối lớn nhất của Mác. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là "Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc"(1766). Về thế giới quan và phương pháp luận của A.Smith cơ bản là thế giới quan duy vật nhưng còn mang tính tự phát và máy móc, trong phương pháp còn song song tồn tại cả hai phương pháp khoa học và tầm thường. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến các học thuyết kinh tế tư sản sau này. Học thuyết của A.Smith là một trong những học thuyết có tiếng vang lớn, nó trình bày một cách có hệ thống các phạm trù kinh tế, xuất phát từ các quan hệ 3

kinh tế khách quan. Học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản trong nhiều năm. 2.2- Lý thuyết lợi nhuận của Adam Smith Adam Smith chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận: là một khoản khấu trừ do công nhân tạo ra là kết quả của lao động đem lại.Ông cho rằng: giá trị sản phẩm do công nhân tạo ra được chia thành 2 phần:Tiền lương của người công nhânvà Lợi nhuận của người kinh doanh→ Lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào giá trị sản phẩm→ ông thấy được nguồn gốc của lợi nhuận là kết quả lao động của người công nhân. Theo A.Smith, cả nông nghiệp và công nghiệp đều tạo ra lợi nhuận.Ông thấy được mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa tiền lương và lợi nhuận.Ông thấy rằng: tỉ suất lợi nhuận giảm khi tư bản đầu tư tăng lên. Ông chỉ ra xu hướng bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận khi tư bản được tự do di chuyển giữa các ngành. Điểm hạn chế:Thứ nhất,Ông chưa thấy sự khác nhau giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận, do đó chưa thấy được sự khác nhau giữa tỉ suất giá trị thặng dư và tỉ suất lợi nhuận; Thứ hai,Ông không phân biệt được vai trò và vị trí của lĩnh vực sản xuất và lưu thông, cho nên ông cho rằng cả sản xuất và lưu thông đều sinh ra lợi nhuận. 3.Lý thuyết lợi nhuận của David Ricardo(D.Ricardo) 3.1- Khái lược về tiểu sử và các tác phẩm của David Ricardo David Ricardo(1772-1823)sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có ở Luân Đôn. Cha ông là một nhà tư bản có địa vị quan trọng trong Sở giao dịch chứng khoán của châu Âu (có trụ sở đặt tại Anh).Ông có tài năng kinh doanh chứng khoán và trở thành một trong những người giàu có ở nước Anh thời kỳ bấy giờ. Ông là nhà kinh tế học của thời kỳ đại công nghiệp cơ khí .D.Ricardo là bậc tiền bối lớn nhất của C. Mác. Các tác phẩm của ông là “Giá trị cao cả của vàng là bằng chứng của sự giảm giá ngân phiếu”(năm 1811) ,” Bàn về giá cả lúa mì”(năm 1815),“Những nguyên lý cơ bản của chính sách kinh tế và thuế khóa” được xuất bản vào năm 1817 4

3.2-Lý thuyết lợi nhuận của David Ricardo Lợi nhuận là một phần giá trị lao động do công nhân tạo ra nhưng không được trả công, là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công.Ông chỉ ra rằng: tỉ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống do tiền công tăng và tư bản đầu tư tăng. Ông thấy rằng: tư bản đầu tư bằng nhau thì mang lại lợi nhuận ngang nhau nhưng chưa chứng minh được.Ông phủ nhận có sự chênh lệch giữa giá trị và giá cả sản xuất vì ông cho rằng trong thực tế chỉ có giá trị, không có giá cả sản xuất.Điểm hạn chế sau:Thứ nhất,Ông không phân biệt được sự khác nhau giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận,tỉsuất giá trị thặng dư với tỉ suất lợi nhuận;Thứ hai,Ông chưa hiểu được giá cả sản xuất và chưa đưa ra khái niệm lợi nhuận bình quân;Thứ ba,Ông chưa thấy được ảnh hưởng của cấu tạo hữu cơ của tư bản đối với tỉ suất lợi nhuận. Chương 2: C.MÁC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH I-Lý luận về lợi nhuận của Mác. Khái quát chung về tiểu sử và tác phẩm của Các Mác: Các Mác (1818 – 1883) là nhà kinh tế học người Đức. Ông là người thầy của giai cấp vô sản quốc tế và của nhân dân lao động. Năm 1836, ông đỗ khoa Luật của Đại học BecLin. Năm 1841, ông nhận học vị Tiến sĩ, năm 1842 ông bắt đầu nghiên cứukhoa học và hoạt động cách mạng. Cuốn sách nổi tiếng ông viết và được cả thế giới biết đến là “Bộ Tư bản”. Mác đã kế thừa những hạt nhân hợp lý của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển, phát triển nó một cách xuất sắc và thực hiện một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế chính trị học. 1- Quá trình tạo ra giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.Nguồn gốc của lợi nhuận là tư lao động thặng dư của công nhân và bản chất của lợi nhuận là giá trị thặng dư. 5

2- Lợi nhuận: Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn có một khoảng chênh lệch, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay giá trị của hàng hoá,(c+v)...


Similar Free PDFs