Tiểu luận wsedrtfgyhujikl34ertfyghuijkl45tyuilcvbnsdfghjklqwertyuiop[htrjkgierge9erueuierjierjgijgdjgdfkjTiểu luận wsedrtfgyhujikl34ertfyghuijkl45tyuilcvbnsdfghjklqwertyuiop[htrjkgierge9erueuierjierjg PDF

Title Tiểu luận wsedrtfgyhujikl34ertfyghuijkl45tyuilcvbnsdfghjklqwertyuiop[htrjkgierge9erueuierjierjgijgdjgdfkjTiểu luận wsedrtfgyhujikl34ertfyghuijkl45tyuilcvbnsdfghjklqwertyuiop[htrjkgierge9erueuierjierjg
Author Anh Hoang
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 165.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 358
Total Views 581

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ~~~~~~~~~***~~~~~~~~~TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCĐề tài: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾNVÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNGTRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘISinh viên thực hiện : Mã sinh viên : Lớp hành chính : GV hướng dẫn :MỤC LỤCmong nhận đư...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ~~~~~~~~~***~~~~~~~~~

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đề tài: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Lớp hành chính GV hướng dẫn

: : : :

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề bài Kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là mục tiêu “kép” của sự phát triển nhanh, lành mạnh mà đất nước Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực mong muốn và cố gắng hướng tới. Khi khởi xướng công cuộc đổi mới, quan điểm của Đẳng ta là tăng trưởng kinh tế phải gắ liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ bước đầu và trong suốt quá trình phát triển. Sau hơn 30 năm kể từ chính sách đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu to lớn, vẫn còn tồn tại không ít những khó khan và rào cản. Bởi lẽ để biến mục tiêu đó thành hiện thực, thì cần phải có hàng loạt những điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mỗi quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa thúc đẩy tẳng trưởng kinh tế và thực hiện biến bộ và công bằng xã hội. Qua quá trình học tập và nghiên cứu bộ môn Triết học Mác – Lênin, em nhân thức về mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tố này là cần thiết. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Phép biến chứng về mối lien hệ phổ biến và vẫn dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Tuy nhiên, do kiến thức và hiểu biết còn hạn chế, bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất

mong nhận được những lời nhận xét, góp ý, bổ sung của cô để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ sự vận dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến vào phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, từ đó tìm ra giải pháp giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 3. Đối tượng và phạn vi nghiên cứu 4. Kết cấu của Tiểu luận CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN CHƯƠNG II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 1. Khái quát về phép biện chứng 1.1. Khái niệm phép biện chứng Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thếgiới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học để từ đó nhằm xây dựng nên hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với ý nghĩa như vậy. phép biện chứng thuộc biện chứng chủ quan, là sự phản ánh biện chứng của thế giưới vật chất vòa trong đời sống ý thức của con người. Khi xem xét sự vật, hiện tượng phép biện chứng đặt nó vào trạng thái vận dộng, biến đổi, phát triển và trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng khác. 1.2. Phép biện chứng duy vật Phép biện chứng đã phát triển qua ba giai đoạn, ba hình thức cơ bản là phép biện chứng cổ đại, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật, trong đó giai đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử triết học từ trước tới nay là sáng tạo nên phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thành quả này được xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị hợp lý trong lịch sử phép biện chứng, đặc biệt là kế thừa những giá trị hợp lý và khắc phục những hạn chế trong phép biện chứng Hêghen, đồng thời phát triển phép biện chứng trên cơ sở thực tiễn mới. Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vậy, Ăngghen cho rằng: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận dộng và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.” Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật phổ biện của các quá trình vận động phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật cung cấp những nguyên tắc, phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới.

Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên kết phổ biến” để nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. 2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 2.1. Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của một sự vật, hiện tượng trong thế giới. Ví dụ: Giữa cung và cầu trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình cung và cầu quy định lẫn nhau, cung và ầu tác dộng, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, tỏng đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiêm cứu của phép biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng,… Nói một cách chung nhất, mối liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vât, hiện tượng khác, đều chịu sự chi phối, tác động, ảnh hưởng của cá sự vật, hiện tượng khác. 2.2. Tính chất cơ bản của mối liên hệ phổ biến 2.2.1. Tính khách quan Mọi mối liên hệ của các sự vật,, hiện tượng là khách quan, là vốn có của mọi sự vật hiện tượng. Từ những vật vô tri, vô giác cũng đang hằng ngày phải chịu sự tác dộng của các yếu tố khác ( như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí… đôi khi cũng chịu dự tác động của con người ) cho đến con người, một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên, dù muốn hay không cũng phải chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân. 2.2.2. Tính phổ biến Phép biện chứng duy vật khẳng định không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tài một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối với các sự vật, hiện tượng

hay quá trình khác mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, rằng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào khồn phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm các yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống mở tồn tạ trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biển đổi lẫn nhau. 2.2.3. Tính đa dạng, phong phú Tính chất này được biểu hiện ở chỗ các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó, mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận dộng, phát triển của sự vật thì cũng có tính chất và vai trog khác nhau. Do đó, không thể đồng nhất tính chất, vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng trong những điều kiện xác định. 3. Ý nghĩa phương pháp luận Từ tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện yêu cầu khi nhận thức sự vật hiện tượng phải xem xét sự vật tho những tiêu chí sau: - Trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính cùng các mối liên hệ của chúng; - Trong mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt cảu các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; - Trong không gian, thời gian nhất định, nghĩa là phải nghiên cứu quá trình vận động của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó. Khi ứng dụng quan điểm toàn diện, cần tránh những quan điểm sai lệch như quan điểm ohieens diện ( chỉ nhìn thấy mặt này mà không thấy mặt khác); quan điểm chiết trung (xem xét đến nhiều mặt tràn lan, dàn đều, không thấy bản chất của sự vật, lắp ghép tùy tiện các mối liên hệ trái ngược nhau vào mối liên hệ phổ biến),

quan điểm ngụy biện (cố ý đánh tráo các mối liên hệ) thì mới có thể nhận thức được đầy đủ sâu sắc các mối liên hệ ở các sự vật, hiện tuowgnj cần nghiên cứu. Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi đã thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử, cụ thể yêu cầu khi nhận thức sự vật, hiện tượng, cần xem xét chúng trong những mối liên hệ cụ thể, có tính đến lichj sử hình thành, tồn tại, đồng thời, dự báo xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng. Cơ sở lý luận của nguyên tắc này chính là không gian, thời gian với vận động của vật chất, là quan niệm chân lý là cụ thể và nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

CHƯƠNG II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI 1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế học, phản ánh sự gia tăng về mặt lượng của một nền kinh tế. Nó được đo bằng nhiều chỉ số khác nhau như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản lượng quốc gia (GNP), quy mô snar lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định,… Với nghĩa như vậy, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế trước yêu cầu tồn tại và phát triển. 2. Công bằng xã hội Khác với khái niệm tăng trưởng kinh tế trong kinh tế học là cái có thể xác định bằng những con số, khái niệm công bằng xã hội mang tính chuẩn tắc, nghĩa là tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, có thể hiểu theo nghĩa chung nhất, công bằng xã hội là sự ngang bằng nhau trong mối quan hệ giữa người với người, dụa trên nguyên tắc thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ. Từng thành viên trong xã hội gắn bó với cộng đồng xã hội trên mọi lĩnh vự: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông wua sự cống hiến theo khả năng trí tuệ, sức lực của mình cho sự phát triển xã hội và được xã hội bù đắp, chăm sóc trở lại một cách tương ứng, không có sự tương ứng ấy là bất công. Với cách hiểu công bằng xã hội như vậy, việc định hướng mức độ thực hiện công bằng xã hội chỉ mang tính tương đối, nó không những phản ánh trình độ phát triển về kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa của từng nước, àm còn thể hiện quan điểm, cách nhìn của các nhóm chủ thể. Những thước đo chủ yếu về

công bằng xã hội là: Chỉ số phát triển con người (HDI); Đường cong Lorenzl Hệ số GINI; mức độ nghèo khổ;…...


Similar Free PDFs