TLDS 3 (cá nhân) tài sản và quyền đối với tài sản PDF

Title TLDS 3 (cá nhân) tài sản và quyền đối với tài sản
Author méow
Course Vietnamese civil law
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 19
File Size 383.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 53
Total Views 417

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT QUỐC TẾNHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,TÀI SẢN VÀ THỪA KẾBuổi thảo luận thứ baTÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢNSINH VIÊN THỰC HIỆN: CAO THANH VÂNLớp: TMQT45B MSSV: 2053801090141TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021Câu 14: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết của...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT QUỐC TẾ

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ

Buổi thảo luận thứ ba TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: CAO THANH VÂN Lớp: TMQT45B

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

MSSV: 2053801090141

MỤC LỤC BÀI TẬP 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN...................................................................5 Câu 1: Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về giấy tờ có giá................................................................................................... 5 Câu 2: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không?.................................................................................................5 Câu 3: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không? Vì sao?.................................................................................................6 Câu 4: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài).............7 Câu 5: Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?.............................................................7 Câu 6: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trong bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”..........................8 Câu 7: Bitcoin là gì?...................................................................................................8 Câu 8: Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?...............9 Câu 9: Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/ chị biết...........................................................................................9 Câu 10: Suy nghĩ của anh/ chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam................................................................10 Câu 11: Quyền tài sản là gì?.....................................................................................10 Câu 12: Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản không?................................................................................................10 Câu 13: Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy TAND tối cao theo hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?.......................................................................................11

Câu 14: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết của TAND tối cao trong quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)?...11

BÀI TẬP 2: CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU......................................13 Câu 1: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?.....................................................................................13 Câu 2: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định của Tòa án?...........................................................................13 Câu 3: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?....................................................................14 Câu 4: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?....................................................................15 Câu 5: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?........................................................................................................15 Câu 6: Theo anh/chị gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?..........16

BÀI TẬP 3: CHUYỆN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN......................................17 Câu 1: Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.............................................................................................................. 17 Câu 2: Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời............................................................................................................................. 17 Câu 3: Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời......................................................................................................17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................19

BÀI TẬP 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN Câu 1: Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về giấy tờ có giá Giấy tờ có giá là một loại tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Tuy nhiên BLDS 2015 và các BLDS trước đó đều không có quy định trực tiếp về giấy tờ có giá mà loại tài sản này được quy định trong các luật chuyên ngành, văn bản dưới luật như: Luật Các công cụ chuyển nhượng, Luật Chứng khoán, Thông tư số 34/2013/TT-NHNN... Theo Khoản 8 Điều 6 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Giấy tờ có giá là giấy tờ trị giá được bằng tiền, có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá, có thể dùng để thay thế trong lưu thông, thanh toán. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành thì giấy tờ có giá gồm: (i) công cụ chuyển nhượng, (ii) chứng khoán các loại, (iii) các loại giấy tờ có giác khác. Giấy tờ có giá chỉ được coi là tài sản khi được phát hành hợp pháp (được phát hành bởi Nhà nước, ngân hàng, tổ chức có chức năng kinh doanh hoặc doanh nghiệp), trong khoảng thời gian có hiệu lực xác định. Ví dụ về giấy tờ có giá: séc, cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu Chính phủ... Câu 2: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không? Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải là giấy tờ có giá. Tòa án nhân dân tối cao ban hành công văn số 141/TANDTC-KHXX hướng dẫn thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận tài sản: “Theo Công văn 141, các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy, Giấy đăng ký xe ô tô ...) không phải là giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 163 của BLDS 2005”.1 1 Đỗ Thành Công, Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, in Đỗ Văn Đại

Quyết định số 06 của TAND tỉnh Khánh Hòa có đề cập: “Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tải sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.” Bản án số 39 của TAND huyện Long Hồ nhận định rằng: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.” Như vậy cả Quyết định số 06 và Bản án số 39 đều cho rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà đều không phải là giấy tờ có giá. Câu 3: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không? Vì sao? Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải là tài sản: “Thực tiễn xét xử hiện nay không coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một tài sản”2, “Hơn nữa, pháp luật cũng không xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là loại giấy tờ có giá nên theo quy định tại Điều 168 BLDS thì các loại giấy tờ trên không phải là tài sản và không được phép giao dịch, trao đổi.”3 Quyết định số 06 của TAND tỉnh Khánh Hòa có đề cập: “Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tải sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.” Bản án số 39 của TAND huyện Long Hồ nhận định rằng: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.” Quyết định số 06 khẳng định rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở không phải là tài sản theo quy định Điều 105, Điều 115 BLDS 2015 và Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013. Còn Bản án số 39 xác định đây là 2 Tlđd (1) 3 Tlđd (1)

chứng thư pháp lý và cũng theo các quy định trên nên các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đã nêu không phải là tài sản. Câu 4: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài). Điều 105 BLDS 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.” Trong đó: –

Vật là một bộ phận tồn tại khách quan trong thế giới vật chất, con người có khả năng chiếm hữu, kiểm soát được;



Tiền là phương tiện thanh toán do Ngân hàng Nhà nước phát hành, dùng để



định giá các loại tài sản khác, gồm nội tệ và ngoại tệ; Giấy tờ có giá là loại giấy tờ trị giá được bằng tiền và có khả năng chuyển



giao trong giao lưu dân sự; Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.4

Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” Như vậy, đối chiếu với các quy định trên thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không thuộc bất kỳ loại nào trong bốn loại tài sản đã nêu nên đây không phải là tài sản. Do đó hướng giải quyết của Quyết định số 06 nhìn từ khá niệm tài sản là hợp lý, phù hợp với pháp luật hiện hành khi đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về việc “Đòi lại tài sản”. Câu 5: Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao? Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không phải là tài sản. Vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà không phải là vật, cũng không phải là tiền hay giấy tờ có giá, đó chỉ là một chứng

4 Điều 115 BLDS 2015

thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người có quyền, nó ghi nhận quyền tài sản của người sử dụng đất.5 Câu 6: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trong bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”. Hướng giải quyết của TAND huyện Long Hồ liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), giấy chứng nhận sở hữu nhà là hợp lý, thỏa đáng. Vì: Thứ nhất, tuy Bộ luật tố tụng dân sự không quy định rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp này nhưng nội dung của vụ tranh chấp này thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nên Tòa án vẫn có thẩm quyền giải quyết theo căn cứ Khoản 2 Điều 2; khoản 14 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự. Thứ hai, UBND huyện Long Hồ đã ban hành quyết định thu hồi GCNQSDĐ số BM904331 đã cấp lại cho ông B ngày 14/11/2012 và khôi phục GCNQSDĐ số AM090902 do bà T tranh chấp và đưa ra GCNQSDĐ số AM090902 cho thấy giấy này không bị mất. Thứ ba, việc ông B bị mất GCNQSDĐ là có thật, bởi lẽ ông đã làm đơn cớ mất được UBND xã Thanh Đức xác nhận ngày 18/10/2012 và việc bà T chiếm giữ GCNQSDĐ số AM090902 là trái với pháp luật vì bà T không chứng minh được việc con ông B thế chấp GCNQSDĐ để vay tiền. Do đó, bà B có nghĩa vụ phải trả lại GCNQSDĐ số AM090902 cho ông B. Câu 7: Bitcoin là gì? Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số, được tạo ra và nắm giữ dưới dạng điện tử. Không giống như các loại tiền tệ vật chất truyền thống, như đô la hoặc euro, Bitcoin không được in ra6, không được phát hành bởi Chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng.7 Bitcoin là loại tiền chỉ được công nhận, giao dịch trong một cộng đồng, tổ chức ảo nhất định. Những cộng đồng này tự tạo ra bitcoin để lưu hành nhằm mục đích trao đổi, thanh toán giữa các thành viên trong cộng đồng. 5 Xem Câu 4 của Bài tập 1 6 Tìm hiểu về bitcoin và tiền điện tử (tiền ảo), https://www.xtb.com/vn/learn-to-trade/tim-hieu-ve-bitcoin-va-tiendien-tu-tien-ao, truy cập ngày 16/04/2021. 7 Tiền ảo và một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay, https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoiva-nhan-van/Tien-ao-va-mot-so-van-de-phap-ly-114, truy cập ngày 16/04/2021.

Câu 8: Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không? Theo Tòa án, Bitcoin không phải là tài sản theo pháp luật Việt Nam. Trong phần nhận định của Tòa án của Bản án số 22/2017/HC-ST, Tòa án có trình bày: Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. ...Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp, đồng thời Nghị định số 96/2014/NĐCP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp như Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự. Câu 9: Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/ chị biết Tùy từng quốc gia và khu vực mà Bitcoin có thể được coi là tài sản và hợp pháp hay không. Ví dụ ở Ai Cập8, Algeria9,... thì Bitcoin bị coi là bất hợp pháp. Ở Đức, Mexico,... thì Bitcoin là hợp pháp. Ở Đức vào tháng 11 năm 2019, Quốc hội Đức thông qua một luât cho phép các ngân hàng bán và lưu trữ tiền điện tử kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.10 Ở Mexico, Bitcoin là hợp pháp ở Mexico kể từ năm 2017. Luật FinTech quy định bitcoin là tài sản ảo.11 Ngoài ra có một số nước coi Bitcoin là hợp pháp nhưng bị cấm trong giao dịch ngân hàng ví dụ như Canada.12

8 "Dar al-Ifta của Ai Cập, nhà lập pháp Hồi giáo chính ở Ai Cập, đã ban hành một sắc lệnh tôn giáo phân loại các giao dịch thương mại bằng bitcoin là haram (bị cấm theo luật Hồi giáo).", Tình trạng pháp lý của bitcoin theo quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ACnh_tr%E1%BA%A1ng_ph%C3%A1p_l %C3%BD_c%E1%BB%A7a_bitcoin_theo_qu%E1%BB%91c_gia_ho%E1%BA%B7c_v%C3%B9ng_l %C3%A3nh_th%E1%BB%95, truy cập ngày 16/04-/2021. 9 Việc mua bán, sử dụng và nắm giữ cái gọi là tiền ảo bị nghiêm cấm. Tiền ảo được người dùng internet sử dụng thông qua web. Nó có đặc điểm là không có hỗ trợ vật chất như tiền xu, tiền giấy, thanh toán bằng séc hoặc thẻ tín dụng. Mọi hành vi vi phạm quy định này đều bị trừng phạt theo luật và quy định hiện hành, tlđd (8). 10 tldđ (8), https://www.bundesrat.de/SharedDocs/beratungsvorgaenge/2019/0501-0600/0598-19.html 11 tldđ (8), https://www.elfinanciero.com.mx/mercados/regulacion-sobre-bitcoin-avanza-con-ley-fintech.html 12 Kể từ tháng 4 năm 2018, Ngân hàng Montreal (BMO) đã thông báo rằng họ sẽ cấm khách hàng sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của mình tham gia mua tiền điện tử bằng thẻ của họ . Việc này diễn ra sau một lệnh cấm khác của ngân hàng Toronto Dominion (TD) ở Canada, tldđ (8).

Câu 10: Suy nghĩ của anh/ chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam. Căn cứ vào Điều 163 BLDS 2005 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” và việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp cùng với định nghĩa về Bitcoin 13, thì Bitcoin không phải là vật hay tiền hay giấy tờ có giá và càng không thể là quyền tài sản (vì Bitcoin mang tính tiền tệ hơn). Do đó quan điểm của Tòa án cho rằng Bitcoin không phải tài sản là hợp lý và phù hợp với pháp luật hiện hành. Câu 11: Quyền tài sản là gì? Quyền tài sản là một loại tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015. Quyền tài sản được định nghĩa tại Điều 115 BLDS 2015 như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Có thể hiểu như sau: Quyền tài sản là một loại tài sản không tồn tại dưới dạng vật chất hữu hình, là một quyền dân sự có nội dung kinh tế và trị giá được bằng tiền, do chủ thể có quyền tự mình thực hiện hoặc yêu cầu người khác thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của mình. Quyền tài sản bao gồm: các quyền tài sản mang tính đối vật, các quyền tài sản mang tính đối nhân, các tố quyền về tài sản và các quyền tài sản vô hình tuyệt đối. Câu 12: Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản không? Hiện nay chưa có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản. Điều 115 BLDS 2015 cũng chỉ liệt kê các quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Tại khoản 7 Điều 6 Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/06/2018 cũng có liệt kê một số quyền tài sản và trong đó cũng không hề nhắc đến quyền thuê, quyền mua tài sản. Tuy nhiên (đối với quyền thuê, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước) đã có án lệ là quyết định số 05/2018/DS-GĐT xác định quyền thuê, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là quyền tài sản.

13 Xem Câu 7 Bài tập 1

Câu 13: Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy TAND tối cao theo hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản? Đoạn [1] phần nhận định của Tòa án của quyết định số 05 cho thấy TAND tối cao theo hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản (theo Điều 172 BLDS 1995 quy định thì quyền tài sản là tài sản): “...Như vậy, cụ T là người có công với cách mạng, nên được Quân khu 7 xét cấp nhà số 63 đường B nêu trên theo tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội. Đến thời điểm cụ T chết năm 1995, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối với nhà số 63 nêu trên. hư vậy, cụ T là người có công với cách mạng, nên được Quân khu 7 xét cấp nhà số 63 đường B nêu trên theo tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội. Đến thời điểm cụ T chết năm 1995, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối với nhà số 63 nêu trên. Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995, quyền thuê, quyền mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và ông T1 được hưởng thừa kế quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T.” Câu 14: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết của TAND tối cao trong quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài...


Similar Free PDFs