Triết học Mác-Lênin - Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện PDF

Title Triết học Mác-Lênin - Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện
Author K60 NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 19
File Size 251.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 23
Total Views 313

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG.................*TIỂU LUẬN Môn: Triết Học Mác-LêninĐề tài:Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nayTên sinh viên : Nguyễn Thị Ngọc AnhLớp : Anh 07 – KDQTMã sinh viên : 2114518004Chuyên ngành : Kinh Doanh Quốc TếGiáo viên hướng dẫn: P...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ………***……..

TIỂU LUẬN Môn: Triết Học Mác-Lênin Đề tài:Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay Tên sinh viên

:

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Lớp

:

Anh 07 – KDQT

Mã sinh viên

:

2114518004

Chuyên ngành

:

Kinh Doanh Quốc Tế

Giáo viên hướng dẫn

:

Phạm Thị Thu Phương

Ngày 6, tháng 3, năm 2022

MỤC LỤC MỤC LỤC...........................................................................................................1 MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 NỘI DUNG......................................................................................................3 I. Cơ sở lý luận..............................................................................................3 1. Khái niệm tự nhiên, xã hội....................................................................3 2. Mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên..................................3 2.1. Xã hội – bộ phận đặc thù của tự nhiên...............................................3 2.2. Tự nhiên – nền tảng của xã hội...........................................................4 2.3. Tác động của xã hội đến tự nhiên.......................................................5 2.4. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên.....5 3. Môi trường – vấn đề của chúng ta:........................................................7 II. Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam.......................................9 1. Khái quát về các nguồn tài nguyên ở Việt Nam....................................9 1.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam..............................................................9 1.2. Tài nguyên đất ở Việt Nam...............................................................10 1.3. Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam..............................................10 1.4. Tài nguyên biển của Việt Nam.........................................................10 1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học...............................................11 2. Vấn đề môi trường ở Việt Nam...........................................................12 III. Việt Nam và những hành động để bảo vệ môi trường...........................15 KẾT LUẬN...................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................17

1

MỞ ĐẦU Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội chính là một trong số những vấn đề làm cho con người phải tư duy nhiều nhất, tranh luận với nhau nhiều nhất, và là một vấn đề có lịch sử lâu dài đã kéo dài từ lâu đến tận bây giờ. Xã hội cùng với tự nhiên là hai khái niệm lớn nhưng lại vô cùng gần gũi với con người chúng ta. Con người có thể tồn tại, phát triển là do tự nhiên, và là sản phẩm của xã hội. Vì thế, việc con người quan tâm đến mối quan hệ tự nhiên và xã hội là điều đương nhiên. Cho tới hiện tại, quan điểm về mối quan hệ này đã thay đổi khá nhiều. Trong một khoảng thời gian dài, hai khái niệm này được xem như đối lập nhau, theo quan điểm đó tự nhiên cùng với xã hội hoàn toàn tách rời, không liên quan tới nhau. Quan điểm này đến ngày nay vẫn còn tồn tại trong quan điểm của nhiều người. Điều này đã dẫn tới những hành vi phá hoại môi trường, thiên nhiên mà họ không biết rằng họ đang phá hủy cả tương lai của những thế hệ sau này. Hiện nay, Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường. Trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thiên nhiên là một yếu tố rất dễ bị bỏ qua và xem nhẹ, trong khi đó nó lại là thứ ảnh hưởng đến chúng ta sâu sắc nhất. Có rất nhiều yếu tố xảy ra nguy hại tới môi trường đang tồn tại và phát triển ở đất nước ta hiện tại. Nguyên nhân sâu xa của việc này vẫn là nằm ở ý thức của con người. Dường như mọi người đều xem nhẹ tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta nên cứ mặc sức tàn phá, để kệ nó. Dù nó đã bị ảnh hưởng như thế nào, hiện tại đang ra sao, ta cũng không quan tâm đến nó. Vì thế, nếu chúng ta không muốn hủy hoại tương lai của con cháu ta sau này thì đã đến lúc chúng ta hành động trước khi quá muộn. Đã đến lúc con người cần xác định rõ mối quan hệ giữa xã hội của chúng ta với tự nhiên và quan tâm, để mắt đến các vấn đề về môi trường. Nói đến đây, em cảm thấy cấp thiết phải đề cập đến quan hệ biện chứng giữa xã hội với tự nhiên, để tất cả chúng ta có thể hiểu rõ tác động của thiên 2

nhiên đến bản thân mỗi người và ngược lại, giúp vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay được lưu tâm biết đến hơn. Bài tiểu luận này được viết nhằm nêu lại quan điểm của Triết học MácLênin về mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên đồng thời trên cơ sở: “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam”. Bên cạnh đó, hi vọng nó có thể thay đổi được nhận thức của toàn xã hội, tạo ra được những hành động tích cực của mỗi cá nhân, góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội được con người quan tâm từ rất sớm, và đến nay quan niệm này đã được con người chúng ta hoàn thiện. 1.

Khái niệm tự nhiên, xã hội

Tự nhiên: Theo nghĩa rộng, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận. Con người và xã hội của con người là một bộ phận của tự nhiên. Xã hội: là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình, thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người và người làm nền tảng. Theo Mác: "Xã hội không phải gồm các cá nhân người. Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau". 2. Mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên 2.1. Xã hội – bộ phận đặc thù của tự nhiên Theo định nghĩa, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, vì vậy con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất đó - một bộ phận của tự nhiên. Nguồn gốc của con người là tự nhiên. Quá trình phát triển của tự nhiên sinh ra sự sống, và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người xuất hiện và tiến hóa từ động vật. Con người sống trong tự nhiên như các sinh vật khác, bởi vì con người là sản phẩm của tự nhiên, và ngay cả bộ não con người, điều mà con người tự hào cho đến nay, là sản phẩm cao 3

nhất của vật chất. Thiên nhiên là tiền đề của sự tồn tại và phát triển của con người. Sự hình thành con người đi kèm với sự hình thành các mối quan hệ giữa con người với con người, cộng đồng người dần dần chuyển từ một bầy đàn thành một cộng đồng mới với những phẩm chất khác nhau, mà chúng ta gọi là xã hội. Đây cũng là quá trình chuyển từ vận động sinh học sang vận động xã hội. Xã hội là hình thức vận động vật chất cao nhất và dựa trên các mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với nhau. Xã hội thể hiện tổng thể các mối quan hệ, liên hệ giữa các cá nhân với nhau và là “sản phẩm của sự tương tác giữa con người với nhau”. Vì vậy xã hội cũng là một phần của tự nhiên. Nhưng phần này quan trọng ở trong tính đặc thù: phần còn lại của tự nhiên chỉ có những yếu tố vô thức và tương tác với bản năng; về mặt xã hội, nhân tố hoạt động là con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi một mục tiêu cụ thể. Hoạt động của con người không chỉ tái tạo chính bản thân mà còn cả tự nhiên. 2.2. Tự nhiên – nền tảng của xã hội Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên tương tác với nhau. Đây là một mối quan hệ biện chứng hai chiều, trước hết ta xét chiều thứ nhất là những tác động của tự nhiên lên xã hội. Thế giới vật chất luôn vận động theo quá trình của tự nhiên, những quy luật phổ biến nhất định chi phối con người cùng xã hội. Sự vận hành của chúng đã tạo nên mối liên hệ giữa các yếu tố của thế giới, biến chúng thành một thể thống nhất không ngừng phát triển theo cả không gian và thời gian. Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội đựoc hình thành trong sự tiến hóa của thế giới vật chất. Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội. Theo Mác, con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài.

4

Đó là vật liệu trong đó lao động của con người được thực hiện và tác động, từ đó và nhờ đó, lao động của con người sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Tóm lại, tự nhiên đã cung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, những gì mà lao động con người cần. Mà lao động lại là yếu tố tạo ra con người và xã hội vì thế vai trò của tự nhiên là vô cùng to lớn và quan trọng đối với xã hội con người. Tự nhiên không chỉ tác động thuận lợi mà còn có thể gây khó khăn cho sản xuất xã hội; có thể thúc đẩy cũng có thể kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội. 2.3. Tác động của xã hội đến tự nhiên Tự nhiên tác động đến xã hội bao nhiêu thì xã hội cũng tác động lại vào tự nhiên bấy nhiêu. Trước hết phải khẳng định lại rằng xã hội là một bộ phận của tự nhiên như vậy mỗi thay đổi của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên đang thay đổi. Bên cạnh đó xã hội còn tác động qua lại với phần còn lại của tự nhiên một cách mạnh mẽ. Sự tương tác này thông qua các hoạt động thực tiễn của con người trước hết là quá trình lao động sản xuất. Bởi "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên". Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở chỗ: tự nhiên cung cấp cho con người điều kiện vật chất để con người sống và tiến hành hoạt động sản xuất. Cũng chính trong quá trình sử dụng những nguồn vật chất này, con người đã làm biến đổi nó và các điều kiện môi trường xung quanh, tức là làm biến đổi tự nhiên một cách mạnh mẽ. Hoạt động sống và lao động sản xuất của con người trong xã hội là vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng vô cùng đa dạng như khai thác, đánh bắt hải sản, đốt rừng, đẩy trả rác thải ra tự nhiên... Thực tế, xã hội luôn tác động vào tự nhiên. Với sức mạnh của khoa học công nghệ hiện nay, cùng một lực lượng dân số khổng lồ, sự tác động này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

5

Tuy nhiên, cùng với việc phát triển xã hội, phát triển khoa học công nghệ, thì con người càng cần nắm chắc hơn vai trò của môi trường tự nhiên tác động lên xã hội. Để có thể giúp môi trường sống của chúng ta tồn tại và phát triển, ta không những cần nắm chắc các quy luật của tự nhiên mà còn phải điều tiết sự dụng tự nhiên một cách hợp lý, đảm bảo sự cân bằng hệ thống tự nhiên- xã hội, đảm bảo khai thác một cách hiệu quả và có khả năng tái tạo lại nguồn vật chất của tự nhiên. 2.4. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên Có rất nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong đó quan trọng nhất chính là trình độ phát triển của xã hội con người và trình độ nhận thức cũng như vận dụng quy luật vào trong hoạt động thực tiễn. Mối quan hệ tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Lịch sử tự nhiên và xã hội trở nên gắn liền và quy định lẫn nhau thông qua các hoạt động của con người. Trình độ phát triển của xã hội loài người, hay cụ thể hơn là phương thức sản xuất quyết định sự gắn liền và quy định này. Chính các phương thức sản xuất sẽ quy định tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ yêu cầu những dụng cụ lao động khác nhau và sẽ có những mục tiêu cụ thể về sản phẩm sản xuất khác nhau. Ngay cả khi công cụ thay đổi và mục đích sản xuất của mỗi chế độ sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên cũng sẽ thay đổi theo. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển không ngừng, đạt đến một tầm cao mới, với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì con người đang coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống, nơi cung cấp tài nguyên mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích kiếm thêm lợi nhuận cho riêng bản thân mình. Vấn nạn môi trường đã xảy ra ở nhiều nơi, nhiều khu rừng nay đã trở thành sa mạc cằn cỗi, hay như việc thủng tầng ozon nghiêm trọng ở Úc. Để tồn tại lâu dài, con người cần học cách sống chung hòa bình với tự nhiên, thay đổi cách ứng xử với tự nhiên, vì cách chúng ta đối xử với tự nhiên, cũng chính là cách tự nhiên đối xử lại với con người. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ

6

chung của loài người, không phải chỉ của riêng bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn. Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt động của con người. Nhưng con người là loài động vật bậc cao có suy nghĩ và hoạt động, làm việc theo suy nghĩ và trình độ nhận thức, đầu tiên là nhận thức về các quy luật và việc vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn. Khi có nhận thức tốt và hành động theo quy luật thì con người sẽ tạo ra một thế giới hài hòa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã hội. Ngược lại, nếu làm trái quy luật của tự nhiên, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên mà không hề trả lại cho tự nhiên những thứ mà chúng ta đã lấy đi thì sự đi xuống về vật chất của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là điều không thể tránh khỏi. Con người sẽ sớm phải trả giá, thực tế con người đang phải gánh chịu những vấn nạn về môi trường- ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Cần nhận thức đầy đủ đúng đắn cả quy luật tự nhiên và cả quy luật của xã hội, đi kèm với đó là cần biết vận dụng chúng trong thực tiễn. Thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, nhận thức đã được nâng lên nhiều, nhưng như vậy là chưa đủ, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền hơn nữa và đặc biệt là phải giúp mọi người hiểu được thế nào là hành động cho đúng. Để tuân theo các quy luật tự nhiên thì việc xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường duy nhất. 3. Môi trường – vấn đề của chúng ta: Môi trường nằm trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, vì thế môi trường và ảnh hưởng của nó đến sự tồn tại và phát triển của xã hội là một trong những vấn đề vô cùng quen thuộc và thường xuyên được nhắc đến. Vậy môi trường là gì? Mỗi sinh vật sống đều có một nơi cư trú trong thích hợp. Điều này không phải ngẫu nhiên vì phụ thuộc vào sự phản ứng thích nghi giữa của cơ thể sinh vật với những điều kiện sống xung quanh như nước, không khí, ánh sáng, khí hậu, thổ nhưỡng... Giữa cơ thể sống và những điều kiện của môi 7

trường sống luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Ngày nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về môi trường sống. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, ... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo... Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, 8

vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Môi trường có những chức năng cơ bản nào? Môi trường có các chức năng cơ bản sau: Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi. II. Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam Ở phần I, ta có thể thấy rõ sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, giữ cân bằng hệ thống tự nhiên – xã hội để xã hội con người sẽ có thể tồn tại phát triển lâu dài và ổn định. Chúng ta sẽ xem xét vấn đề này trong từng tài nguyên của Việt Nam. 9

1. Khái quát về các nguồn tài nguyên ở Việt Nam 1.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn (chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2), bao gồm: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3. Về hồ chứa, có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn (dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên) đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng, với tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ m3. Các lưu vực sông có dung tích hồ chứa lớn gồm: sông Hồng (khoảng 30 tỷ m3); sông Đồng Nai (trên 10 tỷ m3); sông Sê San (gần 3,5 tỷ m3); sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vũ Gia - Thu Bồn và sông Srêpok (có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3). 1.2. Tài nguyên đất ở Việt Nam Ở nước ta, diện tích đất tự nhiên có khoảng 33,105 triệu ha (xếp thứ 58/200 nước), trong đó có 22 triệu ha đất phát triển tại chỗ và 11 triệu ha đất bồi tụ. Tổng số có hơn 16 triệu ha đất feralit, đất mùn vàng đỏ hơn 3 triệu ha, 3 triệu ha đất phù sa, đất xám bạc màu hơn 3 triệu ha... Tổng tiềm năng dự trữ quỹ đất nông nghiệp của ViệtNam là 10 - 11 triệu ha, trong đó gần 7 triệu ha được sử dụng vào nông nghiệp, 3 trên 4 trong số đó là trồng cây hàng năm. 1.3. Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại khoáng sản. Trong đó, một số loại có trữ lượng quan trọng như bô xít (672,1 triệu tấn), apatit (0,778 triệu tấn), titan (15,71 triệu tấn), than (3.520 triệu tấn), đất hiếm (1,1 triệu tấn) và đá granit (15 tỷ m3). Trữ lượng dầu mỏ ước tính khoảng 6 tỷ tấn và khí đốt khoảng 4.000 tỷ m3, phân bố chủ yếu ở vùng trầm tích từ Nam đến Bắc.

10

Theo công bố vào tháng 10/2014 của Tổ chức Khảo sát...


Similar Free PDFs