TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG PDF

Title TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Author Dương Hằng
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 13
File Size 378.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 424
Total Views 903

Summary

Warning: TT: undefined function: 32TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ-------------------------TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊĐỀ TÀI:BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ QUA LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆPĐẠI LÝ BÁN LẺ VÀ LOGISTICSHọ và tên: Dương Thị Hằng Lớp: TRI Mã sinh viên: 1911140011 S...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ -------------------------

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ TÀI: BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ QUA LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP ĐẠI LÝ BÁN LẺ VÀ LOGISTICS

Họ và tên: Dương Thị Hằng Lớp: TRI115 Mã sinh viên: 1911140011 SBD: 36 Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế Anh

HÀ NỘI, 2019

MỤC LỤC

Lời mở đầu I. II.

Thương nghiệp trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn Thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản 1. Nguyên nhân hình thành 2. Sự cần thiết của tư bản thương nghiệp

III.

Lợi nhuận thương nghiệp 1. Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp: biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng dư

IV.

Liên hệ thực tiễn 1. Sự phát triển và giàu có nhanh chóng của những chuỗi cửa hàng tạp hoá, đại lý bán lẻ 2. Việt Nam cần thúc đẩy sự vươn lên và phát triển của ngành logistics– bản chất là sự tiến hoá của dịch vụ thương nghiệp thông minh.

Kết luận

1

MỞ ĐẦU Đề tài nghiên cứu Biểu hiện của giá trị thặng dư qua lợi nhuận thương nghiệp và những ứng dụng trong thực tiễn Lý do chọn đề tài Trong suốt sự nghiệo vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh việc đã thành công chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi tới bến đỗ của hoà bình, độc lập, tự do, Người còn để lại cho Đảng ta và nhân dân ta một di sản tư tưởng vô cùng to lớn những tư tưởng tiến bộ, đúng đắn trong sự vận dụng sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, những quy luật kinh tế khách quan trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện lịch sử và tình hình phát triển của nước ta. Đặc biệt, những tư tưở ng của Người không chỉ có giá trị trong những thời kì trước đây, mà còn nguyên giá trị thời cuộc khi ứng dụng vào tình hình phát triển kinh tế của nước ta trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một trong những nội dung quan trọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới đó là về vị trí và vai trò của thương nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Theo Người, thương nghiệp là cái cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp; là sợi dây để thắt chặt và củng cố khối liên minh công nông. Người nói: "trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với nhau. Thương nghiệp là cái khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp... Nếu khâu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, không củng cố được công nông liên minh. Công tác thương nghiệp không chạy thì hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sẽ bị rời rạc.” Chính vì sớm nhận ra tầm quan trọng của thương nghiệp, Người đã sớm đề cập những vấn đề thương nghiệp trong những bài báo đầy sắc sảo của mình, lột trần những mánh khoẻ, thủ đoạn của lũ con buôn thực dân trong hoạt động thương nghiệp: chúng áp dụng độc quyền buôn bán và đầu độc dân tộc ta bằng những hàng hoá mà chúng độc quyền: thuốc phiện, rượu, .. Những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thức tỉnh mọi người dân Việt Nam hiểu được rằng: mất nước, mất độc lập tự do thì không thể có một nền thương nghiệp độc lập, tự chủ. Cách 2

mạng Tháng Tám thành công, đất nước độc lập, dân tộc được tự do. Nhưng không bao lâu, nhân dân ta lại đứng trước một tình thế thù trong giặc ngoài vô cùng khó khǎn hiểm nghèo. Điều kiện đó chưa cho phép chúng ta tổ chức ngay một nền thương nghiệp mới, chính quy. Song Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, ban bố kịp thời hàng loạt sắc lệnh, sắc luật nhằm chỉ đạo, hướng dẫn mọi hoạt động của thương nghiệp, đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Trong những nǎm kháng chiến và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mặc dù bận trǎm công ngàn việc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đối với ngành thương nghiệp. Về chức nǎng và nhiệm vụ của ngành thương nghiệp, Người nói: "Thương nghiệp làm nhiệm vụ đưa hàng hoá công nghiệp về bán cho nông dân, rồi lại mua các thứ nông sản về cho nhà máy. Thương nghiệp phải cố gắng làm việc đó cho tốt, phải bảo đảm chất lượng hàng hoá và có tinh thần phục vụ ngườ i mua.” Thật vậy, tầm quan trọng của thương nghiệp là không khó khăn để hiểu, nó đã được nhấn mạnh trong suốt những chính sách, nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong suốt thời gian Người lãnh đạo đất nước. Nhưng ngày nay, mặc dù các sản phẩm của Việt Nam thường có chất lượng tốt và đặc biệt là giá cả cạnh tranh, được thị trường thế giới ưa chuộng nhưng người sản xuất lại không biết phải làm cách nào để tiêu thụ sản phẩm Trong tình hình này, vai trò của những nhà thương nghiệp cần phải được phát huy một cách tối đa. Chính vì thế, em chọn đề tài này mong muốn có thể đào sâu, thấy được rõ bản chất, nguồn gốc của tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp, từ đó có thể góp phần tác động đến nhận thức của những thương nhân hiện tại và tương lai để xây dựng một nền thương nghiệp chính quy phát triển, có quy mô và tầm nhìn. Nhiệm vụ o Lý giải đâu là động cơ hình thành những tư bản thương nghiệp? o Chứng minh lợi nhuận thương nghiệp thực chất là biểu hiện bằng tiền của gía trị thặng dư và ứng dụng những hiểu biết về thương nghiệp, bản chất của chúng để phát triển một nền thương nghiệp chính quy, phát triển. 3

o Ứng dụng những hiểu biết của lợi nhuận thương nghiệp để lý giải sự phát triển và giàu có nhanh chóng của những chuỗi cửa hàng tạp hoá o Nhận định về sự vươn lên chiếm lĩnh của ngành logistics và chuỗi cung ứng – bản chất là sự tiến hoá của dịch vụ thương nghiệp thông minh tại nước ta hiện nay. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, mà trực tiếp là học thuyết giá trị - lao động và học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác. * Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và đặc biệt là phương pháp trừu tượng hoá khoa học phương pháp nghiên cứu kinh tế điển hình của Các Mác

I.

THƯƠNG NGHIỆP TRONG NỀN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ GIẢN ĐƠN

Xét về mặt lịch sử thì tư bản thương nghiệp xuất hiện trước tư bản công nghiệp, đó là thương nghiệp cổ xưa. Điều kiện xuất hiện và tồn tại của tư bản thương nghiệp cổ xưa là lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ. Đặc điểm hoạt động của thương nghiệp cổ xưa là "mua rẻ bán đắt", là "kết quả của việc ăn cắp và lừa đảo". Những người trọng thương luôn cho rằng, lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, coi thương nghiệp là sự lừa gạt như chiến tranh vậy. Họ cho rằng, "không một người nào thu được lợi mà lại không làm thiệt kẻ khác". Thương nghiệp cổ xưa tách rời quá trình sản xuất, chỉ hoạt động trong phạm vi lĩnh vực lưu thông. Do đó nó là khâu nối liền các ngành, các vùng, các nước với nhau, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình tan rã của xã hội nô lệ, phong kiến, tập trung nhanh tiền tệ vào một số ít người, đẩy nhanh quá trình tích lũy nguyên thuỷ của tư bản và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

4

Hình thức thương nghiệp trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn mang lại nhiều hệ luỵ mà chủ tịch Hồ Chí Minh từng đề cập trong những bài viết của mình. Đây là hình thái đầu tiên của dịch vụ thương nghiệp, nhưng đã bị thay thế trong nền sản xuất hàng hoá tư bản.

II.

THƯƠNG NGHIỆP DƯỚI CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 1. Nguyên nhân hình thành

Ta vốn biết công thức T-H-T’ là công thức chung của tư bản. Và đối với tư bản thương nghiệp công thức này vẫn hoàn toàn phản ánh sự vận động của tư bản. Ở đây hàng hoá được chuyển chỗ hai lần: Lần một là từ tay nhà tư bản công nghiệp sang nhà tư bản thương nghiệp, lần hai là từ tay nhà tư bản thương nghiệp tới người tiêu dùng. Nhưng trước khi có được công thức chung của tư bản thương nghiệp, ta phải hiểu tư bản thương nghiệp thực chất được hình thành do trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản theo công thức T-H-T’, không phải lúc nào giai đoạn H-T’ cũng diễn ra trơn tru, mà sẽ có những thời điểm tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hoá, chờ để chuyển thành tư bản tiền tệ, nghĩa là hàng hoá chờ được chuyển đến khâu tiêu thụ, hay chính là đến với tay người tiêu dùng. Do sự phân công lao động xã hội, được chuyển thành một hoạt động chuyên môn hoá cho một nhóm tư bản nào đó, thì tư bản kinh doanh hàng hoá (tư bản thương nghiệp hiện đại) xuất hiện. Vì thế, ta trước hết có khái niệm về tư bản thương nghiệp: Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp. 2. Sự cần thiết của tư bản thương nghiệp Sản xuất phát triển đồng nghĩa với việc quy mô sản xuất càng mở rộng, các xí nghiệp ngày càng lớn lên, làm cho các chức năng quản lý kinh tế ngày càng phức tạp. Mỗi nhà tư bản nếu phải chịu trách nhiệm cho tất cả các khâu sẽ là một điều vô cùng khó khăn cho cả khâu quản lý và sản xuất. Nguồn cung yêu cầu rất lớn và tư liệu sản xuất cần phải liên tục được đảm bảo. Cùng với đó, số lượng hàng hoá cần chuyển đến tay người tiêu dùng là khổng lồ. Vì vậy, mỗi nhà tư bản chỉ có khả năng hoạt động trong

5

một số khâu nào đó thôi. Điều đó đòi hỏi phải có một số người chuyên sản xuất, còn một số người khác thì chuyên tiêu thụ hàng hoá. Tư bản thương nghiệp chuyên trách nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, phục vụ cùng một lúc cho nhiều nhà tư bản công nghiệp, do vậy lượng tư bản và các chi phí bỏ vào lưu thông sẽ giảm đi rất nhiều. Điều này đạt được do sự chuyên môn hoá: không chỉ do kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của những nhà tư bản thương nghiệp mà còn do sự tối ưu hoá trong việc khai thác các tư liệu sản xuất. Nhờ điều này, tư bản của từng nhà tư bản công nghiệp cũng như của toàn xã hội bỏ vào sản xuất sẽ tăng lên. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng càng gay gắt, do đó cần phải có các nhà tư bản biết tính toán, am hiểu được nhu cầu và thị trường, biết kỹ thuật thương mại... chỉ có nhà tư bản thương nghiệp mới đáp ứng được nhu cầu đó. Về phía tư bản công nghiệp mà xét thì nhờ đó mà nhà tư bản công nghiệp rảnh tay trong khâu lưu thông, chỉ tập trung vào sản xuất, năng suất lao động sẽ tăng lên, quá trình sản xuất được đẩy nhanh, rút ngắn thời gian lưu thông và tăng nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản.

III.

LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP

Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp: biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng dư Ta dễ dàng nhận thấy bản chất của các nhà tư bản thương nghiệp dù thuộc về khâu nào cũng chỉ là lưu thông hàng hoá, nghĩa là chịu trách nhiệm về mua và bán: Hoặc là tư bản thương nghiệp mua đầu vào và bán cho nhà tư bản công nghiệp, hoặc là tư bản thương nghiệp mua hàng từ nhà tư bản thương nghiệp và bán lại cho người tiêu dùng. Hay nói cách khác, nếu gạt bỏ các chức năng khác liên quan với nó như: bảo quản, đóng gói, chuyên chở (tức là chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông), mà chỉ hạn chế ở các chức năng chủ yếu là mua và bán, thì nó không sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Bởi lẽ chính Các Mác đã từng khẳng định quá trình lưu thông không thể đẻ ra giá trị thặng dư. Nhưng trên thực tế những nhà tư bản thương nghiệp vẫn vận hành các dịch vụ thương nghiệp dựa trên cơ sở là lợi nhuận và vẫn thu lại được lợi nhuận. Câu hỏi đặt ra là bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là gì?

6

Không gì khác, nó chính là giá trị thặng dư! Và gía trị thặng dư đó thực chất đến từ hai nguồn. Trước hết ta có khái niệm của giá trị thặng dư: Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Thứ nhất, lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. Vấn đề được đặt ra là tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư đó? Sở dĩ nhà tư bản công nghiệp lại bằng lòng nhường cho nhà tư bản thương nghiệp là do nhà tư bản thương nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhà tư bản công nghiệp. Điều đó được thể hiện: o Tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một khâu, một giai đoạn của quá trình tái sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình tái sản xuất không thể tái diễn được liên tục do nguồn cung và khả năng bán hàng hạn chế. Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó. Vì vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nó một phần lợi nhuận. o Tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng thị trườ ng: Những nhà tư bản thương nghiệp chỉ làm công việc trong khâu lưu thông nên sẽ có thể tập trung đẩy mạnh năng suất và hiệu quả công việc: Họ tìm đượ c nguồn cung giá rẻ, phương pháp vận chuyển tối ưu hay cách bán hàng phù hợp, thu hút được nhiêug khách hàng. Điều này một lần nữa tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển, có lợi cho những nhà tư bản công nghiệp. o Do tư bản thương nghiệp đảm nhận khâu lưu thông, nên tư bản công nghiệp không phải kinh doanh trên cả hai lĩnh vực: sản xuất và lưu thông, do đó có thể rảnh tay trong lưu thông và chỉ tập trung đẩy mạnh sản xuất. Vì vậy, tư bản của nó chu chuyển nhanh hơn, năng suất lao động cao hơn và nhờ đó lợ i nhuận cũng tăng lên. 7

Vì những lẽ đó mà nhà tư bản công nghiệp mới bằng lòng nhường một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp. Nên về mặt chất, lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tư bản công nghiệp mang lại cho nhà tư bản thương nghiệp, để nhà tư bản thương nghiệp tiêu thụ hàng cho mình. Nó là kết quả của việc phân chia miếng bánh giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp. Điều này được thực hiện bởi những nhà tư bản công nghiệp khi bán cho nhà tư bản thương nghiệp với giá thấp hơn gía thị trường Thứ hai, lợi nhuận thương nghiệp không chỉ đến từ việc bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất mà còn đến từ việc bóc lột lao động thặng dư của những người lao động thương nghiệp. Cũng như mọi người lao động làm thuê khác, ngày lao động của nhân viên thương nghiệp cũng chia làm hai phần: thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư. Tiền công mà các nhà tư bản thương nghiệp trả cho nhân viên thương nghiệp và cái mà nhân viên thương nghiệp đem lại cho nhà tư bản là những đại lượ ng khác nhau. Khối lượng lợi nhuận mà nhân viên thương nghiệp đem lại cho nhà tư bản lớn hơn số tiền công mà nhà tư bản đã trả. Lao động thặng dư của nhân viên thương nghiệp hình thành đồng thời theo hai cách: Thứ nhất, đối với những công đoạn lao động có tính chất sản xuất như vận tải hàng hoá, đóng , bảo quản; lao động của công nhân làm những việc này cũng như lao động của quá trình sản xuất kéo dài ra. Công nhân cũng phải hao tốn sức lực, trí lực để có thể đảm bảo những công việc này diễn ra thuận lợi. Nó tham gia tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Hình thức bóc lột của nhà tư bản thương nhân ở đây cũng giống như nhà tư bản công nghiệp. Thứ hai, đối với những công đoạn lao động chỉ thuần lưu thông, nhân viên thương nghiệp đem lại lợi nhuận cho nhà tư bản không phải vì họ trực tiếp sản xuất ra giá trị thặng dư, mà là vì họ đã góp phần giảm bớt các phí tổn thực hiện giá trị thặng dư, do chỗ đã lao động không công giúp cho quá trình lưu thông hàng hoá, tạo điều kiện cho nhà tư bản thương nghiệp chiếm hữu một phần giá trị thặng dư. Hay nói cách khác, 8

lao động thương nghiệp thặng dư không được trả công sẽ làm giảm bớt chi phí lưu thông, trở thành một khoản tiết kiệm, một món lời tích cực, vì nó làm cho lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp bị giảm đi ít hơn. Hiểu được những điều trên, ta có thể thấy rõ để xây dựng đượ c một nền thương nghiệp phát triển, ta cần chủ động xây dựng một mạng lưới thương nghiệp rộng khắp, đồng bộ, khoa học, hoạt đông hiệu quả, có những biện pháp làm giảm chi phí lưu thông, nghĩa là thu nhỏ đến tối đa những chi phí cần thiết trong quá trình đưa hàng hoá đến người tiêu dùng. Ta cần đặc biệt chú ý đến việc làm giảm giá trị thêm cho sản phẩm trong quá trình lao động thương nghiệp, từ đó có thể đưa ra giá bán hợ p lý, cạnh tranh hơn trên thị trường cho những mặt hàng đến từ Việt Nam.

IV.

LIÊN HỆ THỰC TẾ

1. Sự phát triển và giàu có nhanh chóng của những chuỗi cửa hàng tạp hoá, đại lý bán lẻ: Những năm gần đây, số lượng những cửa hàng tạp hoá tăng nhanh đến chóng mặt. Nếu năm 2010, cả nước có khoảng 8.500 chợ, hơn 500 siêu thị và gần 100 trung tâm thương mại thì đến năm 2017 có 8.539 chợ, 957 siêu thị và 189 trung tâm thương mại, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và chuyên doanh hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển khá nhanh ở các thành phố lớn (1) Xu hướng đầu tư của nhiều người trong lĩnh vực này có thể được lý giải qua những hiểu biết về thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp. Trước hết, những cửa hàng này mọc lên do nhu cầu của cả nhà tư bản công nghiệp (trong trường hợp này là những công ty sản xuất mặt hàng tiêu dùng) và cả nhà tư bản thương nghiệp (những chủ cửa hàng tạp hoá). Nhà tư bản thương nghiệp thường sản xuất với số lượng lớn nên cần một thị trường rộng, điều này mang đến hai thách thức: thứ nhất là đảm bảo có thể đưa hàng hoá đến với nguời tiêu dùng ở nhiều nơi với giá thành cạnh tranh, thứ hai là tổ chức mạng lứoi quản lý hiệu quả và chính xác. Chính vì thế, họ tìm đến những đại lý bán lẻ như một giải pháp: những chủ đại lý này sẽ nhận hàng với giá bán thấp hơn giá in trên bao bì sản phẩm, nhiệm vụ của họ là bán cho người tiêu dùng và nhận lại được tiền lãi nhờ tiền chênh lệch giữa giá bán và giá mua. 9

Thế nhưng vấn đề nảy sinh trong thời gian gần đây là việc thị trường đã nổi lên một số nhà phân phối bán lẻ chủ yếu bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang nắm giữ thị phần chủ yếu, cạnh tranh lẫn nhau và đi đầu trong những xu hướ ng bán lẻ mới. Các tập đoàn lớn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài như Lotte, Central Group, Aeon, Circle K, K Mart, Auchan, Family Mart… đã liên tục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam là rất lớn nhưng cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực này cũng ngày càng gay gắt. Làm thế nào để các thương nhân Việt Nam chiếm được ưu thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt này? Điều chúng ta cần làm là phát huy lợi thế kết hợp với thúc đẩy sản xuất trong nước (bằng cách phát triển quỹ hàng hóa) để nâng cao năng lực cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước. Từng nhà phân phối bán lẻ cũng cần tự đổi mới mình với những định hướng: tăng cường áp dụng công nghệ vào kinh doanh và quản lý, đẩy mạnh tốc độ kết nối giữa thương nhân và người tiêu dùng; làm ăn trung thực, có trách nhiệm và có văn hóa. Thương nhân Việt phải nhanh nhạy, linh hoạt, sáng tạo và đánh giá chính xác mức độ bão hòa của từng thị trường. Đặc biệt, trong thời đại công nghiệp 4.0, họ cần nhận thức rõ về vai trò của công nghệ, áp dụng công nghệ cho phân phối bán lẻ. 2. Việt Nam cần thúc đẩy sự vươn lên và phát triển của ngành logistics– bản chất là sự tiến hoá của dịch vụ thương nghiệp thông minh. Chúng ta đều biết mục đích cuối cùng của bất kì nhà tư bản nào cũng là lợi nhuận và việc giảm chi phí lưu thông là mong muốn của mọi nhà tư bản thương nghiệp. Điều đó cũng được phản ảnh trong xu hướng chung của nền kinh tế hiện nay của nước ta qua sự vươn lên mạnh mẽ của dịch vụ Logistics. Dịch vụ logistics là “hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hài quan và các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” (2) Nói cách khác, Logistics là dịch vụ thuộc khâu lưu thông hàng hoá ở đầu ra của thương nhân, ở đây, sự phát triển của Logistics phản ánh sự phát triển của nền thương nghiệp Việt Nam. Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển

10

của ngành logistics tại Việt Nam ở Việt Nam có khoảng những năm gần đây ...


Similar Free PDFs