Vai trò của quản lý đối với Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội (Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế? PDF

Title Vai trò của quản lý đối với Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội (Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế?
Author Anh Duy
Course Khoa học quản lý
Institution Học viện Tài chính
Pages 26
File Size 424.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 330
Total Views 425

Summary

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNHKHOA TÀI CHÍNH CÔNG----------BÀI THI MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝĐề bài: Vai trò của quản lý đối với Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội (Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế? Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày Số hiệu đề: 10/AỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề ...


Description

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA TÀI CHÍNH CÔNG ----------

BÀI THI MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝ Đề bài: Vai trò của quản lý đối với Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội (Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế? Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày Số hiệu đề: 10/2021

A.MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với mọi nền kinh tế và Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết được nhiều hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại và đầu tư với các nước trong khu vực và thế giới nói chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam với các nước này. Đối với các nước đang đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, hội nhập quốc tế đã và đang tạo sức mạnh và động lực tổng hợp cho những thành tựu đầy ấn tượng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa, đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, sự tác động của những mặt trái của hội nhập quốc tế cũng đẩy các nước đang đi lên chủ nghĩa xã hội vào những nguy cơ, thách thức đến sự vận động, phát triển của mọi mặt đời sống. Vậy nên để đáp ứng được những yêu cầu, những vấn đề cấp bách hàng đầu trong tiến hình hội nhập quốc tế thì sự quản lý là điều kiện quan trọng hàng đầu có tính quyết định thành công của hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Qua các giai đoạn phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước luôn đồng hành và giữ vai trò quan trọng. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập quốc tế, doanh nghiệp nhà nước luôn giữ vững vai trò then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Điển hình có thể kể tới Tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội (Viettel).

Tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội (Viettel) là một trong những tập đoàn nhà nước hàng đầu Việt Nam. Do là một tập đoàn nhà nước nên Viettel được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, cụ thể là thực hiện việc quản lý theo quy định tại Điều 53 Nghị định 101/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Trong những năm qua, Viettel luôn xác định và thực hiện tốt vai trò của quản lý đối với tập đoàn mình cũng như thực hiện các quy định Điều 53 Nghị định 101/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Nhờ có sự quản lý hiệu quả mà hệ thống bộ máy của Tập đoàn hoạt động trơn tru, thông suốt, không ngừng phát triển lớn mạnh, trở thành doanh nghiệp đầu tàu của đất nước. Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) có đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu tri thức, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ; có các ngành nghề nổi bật như ngành dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghệ quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình trong nước, khu vực và thế giới đã có nhiều thay đổi, diễn biến phức tạp, khó lường. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội (Viettel) không những cần phát huy cơ hội, thuận lợi, mà còn phải đảm bảo nội lực và ngoại lực trước những sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải có sự phối hợp triển khai, điều hành và thắt chặt việc thực hiện các quy định về quản lý, đáp ứng các yêu cầu nội luật hóa quốc tế. Vì vậy, với số lượng nhân sự lớn và những thành tựu đáng kể như trên, trong quá trình hội nhập quốc tế, bên cạnh việc đề ra những chiến lược

quốc tế cạnh tranh, những chiến lược kinh doanh quốc tế thì vai trò của quản lý đối với Tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội (Viettel) đòi hỏi phải có chiến lược, cần được chú trọng để mang lại những hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu thời kỳ mới. /// Vì những lý do trên mà em chọn đề tài “Vai trò của quản lý đối với Tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội (Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần Khoa học quản lý. 2. Phương pháp nghiên cứu. Bài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp sau: so sánh, liệt kê,… 3. Phạm vi nghiên cứu.  Không gian:  Thời gian: từ năm 2019-2021  Đối tượng nghiên cứu: Tập đoàn viễn thông Viettel 4. Mục đích làm bài nghiên cứu. Bài luận sẽ làm rõ vai trò của quản lý đối với tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội Viettel, thực trạng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong quản lý đối với tập đoàn. 5. Kết cấu tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, bài tiểu luận được chia thành 3 chương Chương 1: Các lý luận chung liên quan đến đề tài Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý của tập đoàn viettel Chương 3: Các giải pháp nâng cao vai trò của quản lý đối với tập đoàn công nghiệp- viễn thông quân đội viettel

B. BÀI LÀM CHƯƠNG I: CÁC LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm. Từ khi xã hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã được quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau: theo kinh nghiệm, theo hành vi quan hệ cá nhân, lý thuyết quyết định, toán học, vai trò quản lý... Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về khái niệm quản lý: - Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của người khác. - Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết định. - Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự trong cùng một tổ chức. - Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục đích của tổ chức. - Hay đơn giản hơn nữa, quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó… Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp…) đều có thể được xem như một hệ thống gồm 2 phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý). Từ đó, ta có thể kết luận lại rằng: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử

dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. Xác định

Ch ủthếế qu ản lý Mụ c tếu quản lý Đốếi tượng quản lý

Thực hiện

Trong đó: - Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động, đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên tục nhiều lần. - Muốn quản lý thành công, trước hết cần phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và khách thể quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng. - Chủ thể quản lý phải thực hành viêc tác động và phải biết tác động. Vì vậy, chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách hiệu quả. - Chủ thể có thể là một người hoặc một nhóm người, còn đối tượng có thể là con người (hoặc một nhóm người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật. Có được đầy đủ các yếu tố trên nghĩa là có được điều kiện cơ bản để hình thành nên hoạt động quản lý. Đồng thời cần chú ý rằng, bất cứ hoạt động quản lý nào cũng không phải là hoạt động độc lập, nó cần được tiến hành trong môi trường, điều kiện nhất định nào đó. 1.1.2 Các phương diện của quản lý. Quản lý tổ chức th ƣờng đ ƣợc xem xét trên hai ph ƣơng diện cơ bản: tổ chức - kỹ thuật và kinh tế - xã hội. 1.1.2.1. Xét về mặt tổ chức- kỹ thuật của hoạt động quản lý.

Quản lý chính là sự kết hợp được mọi nỗ lực chung của mọi người trong tổ chức và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của tổ chức để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất. Quản lý ra đời chính là để tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so với việc làm của từng cá nhân riêng lẻ. Nói một cách khác, thực chất của quản lý là quản lý con người trong tổ chức, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức. 1.1.2.2. Xét về mặt kinh tế - xã hội của quản lý Quản lý là các hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý vì mục tiêu, lợi ích của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức tồn tại và phát triển lâu dài. Mục tiêu của tổ chức do chủ thể quản lý đề ra, họ là những thủ lĩnh của tổ chức và là người nắm giữ quyền lực của tổ chức. Bản chất của quản lý tuỳ thuộc vào ý tưởng, nhân cách, nghệ thuật của ng ƣời thủ lĩnh tổ chức nhằm trả lời câu hỏi “Đạt được mục tiêu, kết quả quản lý để làm gì ?”. Điều đó phụ thuộc vào chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu. Điểm khác biệt mang tính bản chất giữa quản lý các tổ chức thuộc các chủ sở hữu khác nhau chính là ở chỗ này. Phương diện kinh tế - xã hội thể hiện đặc tr ƣng của quản lý trong từng tổ chức. Nó chứng tỏ quản lý vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù đòi hỏi phải có những hình thức và biện pháp quản lý phù hợp với từng tổ chức. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ. 1.2.1. Quyền uy của nhà quản lý Để có thể tiến hành có hiệu quả hoặt động quản lý, chủ thể quản lý, chủ thể quản lý(Các tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ quản lý) phải có quyền uy nhất định. Quyền uy của chủ thể quản lý bao gồm: Quyền uy về tổ chức hành chính; Quyền uy về kinh tế; Quyền uy về trí tuệ; Quyền uy về đạo đức. Một cơ quan quản lý mạnh, một nhà quản lý giỏi phải hội đủ cả bốn yếu tố uy quyền nêu trên. 1.2.2. Quản lý là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý.

Các quyết định quản lý bao giờ cũng được xây dựng và ban hành bởi những tập thể và cá nhân những người quản lý cụ thể. Trong khi đó, đối tượng quản lý (nền kinh tế, doanh nghiệp) tồn tại và vận động theo những quy luật khách quan, vì vậy, hiệu quả của các quyết định quản lý tuy thuộc vào năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào điệu kiện kinh tế - xã hội cụ thể của chru thế quản lý. Từ đây đặt ra yêu cầu phải lựa chọn những người có đủ phẩm chất và năng lực tham gia quản lý ở tầm vĩ mô và tầm vi mô. 1.2.3.Quản lý liên quan đến việc trao đổi thông tin ngược. Quản lý được tiến hành nhờ có thông tin. Thông tin chính là các tín hiệu mới được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho các hoạt động quản lý (tức là cho cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý). Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối tượng quản lý thì phải đưa ra các thông tin (mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định…), đó chính là thông tin điều khiển. Đối tượng quản lý muốn định hướng hoạt động của mình thì phải tiếp nhận các thông tin điều khiến của chủ thể cùng các đảm bảo vật chất khác để tính toán và tự điều khiển mình (nhằm thực thi mệnh lệnh của chủ thể quản lý). Vì vậy, quá trình quản lý là một quá trình thông tin. Sau khi đã đưa ra các quyết định cùng các đảm bảo vật chất cho đối tượng quản lý thực hiện thì chủ thể quản lý phải thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện các quyết định của đối tượng quản lý thông qua các thông tin phản hồi của quản lý. Quá trình quản lý thường bị đổ vỡ vì các luồng thông tin phản hồi bị ách tắc (bị bóp méo, bị cắt xén, bị ngăn chặn). 1.2.4 Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề. Gọi là một khoa học bởi nó là kết quả của hoạt động nhận thức đòi hỏi phải có một quá trình, phải tổng kết rút ra bài học và không ngừng hoàn thiện. Quản lý có tính nghệ thuật do kinh nghiệm tích lũy được và do sự mẫn cảm, tài năng của từng nhà quản lý. Để trở thành một nghề, đòi hỏi các nhà quản lý phải có tri thức quản lý qua tự học, tự tích lũy qua các quá trình được đào tạo ở các cấp độ khác nhau, hoặc ít nhất họ phải có các chuyên gia về quản lý làm trợ lý cho họ và đặc biệt là họ phải có niềm tin và lương tâm nghê nghiệp.

1.3 VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ 1.3.1. Nội dung vai trò quản lý Quản lý chính là yếu tố quyết định đến sự phát triển của quốc gia và các tổ chức. Các vai trò của quản lý đối với các tổ chức được thể hiện ở một số mặt: Thứ nhất, quản lý nhằm tạo sự thống nhất ý chí và hành động giữa các thành viên trong tổ chức, thống nhất giữa người quản lý với người bị quản lý, giữa những người bị quản lý với nhau. Chỉ có tạo ra sự thống nhất cao trong đa dạng thì tổ chức mới hoạt động có hiệu quả. Thứ hai, định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung là hướng mọi nỗ lực của các cá nhân của tổ chức đó vào việc thực hiện mục tiêu chung đó. Mục đích của quản lý là đạt giá trị tăng cho tổ chức. Môi trường hoạt động của tổ chức luôn có sự biến đổi nhanh chóng. Những biến đổi nhanh chóng của môi trường thường tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Quản lý giúp tổ chức thích nghi được với môi trường., nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của các nguy cơ từ môi trường đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của tổ chức. Quá trình phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với quản lý. Những yếu tố sau đây làm tăng vai trò của quản lý, đòi hỏi quản lý phải thích ứng: Thứ nhất, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cả về quy mô, cơ cấu và trình độ khoa học- công nghệ làm tăng tính phức tạp của quản lý, đòi hỏi trình độ quản lý phải được nâng cao tương ứng với sự phát triển kinh tế. Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đang diễn ra với tốc độ cao và quy mô rộng lớn trên phạm vi toàn cầu khiến cho quản lý có vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự phát huy tác dụng của khao học- công nghệ phát triển theo nhiều hướng như vật liệu mới, năng lượng mới, điện tử, tin học, viễn thông, công nghệ sinh học… đã tạo ra những khả năng to lớn về kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, khoa học- công nghệ không thể tự động xâm nhập vào

sản xuất với hiệu quả mong muốn, mà phải thông qua quản lý. Muốn phát triển khao học- công nghệ, kể cả việc tiếp nhận, chuyển giao từ nước ngoài vào và ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ vào sản xuất và đời sống, nhà nước và các tổ chức phải có chính sách và cơ chế quản lý phù hợp. Thứ ba, trình độ xã hội và các quan hệ xã hội ngày càng đòi hỏi quản lý phải thích ứng. Trình độ xã hội và các qun hệ xã hội thẻ hiện ở các mặt: - Trình độ giáo dục và đào tạo, trình độ học vấn và trình độ văn hóa nói chung của đội ngũ cán bộ, người lao động và các tầng lớp dân cư. - Nhu cầu và đòi hỏi của xã hội về vật chất và tinh thần ngày càng cao, càng đa dạng và phong phú hơn. - Yêu cầu dân chủ hóa đời sống kinh tế- xã hội, yêu cầu của người lao động được tham gia ngày càng nhiều hơn vào việc quyết định những vấn đề quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước cũng như công việc của mỗi tổ chức. Thứ tư, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nói chung, các tổ chức nói riêng dang đứng trước những cơ hội to lớn để phát triển như: mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghê tiến tiến… Bên cạnh những cơ hội đó là những thách thức lớn do sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trên cả thị trường thế giới và trong nước. Quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội phải nâng cao trình độ quản lý và hình thành một cơ chế quản lý phù hợp để phát triển một cách hiệu quả và bền vững. Ngoài các yếu tố trên, còn nhiều yếu tố khác về kinh tế và xã hội cũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với quản lý ở Việt Nam như: sự phát triển dân số và nguồn lao động cả về quy mô và cơ cấu; yêu cầu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sinh thái và môi trường xã hội trong phát triển.

1.3.1. Ý nghĩa việc nghiên cứu vai trò hoặt động quản lý. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu trở thành một nước công nghiệp phát triển. Muốn hoàn thành mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trước hết phải phát triển kinh tế bền vững. Vấn đề phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước mang tính chiến lược phát triển lâu dài của nhà nước. Trong đó, tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội Viettel cũng không ngoại lệ. Nghiên cứu vấn đề về vai trò của hoạt động quản lý đối với tập đoàn kinh tế nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Về mặt lý luận, nghiên cứu vai trò của quản lý giúp làm sáng tỏ những khía cạnh về vấn đề lý luận trong hoạt động quản lý xã hội đối với tập đoàn. Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu này cho ta cái nhìn rõ hơn về tình hình quản lý trong tập đoàn. Từ đó, thấy được những thành tựu và những yếu kém trong quản lý đối với tập đoàn, vai trò của tập đoàn trong phát triển kinh tế của đất nước. Trước hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của tập đoàn thể hiện sâu sắc trong nền kinh tế quốc dân để từ đó có những chính sách, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp đáp ứng sự phát triển trong giai đoạn mới. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL. 2.1. MỘT VÀI NÉT VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP- VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL. Viettel có tên đầy đủ là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội của Việt Nam. Được thành ngày 15/10/2000, đây là doanh nghiệp viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên toàn quốc. Viettel là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với

hoạt động kinh doanh trải dài 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ đến Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân. Sản phẩm nổi bật của Tập đoàn Viễn Thông Quân đội Viettel là mạng di động Viettel mobile và Viettel Telecom. Biết đến tập đoàn Viettel nhiều năm, nhưng chắc chắn rằng, nhiều người không thể thống kê được hết những lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp này. Đa số mọi người đến Viettel ở mảng viễn thông. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như: - Cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình đa phương tiện - Hoạt động thông tin và truyền thông - Hoạt động thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát - Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, trung gian tiền tệ - Tư vấn quản lý, khảo sát, thiết kế, dự án đầu tư - Xây lắp, điều hành công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, CNTT, truyền hình - Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh thiết bị kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng, an ninh - Kinh doanh hàng lưỡng dụng - Thể thao Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng với 100% vốn nhà nước. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin. 2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL. 2.2.2. Những thành tựu đạt được.

2.2.2.1. Quản lý về kinh tế Ngày nay, Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội Viettel đã khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Từ năm 2000 dến nay, doanh nghiệp đã tạo ra hơn 1,78 triệu tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận đạt 334 nghìn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 134 ngàn tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn đã sử dụng 3.500 tỷ đồng để thực hiện các chương trình xã hội. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD (234.500 tỷ VND). Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2019, tập đoàn nằm trong Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao. Bên cạnh đó, còn vinh dự thuộc Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới. Viettel đã đưa viễn thông, công nghệ thông tin vào mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông và lực lượng bảo vệ an ninh mạng số 1, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam. Có thể thấy doanh thu của tập đoàn tăng trưởng 2,7 lần (từ 92.000 tỷ lên 252.000 tỷ); lợi nhuận tăng trưởng 2,7 lần (từ 16.000 tỷ lên 44.100 tỷ); nộp ngân sách nhà nước tăng 4,5 lần (từ 9.200 tỷ lên 41.100 tỷ); vốn chủ sở hữu tăng 4,5 lần (từ 28.600 tỷ lên 128.000 tỷ); thu nhập tăng 1,9 lần; nộp thuế và ngân sách lớn nhất, lợi nhuận lớn nhất và giá trị thương hiệu cao nhất. Ngoài ra, Viettel còn nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thương mại hoá thành côn...


Similar Free PDFs