104 - Nguyễn Thùy Trang - 191112012 6 PDF

Title 104 - Nguyễn Thùy Trang - 191112012 6
Author Trang Thùy
Course Thuế và hệ thống thuế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 34
File Size 505.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 3
Total Views 87

Summary

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ---------***--------BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲMÔN HỌC: THUẾ VÀ HỆ THỐNG THUẾ Ở VIỆT NAMĐề tài: : Trình bày những hiểu biết của em về Thuế thu nhập cá nhân và Thuế thunhập doanh nghiệp. Cho biết vai trò, ý nghĩa và tác động của thuế thu nhập cánhân và t...


Description

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

---------***--------

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

MÔN HỌC: THUẾ VÀ HỆ THỐNG THUẾ Ở VIỆT NAM Đề tài: : Trình bày những hiểu biết của em về Thuế thu nhập cá nhân và Thuế thu nhập doanh nghiệp. Cho biết vai trò, ý nghĩa và tác động của thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

Họ và tên

: Nguyễn Thùy Trang

Lớp tín chỉ

: TMA320(GĐ1-HK2-2022).1

Mã sinh viên

: 1911120126 - SBD 104

Giảng viên giảng dạy : TS. Vũ Thành Toàn

Hà Nội, 2/2022

Họ và tên: Nguyễn Thùy Trang STT: 104 Mã sinh viên: 1911120126 Mã lớp: TMA320(GĐ1-HK2-2022).1

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC PHẦN THUẾ VÀ HỆ THỐNG THUẾ Ở VIỆT NAM Đề bài: Trình bày những hiểu biết của em về Thuế thu nhập cá nhân và Thuế thu nhập doanh nghiệp. Cho biết vai trò, ý nghĩa và tác động của thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

PHẦN I: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN I. Khái niệm và các đặc điểm của thuế nhu nhập cá nhân 1. Khái niệm Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. 2. Đặc điểm - Thứ nhất, thuế thu nh ập cá nhân là thuế trực thu nên người chịu thuế khó có th ể chuyển gánh nặng v ề thuế cho người khác. Vì vậy tâm lý của người chịu thuế thường nặng nề hơn khi thự c hiện nghĩa vụ thuế này so với các loại thuế gián thu. - Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân có thu nhập chịu

thuế. - Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. - Thứ tư, việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần. - Thứ năm, thuế thu nh ập cá nhân là một lọai thuế phức tạp. Việc quản lý thuế, thu thuế đòi hỏi trình độ, kỹ thuật cao, chi phí quản lý thuế lớn. Cơ quan quản lý thuế phải nắm được các nguồn thu nhập của người chịu thuế, tình trạng cư trú của họ ở Việt Nam. 3. Cơ sở pháp lý - Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân - Thông tư 111/2013/TT-BTC Thông tư 92/2015/TT-BTC - Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 Luật thuế thu nhập cá nhân - Luật số 04/2007/QH12 của Quốc hội: LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN II. Tác dụng và phạm vi áp dụng của thuế thu nhập cá nhân 1. Tác dụng của thuế thu nhập cá nhân - Là nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Thuế là nguồn thu ch ủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người.

- Là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội. - Góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm phân hóa giàu nghèo, giúp Nhà nước tái phân phối sản phẩm xã hội. - Là công cụ giúp nhà nước kiểm soát thu nhập, phát hiện thu nhập bất hợp pháp. 2. Phạm vi áp dụng 2.1 Đối tượng chịu thuế Theo Điều 3 Nghị định s ố 65/2013/NĐ-CP Thu nhập chịu thuế của cá nhân g ồm các loại thu nhập sau đây: a. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm: - Thu nhập từ hoạt động s ản xuất, kinh doanh hàng hóa, d ịch vụ theo quy định của pháp luật. - Thu nhập từ hoạt động hành ngh ề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. b. Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: - Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. - Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác;

- Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp, và các tổ chức khác; - Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức. c. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: - Tiền lãi cho vay; - Lợi tức cổ phần; - Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng ch ế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ. d. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm: - Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; - Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác. e. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước; - Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức;

f. Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật, bao gồm: - Trúng thưởng xổ số; - Trúng thưởng khuyến mại dưới các hình thức; - Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino; - Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác. g. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm: - Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng; - Thu nhập từ chuyển giao công nghệ: Bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật, các giải pháp hợp lý hóa sản xu ất, đổi mới công nghệ. h. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật thương mại. i. Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh t ế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. j. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 2.2. Đối tượng chịu thuế không áp dụng với các trường hợp Theo Điều 3 Nghị định s ố 65/2013/NĐ-CP a. Các khoản phụ cấp, trợ cấp: - Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ. - Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang. - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, ngh ề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm. - Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực. - Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, tr ợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định. - Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã h ội theo quy định của pháp luật. - Phụ cấp phục vụ đối v ới lãnh đạo cấp cao. - Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác v ề chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp lu ật. - Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản. - Phụ cấp đặc thù ngành nghề. b. Các khoản tiền thư ởng sau đây: - Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định

của pháp luật về thi đua khen thưởng; - Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng qu ốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận; - Tiền thưởng về cải tiến k ỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; - Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. c. Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: - Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân (bố, mẹ, vợ/ chồng, con) của người lao động; - Khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức đảng, đoàn thể; - Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật; - Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục vụ hoạt động đảng, đoàn, Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; - Khoản tiền ăn giữa ca do người sử dụng lao động chi cho người lao động không vượt quá mức quy định của Bộ Lao động - Thương binh và X ã hội. - Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao đ ộng là người nước ngoài, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài v ề phép mỗi năm một lần; - Khoản tiền học phí cho con c ủa người lao động nước ngoài học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo

bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ. 3. Người nộp thuế Theo Điều 2 Nghị định s ố 65/2013/NĐ-CP và Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân a. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau: - Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nh ập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập; - Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thu ế là thu nhập phát sinh tại ViệtNam, không phân biệt nơi trả thu nhập. b. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau: - Có mặt tại Việt Nam t ừ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; - Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. c. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP 4. Trường hợp được miễn, giảm thuế và hoàn thuế thu nhập cá nhân 4.1 Trường hợp được miễn thuế Theo Điều 4 Nghị định s ố 65/2013/NĐ-CP a. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha ch ồng, mẹ chồng với con dâu; cha v ợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau. b. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền v ới đất

ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. c. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. d. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau. e. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào ho ạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. f. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. g. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. h. Thu nhập từ kiều hối. i. Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. j. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả. k. Thu nhập từ học bổng;

l. Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tiền bồi thường tai nạn lao độ ng, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. Thu nhập nhận được từ các qu ỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 4.2. Trường hợp được giảm thuế Theo Điều 5 Nghị định s ố 65/2013/NĐ-CP a. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, h ỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. b. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ và việc xét giảm thuế thu nhập cá nhân quy định tại Điều này. 4.3 Trường hợp được hoàn thuế Theo Khoản 2 Điều 8 Luật số 04/2007/QH12 Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây: • Số tiền thuế đã nộ p lớn hơn số thuế phải nộp; • Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế; • Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Thời hạn nộp thuế Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 Đối với cá nhân khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế , từ kỳ tính thu ế năm 2020, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. 5. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân 5.1. Đối với nền kinh tế xã hội - Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Thuế là nguồn thu ch ủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người. Thuế thu nhập cá nhân là một khoản thu quan trọng với ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, do việc thực hiện tự do hóa nền kinh tế thương mại, nên nguồn thu từ các loại thuế xuất - nhập khẩu bị ảnh hưởng. Vì vậy, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng với ngân sách nhà nước. - Góp phần thực hiện công bằng xã hội Tại Việt Nam, sự chênh l ệch giàu nghèo còn khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập thấp. Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng với những đối tượng có thu nh ập trung bình trở lên, cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Do đó, mặc dù thuế thu nh ập cá nhân chưa mang đến nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, nhưng lại có vai trò quan trọng góp phần thực hiện chính sách công bằng xã hội. - Điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thuế thu nhập cá nhân được coi như công cụ giúp điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội. Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân ph ối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội. - Phát hiện thu nhập bất hợp pháp Trong thực tế, nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân đến từ các nguồn bất hợp pháp như: nhận hối lộ, tham ô, kinh doanh hàng quốc cấm, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng góp phần phát hiện các hành vi sai trái này. 5.2. Đối với hệ thống thuế - Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác Thuế thu nhập cá nhân giúp khắc phục được hạn chế của các lo ại thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu dùng: Tính lũy thoái. Cụ thể, các loại thuế này sẽ ảnh hưở ng trực tiếp đến người nghèo nhiều hơn do khi tiêu thụ cùng lượng hàng hóa, mọi người đều phải chịu tiền thuế như nhau. Thuế thu nhập cá nhân tính theo phương pháp lũy tiến từng phần sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế. - Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp thường tồn tại 2 loại thuế: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế các chi phí phải trả cho cá nhân để trốn thuế, thì các cá nhân được kê khai tăng thêm sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân với phần phát sinh. Do đó, góp phần khắc phục hạn chế thất thu về thu ế. 6. Tác động của thuế thu nhập cá nhân - Theo Keynes (1924), khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập mà mối tương quan giữa thu nhập và chi cho tiêu dùng được rút ra từ thu nhập đó. Nhữ ng

nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập bao gồm thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh nghĩa, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng hầu hết là các nhân tố chi phối hành vi tiết kiệm. - Theo Dương Tấn Diệp (2001), hàm tiêu dùng cho biết thu nhập khả dụng (Yd) tác động chi tiêu tiêu dùng (C), người có thu nhập từ tiền lương tiền công đủ điều kiện nộp thuế TNCN sẽ chịu thuế TNCN. Vì vậy, thu nhập khả dụng của của cá nhân sẽ là thu nhập cá nhân (Y) - Thuế TNCN (Td). - Theo Gale và Samwick (2014) những tác động của thay đổi thuế thu nhập vào tăng trưởng kinh tế, tác giả cho rằng giảm thuế thu nhập cá nhân sẽ làm các khoản thu nhập sau thuế được cải thiện, người lao động có khuynh hướng tăng làm việc, tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên, sau một thời gian khi thu nhập tăng lên thì người lao động có khuynh hướng giảm làm việc, tiết kiệm và đầu tư. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra rằng cải cách thuế thu nhập sẽ tăng quy mô nền kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên điều mà ít được chú ý là: giảm mức thu nhập bắt đầu đánh thuế bằng cách cắt giảm hoặc xóa b ỏ hoạt động miễn, giảm thuế đối với những nhóm cá nhân ho ặc hoạt động nhất định sẽ tăng mức thuế hữu hiệu, do vậy đi ngược với chính sách giảm thuế. Tuy nhiên, giảm mức thu nhập bắt đầu đánh thuế giúp phân bổ lại nguồn lực từ các khu vực được ưu tiên thuế đến những khu vực có lợi tức kinh tế (trước thuế) cao nhất 7. Ý nghĩa của thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu có vai trò hết sức quan trọng. Nó đã ra đời tương đối sớm ở các nước phát triển và ngày nay thì phát triển rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của nó đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế và ngày càng khằng định được vai trò, chức năng là một nguồn thu quan trong trong ngân sách nhà nước và là công cụ góp phần đảm bảo công bằng xã hội một cách đắc lực. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn chỉnh pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp thuế là một việc làm cần thiết từ bây giờ. Để thuế thu nhập cá nhân phát huy hết công dụng của nó nhằm tạo nguồn thu cho

ngân sách và đạt được các mục tiêu Nhà nước đặt ra thì Nhà nước nói chung và ngành Thuế nói riêng phải có công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân chặt chẽ. Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Làm tốt công tác quản lý thuế thu nhập nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước. Đồn thời, góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư để phát huy tốt nhất vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong nền kinh tế PHẦN II: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHI ỆP I. Khái niệm và các đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 1. Khái niệm Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật. 2. Đặc điểm - Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế trong kì của các doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế. - Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp mang đầy đủ tính chất của thuế trực thu, thường mang tính lũy tiến, đảm bảo công bằng xã hội. - Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở kin...


Similar Free PDFs