19031202- Nguyen Huyen Chi- tiểu luận cuối kì PDF

Title 19031202- Nguyen Huyen Chi- tiểu luận cuối kì
Author Huyền Chi
Course Tư duy phản biện
Institution Van Lang University
Pages 26
File Size 615.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 106
Total Views 540

Summary

Download 19031202- Nguyen Huyen Chi- tiểu luận cuối kì PDF


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

BODY SHAMING VÀ VẤN NẠN BODY SHAMING TRÊN MẠNG XÃ HỘI Môn: Nhập môn năng lực thông tinGiảng viên: Nguyễn Thị Kim Lân Sinh viên: Nguyễn Huyền Chi MSSV: 19031202 Ngành: Nhân học

Hà Nội, 04/2020

Mục lục Lời mở đầu................................................................................................................................................. 3 1.

Lý do chọn đề tài............................................................................................................................3

2.

Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................................4

3.

Tổng quan tài liệu:.........................................................................................................................4

4.

3.1.

Về vấn đề body shaming........................................................................................................4

3.2.

Vấn đề body shaming trên mạng xã hội...............................................................................5

Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................5

Nội dung..................................................................................................................................................... 6 1.

Thực trạng việc body shaming......................................................................................................6

2.

Vấn nạn body shaming trên truyền thông và mạng xã hội.........................................................8 2.1.

Ai là nạn nhân của body shaming.........................................................................................8

2.2.

Chỉ đơn giản là đùa vui, vô tình?..........................................................................................9

2.3.

Tràn lan bài viết miệt thị ngoại hình trên mạng xã hội.....................................................10

2.4.

Body shaming- cần dừng lại................................................................................................11

3.

Ảnh hưởng tiêu cực của body shaming......................................................................................12

4.

Body shaming- đừng để chúng nhấn chìm bản thân.................................................................13

Kết luận....................................................................................................................................................16 Thảo luận.................................................................................................................................................16 Danh mục tài liệu tham khảo..................................................................................................................17 Bảng biểu, số liệu nghiên cứu.................................................................................................................19 Tranh ảnh minh họa về body shaming...................................................................................................21 Mẫu khảo sát............................................................................................................................................22

Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Có lẽ đối với nhiều người, cụm từ “body shaming” vẫn còn cảm thấy quá mới lạ. Body shaming, dịch ra nghĩa tiếng việt được hiểu như là miệt thị ngoại hình, theo định nghĩa của từ điển Macmillan, body shaming là hành động chỉ trích người khác, thường dựa vào việc người đó quá béo hoặc gầy, không phù hợp vẻ đẹp chuẩn mực xã hội (Một dạng phổ biến của body-shaming là fat shaming, là hành động chỉ trích một người vì họ quá nặng cân). Body shaming có thể gồm nhiều hành vi khác nhau, bao gồm sự tự phê phán về hình thể của mình (được gọi là body image) ,phê phán hình thể của người khác gián tiếp hoặc trực tiếp trước họ. những dấu hiệu của body shaming đươc (Walden, 2013) chỉ ra: -

Chỉ trích ngoại hình của chính bản than mình, thông qua đánh giá hoặc so sánh với người khác. (ví dụ: Cô ấy thật xinh đẹp.Nhìn xem gương mặt tôi trông như thế nào.)

-

Chỉ trích sự xuất hiện của người khác trước mặt họ, (ví dụ: với cơ thể qua khố của cậu, chắc cậu chẳng bao giờ mặc được váy)

-

Chỉ trích ngoại hình của người khác mà không có kiến thức. (tức là: Thấy cậu ta mặc gì chứ. Xấu thì mặc gì chả giống nhau.)

Như vậy, body shame có thể là chủ quan và khách quan. Nhưng chủ đề mà hôm nay tôi tập trung sẽ là thực trạng body shaming người khác. "Mặt xấu thế còn ra đăng lên mạng,” “xấu như anh ta mà cũng có người yêu à,” “Người mẫu gì mà mặt béo ú”. Những câu nói như vậy không hề xa lạ trong đối thoại thường ngày, trong vài comment bình phẩm trên mạng xã hội. Đôi khi là lời nói vu vơ, đôi khi là

lời miệt thị gay gắt. Điểm chung của chúng chính là lấy ngoại hình làm thước đo để chỉ trích một đối tượng. Hành vi chế giễu hoặc chê trách ai đó về ngoại hình của họ chính là body shaming. Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng thăng tiến, nhận thức con người ở nhiều góc độ, nhiều vấn đề cũng được mở rộng hơn. Mạng xã hội giờ đây đã trở thành một con giao hai lưỡi, họ có thể sẵn sàng để lại những lời chế giễu, chê bai ngoại hình người khác, vô tư a dua, hùa theo những bình luận ác ý.”Có cái bình luận thôi mà, nghiêm trọng làm gì ?” chính những suy nghĩ và lời nói như vậy đã tạo nên một con dao, một vũ khí giết người trên mạng xã hội. vì vậy chủ đề “body shaming và vấn nạn body shaming trên mạng xã hội chính là điều mà tôi hướng tới.

2. Câu hỏi nghiên cứu -

Ai là đối tượng bị body shaming?

-

Tại sao lại xảy ra tình trạng body shaming?

-

Tại sao không nên body shaming?

-

Tại sao body shaming trên mạng xã hội lại dễ dàng hơn ngoài đời thực ?

-

Việc body shaming người khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực như nào đối với sức khỏe của người đó ?

3. Tổng quan tài liệu: 3.1. Về vấn đề body shaming Trang bodyshaming.org định nghĩa body shaming là tuyên bố tiêu cực không phù hợp và thái độ đối với trọng lượng hoặc ngoại hình của người khác. Nó cũng có thể đạt đến sự phân biệt đối xử với các cá nhân có thể thừa cân. Cụ thể, có những thái độ tiêu cực trên các phương tiện truyền thông và những nơi khác về những người nổi tiếng "quá béo" hoặc “quá gầy” trong một khoảng thời gian thích hợp. Một phản ứng dữ dội chống lại sự xấu hổ của cơ thể đã dẫn đến việc đặt ra thuật ngữ và cố gắng mang lại một thái độ tích cực hơn đối với các kích cỡ và kiểu dáng cơ thể khác nhau.

Họ bị người khác chế nhạo chỉ vì không giống khuôn mẫu các quy tắc thẩm mỹ của văn hóa nơi mà họ đang sống:không quan trọng là họ bị bệnh hay dị tật bẩm sinh, hay chỉ đơn giản là họ khác với “hình mẫu hoàn hảo” lúc bấy giờ Một số loại Body shaming bắt nguồn từ sự mê tín,sự truyền thống cổ xưa. chẳng hạn như định kiến về tóc đỏ , một số khác bắt nguồn từ thời trang phổ biến trong thời gian gần đây, chẳng hạn như thời xưa quy định phụ nữ không mặc áo hở cổ.. Các quy định thẩm mỹ thay đổi từ nơi này sang nơi khác và với họ các hình thức phân biệt đối xử.

3.2.

Vấn đề body shaming trên mạng xã hội

Khác với ngoài xã hội, mạng xã hội là nơi ta có thể thoải mái đánh giá, đưa ra những lời nhận xét về mọi vấn đề cho dù ta có trải qua nó hay chưa. (Morgan, 2018) từng đưa ra lời nhận xét “Hãy suy nghĩ về điều này trong một thời điểm. Mọi người thực sự hạ thấp bản thân để đưa ra những bình luận độc ác, kỳ cục về cơ thể của người khác theo cách hèn nhát đến mức họ không thể nhìn thấy? Mọi người nghĩ thế là ổn, chính xác thì sao? Điều này làm cho họ cảm thấy tự hào hay thông minh? Nó thâ ‚t kinh tởm. Thật khó để tin họ đưa ra những lời nói khiếm nhã như vậy về ngoại hình người khác. Cơ thể người khác trông như thế nào đâu phải việc của họ?” Nhiều người bị body shaming vô cớ trên mạng xã hội, việc bình phẩm về ngoại hình của người khác dường như trở thành một phần không thể thiếu đối với người dung mạng xã hội ngày nay.

4. Phương pháp nghiên cứu -

Phương pháp nghiên cứu định lượng: dung bảng hỏi để điều tra sự hiểu biết về body shming của một số bạn trẻ trên mạng xã hội.

-

Phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập tài liệu có liên quan về vấn đề body shaming.

Nội dung 1. Thực trạng việc body shaming Công nghệ đang ngày một phát triển từng ngày, bây giờ là thời đại của nền công nghiệp 4.0, mọi thứ đều được kết nối qua mạng xã hội. không thể phủ nhận những mặt tích cực của mạng xã hội đem lại là vô cùng lớn. nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại mặt tối bên trong mạng xã hội. Các từ ngữ miệt thị xuất hiện nhiều hơn trên các trang mạng xã hội.Mạng xã hội như một “mảnh đất màu mỡ” cho những kẻ thích dè bỉu người khác. Khảo sát một phần giớ trẻ sử dụng mạng xã hội về vấn đề body shaming bảng biểu 1: Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ Body shaming chưa ?

Để hiểu rõ hơn về thực trạng body shaming, tôi đã tiến hành khảo sát 141 người dùng mạng xã hội (1998- 2004) về vấn đề body shaming trên

2.20%

mạng xã hội. Trong số 141 người tham gia khảo sát, có 30 97.80%

người là nam, 101 người là nữ. Đa phần tất cả những người tham gia khảo sát đều ở độ tuổi 15-

Nghe rồồi

chưa nghe bao giờ

22 tuổi. Với 98% (138 người) người tham gia khảo sát đã nghe đến cụm từ body shaming. Kết

quả cho thấy, cụm từ này là vô cùng phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Với 98% người tham gia khảo sát biết đến cụm từ, lượng ngưới biết thông qua mạng xã hội chiếm đến 71% (98 người), 27% (40 người) thông qua sách báo, diễn đàn (bảng biểu 2). Và có 124 người hiểu cụ từ này.(bảng biểu 3)

bảng biểu 5: Cảm giác của bạn khi bị người khác body shaming 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0

Tự

t,

bu

x n, ồồ

ấấ

uổh

ảồ về

b

n

ấn th

ó Kh

x ức b , ịu ch

úc n bì

h

ườ th

ng i kh

nh

ườ th

ng

á kh

c

Khi được hỏi bạn đã bao giờ bị người khác body shaming chưa. Ta thấy được 113 câu trả lời là đã từng bị (biểu đồ 4). Trong 113 người đó, khi nói về cảm xúc của mình khi bị người khác body shaming, đa phần câu trả lời mà tôi nhận được là bức xúc và khó chịu, tiếp đến là tựu ti, xấu hổ về bản thân mình cũng có những người cảm thấy bình thường đối với hành động đó. Đã có một nghiên cứu của Smith & Associates (Schlorke et al., 2016)cho dự án nghiên cứu này là tìm hiểu sinh viên đại học thái độ đối với body shaming trên các phương tiện truyền thông, để hiểu rõ hơn về cá nhân của họ bao gồm cả nam lẫn nữ trong độ tuổi từ 18- 24 tại Đại học bang Louisiana, khuôn viên trong Thư viện Middleton. Mặc dù họ đã hỏi cả đàn ông và phụ nữ tham gia, không có đàn ông có thể tham dự. phỏng vấn gồm 2 nhóm, nhóm 1 gồm ba nữ sinh viên LSU da trắng 18-24, trong khi nhóm thứ hai của họ là năm nữ sinh nữ sinh viên LSU cũng ở độ tuổi 18-24. Kết quả kết luận rằng những người tham gia liên quan đến cơ thể xấu hổ với các ý tưởng sau • Rối loạn ăn uống • Giảm giá trị bản thân • Áp lực xã hội • Phiền muộn • Lo lắng xã hội

• Định kiến cơ thể Hầu hết tất cả những người tham gia đề cập rằng các phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng đến quan điểm của họ về cơ thể của chính họ. Như vậy, ta có thể thấy vấn đề body shaming giờ đây không còn xa lạ với giới trẻ, đặc biệt giới trẻ trong độ tuổi thanh niên luôn dành mối quan tâm, sự lo lắng về vấn đề này.

2. Vấn nạn body shaming trên truyền thông và mạng xã hội 2.1. Ai là nạn nhân của body shaming Chàng trai xuất hiện trên show truyền hình “Bạn muốn hẹn hò” lại trờ thành đề tài bàn tán, chê bai khi chỉ vì cô gái khen anh ta giống một người nổi tiếng. Hay một cô gái gây bão trên mạng xã hội Tik tok bị cộng đồng mạng ném đá, dè bỉu chỉ vì cô bị lộ ảnh hậu trường không giống trên video. Hoa hậu trái đất Nhật Bản đăng quang vào năm 2015 Ayano Yamada cũng bị một bộ phận cư dân mạng chĩa mũi rìu vào vì cô sở hữu một cơ thể bình thường, gương mặt không mấy nổi bật, hay thậm chí hàm rang còn hơi ố vàng. Đã có vô vàn lời nhận xét tiêu cực về cô trên mạng xã hội lẫn truyền thông: “Ôi nhìn hàm răng của cô ấy kìa”, “Tốt nhất cô ấy không nên cười thì hơn”, “Không cười thì còn có thể nhìn cô ấy được”, “Cô ấy xấu xí quá, tại sao lại được chọn cơ chứ?”… Theo (Chomet, 2017), Body shaming luôn xảy ra xung quanh chúng ta, nó đến từ nhiều hướng và nhiều hình thức khác nhau. Siêu sao, siêu mẫu hay thậm chí là người bình thường, không ai là chưa từng trải qua body shaming cả. cho dù bạn là ai hay trông như thế nào, rất có thể đã có những lúc người khác miệt thị ngoại hình của bạn để khiến bạn cảm thấy cơ thể mình không bình thường.

Đàn ông hay phụ nữ, cho dù có thuộc chủng tộc nào đi nữa, văn hóa ở nơi đó như nào thì nơi đó đều có những chuẩn mực cái đẹp riêng, và họ bị kì vọng, áp đặt phải tuân theo cái chuẩn mực đấy. Một ví dụ đơn giản, nếu bạn là một người phụ nữ nặng 60 cân thì ở các nước như Hàn Quốc bạn sẽ bị coi là béo phì, thừa cân. Nhưng với các quốc gia phương tây như Mỹ, thì cân nặng của bạn là hoàn toàn bình thường. Thực tế mỗi người khi bước qua tuổi dậy thì đều có những bước thay đổi khác nhau. Truyền thông và mạng xã hội luôn tạo áp lực lo lắng khiến bạn phải suy nghĩ cơ thể của mình có phát triển bình thường không. 2.2.

Chỉ đơn giản là đùa vui, vô tình?

Khi thực hiện khảo sát, tôi có đặt một câu hỏi “Bạn đã từng vô tình Body shaming ai trên mạng xã hội chưa ?”(bảng biểu 6) hơn 83% câu trả lời tôi nhận được là chưa, một số ít còn lại trả lời rằng họ đã từng và đó chỉ là vô tình hoặc đùa vui. Ngay cả những bộ phim hài hước, cũng lấy hình mẫu những người thừa cân là tâm điểm của những trò đùa vui.

Nguồn: https://thetimesofafr ica.com/bodyshaming-fallacyideal-body-type/

Những người body shaming người khác trên mạng xã hội tự cho rằng đó chỉ là khiếu hàì hước, và nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến đối tượng. Hơn thế nữa, họ còn cho rằng những lời nói đùa ấy sẽ là động lực giúp đối phương thay đổi. Nhưng liệu họ có biết được lời nói đùa vui của họ dừng lại ở mức nào? là nói một cách tế nhị ? hay là buông lời khiếm nhã? Khi buông ra những câu nói đùa ấy, bạn nghĩ có thể bạn hài hước, nhưng thực sự bạn có quan tâm cảm xúc của đối phương khi phải nghe, đọc những lời nhận xét khiếm nhã của bạn về bản thân mình? Adan từng chia sẻ trên blog cá nhân của mình (Adan, 2020) rằng có một thời gian, cân nặng của cô lên đến 230 kg, cô bị kẹt không thể di chuyển tại khu Disney land, mỗi lần xuất hiện, cô lần xuất hiện hay chụp ảnh đăng lên mạng xã hội, cô đều luôn trở thành tiêu điểm cho người ta chỉ trỏ, cười đùa, thậm chí có người còn hỏi tại sao cô lại phát phì lên như thế. Hay một số người còn đưa ra lời “khuyên” cô không nên di chuyển và chỉ ở yên một chỗ.

2.3.

Tràn lan bài viết miệt thị ngoại hình trên mạng xã hội

Giờ đây, không khó để chúng ta có thể tìm thấy một bài viết bình phẩm về ngoại hình, nhan sắc của ai đó. Có một điều kì lạ là ở những bài viết như vậy, lượt tương tác là rất lớn. Khi một tài khoản facebook đăng hình ảnh của cô gái nổi tiếng trên mạng xã hội tik tok lộ khuôn mặt thật, lượt thích, chia sẻ của bài viết này lên đến con số gần mười nghìn chỉ trong một ngày. Đa phần những bình luận mà họ để lại là sự thất vọng với cô gái đồng thời chê bai, phê phán ngoại hình của cô. (McGuire, 2017) chỉ ra rằng các tương tác trực tiếp hàng ngày đã giảm thiểu với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, và nhiều người đã quen với việc chia sẻ cái nhìn thoáng qua về cuộc sống của họ thông qua các hình ảnh được lọc và lọc cẩn thận. Với sự thay đổi mạnh mẽ này trong cách chúng ta nhìn nhận bản thân và nhau, người ta phải xem xét tác động của việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội lên hình ảnh cơ thể . Tại sao người ta lại thích body shaming người khác trên mạng xã hội Mạng xã hội giờ đây như một phần cuộc sống trong giới trẻ. Nơi bạn có thể thoải mái chia sẻ những cảm xúc của mình, bạn có thể đăng bất cứ tấm hình nào bạn muốn, kết nối mọi người trên khắp hành tinh này. Nhưng mạng xã hội cũng có mặt trái ngoài ý muốn, đó là không thể kiểm soát được những ý kiến mang tính tiêu cực, khích bác, những bài viết nói xấu, dè bỉu nhau. Hầu hết những vụ body shaming đều xảy ra trên mạng xã hội, nơi mà mọi người chẳng biết ta là ai. Body shaming trên mạng xã hội thật đơn giản vì họ chỉ cần đưa ra một cái bình luận, họ có thể dễ dàng tìm cho mình những “đồng minh” để dễ dàng a dua cùng với nhau để bàn tán, bình luận về cơ thể, ngoại hình của một người mà họ thậm chí còn chẳng quen biết. Nhìn thế giới thông qua một chiếc màn hình, người ta có thể thoải mái bình phẩm mọi thứ mà không cần phải lo lắng điều gì. Điều này khiến cho mạng xã hội xã hội trở thành nơi dễ bị công kích nhất. Đáng ngạc nhiên là vẫn còn có những suy nghĩ “Nếu xấu như thế mà dám đăng lên mạng thì phải dám nhận chỉ trích.”

2.4.

Body shaming- cần dừng lại

Nếu việc body shaming người khác khiến cho bản thân họ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thì bạn không phải người có vấn đề về sức khỏe mà là chính họ. một số người chỉ trích cơ thể của người khác chỉ để nâng cao bản thân mình, tự hào vì mình đẹp. chúng ta cần phân biệt rõ ràng động viên khích lệ với việc buông những lời cay độc, miệt thị người khác. Càng không thể bào chữa cho những lời nói của mình rằng “tôi thẳng tính, nghĩ sao nói vậy.” những lời nhận xét cay độc mà bạn đưa ra không mang tính chất đóng góp có thể sẽ đem lại những ảnh hưởng rất lớn cho đối phương. Những kẻ thích đi body shming người khác không cần biết người đó là ai, làm gì, ở đâu. Cho dù ngoại hình của bạn có như thế nào, họ vẫn sẽ bới móc, tìm kiếm điểm khác thường của bạn hay thậm chí biến những điều bình thường thành khác thường. Họ có những lời lẽ khiếm nhã dành cho bạn vì chẳng mục đích gì ngoài thỏa mãn lòng đố kị của bản thân và gieo trong bạn mặc cảm về chính ngoại hình của mình. Bạn Bích đã có những chia sẻ chân thực về cảm xúc của bản thân khi bắt gặp một ai đó body shaming người khác “Việc kỳ thị và có những lời không hay về ngoại hình của một ai đó thật sự không đáng có, xuất hiện giữa con người ta với nhau, trong xã hội. Mình đã từng bắt gặp nhiều trường hợp bodyshaming, và mình cảm thấy một chút giận, thất vọng với những người có ác ý về ngoại hình người khác vì học chưa hiểu: không có thước đo nào về chuẩn mực sắc đẹp. Họ vô trách nhiệm với những việc làm, lời nói của mình khi mà những thứ đó có thể ảnh hưởng đến một cá nhân nào đó hoặc một tập thể. Bên cạnh đó, mình cũng cảm thấy buồn và rất cảm thông với những bạn phải chịu những việc như vậy. Bởi con người ta gắn kết với nhau qua 'cái' bên trong chứ không qua vỏ bọc bên ngoài.”

3. Ảnh hưởng tiêu cực của body shaming “Dạo này cậu tăng cân đấy, để ý chế độ ăn uống nhé”, dù là một câu nói để chỉ về ngoại hình người khác, nhưng câu nói này không hề có mục đích là miệt thị, mà ngược lại còn

tạo động lực cho đối phương để ý đến vóc dáng mình, thì đó không phải body shaming. Còn thay vì nói những lời tích cực, “Dạo này mày phát phì à, kinh chết đi được” thì nó hoàn toàn mang mục đích miệt thị . Bên cạnh việc một số người có thể biến những lời nói body shaming làm động lực, hoàn thiện bản thân mình, thì ảnh hưởng tiêu cực vẫn còn là rất lớn. Phần dưới đây, tôi sẽ nói tới những ảnh hưởng tiêu cực mà body shaming đem lại. -

Ảnh hưởng đến mặt sức khỏe

Về mặt sức khỏe, ta có thể thấy ảnh hưởng lớn nhất của body shaming đem lại chính là rối loạn ăn uống. Trong một nghiên cứu của (Lamont, 2015...


Similar Free PDFs