26 - Mô hình bảo quản xoài, thanh long PDF

Title 26 - Mô hình bảo quản xoài, thanh long
Course Công tác học vụ
Institution Trường Đại học Cần Thơ
Pages 39
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 461
Total Views 589

Summary

Download 26 - Mô hình bảo quản xoài, thanh long PDF


Description

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***

TÀI LIỆU KỸ THUẬT

BẢO QUẢN XOÀI, THANH LONG BẰNG CÔNG NGHỆ MÀNG BÁN THẤM

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2017

0

MỤC LỤC I. Giới thiệu tổng quan.............................................................................................1 1.1. Đặc điểm, đặc tính xoài và thanh long.............................................................2 1.2. Tình hình sản xuất xoài và thanh long..............................................................5 1.3. Thị trường tiêu thụ xoài và thanh long.............................................................7 1.4. Một số nghiên cứu bảo quản xoài và thanh long............................................15 II. Các yêu cầu, quy trình kỹ thuật.......................................................................16 2.1. Yêu cầu về nguyên liệu, thiết bị.....................................................................16 2.2. Dùng nước ozone kết hợp chiếu xạ tử ngoại để diệt các vi sinh vật trên xoài và thanh long.........................................................................................................16 2.3. Điều chế màng bán thấm chitosan bảo quản xoài và thanh long....................18 2.4. Điều chế màng bán thấm CMC-Sucroester để bảo quản xoài và thanh long. 19 2.5. Quy trình bảo quản xoài và thanh long..........................................................22 a) Các phương pháp phân tích...............................................................................23 b) Quy trình bảo quản xoài với màng chitosan CTF.............................................28 c) Quy trình bảo quản thanh long..........................................................................30 d) Chi phí bảo quản..................................................................................................31 2.6. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm..............................................................................32 III. Địa chỉ tư vấn, chuyển giao.............................................................................36 KẾT LUẬN ..........................................................................................................38

BẢO QUẢN XOÀI, THANH LONG BẰNG CÔNG NGHỆ MÀNG BÁN THẤM I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có nhiều chủng loại rau quả đặc trưng được người tiêu dùng ưa chuộng, tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên chúng ta chưa có phương pháp bảo quản hữu hiệu nên tỷ lệ rau quả bị hư thối rất cao, không thể xuất khẩu bằng đường biển đến các thị trường xa như châu Âu, châu Mỹ... Vấn đề cấp thiết đặt ra cho chúng ta hiện nay là phải nghiên cứu chọn ra một công nghệ bảo quản hữu hiệu nhằm lưu trữ rau quả được dài ngày, không bị hư thối trong quá trình xuất khẩu bằng đường biển, với chi phí vận chuyển thấp, rau quả Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hiện nay chúng ta cũng có một số công trình nghiên cứu bảo quản rau quả nhưng chủ yếu sử dụng hóa chất diệt khuẩn nhập ngoại pha trong nước để nhúng rau quả, sau đó đưa rau quả vào kho lạnh hoặc kho cấp đông. Các loại hóa chất điệt khuẩn này có lưu bã độc trên rau quả gây tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng nên phần lớn đã bị cấm sử dụng. Một số công trình nghiên cứu khác sử dụng màng PE, PP, PVC để bao bọc rau quả nhằm hạn chế sự hô hấp và thoát ẩm, kéo dài đời sống sau thu hoạch của rau quả. Các loại màng này có độ thâm khí OTR (Oxygen Transmission Rate) thấp nên lượng nước và CO2 tích tụ trong màng cao làm tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật yếm khí dẫn đến rau quả bị rối loạn sinh lý và chóng thối. Vấn đề quan trọng nhất trong công nghệ bảo quản rau quả là ngoài việc diệt vi sinh gây bệnh và nấm mốc trên rau quả còn phải khống chế sự hô hấp của rau quả, hạn chế tối đa sự mất nước và ngăn chặn không cho vi sinh vật có hại và nấm mốc xâm nhập trở lại phá hại rau quả. Để đạt được mục đích này người ta bảo quản rau quả ở nhiệt độ thấp, ẩm độ cao và trong bầu khí quyển thay đổi dùng màng bán thấm để bao bọc rau quả. 1

Ở các nước có nền công nghiệp phát triển người ta thường sử dụng công nghệ MAP (Modified Atmosphere Packaging) bảo quản rau quả trong bầu khí quyền thay đổi. Tuy nhiên công nghệ nầy khá phức tạp do trong quá trình bảo quản, rau quả vẫn tiếp tục hô hấp, tiêu thụ O2 và thải ra CO2 nên tỷ lệ O2:CO2:N2 trong bầu khí quyển luôn luôn thay đổi. Người ta phải lắp đặt trong kho bảo quản một thiết bị tự động có khả năng điều chỉnh tỷ lệ này sao cho luôn luôn phù hợp. Chi phí xây dựng lắp đặt thiết bị cho kho bảo quản theo công nghệ MAP rất cao và kỹ thuật vận hành cũng khá phức tạp nên công nghệ này không phù hợp cho các nước có nền công nghiệp chưa phát triển như chúng ta hiện nay. Thay cho công nghệ MAP, nhiều nước sử dụng màng bán thấm sinh học với chất liệu tạo màng khác nhau. Hiện nay người ta sử dụng 4 loại chất tạo màng như màng lipid, màng sáp động thực vật, màng polysaccharid và màng protein với những chất phụ gia thích hợp nhằm làm tăng tính năng sử dụng của màng. 1.1. Đặc điểm, đặc tính xoài và thanh long  Xoài: là một trong những loại trái cây nhiệt đới rất được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Loại trái cây này có giá trị kinh tế rất lớn đối với các nước Châu Á, sản lượng hằng năm chiếm 76,9% sản lượng thế giới, ở nước ta diện tích xoài phát triển khá mạnh nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long và cực Nam Trung bộ. Ngoài các loại xoài hoang dại như xoài mủ, xoài hôi, xoài mưỡm... hiện có khoảng 50 giống trong đó có một số giống nhập từ nước ngoài rất lâu đời (Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan.,.) có năng suất cao và phẩm chất tốt. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có một số giống xoài có triển vọng như: - Xoài Cát Hòa Lộc : Xuất xứ từ Cái Bè Tiền Giang, Cái Mơn Bến Tre, trái to trọng lượng khoảng 350 - 500g bầu tròn nơi phần cuống, thịt vàng, dày cơm, thơm và ngọt nhưng khó vận chuyển và xuất khẩu vì vỏ mỏng dễ bị dập. Vùng cần Thơ cũng có giống xoài Cát trắng và đen hơi nhỏ trái hơn, nhưng trái cũng có phẩm

chất ngon và cho năng suất khá cao. Với xoài cát Hòa Lộc, thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch trái là 3,5 đến 4 tháng, cây khoảng 10 năm tuổi có năng suất trái trung bình100kg/năm và khá ổn định. Mùa thu hoạch thường tập trung vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Sau khi đậu trái, xoài cát Hòa Lộc phát triển nhanh. Ở giai đoạn đầu, trái có dạng dẹp cho đến tuần thứ 8. Giai đoạn này trái phát triển chủ yếu theo chiều dài, chiều rộng. Đến tuần thứ 9 hai má của trái xoài bắt đầu phát triển biểu hiện rõ ở tuần thứ 10. Lúc này trái dày hơn, có màu xanh nhạt. Sau đó thì sự phát triển của xoài tập trung ở hai má, phần vai nhô cao hơn điểm cuống. Đến tuần thứ 11, trái chuyển qua màu xanh nhạt phớt vàng, núm quả tụt xuống thấp hơn vai quả, vỏ trái bắt đầu được phủ một lớp phấn trắng. Đây là đặc điểm quan trọng để nhận biết độ thành thục của trái. Giai đoạn tốt nhất để thu hoạch xoài cát Hòa Lộc thường đến tuần lễ thứ 11 đến 12. Tuy lúc này trái chưa chín nhưng đã đạt độ thành thục cả về chất lẫn lượng hay cồn gọi là trái già. Nếu thu hoạch muộn thì trái sẽ chín không đồng đều ảnh hưởng đến chất lượng. Xoài được phân loại theo nhóm trái có đột phát hô hấp (climacteric) và chín nhanh sau thu hoạch. - Xoài Thơm : Trồng nhiều ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, trọng lượng trái trung bình 250 - 300g, vỏ trái xanh đậm (Thơm đen) hay nhạt (Thơm trắng). So với xoài cát, giống này cho năng suất khá cao và ổn định, xoài thơm cho trung bình 150 - 200kg trái/cây, trái có phẩm chất cao, thời gian từ khi trổ bông đến khi chín khoảng 2,5 tháng. - Xoài Bưởi (xoài ghép) : Là một dạng xoài hôi, trái hơi giống xoài cát nhưng nhỏ hơn, trọng lượng trái trung bình 250 - 350g xuất xứ từ vùng Cái Bè Tiền Giang. Cây phát triển và cho trái sớm (khoảng 2,5 - 3 năm tuổi kể từ khi gieo), vỏ trái đày nên có thể vận chuyển xa đễ dàng. Mùi hôi của trái giảm dần khi tuổi cây càng già. Giống này cho phẩm chất kém vì thịt trái nhão, hơi lạt và hôi. Một số giống xoài khác cũng được trồng nhưng không tập trung và phát triển vì năng suất và phẩm chẩt trái không cao như xoài tượng, xoài thanh ca, xoài cóc,

xoài voi, xoài battambang,… Hiện nay giống xoài được nhiều người ưa chuộng và có tiềm năng xuất khẩu lớn là xoài cát Hòa Lộc, mặc dầu nó có vỏ mỏng dễ bị dập, khó bảo quản hơn các loại xoài khác. Thanh Long: Có nguồn gốc ở vùng Trung và Bắc Nam Mỹ, được người Pháp đưa vào Việt Nam trồng cách nay trên 100 năm. Mặc dù thanh long có mặt ở Việt Nam từ lâu nhưng đến nay trên thị trường trong nước và xuất khẩu chỉ có thanh long vỏ đỏ ruột trắng và trồng khoảng 6.000 ha tập trung ở các vùng Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, sản lượng khoảng 140.000 tấn/năm. Gần đây chúng ta có nhập giống thanh long vỏ đỏ, ruột đỏ từ Columbia đem về trồng. Giống này cũng được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam nhân giống từ năm 1995 và lai tạo với thanh long ruột trắng nhằm tạo ra một giống mới có chất lượng tốt hơn. Một số đặc tính của thanh long : - Thời gian sinh trưởng từ lúc nở hoa đến khi chín là 23 - 34 ngày, ở giai đoạn này trái có màu sắc đẹp và các chỉ tiêu sinh hóa đạt tối ưu. - Để xuất khẩu nên thu hoạch thanh long trong thời gian 28 - 30 ngày sau khi nở hoa để trái có chất lượng ngon và bảo quản được lâu, còn để tiêu thụ cho thị trường nội địa thì nên thu hoạch khoảng thời gian 30 - 34 ngày sau khi nở hoa. Nếu thu trái sớm hơn, khoảng 26 - 28 ngày, màu đỏ của trái vẫn phát triển nhưng không đẹp, đặc biệt là chất lượng cảm quan của thịt trái kém (vị nhạt, không có mùi thơm đặc biệt). - Kể từ ngày thứ 36 trở đi màu sắc của trái bắt đầu nhạt dần và xuất hiện nhiều nốt sần trên vỏ trái. - Nấm bệnh cũng gây hại rất nghiêm trọng cho thanh long sau thu hoạch. Các loại nấm mốc sau đây đã được phát hiện trên trái thanh long như Aspergillus sp, Fusarium sp, Penicillium charleri, Alternaría altérnala, Cladosporium oxysporum Ngoài ra trái thanh long rất dễ bị nhiễm trứng và ấu trùng ruồi đục quả.

Xoài cát Hòa Lộc

Thanh long ruột trắng và đỏ

1.2. Tình hình sản xuất xoài và thanh long Giống xoài chủ lực của Việt Nam hiện nay là cát Hòa Lộc, xoài cát Hòa Lộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Đồng thời năm 2012, xoài cát Hòa Lộc được cấp chứng chỉ quốc gia về chỉ dẫn địa lý. Đến năm 2014, người nông dân sản xuất với quy trình cao hơn và được chứng nhận GlobalGAP. Sau khi được chứng nhận GAP, sản phẩm này được xuất khẩu sang các thị trường như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Nga… và tiêu thụ nội địa ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Cây thanh long là cây ăn trái thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mexico và Columbia, thuộc nhóm cây nhiệt đới khô. Thanh long được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ XIX, trồng rải rác trong sân vườn, đến thập niên 1980 mới được trồng thương mại. Phần lớn thanh long được trồng ở Việt Nam là loài Hylocereus undatus, có vỏ đỏ hay hồng, ruột trắng và loại ruột đỏ. Loại vỏ đỏ ruột trắng chiếm 95%, 5% còn lại là loại vỏ đỏ, ruột đỏ. Mùa thanh long từ tháng 4 đến tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiều giống thanh long được lai tạo để tăng năng suất, chất lượng và phù hợp đất đai và khí hậu từng

vùng. Tại Viện Cây ăn quả miền Nam hiện đang bảo tồn 20 giống thanh long từ nguồn thu thập trong nước và du nhập từ nước ngoài cùng 40 giống thanh long lai, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn gen, chọn tạo giống. Hiê ‡n tại, thanh long đã được trồng rô ‡ng rãi ở các tỉnh thành trên toàn quốc. Tuy nhiên, diện tích tập trung lớn nhất là: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang (3 tỉnh này đã có hơn 37 ngàn ha) tiếp theo là Tây Ninh, Đồng Nai, mô ‡t số tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc. Ở phía Bắc, thanh long mới được đưa vào trồng ở một số nơi như Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Nội. Bình Thuận là nơi có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất chiếm 63,2% diện tích và 68,4% sản lượng cả nước, kế đến là Long An (chiếm 17,3% diện tích và 14,2% sản lượng) và đứng thứ ba là Tiền Giang (chiếm 10,9% diện tích và 13,7% sản lượng). Vườn cây ăn trái tại Thành phố Hồ Chí Minh tập trung tại các xã, phường ven sông Sài Gòn thuộc các huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, Quận 12, Quận Thủ Đức; ven sông Đồng Nai tại các phường thuộc Quận 9; giồng cát ven biển tại các xã thuộc huyện Cần Giờ và các xã vùng phèn Tây Nam thuộc huyện Bình Chánh, với tổng diện tích là 10.000 ha, các vùng cây ăn trái tập trung gồm: Vùng ven sông Sài Gòn: 3.326 ha, là vùng có truyền thống lâu đời với những vườn cây ăn trái lâu năm như: chôm chôm, sầu riêng, bưởi, măng cụt. Hiện người dân đang trồng mới thêm một số chủng loại khác: nhãn, xoài, chanh, mận… tại các xã như: Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, An Phú, Trung An, Hòa Phú, Bình Mỹ, Phú Hòa - Vùng phía Đông huyện Củ Chi (các quận huyện giáp huyện Củ Chi): Nhị Bình, Đông Thạnh (Hóc Môn ); Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Thới An, An Phú Đông (Quận 12); Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông (Quận Thủ Đức). - Vùng ven sông Đồng Nai: 1.170 ha với các vườn chôm chôm, sầu riêng, nhãn, xoài, bưởi, cam quýt, mãng cầu xiêm tại các phường Long Phước, Long Trường, Long Bình, Long Thạnh Mỹ (Quận 9).

- Vùng giồng cát ven biển: 302 ha, nhà vườn đã có từ lâu đời và nổi tiếng với chất lượng của trái xoài, mãng cầu, nhãn tại 2 xã Long Hòa, Cần Thạnh (Cần Giờ). - Vùng phèn Tây Nam: 3.240 ha, trồng dứa tại xã Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân; trồng xoài tại các xã Tân Quý Tây, Bình Chánh, Đa Phước, Phong Phú, Hưng Long (Bình Chánh). Diện tích cây ăn trái trên địa bàn thành phố đạt 10.000 ha, sản lượng đạt 90.000 tấn. Trong năm 2012, đã xây dựng mô hình sản xuất cây ăn trái có hiệu quả, tiêu biểu là các mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái tại xã Trung An, huyện Củ Chi và phường Trường Thọ, quận 9, cụ thể như sau: - Vườn bưởi da xanh trồng xen của ông Võ Văn Dình tại xã Trung An, Củ Chi. - Mô hình xử lý vườn chôm chôm trái vụ tại hộ Cao Thị Kim Nguyên xã Trung An, Củ Chi cho hiệu quả kinh tế cao. - Mô hình canh tác vườn ổi không hạt theo VietGAP tại hộ ông Võ Văn Phích và Đỗ Xuân Thành xã Trung An, Củ Chi. - Phát triển du lịch vườn của ông Trần Công Danh tại phường Trường Thọ, Quận 9. Ngoài ra còn có các mô hình cây ăn trái khác như mô hình trồng sầu riêng RI 6, dâu Hà Châu tại huyện Củ Chi, mô hình trồng dừa dứa tại Quận 9, mô hình trồng dừa xiêm lùn tại Bình Chánh… mang lại hiệu quả cao. 1.3. Thị trường tiêu thụ xoài và thanh long Phần lớn xoài tiêu thụ trong nước được phân phối qua các chợ truyền thống do khoảng 90% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua rau quả ở các chợ này. Các kênh phân phối hiện đại như hệ thống siêu thị và các cửa hàng trái cây cao cấp mới chỉ phục vụ cho một phần rất nhỏ người tiêu dùng, chỉ khoảng 2% ở Hà Nội và 3,5% ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung mặc dù đã có sự cải thiện về thu

nhập và mức sống, trong vòng 10 năm qua, người tiêu dùng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa thay đổi nhiều về thói quen mua bán rau quả và các địa điểm mua bán. Ngoài ra, những năm gần đây Việt Nam đã xuất khẩu xoài nhưng với khối lượng rất hạn chế. Tuy nhiên, kể từ khi Thái Lan nhận được ưu đãi thuế quan (0%) so với Việt Nam (10%), khối lượng xuất khẩu xoài vào thị trường Trung Quốc giảm mạnh và hầu như không xuất khẩu được theo đường chính ngạch từ sau 2003 – 2010 mà chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch. Xét về xuất khẩu chính ngạch, các thị trường xuất khẩu chính hiện nay của Việt Nam là Hàn Quốc (1.181 tấn, chiếm 43% tổng xuất khẩu xoài của Việt Nam), Nhật Bản (934 tấn, chiếm 34%) và Sigapore (186 tấn, chiếm 7%). Hiện nay, một số nhà xuất khẩu đã quan tâm đến việc thâm nhập thị trường mới và nâng cao giá trị xuất khẩu sang các thị trường truyền thống. Trong đó, xoài và một số loại trái cây khác (thanh long, nhãn, vải và chôm chôm) đã thâm nhập vào những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. Giá trị xuất khẩu xoài và giá trị gia tăng của sản phẩm xoài cũng được cải thiện vì các thị trường này đã chấp nhận giá cao. Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư nhà máy xử lý chiếu xạ và nước nóng dựa trên đáp ứng yêu cầu của thị trường nghiêm ngặt. Có hai nhà máy xử lý chiếu xạ bao gồm An Phú (tại Bình Dương và Vĩnh Long) và Sơn Sơn (Thành phố Hồ Chí Minh) và hai nhà máy xử lý bằng nước nóng của Công ty Yasaka (Bình Dương) và Công ty Goodlife (Thành phố Hồ Chí Minh). Hầu hết các nhà xuất khẩu nhận thức được vai trò của quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm vì vậy họ đã đầu tư vào bao bì và chế biến cũng như để đạt được các chứng nhận GlobalGAP, VietGAP, BRC, HACCP… Công ty Hatchendo ở Thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp liên kết với hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc để sản xuất “xoài cắt lát đông lạnh” nhằm xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông.

Sản phẩm thanh long lưu thông trên thị trường chủ yếu ở dạng trái tươi trong đó, thị trường nội địa chiếm khoảng 15 - 20% sản lượng, 80 - 85% sản lượng còn lại được xuất khẩu mà chủ yếu theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc. Trái thanh long đã có mặt trên hầu hết thị trường trong nước trong đó tập trung nhiều tại khu vực phía Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải miền Trung. Hoạt động mua bán thanh long do các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua, đóng gói thanh long thực hiện thông qua các kênh phân phối, chợ đầu mối ở các tỉnh, thành phố như Trung tâm kinh doanh Chợ đầu mối phía Nam – Hà Nội, Chợ đầu mối Long Biên – Hà Nội, chợ đầu mối chuyên kinh doanh phân phối rau quả tại thành phố Hồ Chí Minh. Thanh Long cũng có mặt trong hều hết hệ thống siêu thị trong nước như Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Tổng Công ty TNHH Một thành viên Hà Nội, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, CoopMart, Lotte Mart, Big C, CitiMart… Tuy nhiên, do trên thị trường Việt Nam có nhiều loại trái cây nên Thanh long phải chịu sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường tiêu thụ trong nước. Theo ước tính, lượng thanh long tiêu thụ tại thị trường nội địa chỉ đạt khoảng 15 – 20% tổng sản lượng. Thanh long được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Ngoài các thị trường truyền thống xuất khẩu thanh long như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan và Đài Loan, Thanh long còn được xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, Ý, Nhật, Singapore và đang thâm nhập một số thị trường mới như Ấn Độ, New Zealand, Úc và Chi Lê, kim ngạch xuất khẩu thanh long các tháng từ năm 2014 – 2016cụ thể như sau: Kim ngạch xuất khẩu thanh long các tháng từ năm 2014 – 2016 (ĐVT: triệu USD)

Trong đó: - Kim ngạch xuất khẩu thanh long sang các thị trường năm 2014 (ĐVT: nghìn USD) Thị trường Trung Quốc Thái Lan Hồng Kông Nhật Bản Mỹ Inđônêxia Hà Lan Canada Singapore Hàn Quốc Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất Đức Malaysia Pháp Ân Độ Italia Thuỵ Sỹ Tây Ban Nha Bỉ

Kim ngạch 211.070 12.871 10.917 9.621 8.760 7.579 7.430 5.017 4.767 3.066 1.501 1.496 1.325 635 595 470 376 233 232

Thị trường

Kim ngạch 210 167 130 111 86 55 45 28 25 19 4 3 1,3 0,6 288.855

New Zealand Na Uy Nga Cộng hoà Séc Anh Myanma Ả Rập Xê út Philipine Ixraen Andora Oman Bồ Đào Nha Greenland Qata Tổng

- Kim ngạch xuất khẩu thanh long sang các thị trường năm 2015 ĐVT: nghìn USD Thị trường

Năm 2015

với Tỷ trọng So Tháng năm 2015 năm 2014 12/2015 (%) (%)

Trung Quốc

446.032

84,7

111,3

62.620

So với Tháng 11/2015 (%) 1,5

So với Tháng 12/2014 (%) 82,8

Thị trường Thái Lan Hồng Kông Mỹ Inđônêxia Hà Lan Nhật Bản Canada Singapore Hàn Quốc Ấn Độ UAE Malaysia Đức Pháp Italia Thuỵ Sỹ Anh Bỉ New Zealand Tây Ban Nha Tổng

So với Tháng 11/2015 (%) 21,4 3,4 12,9 182,6 38,2 87,7 82,6 -4,2 -26,2 -0,7 16,6 108,3 227,2 336,6 340,3 183,0

So với Tháng 12/2014 (%) -20,5 -79,3 45,8 1.029,7 27,8 -0,6 -22,7 -23,6 -30,4 7,4 84,6 61,4 -50,4 187,5 18,0 -18,4

52,8

-14,0

Năm 2015

Tỷ trọng So với Tháng năm 2015 năm 2014 12/2015 (%) (%)

15.851 14.482 11.228 7.695 5.605 5.199 4.340 4.230 2.811 2.296 1.741 1.471 1.050 891 443 321 269 234

3,0 2,7 2,1 1,5 1,1 1,0 0,8 0,8 0,5 0,4 0,3 0,3 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,0

23,2 32,7 26,8 1,5 -24,8 -46,0 -13,5 -11,3 4,0 286,0 16,0 11,0 -30,0 40,3 -5,8 -14,7 213,3 1,0

1.259 368 1.286 26...


Similar Free PDFs