715202057 Lê Thị Cẩm Ly PSYC 101 PDF

Title 715202057 Lê Thị Cẩm Ly PSYC 101
Author Lê Ly
Course IELTS Writing
Institution Đại học Sư phạm Hà Nội
Pages 11
File Size 231.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 440
Total Views 924

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘIBÀI TIỂULUẬN/BÀI TẬP LỚNHỌC PHẦN: Tâm Lí Học Giáo DụcHọc kỳ 1 năm học 2021-Chủ đề số: 20Tên chủ đề: Vận dụng lý luận về quản lý lớp học để đề xuất các biện pháp đảm bảo và duy trì môi trường học tập tích cực, hiệu quả trong trường phổ thông.Hà Nội-...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI LUẬN/BÀI TẬP

TIỂU LỚN

HỌC PHẦN: Tâm Lí Học Giáo Dục Học kỳ 1 năm học 2021-2022

Chủ đề số: 20 Tên chủ đề: Vận dụng lý luận về quản lý lớp học để đề xuất các biện pháp đảm bảo và duy trì môi trường học tập tích cực, hiệu quả trong trường phổ thông.

Hà Nội-2021 MỤC LỤC

BÀI TIỂU LUẬN/BÀI TẬP LỚN_________________________________________1 HỌC PHẦN: Tâm Lí Học Giáo Dục_____________________________________1

1.MỞ ĐẦU___________________________________________________________3 2.NỘI DUNG_________________________________________________________3 2.1. Quản lí lớp học 2.1.1. Quản lí lớp học là gì ?_______________________________________________3 2.1.2. Mục tiêu quản lí lớp học_____________________________________________4

2.2. Để quản lí lớp học trong giờ hoc, GV cần có những kĩ năng gì? 2.2.1. Kĩ năng 1: Xây dựng nội qui và qui tắc ứng xử trên lớp học:________________5 2.2.2. Kĩ năng 2: Xây dựng môi trường tâm lý lớp học:_________________________6 2.2.3. Kĩ năng 3: Cuốn hút sự chú ý của học sinh vào các hoạt động học tập:_______6

2.3. Các biện pháp đảm bảo và duy trì môi trường học tập tích cực, hiệu quả trong trường phổ thông 2.3.1. Bao quát lớp học____________________________________________________7 2.3.2. Can thiệp kỉ luật____________________________________________________7 2.3.3. Phần thưởng_______________________________________________________8 2.3.4. Hình phạt trực tiếp__________________________________________________8 2.3.5. Xác lập các mối quan hệ tích cực______________________________________9

3. KẾT LUẬN________________________________________________________11

Tài liệu tham khảo: - vncsp.hnue.edu.vn - Giáo trình tâm lí học giáo dục - tailieu.vn

1.MỞ ĐẦU Giáo viên không chỉ là chuyên gia về dạy học các môn học mà còn là một nhà tâm lý giáo dục dìu dắt học sinh, một nhà đạo đức truyền luân lý, một nghệ sĩ thích ứng với mọi đối tượng người học. Đặc biệt, GV còn là một nhà tổ chức và quản lí HS trong các giờ học. Robert J. Marzano đã khẳng

2

định: “GV là người đóng nhiều vai trò khác nhau trong một lớp học, nhưng chắc chắn một trong những vai trò quan trọng nhất đó là quản lý lớp học”. Một GV thiếu kĩ năng quản lí lớp học (QLLH) chắc chắn sẽ không thành công trong giờ dạy và mọi nỗ lực của GV đều không đạt được mục tiêu dạy học. Bởi vậy, kĩ năng QLLH đặc biệt quan trọng đối với mọi GV. Nó là nền tảng rất quan trọng để đảm bảo sự thành công cho mọi tiết học, tạo môi trường thúc đẩy việc giảng dạy và học tập tốt. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều GV bất lực, không vượt qua được những “cú sốc thực tế” về tình trạng lộn xộn, vô kỉ luật, bất trị của một số HS cá biệt tại các lớp học trong trường phổ thông. Thực tế đó đã làm nản lòng người GV và làm cho họ không còn tha thiết, say mê với nghề, không chịu nổi những áp lực của nghề vì những hành vi rất vô lễ, ngỗ ngược của học trò. Bởi vậy, việc trang bị cho GV những kĩ năng để QLLH trong giờ học là vô cùng cần thiết.

2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Quản lí lớp học 2.1.1. Quản lí lớp học là gì ? Lớp học là một nhóm xã hội đặc thù, trong đó các cá nhân học sinh thực hiện các hoạt động học tập dưới hướng dẫn của giáo viên.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thống nhất được mọi thành viên của lớp cả về mặt nhận thức, thái độ và hành vi và làm thế nào để toàn thể thành viên của lớp đều có thể đạt được mục tiêu phát triển của mình. Muốn vậy, giáo viên phải tiến hành các hoạt động quản lí lớp học. Quản lí lớp học được triển khai theo hai phương diện có quan hệ với nhau: -Thứ nhất: Tổ chức và quản lí sự tồn tại và phát triển của tập thể,với tư cách là một nhóm xã hội và là phương tiện giáo dục học sinh (tức là hoạt động quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp) -Thứ hai: Tổ chức và quản lí lớp học với tư cách vừa là đối tượng tác động vừa là môi trường trong đó diễn ra các hoạt động dạy học và giáo dục trên lớp của giáo viên tại những thời điểm nhất định (hay được hiểu là tổ chức và quản lí lớp học trong giờ dạy).

3

Vì vậy, giáo viên phải biết quản lí lớp học. Bất kể năng lực giảng dạy của giáo viên tốt đến đâu, nhưng nếu giáo viên đó không thể điều khiển lớp học của mình thì việc học của học sinh rất kém hiệu quả. Quản lí lớp học là các hoạt động tổ chức và quản lí tập thể học sinh trong giờ học; quản lí hành vi cá nhân của học sinh. Các hoạt động bao hàm của cả giáo viên và của học sinh (tự tổ chức và tự quản lí) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện và phát triển tập thể lớp cũng như cá nhân học sinh. Như vậy, quản lí lớp học là một hợp phần hữu cơ của hoạt động dạy học và giáo viên phải nắm được những biện pháp tổ chức và quản lí cá nhân cũng như tập thể học sinh trong dạy học 2.1.2. Mục tiêu quản lí lớp học 2.1.2.1. Mục tiêu thứ nhất: tạo ra nhiều thời gian nhất để học sinh tập trung vào việc học tập Trong cả khóa học của học sinh có hai loại thời gian: -Thời gian hành chính, là thời gian được quy định cho mỗi giờ học, mỗi ngày, mỗi tuần, môn, tháng và năm. Thời gian hành chính được phân bố đều cho mọi học sinh theo các tiêu chí lớp học, khóa học, môn học. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải tất cả học sinh đều sử dụng như nhau số thời gian được phân bổ vào việc học, mà tùy thuộc vào sự cam kết của học sinh vào việc học, đó chính là thời gian cam kết. -Thời gian cam kết chỉ đảm bảo học sinh sử dụng thời gian vào việc học, nhưng chưa hẳn sẽ mang lại hiệu quả, do sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan (hứng thú học tập, độ khó của bài dạy, sự tác đông từ phía bạn bè v.v). Vì vậy, cần phải có thời gian thực sự hiệu quả. Mục tiêu của quản lí lớp học là tăng cường thời gian thực sự hiệu quả của học sinh. Ở đó, học sinh cam kết sử dụng thời gian học tập một cách tích cực và hiệu quả.

2.1.2.2. Quản lí lớp học là tạo cơ hội cho mọi học sinh tiếp cận với học tập Mọi tổ chức đều có các quy định, quy tắc nhất định nhằm giúp mọi thành viên hoàn thành có hiệu quả hoạt động của mình, mà không ảnh hưởng tới người khác. Tuy nhiên, không phải mọi học sinh đều hiểu rõ được mình phải

4

làm gì và làm như thế nào đối với các quy định của tổ chức và của việc học. Mục tiêu quản lí lớp học, làm thế nào để mọi học sinh đều có nhận thức, thái độ và có kĩ năng thực hiện các quy định, quy tắc của lớp và của GV, kể cả những điều được công khai và những ý ngầm ẩn. Tùy theo hoàn cảnh, GV có thể hỗ trợ những học sinh còn yếu về kĩ năng tham gia có cơ hội tiếp cận và hoàn thiện mình trong học tập. 2.1.2.3. Quản lí lớp học là tăng cường tự quản Chuyển đổi mục tiêu dạy học từ sự tiếp thu, sang học tập khám phá và hợp tác buộc học sinh phải có năng lực tự quản, tự lực và hợp tác. Lớp học là môi trường lí tưởng để học sinh thể hiện những khả năng này.Vì vậy, xây dựng hệ thống tự quản cho học sinh là mục tiêu quan trọng của quản lí lớp học. Xây dựng đội ngũ học sinh tự quản là công việc tốn nhiều thời gian, nhưng nhiều giáo viên hiệu quả coi đây là mục tiêu quan trọng nhất, giúp học sinh hình thành các năng lực độc lập, tự chủ và hợp tác trong học tập. 2.2. Để quản lí lớp học trong giờ hoc, GV cần có những kĩ năng gì? Trước hết, GV cần phải có các kĩ năng cơ bản sau: 2.2.1. Kĩ năng 1: Xây dựng nội qui và qui tắc ứng xử trên lớp học: Qui định những điều được làm và không được làm; những yêu cầu hoặc tiêu chuẩn chung về các hành vi ở trong lớp. Mục đích là để thiết lập và duy trì ý thức kỉ luật của HS. Jim Rohn đã từng nói: “Kỉ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thực thi”. Bởi vậy xây dựng ý thức kỉ luật là để thực hiện mục tiêu giáo dục của GV. Để làm tốt việc này, ngay từ đầu năm học, GV hãy chỉ ra cho HS biết rằng, điều gì là quan trọng và cần thiết nhất để giúp các em thành công trong học tập, từ đó tiến hành tổ chức cho HS tham gia vào quá trình xây dựng nội quy và quy tắc ứng xử một cách dân chủ, cởi mở với sự thống nhất ý kiến cả lớp. Trên cơ sở đó qui định những hình thức thưởng, phạt rõ ràng để HS tuân thủ và tự điều chỉnh các hành vi. Một nội quy và quy tắc ứng xử được cho là tốt nhất không nên quá nhiều quy định, chỉ nên đặt ra từ 8 đến 10 quy định để HS dễ nhớ và dễ thực hiện. VD: (1) Đi học đúng giờ; (2) Mang đầy đủ sách vở, tài liệu đến lớp; (3) Ngồi đúng chỗ của mình từ đầu giờ học; (4) Tôn trọng và lịch sự với thày cô và bạn bè; (5) Tôn trọng tài sản của lớp học, của bạn bè; (6) Không gây gổ, đánh nhau với bạn bè;.v.v

5

2.2.2. Kĩ năng 2: Xây dựng môi trường tâm lý lớp học: Môi trường tâm lí lớp học đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, cuốn hút HS vào các hoạt động học tập, hạn chế được tình trạng bỏ học, lười học, phá rối, mất trật tự... Làm thế nào để lớp học thực sự trở thành nơi lí tưởng để học thì không phải GV nào cũng làm được. Bên cạnh tạo ra bầu không khí vui vẻ, GV cần xây dựng mối quan hệ giao tiếp giữa thầy và trò gần gũi, thân thiện, cởi mở, hợp tác, bình đẳng, đồng cảm, biết lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Một môi trường lớp học mang nặng bầu không khí phê phán, nhục mạ, đố kị, thiếu trung thực và không công bằng sẽ tạo ra sự đối đầu căng thẳng giữa GV và HS, làm nảy nở tính thù địch, ganh đua, đố kị và tạo ra thói ích kỉ, vô cảm, mất lòng tin trong các mối quan hệ. Chỉ khi nào GV xây dựng được môi trường lớp học tốt, mới có thể QLLH một cách tốt nhất. 2.2.3. Kĩ năng 3: Cuốn hút sự chú ý của học sinh vào các hoạt động học tập: Đó chính là đỉnh cao của kĩ năng QLLH. Làm thế nào để HS không nói chuyện, làm việc riêng, không phá rối, không ngủ gật và luôn bị cuốn hút vào các hoạt động học tập trên lớp là một việc làm không hề đơn giản và đòi hỏi phải có nghệ thuật sư phạm. Để làm được điều này, GV phải có những chiến thuật như một người thôi miên. Thực tế cho thấy, những GV có kinh nghiệm thường tổ chức các trò chơi học tập ngay đầu giờ học hoặc cuối giờ học để gây cảm hứng; kể những câu chuyện vui để dẫn vào bài hoặc cho HS xem một số hình ảnh, đoạn phim mang tính thời sự liên quan tới nội dung bài học. Trong tiến trình bài giảng, GV không bao giờ để thời gian “chết” mà luôn tạo ra các tình huống bằng các câu hỏi nêu vấn đề để HS tìm tòi, khám phá thông qua tổ chức thảo luận nhóm, hoặc cho HS đóng vai, thuyết trình, báo cáo,... Đôi khi thấy HS mệt mỏi, mất tập trung, GV có thể thay đổi giọng điệu giảng bài, hoặc kể những mẩu chuyện vui, hài hước, thậm chí cho cả lớp đứng dậy vận động vài động tác thể dục theo nhịp của bài hát hay đoạn nhạc. Các hoạt động đó cần đa dạng, đan xen trong tiết học, tạo nên những điều thú vị bất ngờ để HS không cảm thấy nhàm chán mà tập trung vào việc học. Ngoài những kĩ năng trên, GV luôn chú ý dành những lời khen ngợi hoặc phần thưởng đúng lúc để khích lệ sự cố gắng và tiến bộ của HS (khen ngay tại lớp hoặc gọi điện, gửi thư riêng cho cha mẹ để chuyển lời khen ngợi). Từ đó nâng cao ý thức, tính kỉ luật của HS đối với việc học tập trên lớp.Đối với những HS lười học, chậm tiến bộ, hay gây rối trong lớp, GV thường xuyên giao các nhiệm

6

vụ học tập vừa sức, đúng sở trường của em đó để phát huy mặt tích cực, giúp HS vượt qua sự tự ti, nỗi sợ hãi và sự mặc cảm trong tương tác với GV. Đây chính là thể hiện việc dạy học phân hóa, đồng thời hạn chế được các nguy cơ tiềm ẩn về hành vi sai phạm của những HS hay phá rối trong lớp học. Với những HS cá biệt, GV cần hết sức khéo léo, mềm dẻo nhưng cứng rắn trong xử lí tình huống để tránh sự căng thẳng, xung đột và tổn thương. 2.3. Các biện pháp đảm bảo và duy trì môi trường học tập tích cực, hiệu quả trong trường phổ thông 2.3.1. Bao quát lớp học Bao quát lớp học là mức độ nhận ra được những gì đang xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi trong lớp học, bằng cách liên tục quan sát lớp học, ngay cả khi GV đang làm việc với nhóm nhỏ hay cá nhân học sinh. Đồng thời thể hiện cho học sinh thấy sự kiểm soát này bằng cách can thiệp kịp thời, chính xác khi các hành vi không phù hợp có khả năng trở thành hành vi quấy phá. Những giáo viên quản lí hiệu quả lớp học sẽ quan sát lớp học thường xuyên. Họ chọn vị trí sao cho có thể quan sát được tất cả học sinh và liên tục quan sát toàn bộ lớp học để theo dõi được bất kì điều gì đang xảy ra, dù cho họ đang làm bất kì việc gì lúc đó. Họ cũng để cho học sinh của mình biết các em đang được kiểm soát và những hành vi không phù hợp sẽ bị phát hiện nhanh chóng, kịp thời. Điều này cho phép GV giải quyết các vấn đề phát sinh ngay từ khi còn trong “trứng nước”, trước khi chúng trở thành những hành động quậy phá nghiêm trọng. Nếu thấy cần phải can thiệp trực tiếp để ngăn chặn các hành động sai trái, Gv sẽ tập trung vào học sinh khởi xướng vụ việc hoặc học sinh chịu phần lớn trách nhiệm cho vụ leo thang đó. Nếu không phát hiện ra “thủ lĩnh” của vụ việc thì đơn giản là cho cả nhóm quay trở lại làm việc (để tránh phê phán nhầm học sinh). 2.3.2. Can thiệp kỉ luật Trong quá trình đứng lớp, mọi GV đều phải sử dụng các biện pháp kỉ luật để duy trì trạng thái trật tự có tổ chức của lớp học.Có thể sử dụng các biện pháp sau đây: -Phản ứng tức thời của GV -Phần thưởng hiện hữu, hình phạt trực tiếp -Phối hợp theo nhóm, Phối hợp với gia đình

7

Phản ứng của GV bằng hành động hay lời nói của GV là cách đơn giản nhất để công nhận, khen thưởng những hành vi chấp nhận được cũng như nhận biết,áp dụng hậu quả tiêu cực đối với những hành vi không chấp nhận được. Những phản ứng của GV có thể là: - Ra hiệu bằng ánh mắt với những học sinh mắc lỗi bằng cách đến gần học sinh đó. - Dùng những tín hiệu hình thể như đưa ngón tay lên môi hoặc lắc đầu để biểu thị hành động của học sinh là không phù hợp - Nếu học sinh không tuân thủ quy tắc, hãy nhắc nhở học sinh đó một cách đơn giản, tốt nhất là nhắc nhở càng riêng và càng tinh tế càng tốt, hoặc cũng có thể chỉ ra hành vi phù hợp mà GV mong đợi ở học sinh. - Nếu một học sinh chỉ đơn giản là đang làm việc riêng mà không có hành vi sai, chỉ cần chỉ ra hành vi mà GV mong đợi học sinh thực hiện. - Nếu học sinh không có phản ứng với những can thiệp tinh tế, cách đơn giản là yêu cầu học sinh đó ngừng những hành vi không mong đợi. 2.3.3. Phần thưởng Phần thưởng là việc GV sử dụng những hiện vật “thưởng” cho hành vi phù hợp. Đôi khi những phần thưởng chỉ là những vật tượng trưng nhưng có thể có ý nghĩa động viên học sinh rất tốt. Phần thưởng thường có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực (nếu lạm dụng hoặc bị nhờn). Vì vậy, GV cần lưu ý khi sử dụng liệu pháp này. Điều lưu ý là bất kì hệ thống phần thưởng nào cũng cần được thảo luận kĩ càng về lí do ẩn sau phần thưởng đó. Đặc biệt là không được sử dụng phần thưởng như một phương tiện mua chuộc hoặc gây áp lực đối với học sinh. 2.3.4. Hình phạt trực tiếp Bên cạnh thưởng thì cũng phải có phạt. Hình phạt trực tiếp hướng vào việc làm ngừng hoặc làm mất hẳn một hành vi không mong đợi ở học sinh. So với phần thưởng tích cực, hình phạt thường mang ý nghĩa tiêu cực hơn. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng và cần lưu ý khi sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng hình phạt trên lớp học: Gv phải biết được hình phạt nào được phép dùng trong nhà trường và không được dùng để trách phạt học sinh; Không được đưa ra những điều không thể thực hiện. Chẳng hạn, GV yêu cầu học sinh ở lại lớp, nhưng bản thân GV lại vắng mặt vì đi làm việc khác. Không đưa những công việc mà một

8

học sinh phải thực hiện trong học tập và tu dưỡng để làm hình phạt: Chẳng hạn,không được dùng bài tập môn học(làm thêm bài tập),hay lao động, vệ sinh làm hình phạt; Chắc chắn hình phạt phải được thực thi ngay, càng sớm càng tốt. Không đưa ra hình phạt học sinh đi muộn hay không làm bài tập sau vài ngày hay 1 tuần học sinh mắc lỗi. Chắc chắn là hình phạt phải phù hợp với hành vi sai trái. Không nên hành động quá với hành vi sai nhỏ hoặc coi nhẹ hành vi nghiêm trọng. Nhất quán hành vi phạt. Nếu GV đã phạt một học sinh mắc lỗi nào đó thì không thể bỏ qua lỗi đó ở học sinh khác. Tuy nhiên, cần linh hoạt đối với các học sinh khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Không nên thiên vị khi phạt. Hai học sinh mắc lỗi như nhau cần được đối xử như nhau. Không quy kết nhân cách học sinh khi phạt. Không phản ứng với những cơn giận dữ tức thời của học sinh, không quá chú trọng việc quy kết về thái độ học sinh, nên tập trung vào bản thân hành vi và hậu quả của nó. Giải thích để học sinh hiểu sai lầm của mình. Nên phạt học sinh khi các em đã bình tĩnh trở lại. Kiểm soát tất cả các hành vi nghiêm trọng. Điều này rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của lớp. Cần tính đến hình phạt nặng nhất đối với học sinh là tạm đình chỉ việc học, nếu cần thiết. 2.3.5. Xác lập các mối quan hệ tích cực - Chăm sóc mối quan hệ tích cực giữa học sinh – giáo viên Mối quan hệ thầy trò tích cực là rất quan trọng ở tất cả cấp học, mặc dù những gì học sinh cần từ những mối quan hệ có thể thay đổi theo mức độ phát triển của họ. Các mối quan hệ học sinh trong các lớp tiểu học ban đầu phát triển với các giáo viên của họ đã được chứng minh là ảnh hưởng đến rất nhiều thành tích học tập trong suốt sự nghiệp học của học sinh. Trong một nghiên cứu gần đây, học sinh trung học đã được yêu cầu mô tả giáo viên có sự quan tâm là người như thế nào. Các học sinh có xu hướng xác định giáo viên như: + Thể hiện phong cách giao tiếp dân chủ được thiết kế để gợi ra những học sinh tham gia + Phát triển kỳ vọng đối với từng hành vi của học sinh và chỉ bảo một cách nhẹ nhàng về sự khác biệt và khả năng của từng học sinh + Có kiểu thái độ"quan tâm" và sự lưu tâm đến việc giảng dạy và các mối quan hệ liên nhân với học sinh + Cung cấp tính xây dựng chứ không phải là những phản hồi khắc nghiệt và quan trọng

9

Trái lại, học sinh của trường trung học miêu tả người giáo viên không chăm sóc học sinh thường hay la mắng, ngắt lời họ, kỳ vọng thấp vào học sinh, và cho thấy không sẵn sàng đưa ra những trợ giúp cá nhân hoặc giải thích nguyên nhân những hành vi của học sinh. Giáo viên cũng cần xem xét một số yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng của mình trong việc duy trì và kết nối có ý nghĩa với dân tộc và văn hóa đa dạng của học sinh. Giảng dạy có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện chiến lược đáp ứng văn hóa giảng dạy và phong cách giao tiếp, cũng như công nhận, tôn vinh và ứng phó với sự khác biệt văn hóa và ngôn ngữ của nhiều học sinh. -Mối quan hệ tích cực giữa học sinh – học sinh Mối quan hệ ngang hàng mang lại cho học sinh nhiều lợi thế trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội và thành công trong học tập. Trong quá trình tương tác trong lớp học hàng ngày, học sinh giúp nhau với các hình thức hỗ trợ cần thiết để thực hiện cả hai nhiệm vụ xã hội và học tập. Ví dụ, họ làm rõ và giải thích hướng dẫn của giáo viên về những gì họ cần phải làm, trả lời câu hỏi một người khác, và kiểu năng lực xã hội. Một giáo viên tốt có thể thúc đẩy một loạt các thái độ và kỹ năng nhằm tăng cường các mối quan hệ của học sinh-học sinh. -Xây dựng kết nối giữa nhà trường và gia đình : Học sinh hưởng lợi theo nhiều cách nhờ việc liên hệ tốt giữa gia định và nhà trường và cam kết chung nhằm hỗ trợ việc học tập của học sinh. Cần có sự tham gia của cha mẹ trong việc giáo dục trẻ em: + Tham gia tốt hơn, + Thái độ và hành vi của học sinh tích cực hơn, + Sẵn sàng hoàn thành bài tập về nhà + Thành tích học tập cao hơn. Những nỗ lực liên tục nhằm tạo điều kiện cho cha mẹ tham gia bằng cách thông báo cho họ về các chính sách kỷ luật nhà trường, thường xuyên cập nhật hành vi của con em họ, và sự tham gia của phụ huynh vào các thủ tục kỷ luật của trường là những hoạt động thường xuyên để có trường học an toàn và hiệu quả. Sự tham gia của cha mẹ trong giáo dục truyền thống tập trung vào việc chia sẻ thông tin về thành tích học tập và đảm bảo rằng phụ huynh tạo điều kiện và giám sát cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập đầy đủ. Ngày nay, thông tin về sự tiến bộ của học sinh thường được truyền đạt thông qua việc gửi hồ sơ bài tập về nhà hàng tuần, các cập nhật được đăng trên trang web của trường, bảng điểm, và qua các buổi họp phụ huynh-giáo viên.

10

Thông tin liên lạc thường xuyên là rất quan trọng cho việc xây dựng các liên minh giữa gia đình và trường học để hỗ trợ việc giáo dục và phát triển của trẻ. Quan hệ đối tác giữa gia đình và nhà trường đặc biệt quan trọng khi làm việc với học sinh đến từ nhiều nền văn hóa đa dạng. Người giáo viên giỏi sẽ liên lạc với phụ huynh để hiểu rõ hơn về các điều kiện cuộc sống gia đình của học sinh mà có thể ảnh hưởng đến hành vi trên lớp và việc ...


Similar Free PDFs