ÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI PDF

Title ÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Course Pháp luật đại cương
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 298.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 26
Total Views 125

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LUẬTBỘ MÔN PHÁP LUẬT CƠ SỞ------***------TIỂU LUẬNMÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGĐề tài:ÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘTSỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚISinh viên : Nguyễn Thị Thanh HuyềnLớp : Anh03-QTKD-Khóa 60Lớp tín chỉ : PLU111(GĐ2-HK1-2122).BSMSSV : 2114210050Giản...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LUẬT BỘ MÔN PHÁP LUẬT CƠ SỞ ------***------

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Đề tài:

ÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Sinh viên

: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Lớp

: Anh03-QTKD-Khóa 60

Lớp tín chỉ : PLU111(GĐ2-HK1-2122).BS2 MSSV

: 2114210050

Giảng viên giảng dạy : ThS. Nguyễn Thị Lan

Tháng 1 – 2022

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Học kỳ 1 năm học 2021-2022 Họ và tên Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Ngày sinh: 13/04/2003 Mã số sinh viên: 2114210050 Lớp tín chỉ: PLU111.BS2 Khóa: 2021-2025 Điểm bài thi Bằng số Bằng chữ

Ngày thi: 09/01/2022 Ca thi: 1 Tổ thi: 001 Số trang bài làm: 15

Họ tên và chữ ký của giáo viên chấm thi GV chấm thi 1: GV chấm thi 2:

MỤC LỤC Mục

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

2

Tính cấp thiết của đề tài Phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Kết cấu của tiểu luận

PHẦN NỘI DUNG I. Một số vấn đề lý luận chung về án lệ 1. Khái niệm, đặc điểm của án lệ 2. Vai trò của án lệ 3. Quy trình hình thành án lệ II. Thực trạng áp dụng án lệ tại Việt Nam 1. Nguồn nội dung của pháp luật Việt Nam 2. Các quy định củ pháp luật về án lệ 3. Thực tiễn áp dụng án lệ tại Việt Nam III. Thực trạng áp dụng án lệ tại một số quốc gia trên thế giới và một số gợi mở nhằm nâng cao chất lượng áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay 1. Việc áp dụng án lệ của một số quốc gia trên thế giới 2.

Một số gợi mở nhằm nâng cao chất lượng áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay

KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU  Tính cấp thiết của đề tài Đặc điểm quan trọng của nhà nước pháp quyền là phải có một hệ thống pháp luật và hệ thống tư pháp hoàn thiện. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều quy phạm pháp luật mâu thuẫn, lạc hậu hoặc thiếu hụt các quy phạm để giải quyết các tranh chấp trong trong xã hội. Điều này sẽ gây ra khó khăn rất lớn cho hệ thống tư pháp trong việc thực hiện chức năng bảo đảm công lý. Trước thực trạng này, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó nêu rõ: "Tòa án nhân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ...từng bước thực hiện công khai hóa bản án”. Quá trình thực hiện nhiệm vụ cài cách tư pháp, Đảng đã đề ra quan điểm cần phát triển án lệ và áp dụng án lệ trong xét xử. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế và góp phần tháo gỡ những khó khăn của thực tiễn xét xử. Án lệ được sử dụng trong những vụ án có tình tiết và sự kiện pháp lý giống nhau để thống nhất giải quyết vụ án đúng pháp luật. Đây cũng là những vụ án được Tòa án nhân dân tối cao chọn lọc qua các quy trình xét duyệt để trở thành vụ án mẫu mực, áp dụng cho các thẩm phán giải quyết những vụ án có tình tiết tương tự. Việc áp dụng án lệ trong quá trình giải quyết vụ việc là một bước tiến mới trong quá trình cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta, vì án lệ mang tính thực tiễn cao, có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách nhanh chóng và kịp thời. Bài tiểu luận nhằm mục đích chỉ ra và phân tích bản chất khái niệm, nguồn gốc của án lệ, cách áp dụng án lệ tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới từ đó xem xét, nhìn nhận đưa ra định hướng, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay.  Phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu ở phương diện lý luận và thực tiễn án lệ và việc áp việc áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời tập trung nghiên cứu các quy định, cách thức áp dụng án lệ trên thế giới, thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự ở Việt Nam để có thể đưa ra một số giải pháp nhằm áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án dân sự tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống giải pháp bảo đảm việc áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân (TAND) ở Việt Nam một cách hợp pháp và có hiệu quả. Tiểu luận giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận án lệ. 2

- Phân tích việc áp dụng án lệ trên thế giới. - Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về án lệ. - Thực tiễn áp dụng án lệ ở Việt Nam. - Đưa ra một số giải pháp nhằm áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án dân sự tại Việt Nam.  Kết cấu của tiểu luận Phần 1: Một số vấn đề lý luận chung về án lệ. Phần 2: Phần 3:

PHẦN NỘI DUNG I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.

Khái niệm và đặc điểm của án lệ

Theo từ điển Black's Law thì án lệ được hiểu như sau: “Án lệ là việc làm luật của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này "'. Từ đó, có thể chi ra một số đặc điểm cơ bản của án lệ như sau: Thứ nhất, trong qua trình xét xử tòa án tạo ra án lệ nên nguồn luật của án lệ còn được gọi là luật được hình thành từ vụ việc ("case law") hay luật do thẩm phán ban hành ("judge make law")?. Còn nguồn luật thành văn chủ yếu được tạo ra bằng con đường nghị viện ban hành. Thứ hai, án lệ được hình thành phải mang tính mới. Vụ việc đó phải liên quan đến những vấn đề chưa từng đề cập thì khi đó tòa án mới tạo ra án lệ để giải quyết. Thứ ba, việc xây dựng và vận hành là dựa trên yếu tố tương tự. Khi giải quyết một vụ việc các thẩm phán cần phải xác định và đánh giá lý lẽ tương tự, từ đó xác định việc áp dụng hoặc không áp dụng lý lẽ trong bản án trước để giải quyết vụ việc hiện tại. 2.

Vai trò của án lệ

Thứ nhất, án lệ mang tinh thực tiễn cao. Nó dựa vào thực tiễn, tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống thực tế chứ không phải giải quyết vấn đề bằng các lý thuyết chung chung trừu tượng. Thứ hai, so với pháp luật thành văn thì án lệ thường đa dang, phong phú hơn nhiều, nó bổ sung chi những thiếu sót của pháp luật thành văn và khắc phục được tình trạng thiếu của pháp luật. 3

Án lệ cũng góp phần giải thích và vận dụng pháp luật trong các trường hợp cụ thể những trường hợp mà Thẩm phán phải giải thích và áp dụng pháp luật 1 cách đa dạng vì pháp luật không được quy định rõ ràng hay quy định một cách vô lý hoặc đã bị lạc hậu so với tình hình thực tế mà nhà lập pháp chưa có điều kiện hay vì một lý do nào đó chưa thay thế bằng một quy định mới. Do đó chức năng bổ sung cho pháp luật giúp cho án lệ có vai trò lớn trong việc tạo nguồn quy phạm cho pháp luật. Nhờ có án lệ mà các vụ việc được giải quyết nhanh chóng hơn khi chưa có luật thành văn điều chỉnh. Thứ ba, án lệ tạo ra công bằng và chống oan sai, hầu hết các quốc gia đều có 1 nguyên tắc chung: Trong cùng một quốc gia, không thể xử những vụ án giống nhau bằng những bản án khác nhau. Áp dụng án lệ là cách để nguyên tắc này được thể hiện rõ ràng nhất. Thứ tư, án lệ còn giúp nâng cao trình độ của các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư bằng việc họ phải tìm hiểu rất nhiều về án lệ để có thể tham gia xét xử và tranh tụng. Các án lệ của Toà án tối cao cũng góp phần quan trọng vào việc thiết lập các biện pháp bảo đảm các quyền của công dân trong quan hệ tố tụng. 3.

Quy trình hình thành án lệ

Giống như các nguồn pháp luật khác, án lệ cũng có cơ chế hình thành riêng. Về nguyên tắc, mỗi bản án là một quyết định riêng chỉ có hiệu lực áp dụng đối với vụ việc mà nó giải quyết chứ không có hiệu lực áp dụng chung đối với các vụ việc khác. Thông thường để hình thành án lệ trước hết phải có bản án. Nội dung của bản án thường bao gồm hai phần: Phần nội dung của vụ việc và phần quyết định của toà án. Phần nội dung của vụ việc bao gồm hai phần là phần trình bày của các bên và phần nhận định của Toà án. Trong đó, phần nhận định của Toà án chính là phần có giá trị nhất trong việc hình thành án lệ: Thẩm phán thể hiện quan điểm của mình về hướng giải quyết vụ việc cũng như về những vấn đề pháp lý đặt ra trong vụ việc. Và nếu quan điểm này phù hợp với yêu cầu thực tế và phù hợp với trật tự pháp lý thì sẽ có xu hướng trở thành một quy phạm án lệ có khả năng áp dụng cho các vụ việc tương tự. Để hình thành được án lệ thì ta còn phải có tiền lệ, tức là trước đó đã từng có nhiều bản án đưa ra cách giải quyết tương tự đối với những trường hợp tương tự, rồi dần hình thành nên một tiền lệ trong việc giải quyết các trường hợp đó. Ngoài bản án và tiền lệ còn một yếu tố nữa tham gia vào việc hình thành án lệ đó là yếu tố thống nhất hoá thông qua vai trò giám sát của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới. Chính vai trò giám sát này thể hiện qua cơ quan kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm sẽ đảm bảo hình thành một án lệ thống nhất cho một địa phương hoặc cho cả nước. Nếu các bản án quyết định của tòa án không được công khai rộng rãi cho mọi người thì án lệ sẽ chưa được hình thành, bởi vậy yếu tố công tác thông tin tuyên truyền cũng 4

là một yếu tố không thể thiếu khi hình thành án lệ. Đây cũng là cách thể hiện tính thực tế của án lệ, để án lệ đi sâu vào tư duy pháp lý của người dân.

II.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM

1.

Nguồn nội dung của pháp luật Việt Nam

"Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế". Ngoài án lệ, pháp luật Việt Nam còn có các nguồn nội dung sau: 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 1.5. 1.6. 1.7. 2. 2.1.

Đường lối, chính sách của Đảnh Nhu cầu quản lý kinh tế- xã hội của đất nước Các tư tưởng, học thuyết pháp lý Các nguyên tắc chung của pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật Các điều ước quốc tế Phong tục tập quán Các quy định pháp luật về án lệ Quy định của Hiến pháp về Tòa án nhân dân

Theo bản Hiến pháp 2013, vị thế của TAND được nâng lên rõ rệt. Ngoài việc xác định là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp; quy định nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thế hiện vị trí trung tâm trong hệ thống tư pháp..., Hiến pháp có những quy định mới thế hiện vị thế quan trọng của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước ta. Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, hoạt động của TAND được hiến định cụ thể tại Điều 103 Hiến pháp 2013. Hiến pháp 2013 kế thừa, phát triển một số nguyên tắc đã được các bản Hiến pháp trước đây quy định. Nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án được nhấn mạnh và ở tầm hiến định nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án; quy định mở về hệ thống Tòa án mở đường cho việc tổ chức Tòa án theo cấp xét xử, không theo đơn vị hành chính... là những quy định mới, không chỉ khẳng định vị thế của TAND trong Nhà nước pháp quyền mà còn là các cơ sở hiến định quan trọng để TAND thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình. Các nguyên tắc như xét xử có hội thẩm tham gia, nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập, nguyên tắc xét xử công khai, xét xử tập thể, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được tiếp tục ghi nhận và phát triển ở mức cao hơn, chính xác hơn. Đồng thời, Hiến pháp 2013 bổ sung một số nguyên tắc mới thể hiện tinh thần đổi mới trong cải cách tư pháp ở nước ta, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là một bảo đảm quan trọng giúp cho việc xét xử toàn diện, khách quan, bảo đảm quyền con người, quyền tố tụng của những người 5

tham gia tố tụng, hạn chế thấp nhất các trường hợp oan sai trong hoạt động tố tụng tư pháp nói chung, trong xét xử của Tòa án nói riêng. Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được quy định trong Hiến pháp là việc nâng lên tầm hiến định nguyên tắc đã được quy định trong Luật tổ chức TAND và các văn bản tố tụng trước đây nhằm bảo đảm cho việc xét xử đúng đắn, khách quan, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý. Việc Hiến pháp 2013 quy định giao cho TAND tối cao thẩm quyền bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật (Điều 104) cũng là bảo đảm quan trọng trong hoạt động của Tòa án, phù hợp chức năng áp dụng pháp luật của cơ quan tư pháp. Điều này có nghĩa là ngoài tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, TAND tối cao còn có thể bằng các hình thức khác nhau bào đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử như thực hiện giám đốc xét xử, ban hành án lệ... 2.2.

Quy định về công bố và áp dụng án lệ

Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ là văn bản pháp luật chính thức đầu tiên có nội dung quy định về việc công bố và áp dụng án lệ. Theo Điều 8 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP quy định nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử như sau: - Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. - Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thấm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ đế giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. Trường hợp áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Toà án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án. - Trường hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ. - Trường hợp do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ, đồng thời phải kiến nghị ngay với Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để xem xét hủy bỏ theo hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 9 Nghị quyết này. Tiếp đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị 04/2016/CT-CA ngày 30/5/2016 về tăng cường công tác phát triển và công bố án lệ, áp dụng án lệ trong xét xử. Theo đó, trách nhiệm đối với công tác công bố, phát triển và áp dụng án lệ trong quá trình xét xử được triển khai như sau: 6

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Chánh án TAND dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Vụ trưởng các Vụ Giám đốỐc kiểm tra TAND tối cao tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết số 03/2015/NQHĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về việc rà soát, phát hiện bản án, quyết định có tinh chuẩn mực của Tòa án để đề xuất phát triển thành án lệ; tổ chức thực hiện trong cơ quan, đơn vị mình phong trào thi đua “Nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án tạo nguồn phát triển án lệ". - Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học là đơn vị thường trực giúp Chánh án TAND, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trong công tác phát triển án lệ; nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện mẫu bản án, quyết định của Tòa án trình Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xem xét, ban hành để áp dụng thống nhất trong xét xử. - Học viện Tòa án phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, tỏ chức đào tạo, tập huấn về kỹ năng viết bản án, quyết định của Tòa án theo mẫu bản án, quyết định được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thông qua. Từ thực tiễn áp dụng án lệ, mới đây TAND tối cao đã ban hành Công văn số 146/TANDTC-PC hướng dẫn về việc viện dẫn, áp dụng án lệ trong xét xử với nội dung cụ thể như sau: Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 và các đạo luật tố tụng thì khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự; bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự phải được giải quyết như nhau. Việc viện dẫn, áp dụng hoặc không áp dụng án lệ khi xét xử, giải quyết những vụ việc cụ thể phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP. Theo đó, khi xét xử, giải quyết những vụ việc đã có án lệ thì Thẳm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu án lệ đó để quyết định việc viện dẫn, áp dụng hoặc không áp dụng. Trường hợp áp dụng án lệ thì số án lệ, số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ (nội dung khái quát của án lệ) phải được viện dẫn, phân tích trong phần "Nhận định của Tòa án"; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn nguyên văn những nội dung hạt nhân của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết các vụ việc tương tự. Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm thấy rằng án lệ và vụ việc mà Tòa án đang giải quyết không có tính chất tương tự hoặc do pháp luật đã thay đổi, do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp nhưng một trong các bên đương sự, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ ... đề nghị áp dụng án lệ thì việc không áp dụng án lệ cũng phải được nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.

7

3.

Thực tiễn áp dụng án lệ tại Việt Nam

3.1.

Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự

Những năm gần đây, chất lượng xét xử án dân sự của Tòa án các cấp ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều các vụ án bị hủy, cải sửa, thậm chí có nhiều vụ phải xử đi, xử lại, kéo dài nhiều năm, sau nhiều lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm rồi giám đốc thẩm rồi vẫn trở lại điểm xuất phát. Ngoài các yếu tố khách quan thì nguyên nhân chủ quan là do khi giải quyết, xét xử các loại vụ việc dân sự, Thẩm phán chưa nghiên cứu kỹ và vận dụng các quy định của pháp luật vào từng vụ án cụ thể để xử lý. Một số Thẩm phán chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong việc thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ không kỹ, bỏ sót chứng cứ, bỏ sót người tham gia tố tụng, đánh giá chứng cứ phiến diện, chủ quan dẫn đến việc ban hành quyết định, bản án không đúng, vi phạm tố tụng. Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến việc án dân sự bị hủy, sửa đó là áp dụng không thống nhất pháp luật ở các địa phương, nhất là các cấp xét xử. Ngày nay, việc thông qua và áp dụng án lệ sẽ hạn chế được thực trạng "án dân sự xử sao cũng được". Do đó, án lệ ra đời là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn xét xử án dân sự ở Việt Nam. 3.2.

Thực tiễn áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án dân sự

Trên cơ sở các quy định của luật và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán, ngày 06/4/2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 220/QĐ-CA công bố 06 án lệ đầu tiên và đến ngày 17/10/2016 ban hành Quyết định số 698/QĐ-CA công bố thêm 04 án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Thực tế, khi lựa chọn bản án để ban hành án lệ là rất khó khăn. Theo thống kê của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, năm 2016 đã lựa chọn 600 bản án, sau đó chọn ra 33 dự thảo án lệ để lựa chọn công bố 06 án lệ. Mới đây, Chánh án Toà án nhân dân tối cao Quyết định số 129/QĐ-TANDTC ngày 29/6/2017 thành lập Hội đồng tư vấn án lệ để lựa chọn ra những bản án đáp ứng được cả tiêu chí về nội dung và hình thức làm án lệ. Lý do án lệ dân sự (6/10) chiếm đa số bởi vì đối với lĩnh vực dân sự, khi văn bản không đầy đủ thì Tòa án vẫn phải giải quyết như BLDS 2015 đã quy định: "Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng" và "trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thi áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. Trường hợp không thế áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng". 8

Một vài các án lệ dân sự cụ thể: - Án lệ số 02/2016/AL về vụ án "Tranh chấp đòi lại tài sản" - Án lệ số 03/2016/AL về vụ án "Ly hôn" - Án lệ số 04/2016/AL về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất" - Án lệ số 05/2016/AL về vụ án "Tranh chấp di sản thừa kế" -...


Similar Free PDFs