Bài tập củng cố KTVM - huuhuh PDF

Title Bài tập củng cố KTVM - huuhuh
Author Anonymous User
Course quản trị kinh doanh
Institution Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 238.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 30
Total Views 189

Summary

huuhuh...


Description

BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC MÔN: KINH TẾ VI MÔ CHƯƠNG 1: Kinh tế vi mô và những vấn đề cơ bản của nhà kinh tế Câu 1: Dựa vào mô hình đường giới hạn năng lực sản xuất (PPF) của một doanh nghiệp chỉ sản xuất 2 loại mặt hàng là xe đạp (X) và quần áo (Y). Điểm A trên mô hình được hiểu là một phương án sản xuất thể hiện sự phối hợp giữa số lượng hai hàng hóa X và Y. Trong điều kiện nguồn lực và thời gian nhất định: 1. Khi nào A có thể thưc hiện được và hiệu quả? Tại sao? 2. Giả sử A’ nằm ngoài PPF và doanh nghiệp muốn thực hiện A’ thì điều kiện về nguồn lực của doanh nghiệp phải thay đổi như thế nào? Minh họa bằng đồ thị. Câu 2: Những nhận định sau Đúng hay Sai? Giải thích? 1) “Khi giá lúa gạo giảm xuống thấp, Chính phủ nên có biện pháp trợ giá cho nông dân” là nhận định thực chứng. 2) Giả sử một nền kinh tế chỉ sản xuất hai mặt hàng là lương thực (X) và quần áo (Y). Phương án sản xuất A chỉ sự kết hợp giữa hai hàng hóa này. Nếu A nằm phía trong đường giới hạn khả năng sản xuất thì A được hiểu là phương án sản xuất có thể thực hiện được và hiệu quả. 3) Giả sử một nền kinh tế chỉ sản xuất hai mặt hàng là X và Y. Phương án sản xuất A chỉ sự phối hợp về số lượng giữa X và Y. Nếu A nằm phía ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất thì A được hiểu là phương án sản xuất có thể thực hiện được và hiệu quả. 4) An nghỉ việc để tham gia một khóa học thêm. Chi phí cơ hội của việc đi học thêm bao gồm học phí của khóa học, chi phí mua sách vở, chi phí ăn uống trong thời gian tham gia khóa học và thu nhập lẽ ra An có thể kiếm được nếu đi làm. 5) Giá vé xem phim là 50 nghìn đồng. Chi phí cơ hội của việc đi xem phim là việc sử dụng tốt nhất lượng thời gian xem phim vào việc khác. CHƯƠNG 2: Lý thuyết cung, cầu hàng hóa và dịch vụ Câu 1: Cho biểu cung – cầu phôi thép (X) trên thị trường Hà Nội như sau: Giá (nghìn đồng/kg) 1 1 1 2 2 2 4 6 8 0 2 4 Lượng cung (triệu tấn) 2 2 3 3 3 4 2 6 0 4 8 2 Lượng cầu (triệu tấn) 4 3 3 3 3 3 0 8 6 4 2 0 1. Viết phương trình hàm cung, hàm cầu sản phẩm X. Xác định giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm X? 2. Nếu chính phủ ấn định giá đối với sản phẩm X là 25 nghìn đồng/kg, thị trường xảy ra hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt? Lượng dư thừa/ thiếu hụt là bao nhiêu? Tính khoản tiền Chính phủ phải chi ra để giải quyết phần dư thừa/ thiếu hụt trên thị trường? 3. Giả sử thay vì ấn định mức giá cho sản phẩm X, Chính phủ quy định người bán không được phép bán vượt quá mức giá 25 nghìn đồng/kg. Thị trường sẽ hoạt động ở mức giá và sản lượng nào? Tại sao?

Câu 2: Cho phương trình đường cầu và đường cung thị trường của hàng hóa A như sau: Q D =13−P Q S =1+2. P

Trong đó, P tính bằng USD và Q tính bằng kg. a. Tính giá và sản lượng cân bằng. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng và nêu ý nghĩa kinh tế? b. Chính phủ đánh thuế vào người bán t = 1USD/kg. Tính giá và sản lượng cân bằng mới. Xác định mức thuế mà người mua và người bán phải gánh chịu? c. Tính thặng dư của người tiêu dùng CS trước và sau khi đánh thuế? Câu 3: Cho hàm cầu, hàm cung về bắp cải (X) trên thị trường Hà Nội như sau: PD =54−Q D và PS =3+0,5. Q S Trong đó: P tính bằng nghìn đồng, Q tính bằng kg 1. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường? Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng? 2. Nếu chính phủ ấn định giá đối với sản phẩm là 15 nghìn đồng/kg. Thị trường xảy ra hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa? Xác định lượng dư thừa (thiếu hụt)? 3. Nếu chính phủ ấn định P = 15 nghìn đồng/kg nhưng không giải quyết phần dư thừa (thiếu hụt) hàng hóa, tính thặng dư tiêu dùng (CS)? Câu 4: Cho phương trình đường cầu và đường cung thị trường của hàng hóa A như sau: PD =13−Q và PS =−0,5+0,5. Q Trong đó, P tính bằng $, Q tính bằng đơn vị 1. Tính giá và sản lượng cân bằng. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng và nêu ý nghĩa kinh tế. 2. Chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp tr = 1$/ đơn vị. Tính giá và sản lượng cân bằng mới. 3. Xác định mức trợ cấp mà người mua và người bán được hưởng. Câu 5: Cho biểu cung – cầu thịt bò Úc nhập khẩu trên thị trường Hà Nội như sau: Q S =2. P S−6 và Q D =−P D +54 1. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường? Tính hệ số co giãn của cầu trong khoảng giá từ P0=16 nghìn đồng đến P1=18 nghìn đồng? 2. Nếu chính phủ đánh thuế vào người bán 1 nghìn đồng/kg bán ra. Giá và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào? 3. Tính phần thuế mà người bán và người mua phải gánh chịu? Ai phải nộp thuế nhiều hơn? Doanh thu từ thuế của Chính phủ bằng bao nhiêu? Câu 6: Cho biểu cung cầu đối với bếp gas như sau: Mức giá Số lượng Số lượng (nghìn cầu cung đồng) (triệu chiếc) (triệu chiếc) 500 20 8 520 18 10 540 16 12 560 14 14 580 12 16 600 10 18

1. Viết phương trình hàm cung cầu đối với bếp gas. Xác định giá và sản lượng cân bằng của bếp gas. Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng tại điểm cân bằng? 2. Nếu chính phủ ấn định giá sàn đối với sản phẩm là 590 nghìn đồng/sp, thị trường dư thừa một lượng bằng bao nhiêu? Hãy xác định thặng dư của người tiêu dùng trước và sau khi chính phủ áp dụng chính sách giá sàn. 3. Điều gì sẽ xảy ra với đường cầu của bếp gas khi giá gas tăng lên? Câu 7: Cho biểu cung cầu đối với sản phẩm A như sau: Mức giá Số lượng Số lượng (nghìn cầu cung đồng) (đơn vị) (đơn vị) 5 10 40 4 15 30 3 20 20 2 25 10 1 30 0 1. Viết phương trình hàm cung, hàm cầu sản phẩm A. Xác định giá và sản lượng cân bằng. 2. Giả sử giá được ấn định bằng 2,5 nghìn đồng/đơn vị. Hãy phân tích tình hình thị trường và biện pháp can thiệp của Chính phủ (nếu có) để ổn định thị trường? 3. Giả sử lượng cầu sản phẩm A tại mỗi mức giá cho trước tăng lên gấp đôi. Xác định trạng thái cân bằng mới của thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng và nêu ý nghĩa kinh tế. Câu 8: Cho hàm số cung cầu đối với bếp điện như sau: PD =700 −10.Q và PS =420+10. Q Trong đó: P tính bằng nghìn đồng/chiếc, Q tính bằng triệu chiếc. 1. Xác định giá và sản lượng cân bằng của bếp điện? Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng của thị trường? Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng tại điểm cân bằng. 2. Nếu chính phủ ấn định giá trần đối với sản phẩm là 540 nghìn đồng/sp, thị trường thiếu hụt một lượng bằng bao nhiêu? Thặng dư của nhà sản xuất trước và sau khi Chính phủ thực hiện chính sách giá trần bằng bao nhiêu? 3. Điều gì sẽ xảy ra với đường cầu của bếp điện khi giá bếp gas tăng lên? Câu 9: Cho hàm số cung cầu đối với sản phẩm A như sau: Q D = 35 – 5.P và QS = -10 + 10.P. Trong đó P tính bằng nghìn đồng, Q tính bằng đơn vị. 1. Xác định giá và sản lượng cân bằng. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng và nêu ý nghĩa kinh tế. 2. Giả sử giá được ấn định bằng 4 nghìn đồng/ đơn vị. Hãy phân tích tình hình thị trường và biện pháp can thiệp của chính phủ (nếu có) để ổn định thị trường? 3. Giả sử chính phủ đánh thuế vào người bán t = 1 nghìn đồng/ đơn vị. Xác định trạng thái cân bằng mới của thị trường. Phần thuế mà người bán và người mua phải gánh chịu là bao nhiêu? Câu 10: Cho biểu cung cầu đối với nho Ninh Thuận như sau: Mức giá Số lượng Số lượng (nghìn cầu cung đồng) (kg) (kg) 50 200 80

52 54 56 58 60

180 160 140 120 100

100 120 140 160 180

a. Viết phương trình hàm cung cầu đối với nho Ninh Thuận. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng? b. Nếu chính phủ trợ cấp cho người trồng nho Ninh Thuận 2 nghìn đồng/ kg thì giá và sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Mức trợ cấp mà người trồng nho và người mua được hưởng là bao nhiêu? c. Điều gì sẽ xảy ra với thị trường nho Ninh Thuận nếu thời tiết thuận lợi cho người trồng nho? Câu 11: Những nhận định sau Đúng hay Sai? Giải thích? 1) Đường cầu thịt bò dịch chuyển toàn bộ sang trái khi giá thịt bò tăng (điều kiện các yếu tố khác không thay đổi). 2) Cầu là số lượng của một hàng hóa – dịch vụ và người mua sẵn sàng mua tại mỗi mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi). 3) Lượng cầu là số lượng một loại hàng hóa dịch vụ nào đó mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua tại một mức giá xác định (điều kiện yếu tố khác không đổi). 4) Đường cầu về mặt hàng X dịch chuyển toàn bộ sang phải khi giá của X giảm (điều kiện các yếu tố khác không đổi). 5) Thu nhập của người tiêu dùng tăng, đường cầu trên thị trường hàng hóa X chắc chắn dịch chuyển sang phải (điều kiện các yếu tố khác không đổi). 6) Nếu giá hàng hóa Y tăng khiến cầu hàng hóa X giảm thì X và Y là hai hàng hóa thay thế cho nhau. 7) Nếu X và Y là hai hàng hóa thay thế cho nhau thì giá hàng hóa Y tăng sẽ làm cho đường cầu hàng hóa X dịch sang phải (điều kiện các yếu tố khác không đổi). 8) Chính phủ tăng thuế (t/đvsp) đánh vào người bán làm dịch chuyển đường cung sang trái (điều kiện yếu tố khác không đổi). 9) Giá thịt bò tăng làm cho giá các thực phẩm được chế biến sẵn từ thịt bò như thịt hộp, thịt bò khô… tăng (điều kiện các yếu tố khác không đổi). 10) Nếu giá hàng hóa X đang cao hơn mức giá cân bằng của thị trường, người mua có thể mua được số lượng hàng hóa X mà họ sẵn sàng mua. 11) Nếu cung tăng, đồng thời cầu tăng trên thị trường hàng hóa X thì giá và sản lượng cân bằng của hàng hóa này chắc chắn tăng. 12) Nội dung: Nếu các doanh nghiệp kỳ vọng trong thời gian tới giá hàng hóa X tăng mạnh thì cung hàng hóa X ở hiện tại sẽ giảm (các yếu tố khác không đổi). 13) Chính phủ quyết định tăng trợ cấp cho người trồng cà phê 1 nghìn đồng/kg. Điều này làm cho giá và sản lượng cân bằng trên thị trường cà phê tăng. 14) Trạng thái dư thừa một loại hàng hóa xảy ra khi giá hàng hóa đó đang cao hơn giá cân bằng trên thị trường. 15) Giá trần là mức giá cao nhất được giao dịch do chính phủ đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của một nhóm người tiêu dùng.

16) Giá sàn là mức giá cao nhất được giao dịch do chính phủ đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của một nhóm người tiêu dùng. 17) Giá sàn luôn bảo vệ được quyền lợi của nhà sản xuất. 18) Thuế (t/đvsp) đánh vào người bán hàng hóa X tăng dẫn đến giá cân bằng cao hơn và sản lượng cân bằng hàng X thấp hơn (điều kiện các yếu tố khác không đổi). 19) Tăng cường quảng cáo cho sản phẩm X là sự cố gắng của doanh nghiệp làm dịch chuyển đường cầu sang phải. 20) X là hàng hóa thông thường. Nếu cung hàng hóa X giảm trong khi thu nhập của người tiêu dùng giảm thì có thể giữ cho sản lượng cân bằng hàng X trên thị trường không thay đổi. 21) Năm nay, thời tiết thuận lợi khiến cho cung về nhãn tăng, người tiêu dùng được mua nhãn với giá rẻ hơn so với những năm trước (các yếu tố khác không đổi). 22) Giả sử thị trường hàng hóa X là tự do (không có sự can thiệp của chính phủ). Giá ban đầu của hàng hóa X thấp hơn giá cân bằng. Thị trường hàng hóa X sẽ duy trì hoạt động ở trạng thái thiếu hụt hàng hóa. 23) Xét thị trường hàng X tuân theo quy luật cung – cầu. Chính phủ đánh thuế (t/đvsp) vào người bán. Hàm ý người bán sẽ gánh chịu toàn bộ phần thuế này và là người nộp thuế trực tiếp cho chính phủ. 24) Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, hướng dịch chuyển của đường cầu về hàng hóa thứ cấp và đường cầu về hàng hóa thông thường là ngược nhau. 25) Hội người bảo vệ tiêu dùng khuyến cáo các cha mẹ không nên cho trẻ em uống các loại nước ngọt có thương hiệu X, điều này khiến giá X trên thị trường tăng. Câu 12: Xét thị trường bò trong nước. Điều kiện các yếu tố khác không đổi, điều gì xảy ra với giá và sản lượng cân bằng trên thị trường thịt bò trong nước, nếu: a. Trước vấn nạn “thực phẩm bẩn”, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chuyển sang tiêu dùng thịt bò nhập khẩu từ Úc thay cho thịt bò trong nước. b. Các trang trại nuôi bò áp dụng rộng rãi kỹ thuật nuôi bò mới, tiên tiến, cho phép bò sinh trưởng tốt hơn. Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu) Câu 13: Xét thị trường bánh mì. Điều kiện các yếu tố khác không đổi, điều gì xảy ra với giá và sản lượng cân bằng trên thị trường bánh mì, nếu: a. Giá bột mì tăng mạnh. b. Người tiêu dùng hạn chế tiêu dùng bánh mì do được khuyến cáo nên giảm tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày. Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu) Câu 14: Xét thị trường mũ bảo hiểm xe máy. Điều kiện các yếu tố khác không đổi, điều gì xảy ra với giá và sản lượng cân bằng trên thị trường này, nếu: a. Chính phủ giảm thuế đang đánh vào các nhà sản xuất mũ bảo hiểm này xuống mức = 0đ/đvsp. b. Chính phủ đẩy mạnh công tác truyền thông đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy.

Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu) Câu 15: Xét thị trường gạo tám Hải Hậu. a. Điều kiện các yếu tố khác không đổi, giải thích điều gì xảy ra với giá và sản lượng giao dịch trên thị trường này nếu giá phân bón tăng mạnh. b. Thị trường Hải Hậu đang xảy ra hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa nếu Chính phủ áp dụng mức giá sàn (biết rằng mức giá sàn cao hơn mức giá hiện tại). Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu) Câu 16: Xét thị trường chè Thái Nguyên. a. Điều kiện các yếu tố khác không đổi, giải thích điều gì xảy ra với giá và sản lượng giao dịch trên thị trường này nếu thời tiết thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc chè. b. Thị trường chè Thái Nguyên xảy ra hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa nếu Chính phủ áp dụng mức giá trần (biết rằng giá trần đang thấp hơn giá hiện tại) Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu) Câu 17: Xét thị trường thép trong nước. a. Điều kiện các yếu tố khác không đổi, giải thích điều gì xảy ra với giá và sản lượng giao dịch trên thị trường này nếu giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất ra thép giảm. b. Thị trường thép xảy ra hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa nếu Chính phủ áp dụng mức giá trần (biết rằng giá hiện tại của thép đang cao hơn mức giá trần) Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu) Câu 18: Xét thị trường gà trong nước. Điều kiện các yếu tố khác không đổi, điều gì xảy ra với giá và sản lượng cân bằng trên thị trường thịt gà trong nước nếu: a. Giá thịt lợn tăng mạnh. b. Chính phủ trợ cấp cho người nuôi gà 3 nghìn đồng/kg. Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu) Câu 19: a. Thế nào là giá trần? b. Giả sử chính phủ đặt mức giá trần cho thị trường hàng X (giá trần thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường tự do). Thị trường xảy ra dư thừa hay thiếu hụt? Tại sao? c. Chính phủ có thể làm gì để đảm bảo rằng tất cả người tiêu dùng có thể mua được lượng hàng mà họ muốn tại mức giá trần? (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu) Câu 20: a. Thế nào là giá sàn? b. Giả sử chính phủ đặt mức giá sàn cho thị trường hàng X (giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường tự do). Thị trường xảy ra dư thừa hay thiếu hụt? Tại sao? c. Chính phủ có thể dùng biện pháp gì để đảm bảo tất cả người bán có thể bán được lượng hàng mà họ muốn tại mức giá sàn? (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu)

CHƯƠNG 3: Độ co giãn Câu 1: Những nhận định sau Đúng hay Sai? Giải thích? 1) Hệ số co giãn của cầu theo giá của mặt hàng X là -0,5. Hàm ý, khi giá hàng X giảm 1%, lượng cầu hàng X giảm 0,5%. 2) Khi giá sản phẩm tăng lên dẫn đến doanh thu của người bán sản phẩm X giảm xuống. Như vậy, hệ số co giãn của cầu theo giá của sản phẩm X có giá trị tuyệt đối lớn hơn 1. 3) Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng 20%. Lượng cầu hàng hóa X tăng 40%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì ta có thể kết luận X là hàng hóa thiết yếu. 4) Nếu hai sản phẩm X và Y là hai hàng hóa bổ sung cho nhau thì Exy < 0. 5) Với cầu hoàn toàn không co giãn, khi chính phủ đánh thuế t/đvsp vào người bán, người bán sẽ phải gánh chịu toàn bộ thuế. 6) Với cầu tương đối co giãn, tăng giá làm giảm doanh thu. 7) Nếu hai sản phẩm X và Y là hai hàng hóa thay thế cho nhau thì E Dxy < 0. 8) Với cầu tương đối ít co giãn, tăng giá làm giảm doanh thu. 9) Độ co giãn của cầu theo giá thay đổi dọc theo đường cầu tuyến tính, mức giá càng cao thì cầu càng co giãn. 10) Giả sử cầu hàng hóa X co giãn đơn vị. Khi doanh nghiệp tăng giá bán 10%, tổng doanh thu của doanh nghiệp là không đổi. Câu 2: Xét cầu hàng hóa X. a. Nếu giá hàng hóa X trên thị trường tăng 5%, lượng cầu hàng X thay đổi bao nhiêu % biết hệ số co giãn của cầu theo giá E DP = -0,62? b. Thu nhập của người tiêu dùng tăng làm cho cầu về hàng hóa X tăng. Đường cầu hàng hóa X dịch chuyển sang phải hay sang trái? X là loại hàng hóa gì? c. Giá hàng hóa Y tăng làm cho cầu hàng hóa X giảm. X và Y là hai hàng hóa thay thế hay bổ sung cho nhau? Nêu 1 ví dụ minh họa. Câu 3: Cầu thị trường về nhãn ở Việt Nam tương đối ít co giãn. a. Năm nay, do thời tiết thuận lợi, nhãn được mùa bội thu. Tuy nhiên, người trồng nhãn không cảm thấy vui vì điều này? Tại sao? Minh họa bằng đồ thị. b. Theo bạn, Chính phủ cần làm gì để hỗ trợ người trồng nhãn? (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu) Câu 4: Cầu thị trường về Chanh đào ở Việt Nam tương đối ít co giãn. a. Năm nay thời tiết không thuận lợi, Chanh đào không được mùa. Điều này khiến cho doanh thu của người nông dân tăng hay giảm? Tại sao? b. Viện nông nghiệp vừa nghiên cứu và tìm ra giống Chanh đào mới, ra quả quanh năm với năng suất cao. Điều này tác động thế nào đến thị trường Chanh đào thời gian tới? (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu) Câu 5: Cầu về thị trường Na ở Việt Nam tương đối co giãn. a. Năm nay, do thời tiết không thuận lợi, Na mất mùa nhưng tăng giá. Tuy nhiên, giá tăng vẫn không làm người trồng Na cảm thấy vui? Tại sao?

b. Giả sử giá cam trên thị trường tăng mạnh. Điều này ảnh hưởng đến thị trường Na như thế nào? c. Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị. (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu) Câu 6: Xét cầu hàng hóa X là đường thẳng, có hệ số co giãn của cầu theo giá E PD=−1,5 a. Nêu ý nghĩa kinh tế của hệ số co giãn của cầu theo giá nêu trên. b. Nếu giá hàng hóa X trên thị trường tăng 10% thì lượng cầu hàng X thay đổi bao nhiêu %? c. Giá nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng X tăng, điều này tác động đến giá và sản lượng cân bằng trên thị trường hàng X như thế nào? Vẽ hình minh họa. Câu 7: Giả sử đường cầu thị trường Vải thiều có hệ số co giãn của cầu theo giá E PD=−0.7 a. Nêu ý nghĩa kinh tế của hệ số E PD=−0,7 b. Nếu giá Vải thiều trên thị trường tăng 5%, lượng cầu vải thiều thay đổi bao nhiêu %? c. Để tăng tổng doanh thu bán hàng, doanh nghiệp nên tăng hay giảm giá bán? Tại sao? Câu 8: Giả sử hàm cầu của hàng hóa B được biểu diễn như sau: Q D =5. I +50 . Trong đó, I là thu nhập tính bằng triệu đồng và Q tính bằng chiếc. 1. Nêu khái niệm và công thức tổng quát tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập ( E ID ). 2. Nêu cách tính hệ số co giãn điểm của cầu theo thu nhập. Từ đó ứng dụng tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập đối với hàng hóa đó tại mức thu nhập I 0=5 triệu đồng. Nêu ý nghĩa kinh tế? Hàng hóa này thuộc loại hàng hóa gì? 3. Nêu cách tính hệ số co giãn khoảng của cầu theo thu nhập. Tính hệ số co giãn khoảng của cầu theo thu nhập nếu thu nhập tăng từ 5 triệu đồng lên 10 triệu đồng. Nêu ý nghĩa kinh tế. Câu 9: Một công ty ước lượng được hàm cầu đối với sản phẩm của mình như sau: QDx =500 −0,3. P y . Trong đó, Q x là lượng cầu đối với hàng hóa X do công ty cung cấp và P y là giá của hàng hóa Y có liên quan đến hàng hóa X. D 1. Nêu khái niệm và công thức tổng quát tính hệ số co giãn của cầu theo giá chéo ( E xy )? 2. Nêu cách tính hệ số co giãn điểm của cầu theo giá chéo. Từ đó ứng dụng hệ số co giãn của cầu tại mức giá P y =40 . Nêu ý nghĩa kinh tế? X và Y là hai hàng hóa thay thế hay bổ sung nhau? 3. Nêu cách tính hệ số co giãn khoảng của cầu theo giá chéo. Ứng dụng tính hệ số co giãn khoảng của cầu theo giá khi P y nằm trong khoảng từ (40 – 20). Nêu ý nghĩa kinh tế. Câu 10: Giả sử hàm cầu của hàng hóa B được biểu diễn như sau: Q D =−2. I +30 . Trong đó I là thu nhập tính bằng triệu đồng và Q tính bằng chiếc. 1. Nêu khái niệm và công thức tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập ( E ID ) 2. Nêu cách tính hệ số co giãn điểm của cầu theo thu nhập. Từ đó, ứng dụng hệ số co giãn của cầu theo thu nhập đối với hàng hóa đó tại mức thu nhập I 0=5 triệu đồng. Nêu ý nghĩa kinh tế? Hàng hóa này thuộc loại hàng hóa gì? 3. Nêu cách tính hệ số co giãn khoảng của cầu theo thu nhập. Tính hệ số co giãn khoảng của cầu đối với thu nhập nếu thu nhập tăng từ 5 tri...


Similar Free PDFs