Bài tập lớn-đã chuyển đổi-đã nén PDF

Title Bài tập lớn-đã chuyển đổi-đã nén
Author chinh nguyễn
Course Kỹ năng làm việc nhóm
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 52
File Size 3.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 244
Total Views 432

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾVIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH⃰ ⃰ ⃰BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦNKĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓMNĂM HỌC 2021 -Đề tài: Theo anh/chị những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự thành công của một nhóm? Với mỗi yếu tố lấy ví dụ thực tiễn để chứng minh.MÃ HỌC PHẦN : BSA1054 12GIẢNG VIÊN : TS. Bùi Thị Quyên T...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH   

BÀI T Ậ P L Ớ N K Ế T THÚC H Ọ C PH Ầ N KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM NĂM HỌC 2021-2022 Đề tài: Theo anh/chị những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự thành công của một nhóm? Với mỗi yếu tố lấy ví dụ thực tiễn để chứng minh.

MÃ H Ọ C PH Ầ N : BSA1054 12 GIẢNG VIÊN : TS. Bùi Thị Quyên ThS. Nguyễn Thu Thảo

Hà N ội – Năm 2022

Thành viên trong nhóm: Mã sinh viên

Họ và tên Nguyễn Thị Kiều Chinh

:

21050159

Nguyễn Thị Mai Châm

:

21050154

Phạm Thanh Huyền

:

21050226

Phan Thị Diễm Quỳnh

:

21050316

Đỗ Văn Khải

:

21050232

Nguyễn Quốc Học

:

21050213

1

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3 B. NỘI DUNG ................................................................................................ 4 CHƯƠNG I: TINH THẦN HỢP TÁC, TRÌNH ĐỘ MỖI THÀNH VIÊN VÀ LEADER CÓ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO .............................................. 4 I.CÓ TINH THẦN HỢP TÁC .................................................................... 4 II. LEADER CÓ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO ............................................. 7 III. TRÌNH ĐỘ MỖI THÀNH VIÊN ....................................................... 11 CHƯƠNG II: NGAY THẲNG, VÔ TƯ TRONG LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÂY DỰNG MỤC TIÊU CHUNG CHO CẢ NHÓM ............................... 13 I. NGAY THẲNG, VÔ TƯ TRONG TEAMWORK ............................... 13 II. XÂY DỰNG MỤC TIÊU CHO CẢ NHÓM....................................... 17 CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG LẮNG NGHE VÀ PHÁT BIỂU, KHẢ NĂNG THUYẾT PHỤC VÀ SỰ TRỢ GIÚP TỪ BÊN NGOÀI ............................ 22 I. LẮNG NGHE & PHÁT BIỂU Ý KIẾN CÁ NHÂN ............................ 22 II. SỰ TRỢ GIÚP BÊN NGOÀI .............................................................. 26 III. KHẢ NĂNG THUYẾT PHỤC........................................................... 27 CHƯƠNG III: SỰ TIN TƯỞNG VÀ THÁI ĐỘ LÀM VIỆC..................... 31 I. MỌI NGƯỜI TIN TƯỞNG LẪN NHAU ............................................ 31 II. THÁI ĐỘ LÀM VIỆC ......................................................................... 35 CHƯƠNG IV: ĐOÀN KẾT, TRÁCH NHIỆM ........................................... 39 I. THẾ NÀO LÀ TEAMWORK, TRÁCH NHIỆM. ................................ 39 II. LỢI ÍCH KHI LÀM VIỆC CÓ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM ......... 42 III. Ý THỨC TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG VIỆC .................................. 43 IV. Ý THỨC TRÁCH NHIỆM VỚI TỔ CHỨC ...................................... 44 V. TINH THẦN TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG VIỆC BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO? ..................................................................................... 46 VI. XÂY DỰNG TINH THẦN TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG VIỆC ................................................................................................................... 48 VII. VÍ DỤ ................................................................................................ 49 C. KẾT LUẬN.............................................................................................. 50 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 51 2

A. LỜI MỞ ĐẦU Mọi người nhắc nhiều đến teamwork - làm việc đội nhóm, đơn giản là vì dù đi học hay đi làm, người ta cũng phải giao tiếp và làm việc với nhiều người khác. Tuy nhiên, ngày xưa, vẫn có nhiều người làm việc không liên quan gì đến ai mà vẫn tồn tại được như thường. Cho nên, teamwork trước đây là kỹ năng nếu có sẽ nâng tầm người lao động lên, khiến họ có giá trị hơn trong mắt người tuyển dụng. Cho đến khi... - Đến khi nền kinh tế sáng tạo bắt đầu với cuộc cách mạng 4.0, đòi hỏi tất cả mọi thứ, mọi ý tưởng, mọi dự án phải là sự kết hợp của nhiều mảng chuyên môn khác nhau. Thế kỷ 21 đặt một đề bài hết sức nghiệt ngã, làm việc nghĩa là phải "collaborate - cộng tác" với nhiều loại người, cả trong và ngoài tổ chức, có thể là full-time, part-time hay freelance, từ những nền văn hoá khác nhau, với những chuyên môn khác nhau, cá tính khác nhau, góc nhìn hoàn toàn khác nhau, v.v... Không ai trong thế kỷ này có thể đóng cửa một mình làm việc của mình không liên quan đến ai đó khác. Ngay cả những nghề nghiệp ngày xưa không cần giao tiếp nhiều, ví dụ như hoạ sỹ, giờ cũng phải ngồi lại với người làm sản xuất, người làm tech, người biết kinh doanh trên môi trường blockchain để bán quyền sở hữu tác phẩm cho nghệ sỹ, v.v... Chưa bao giờ loài người cần nhau hơn lúc này, khi tất cả những gì họ cần tạo ra đều phải từ sức mạnh của sự cộng tác. Teamwork vì vậy trở thành kỹ năng thiết yếu, kỹ năng sinh tồn, nghĩa là không có nó thì bạn không sống nổi trong môi trường làm việc, đừng nói gì đến thăng tiến và lãnh đạo. Làm gì cũng phải có một team, dù bạn có thích hay không thích. Thích thì tốt. Không thích thì phải học cách thích nghi chứ không còn chỗ để trốn đâu, trừ phi bạn không muốn làm việc và tạo ra giá trị hay tiền bạc. Giờ, bạn dành thời gian riêng tư cho cá nhân mình và phản tư đi, đưa kỹ năng này vào kế hoạch rèn luyện của mình. Đừng chần chờ gì nữa khi đã hiểu nó là kỹ năng thiết yếu!

3

B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: TINH THẦN HỢP TÁC, TRÌNH ĐỘ MỖI THÀNH VIÊN VÀ LEADER CÓ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO I.CÓ TINH THẦN HỢP TÁC 1.Hợp tác là gì -Hợp tác là quá trình làm việc, hành động cùng nhau vì lợi ích chung dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không phương hại đến lợi ích người khác. Sự hợp tác ăn ý là yếu tố vô cùng quan trọng để làm nên thành công trong một nhóm làm việc. - Trong thực tiễn ta có thể thấy rõ được sự ảnh hưởng của tinh thần hợp tác đến việc đưa cả nhóm đến thành công. Trong quá trình làm bài tập lớn cuối kì, từng thành viên nhóm Dream Makers đều có tinh thần hợp tác. Các thành viên đều chủ động hợp tác, trao đổi để hoàn thiện công việc được giao. Chinh là người phụ trách làm menu và Huyền là người phụ trách tìm và mua những dụng cụ trong nhà bếp và liên quan đến menu. Huyền và Chinh đã chủ động hợp tác cùng làm việc và tính ra được số tiền nguyên liệu và tiền dụng cụ nhà bếp. Sau khi tính toán xong tất cả thì Huyền và Chinh lại phối hợp với Châm để tính ra số vốn ban đầu. Nhờ có tinh thần hợp tác mà công việc được diễn ra một cách trơn tru, năng suất hơn. 2.Vai trò của tinh thần hợp tác - Tinh thần hợp tác có vai trò quan trọng trong việc làm nên thành công của cả nhóm: + Giúp mọi người đoàn kết hơn, có ý thức thức giác và tập trung hơn trong công việc. + Giúp công việc được hoàn thiện tốt hơn, nâng cao năng suất làm việc của nhóm.

4

(doanhnhansaigon.vn) + Giúp giải quyết vấn đề dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho các thành viên phát huy hết khả năng của mình. Đồng thời cũng là điều kiện cho các thành viên phát triển bản thân hơn. 3. Làm cách nào để phát huy tốt tinh thần hợp tác của một nhóm làm việc? - Một nhóm làm việc không thể nào tránh khỏi những xung đột, tranh cãi trong quá trình làm việc. Vì vậy mà chúng ta cần những yếu tố để xây dựng tinh thần hợp tác để nâng cao hiệu suất làm việc trong nhóm. Sau đây là một vài yếu tố giúp bạn xây dựng được tinh thần hợp tác. Mọi người hợp tác với nhau đều vì lợi ích chung hoặc riêng của bản thân. + Yếu tố đầu tiên, chính là xác định được mục tiêu chung khi hợp tác với nhau trong một nhóm làm việc. Khi xác định được mục tiêu chung của nhóm thì các thành viên trong nhóm sẽ biết phải đi theo hướng nào để công việc được hoàn thành tốt nhất. Họ sẽ biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý. Khi mục tiêu đủ lớn, các thành viên sẽ sẵn sàng bỏ qua những

5

tranh chấp, xung đột để cùng nhau hợp tác, hỗ trợ nhau hoàn thành mục tiêu chung mà cả nhóm đã đề ra. + Yếu tố thứ hai, chính là vai trò của từng thành viên. Khi phân công công việc cần phải phân công rõ ràng công việc giữa các thành viên để họ biết rõ vai trò của mình và biết được vai trò của mình có ảnh hưởng hay liên kết đến các thành viên khác như thế nào. Điều này giúp các thành viên chủ động hợp tác với nhau hơn. + Yếu tố thứ ba, chính là giao tiếp. Khi đã sẵn sàng hợp tác với nhau trong công việc thì giao tiếp chính là phương tiện để các thành viên phối hợp với nhau nhịp nhàng. Chủ động giao tiếp với các thành viên trong nhóm sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về công việc mình cần làm, giúp giải quyết những mâu thuẫn dễ hơn.

(thuthuatphanmem.vn) + Yếu tố thứ tư, chính là môi trường làm việc. Khi cùng hợp tác làm việc không thể tránh khỏi những điều không mong muốn như xung đột giữa các thành viên vì nói xấu sau lưng, vì ghét nhau… vì vậy mà việc xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp giúp các thành viên gắn kết với nhau cũng là một yếu tố quan trọng. + Yếu tố cuối cùng, chính là người lãnh đạo. Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, là người đứng đầu bạn cần phải công bằng trong công 6

việc, lấy được sự tin tưởng từ nhân viên, có khả năng liên kết các thành viên trong nhóm. Có thể nói nhóm trưởng như là một nhạc trưởng giúp các thành viên trong nhóm hợp tác với nhau hiệu quả hơn. II. LEADER CÓ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO - Như ta đã biết trưởng nhóm có vai trò rất quan trọng trong một nhóm. Leader là người lãnh đạo nhóm, đứng đầu và điều phối các hoạt động của một tập thể. Họ là người định hướng và lên kế hoạch sau đó phân công và đảm bảo tiến độ công việc.

(Nguồn: vietnambiz.vn) 1.Nhóm trưởng có vai trò như thế nào trong một nhóm làm việc? - Vai trò của nhóm trưởng có liên quan trực tiếp đến từng thành viên trong nhóm. + Nhóm trưởng là người phân chia công việc trong nhóm. Họ có trách nhiệm là phải phân chia công việc một cách hợp lý và công bằng, phù hợp với điểm mạnh của từng thành viên. + Trưởng nhóm là người đề ra quy tắc làm việc và chỉ tiêu công việc. Điều này giúp các thành viên có ý thức hơn và xác định rõ được trách nhiệm của bản thân trong công việc. Việc đặt ra quy tắc và mục tiêu cũng giúp nhóm trưởng đánh giá các thành viên trong nhóm dễ dàng hơn. 7

(jobsgo.vn) + Là người gắn kết các thành viên trong nhóm, giúp nhóm luôn đoàn kết bằng cách lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm. + Nhóm trưởng có vai trò quan trọng trong việc giúp các thành viên phát huy được điểm mạnh và phát triển năng lực của bản thân. Trong quá trình làm việc, trưởng nhóm có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu của từng người. Từ đó, trưởng nhóm sẽ giao việc phù hợp với khả năng của mỗi người giúp họ phát huy được hết khả năng.

(baotainguyenmoitruong.vn) 8

+ Nhóm trưởng có vai trò trong việc giám sát, báo cáo công việc. Họ sẽ là những người báo cáo công việc lên cấp trên, giám sát tiến độ công việc, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ. - Trong thực tiễn, ta có thể thấy được trưởng nhóm có ảnh hưởng như thế nào tới sự thành công của một nhóm. Mỗi khi mà nhóm Dream Makers được giao một nhiệm vụ, bạn Châm nhóm trưởng luôn chủ động phân tích, lên kế hoạch và phân chia nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng thành viên. Khi có vấn đề phát sinh, Châm luôn chủ động họp để gắn kết các thành viên trong nhóm lại với nhau để tìm cách khắc phục vấn đề. Chính nhờ sự lãnh đạo và phân chia công việc kịp thời từ trưởng nhóm mà cả nhóm Dream Makers có thể phát huy hết khả năng để hoàn thành công việc đúng thời hạn và làm tốt nhiệm vụ đã được giao. 2. Để làm trưởng nhóm thì cần có những tố chất gì? - Sau đây là một vài yếu tố có thể giúp bạn trở thành một trưởng nhóm xuất sắc.

Có trách nhiệm

Biết lắng nghe

Yếu tố giúp bạn trở thành một trưởng nhóm xuất sắc

Có khả năng lãnh đạo

Có tầm nhìn

+ Có trách nhiệm: khi trong nhóm xảy ra một vấn đề, trưởng nhóm sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm. Do đó thay vì đùn đẩy trách 9

nhiệm cho các thành viên khác thì trưởng nhóm nên tự đứng ra chịu trách nhiệm. Điều nay sẽ xây dựng niềm tin và sự tôn trong của các thành viên cho trưởng nhóm.

(baodansinh.vn) + Biết lắng nghe: là một người trưởng nhóm, bạn không nên áp đặt mọi người làm theo ý mình. Thay vào đó bạn cần lắng nghe, tiếp thu ý kiến của mọi người. Điều này sẽ giúp nhóm đoàn kết hơn, giải quyết công việc nhanh hơn.

(viendoanhnhanapec.vn) 10

+ Có tầm nhìn: đây là một tố chất mà người trưởng nhóm cần có. Một trưởng nhóm có tầm nhìn sẽ biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý, đề ra được những ý tưởng, chiến lược giúp các thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

(giatricuocsong.org) + Có khả năng lãnh đạo: là một người đứng đầu thì đây là một tố chất không thể thiếu. Khả năng lãnh đạo bao gồm rất nhiều kỹ năng như kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết xung đột,…

(timviec365.com) III. TRÌNH ĐỘ MỖI THÀNH VIÊN - Trình độ là mức, khả năng hiểu biết cao hay thấp, sâu hay nông về người về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. 11

- Trình độ mỗi thành viên có vai trò quan trọng tới sự thành công của một nhóm. Khi trình độ của các thành viên tương đương nhau sẽ giúp công việc được hoàn thành tốt hơn, năng suất hơn và ngược lại. Trình độ chuyên môn sẽ ảnh hưởng tới tiến độ công việc, năng suất công việc và chất lượng của sản phẩm.

(news.timviec.com.vn) - Ví dụ: trong một công ty, họ sẽ sắp xếp các nhóm làm việc sao cho trình độ của các thành viên trong nhóm sẽ tương đồng nhau. Khi sắp xếp trình độ các thành viên trong nhóm tương đương nhau sẽ giúp tăng năng suất công việc và hoàn thành công việc kịp thời. Nếu trình độ của các thành viên quá chênh lệch nhau thì sẽ làm chậm tiến độ công việc hay thậm chí làm không tốt nhiệm vụ được giao. Ví dụ trong cùng một nhóm làm việc, anh A do có trình độ ngang bằng với mọi người trong nhóm còn chị B có trình độ thấp hơn mọi người. Do đó mà anh A đã hoàn thành công việc đúng thời hạn và kịp thời phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành tốt dự án. Trong khi đó, chị B do có trình độ không phù hợp với nhóm nên đã không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn mà chỗ công việc chị làm cũng không đạt yêu cầu. Chính điều này đã làm cho dự án bị chậm tiến độ, gây ảnh hưởng đến các thành viên khác và làm cho nhóm không hoàn thành được nhiệm vụ như dự kiến. Vì vậy, trình độ của các thành viên trong nhóm cũng đóng góp rất lớn trong việc đưa cả nhóm tới thành công.

12

- Việc nâng cao trình độ của bản thân để phù hợp với nhóm là rất quan trọng. Chủ động trong việc học hỏi, tìm hiểu về công việc được giao.

Chủ động hỏi các thành viên khác khi gặp khó khăn trong công việc.

Một số cách giúp bạn nâng cao trình độ cá nhân

Lên kế hoạch chuyên nghiệp, xác định được những việc phải làm khi nhận được nhiệm vụ Phát triển cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Tham gia các khóa học phát triển bản thân.

CHƯƠNG II: NGAY THẲNG, VÔ TƯ TRONG LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÂY DỰNG MỤC TIÊU CHUNG CHO CẢ NHÓM I. NGAY THẲNG, VÔ TƯ TRONG TEAMWORK 1. Ngay thẳng, vô tư là gì? -Ngay thẳng được hiểu là thẳng thắn, không có sự quanh co, dối trá trong lời nói và hành động. Ngay thẳng đồng nghĩa với chính trực, cương trực. -Ngay thẳng là một đức tính cần được rèn luyện và phát huy đúng lúc, đúng chỗ. Một người chân thành và ngay thẳng là một người đáng tin cậy, được mọi người tôn trọng.

13

Không màng đến lợi ích riêng tự, sống quảng đại, hào phóng

Vô lo, vô nghĩ, ít phiền muộn Vô tư mang những nghĩa sau Không thiên vị, khách quan, “Chí công vô tư” Người sống vô tư dễ dàng được người khác yêu quý, kính trọng

2, Vai trò của ngay thẳng, vô tư - Trong các giai đoạn hoạt động của một nhóm làm việc (Theo mô hình Tuckman), bao gồm: Forming (Hình thành), Storming (Sóng gió), Norming (Ổn định) và Performing (Hoạt động hiệu quả); yếu tố ngay thẳng, vô tư sẽ là chìa khóa để giải quyết giai đoạn Storming và hướng tổ đội đến giai đoạn Norming, Performing.

(Tuckman) - Ở giai đoạn Storming, các thành viên bắt đầu bộc lộ mình, từ đó có thể xảy ra xung đột giữa các thành viên do những nguyên nhân khác nhau như: phong cách làm việc, cách cư xử, tranh cãi về các vấn đề hay giải pháp,… Các thành viên cũng có thể không hài lòng về công việc của nhau, dễ 14

có các so sánh giữa mình với người khác, một số thành viên có thể tỏ ra không hợp tác, không cam kết trong công việc. Để vượt qua giai đoạn này, mỗi cá nhân trong đội nhóm cần phải thể hiện, bộc bạch được những suy nghĩ, quan điểm của mình một cách chân thành. Nếu tất cả mọi người đều thẳng thắn nhìn nhận vào những khuyết điểm, những thiếu sót của nhau thì mọi việc sẽ sớm ổn thỏa. Trong giai đoạn này, sự chí công vô tư của các cá nhân và đặc biệt là của người trưởng nhóm đóng vai trò vô cùng quan trọng để tháo gỡ những xích mích chưa được hòa giải. Chỉ khi xác định được đúng sai, thiếu sót của tập thể và thừa nhận, sửa chữa nó một cách thẳng thắn thì các thành viên mới có thể hòa thuận và tha thứ cho nhau, từ đó hướng tới một giai đoạn khởi sắc hơn trong công việc.

(truonglamson.com) - Ngoài ra, sự vô tư, ngay thẳng của mỗi thành viên sẽ tạo cho mọi người cảm giác gần gũi, yêu quý và tôn trọng lẫn nhau. ⇒ Ngay thẳng, vô tư trong teamwork là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho sự vận hành hiệu quả của đội nhóm, là chìa khóa quan trọng để hình thành nên một tập thể đoàn kết vững mạnh. 3, Ví dụ * Phần ví dụ thực tiễn được lấy ý tưởng từ video sau: Xung Đột Nhóm - Kĩ Năng Làm Việc NHóm - PTIT 15

(youtube.com) Tóm tắt: - Các nhân vật chính: Nguyên (leader), Phú, Quý - Nội dung chính: Do bận việc cá nhân Phú đã nhờ Quý làm giúp một số phần việc của mình. Quý là một người tự tin về năng lực của bản thân, vô tư nhận công việc đó. Tuy nhiên, anh đã gặp nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc, dẫn đến căng thẳng. Tuy đã cố gắng hoàn thành công việc của mình, nhưng Quý vẫn chưa thể hoàn thành phần việc của Phú. Gần đến hạn công việc (1 tuần), tổ đội có một buổi họp và Nguyên chỉ ra những thiếu sót trong phần việc của Phú. Phú đùn đẩy trách nhiệm cho Quý. Quý tức giận, chất vấn lại Phú. Các thành viên khác trong nhóm, do từ trước đã có bất hòa, liên tục công kích Phú và Quý. Không ai chịu nhận lỗi của mình. Nguyên cảnh báo sẽ trừ lương cả hai người nếu không hoàn thành đúng hạn. Phú tức giận vì Quý mà mình bị trừ lương, Quý cũng tức giận vì mình là người gánh vác cả tổ đội mà giờ đây bị chỉ trích, rời tổ đội. Nhóm có nguy cơ thất bại cao. - Phân tích: Để xảy ra sự việc trên là lỗi của nhiều người. Nguyên là một leader rất thẳng thắn nhưng thiếu đi sự chân thành, nói rõ quan điểm của mình nhưng không hề quan tâm đến khối lượng công việc từng người, chỉ quan tâm đến kết quả, vì vậy đã xảy ra sự ganh ghét nhau trong đội nhóm. Phú và Quý đều đã sai trong thái độ làm việc, cả hai đều không ôn hòa và không 16

chịu thẳng thắn nhận lỗi, Phú thì đùn đẩy, Quý thì kể công. Những thành viên còn lại không hề vô tư, mang hiềm khích cá nhân vào trong quan điểm, chỉ trích Phú, Quý. Nếu như mọi người đều thẳng thắn nhận sai và vô tư hợp tác với nhau để cùng giải quyết vấn đề thì mọi chuyện đã rất đơn giản. II. XÂY DỰNG MỤC TIÊU CHO CẢ NHÓM 1. Khái niệm mục tiêu - Mục tiêu là một kết quả nào đó trong tương lai mà mình có thể hình dung ra và mong muốn sẽ đạt được thông qua một hay có nhiều hành động giả định. 2, Vai trò, lợi ích - Trong cuộc sống hay bất cứ hoàn cảnh nào, việc xác định mục tiêu định hướng chính là kim chỉ nam trong cuộc sống. Giúp việc hoàn thành mục tiêu dễ dàng và đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, việc xác định mục tiêu còn mang lại những lợi ích cụ thể sau đây. - Giúp tổ đội có định hướng và tập trung hơn trong việc tìm tòi về kiến thức, tổ chức thời gian và tài nguyên một cách tối ưu nhất để đạt được những điều mà nhóm mong muốn thực hiện - Việc xác định mục tiêu giúp bạn có thêm động lực và tự tin hơn trong các quyết định của nhóm. - Khi có mục tiêu, mọi hành động, công việc của tổ đội bạn đều làm dựa trên những yếu tố giúp bạn hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

17

(topcv.vn) - Cần loại bỏ được các công việc không mang lại lợi ích thật sự, tập trung vào các công việc có giá trị và mang tính chất quyết định. - Nhờ những mục tiêu đã vạch ra mà xác định được kết quả thành công hay thất bại. Từ đó sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm trong ...


Similar Free PDFs