Bài tập lớn - Giao dịch trong thương mại quốc tế PDF

Title Bài tập lớn - Giao dịch trong thương mại quốc tế
Course Kinh tế quốc tế
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 29
File Size 690.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 2
Total Views 53

Summary

ĐẠI HỌC KINH TẾĐại Học Quốc Gia Hà NộiBÀI TẬP LỚNMôn học: Giao Dịch Thương Mại Quốc TếHọc kì I – Năm học 2021 – 2022Tên sinh viên: Phạm Thị Thu Hương-----------------------------------------------------Hà Nội, 26/12/ĐỀ BÀI (Dành cho sinh viên có mã số lẻ)Bài 1. (3,0):Ngành hàng lựa chọn: Dệt may1) P...


Description

ĐẠI HỌC KINH TẾ Đại Học Quốc Gia Hà Nội

BÀI TẬP LỚN Môn học: Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế Học kì I – Năm học 2021 – 2022

Tên sinh viên: Phạm Thị Thu Hương

-----------------------------------------------------

Hà Nội, 26/12/2021 ĐỀ BÀI (Dành cho sinh viên có mã số lẻ) Bài 1. (3,0): Ngành hàng lựa chọn: Dệt may

1) Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của ngành hàng đó của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2019 (về kim ngạch, cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu)? 1.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 - Dệt, may là ngành công nghiệp liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất và phân phối sản phẩm may mặc tới người tiêu dùng. Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt trong cuộc sống, sinh hoạt của người dân; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội. Ngoài ra ngành dệt may còn thúc đẩy phát triển và là đầu vào cho nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ … 1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam: - Ngành công nghiệp dệt, may Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến tích cực, tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt bình quân giai đoạn 20122020 đạt 11,8%/năm (các năm có tốc độ tăng cao trên 10% là: năm 2013 tăng 21%; năm 2014 tăng 19,7%; năm 2015 tăng 14%; năm 2016 tăng 16,9%; năm 2018 tăng 12,5% và năm 2019 tăng 10,9%). Một số thương hiệu may mặc được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước như: May 10, May Việt Tiến, Dệt Kim Đông Xuân, Gấm Thái Tuấn, áo sơ mi An Phước… Những thương hiệu này không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà còn giúp ngành Dệt may Việt Nam tạo dựng tên tuổi trên thị trường nước ngoài. - Trong tháng 9/2015, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt 2,14 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, giảm 6,7% so với tháng trước song tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt gần 17 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2014. - Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 12,53 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2016; thị trường EU ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 5,4%; thị trường Nhật Bản đạt 3,05 tỷ USD, tăng 5,2%; thị trường Hàn Quốc

đạt 2,59 tỷ, tăng 13,2%; thị trường Trung Quốc đạt 1,04 tỷ USD, tăng 26%; thị trường ASEAN dự báo đạt 900 triệu USD, tăng 9,1%.

Hình 1: Giá trị xuất khẩu ròng ngành dệt may từ 2015 – 2019 Hình 2: Tỷ trọng xuất khẩu ròng ngành dệt may trên GDP từ 2015 – 2019 Nguồn: Tổng cục Thống kê, VCBS tổng hợp - Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 12 đạt 2,97 tỷ USD, tăng 15,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2019 lên 32,85 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm trước. Tính đến hết tháng 12/2019, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 14,85 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018 và chiếm 45,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; thị trường EU (28 nước) tiêu thụ 4,33 tỷ USD, tăng 4%; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 3,99 tỷ USD, tăng 4,7%; thị trường Hàn Quốc tiêu thụ 3,35 tỷ USD, tăng 1,7%; Trung Quốc tiêu thụ 1,59 tỷ USD, tăng 3,5%... 1.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam: - Năm 2017, dệt may Việt Nam có 8 mặt hàng xuất khẩu chủ lực ước đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, đó là các mặt hàng áo thun, áo jacket, quần, quần áo trẻ em, váy, đồ lót, vải.

-Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng may mặc chủ lực ước đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Đó là mặt hàng áo thun (6,71 tỷ USD), áo jacket (6,54 tỷ USD), quần (5,62 tỷ USD), quần áo trẻ em (2,19 tỷ USD), áo sơ mi (1,71 tỷ USD)... Năm 2019 là năm các doanh nghiệp sản xuất sợi tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ không tăng, giá giảm. Tuy vẫn duy trì sản xuất, xuất khẩu nhưng nhiều doanh nghiệp chịu lỗ. Nguyên nhân là do mặt hàng sợi, vải của Trung Quốc nằm trong gói 200 tỷ USD bị Mỹ áp thuế 10% từ ngày 24/9/2018 và ngày 10/5/2019 bị nâng lên 25%. Trong khi đó, khoảng 60% sợi xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam là xuất sang Trung Quốc. 1.1.3. Thị trường xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam: - So với cùng kỳ năm 2014, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tới các thị trường đạt cao hơn so với tốc độ tăng trung bình 8 tháng đầu năm 2015. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong tháng 9 đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 46,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may, giảm 5,2% so với tháng trước song tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 8,33 tỷ USD, tăng 13,2%. Xuất khẩu Dệt May Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 9/2015 đạt 246,8 triệu USD, giảm 22,7% nhưng tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2014. Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang EU so với cùng kỳ cao hơn nhiều so với mức trung bình 2,8% trong 8 tháng trước. Trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh đạt 59,5 triệu USD, giảm

14,4% song tăng 19,1%; sang Đức đạt 45,8 triệu USD, giảm 27,3% và 2,8%. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sang Áo tăng mạnh 75,1% và 107%; sang Pháp tăng 6,3% và 234,1%. Trong tháng 9/2015, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đạt mức cao hơn so với mức trung bình 8 tháng trước nhưng vẫn ở mức thấp, tăng lần lượt 6,2% và 2,7% so với tháng 9/2014. Kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN vẫn duy trì mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2014, tháng 9 tăng 32,1%, 9 tháng tăng 38,2%. - Đến năm 2017, Hoa Kỳ vẫn đứng đầu thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam với 48,3% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 12,53 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2016. 3 trọng tâm xuất khẩu còn lại là EU, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đạt được những kết quả tích cực. Đặc biệt, năm 2017 đánh một dấu mốc quan trọng của ngành dệt may Việt Nam khi lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Trung Quốc, dự kiến năm 2018 sẽ xuất khẩu được nhiều hơn. 8 mặt hàng xuất khẩu chủ lực ước đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD…. 5 n ước nh ập kh ẩu l ớn d ệt may Vi ệt Nam năm 2019 Các nước khác; 23.00%

Hoa Kỳ; 47.00%

Anh; 2.00% Trung Quốốc; 4.00%

Hàn Quốốc; 11.00% Nhật Bản; 13.00%

Hình 3: Các thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam năm 2019 Nguồn: www.vietnamexport.com - Sang năm 2019, Hoa kỳ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 38,97%; EU đạt 4,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,28%; Trung Quốc đạt 4,25 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,9%... Dữ liệu tổng hợp của Hiệp hội Dệt may Việt

Nam (Vitas) cho thấy, xung đột thương mại Mỹ - Trung đã làm tổng cầu dệt may năm 2019 trên thị trường thế giới chỉ tăng 3,3% so với mức tăng 7,4% của năm trước. Trong 5 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, Trung Quốc giảm 2,3%, Pakistan giảm 4,6%, trong khi Ấn Độ tăng 1,4% và Bangladesh tăng 2, 4%, riêng Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng khoảng 7,5%. 1.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2019: 1.2.1. Thành tựu: - Giai đoạn 2015 – 2019 đánh dấu thành tựu nổi bật của ngành Dệt may Việt Nam khi liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018. - Theo Báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019, kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại do những biến động và xung đột chính trị, thương mại, đặc biệt chính sách bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng ngày càng phức tạp, khó lường, nhưng ngành dệt may đạt tổng kim ngạch xuất khẩu gần 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, hàng may mặc đạt 14,02 tỷ USD, tăng 8,71%. Mặt hàng vải đạt 1,02 tỷ USD, tăng 29,9%; các mặt hàng xơ, sợi đạt 2,01 tỷ USD, tăng 1,1%; vải địa kỹ thuật tăng 16,9%; phụ liệu dệt may giảm 0,29%. 1.2.2. Hạn chế - Mặc dù, đạt được kết quả khả quan, nhưng ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức, đó là: Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tới tỷ giá giữa các đồng tiền, giá hàng hóa gia công tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực như: Hàn Quốc, Trung Quốc dẫn tới ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt với nhóm hàng dệt may. Theo đó, một số DN số đơn hàng mới chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, việc tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp rất nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc (chiếm 60%) cắt giảm lượng nhập hàng.

* Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ - Trung, ngành dệt may sẽ gặp khó khăn về đơn hàng, nguyên liệu phụ thuộc nhập khẩu, sự cạnh tranh gay gắt về lao động từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)... Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tới tỷ giá giữa các đồng tiền, giá hàng hóa gia công tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực, ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt với nhóm hàng dệt may. Việc tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc cắt giảm lượng nhập hàng. * Tăng trưởng chậm, phát triển chưa cân đối - Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 10-2019 ước đạt 3,2 tỷ USD, giảm 4,31% so với tháng trước và 0,92% so với tháng 10-2018. Tổng KNXK hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng của năm 2019 ước đạt 32,3 tỷ USD, tăng 7,73% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 81,8% kế hoạch năm 2019. * Quy mô doanh nghiệp nhỏ, chưa đồng bộ: - Một khó khăn khác là quy mô của các doanh nghiệp trong ngành vẫn chủ yếu là vừa và nhỏ, phương thức sản xuất chủ yếu là gia công, khả năng sản xuất theo thiết kế và thương hiệu còn hạn chế. Đặc biệt, hiện nay ngành này phát triển vẫn chưa cân đối. Phát triển nhanh nhất là lĩnh vực may mặc, nhưng các lĩnh vực khác như: kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất, thiết kế vẫn còn bị bỏ ngỏ nên kéo giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm dệt may. * Cạnh tranh khốc liệt hơn về đơn hàng - Cũng theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong ngắn và trung hạn, Việt Nam vẫn có khả năng tăng cường thị phần tại các nước nhờ các FTA, ví dụ sang EU (nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và khối các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đặc biệt là Canada và Úc nhờ hiệp định này. Làn sóng đầu tư FDI đồng thời cũng mở ra các cơ hội cho dệt may hợp tác, các cơ hội mua bán, sáp nhập công ty, các cơ hội chuyển giao công nghệ để trở nên lớn mạnh

hơn trên thị trường nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, hiệp hội đánh giá thị trường dệt may thế giới nhiều biến động với nhiều kịch bản khó lường về chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, về các rào cản kỹ thuật mới. Nhu cầu tiêu thụ của các thị trường lớn suy giảm do tình hình địa chính trị, tình hình kinh tế toàn cầu giảm phát, kéo theo nhu cầu nhập khẩu giảm sẽ gây khó khăn về đơn hàng và áp lực đơn giá cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dệt may trong nước dễ trở thành đơn vị cấp 2, đơn vị gia công nếu làn sóng FDI đầu tư ồ ạt vào Việt Nam để tránh tình trạng bị áp thuế khi xuất đi từ Trung Quốc. Tình hình cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn và áp lực về giá, về đơn hàng, áp lực năng suất sẽ trở thành các vấn đề “nóng” nhất. * Trình độ công nghệ thấp: - Bên cạnh đó, trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình. Trình độ lao động dệt may thấp, lao động phổ thông chiếm đến 76%; sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 17,3%; cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 6,8%. 2) Đánh giá ảnh hưởng của Đại dịch Covid 19 đến việc xuất khẩu các mặt hàng trên? 2.1. Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong đại dịch Covid-19: - Năm 2020, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 35,2 tỷ USD, giảm 10,9%. Theo số liệu thống kê sơ bộ, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam tháng 12/2020 ước đạt 3,08 tỷ USD, tăng 9,74% so với tháng 11/2020 và giảm 13,40% so với tháng 12 năm 2019. Tính chung năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam ước đạt 35,29 tỷ USD, giảm 10,91% so với năm 2019. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019, nhưng vẫn khả quan khi kết quả xuất khẩu chỉ giảm 10,9%, thấp hơn nhiều so với dự đoán giảm 15% trong các dự báo hồi tháng 6/2020.

- Trong đó tình hình xuất khẩu một số mặt hàng cụ thể như sau: + Xuất khẩu hàng xơ, sợi dệt tháng 12/2020 ước đạt 386 triệu USD tăng 4,65% so với tháng 11/2020 và tăng 3,25% so với tháng 12/2019. Lũy kế cả năm 2020, xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 3,69 tỷ USD, giảm 11,43% so với năm 2019. Xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2020 giảm 478 triệu USD so với năm 2019, bằng 11,05% phần kim ngạch xuất khẩu toàn ngành giảm. + Xuất khẩu hàng may mặc trong tháng 12/2020 ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng 11,55% so với tháng 11/2020 và giảm 15,63% so với tháng 12/2019. Tính chung cả năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc ước đạt 29,47 tỷ USD, giảm 10,22% so với năm 2019. Phần kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc giảm chiếm 77,61% trong tổng kim ngạch giảm của toàn ngành. + Xuất khẩu vải kỹ thuật của Việt Nam năm 2020 ước đạt 447 triệu USD, giảm 24,1% so với năm 2019. + Xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 1,66 tỷ USD, giảm 17,28% so với năm 2019. 2.2. Đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam:

- Xuất khẩu dệt may của Việt Nam bị gián đoạn chuỗi cung ứng do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong hai tháng đầu năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam đã giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: 1) Giá trị xuất khẩu sợi giảm 16% do thị trường tiêu thụ sợi lớn nhất của Việt Nam – Trung Quốc – ngưng hoạt động một số nhà máy dệt do ảnh hưởng từ dịch COVID-19; 2) Giá trị xuất khẩu hàng may mặc giảm 2,3% do sự sụt giảm nhu cầu hàng may mặc tại Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc và Nhật Bản, khi dịch lan rộng sang các quốc gia này. - Tháng 3/2020, tình hình dịch bệnh bắt đầu chuyển biến phức tạp tại Mỹ và EU, nhiều khách hàng ở hai thị trường này đã thông báo giãn hoặc hủy các đơn hàng may mặc. Quý 2/2020 là giai đoạn đỉnh điểm của tình trạng thiếu đơn hàng sản xuất và nhiều doanh nghiệp có khả năng sẽ bị mất thanh khoản. Kể từ thời điểm dịch bùng phát, do đặc thù của từng khâu sản xuất sợi, vải, hàng may mặc nên mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến các doanh nghiệp là khác nhau. - Sang năm 2021, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức do tình hình dịch bệnh trên toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt số ca bệnh Covid-19 đang bùng phát tại Anh và Hàn Quốc làm cho quá trình kiểm soát dịch bệnh, hồi phục kinh tế toàn cầu kéo dài. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp cũng như sự vào cuộc từ Chính phủ tới các cơ quan quản lý trong việc hỗ trợ xuất khẩu, giảm thiểu những khó khăn và phát huy những ưu thế của ngành, triển vọng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sẽ khả quan. - Mặc dù đối mặt với khó khăn chưa từng có trong lịch sử – dịch Covid-19, ngành dệt may Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm. Đó là tại thời điểm bùng phát dịch Covid-19, Trung Quốc không chỉ giảm tổng lượng xuất khẩu (lên tới 50% với một số mặt hàng) mà mức giá cũng giảm sâu nhất (20%). Trong khi đó, hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là mặt hàng khó may, có giá trị cao, nhờ vậy mà vẫn giữ giá và mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ. Vào tháng 6/2020, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất hàng may mặc vào Mỹ, vị trí

mà Trung Quốc chiếm giữ nhiều năm nay. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Việt Nam chiếm trên 20% thị phần hàng may mặc vào Mỹ, mặc dù xét về tổng giá trị, xuất khẩu may mặc trong nửa đầu 2020 vẫn chưa đạt mức của năm 2019. Một trong những nguyên nhân là việc các nhãn hàng may mặc đã và đang chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc. Ở thị trường châu Âu, hiện tại Việt Nam mới chiếm gần 4% thị phần. Với hiệp định EVFTA có hiệu lực ngày 1/8/2020, dự báo xuất khẩu dệt may tăng 67% vào 2025. Các doanh nghiệp đã bắt đầu một số điều chỉnh mang tính chiến lược trong thời gian 1-3 năm tới. Có tới 55,7% doanh nghiệp dự định thúc đẩy tự động hóa, 49,8% sẽ phát triển sản phẩm mới, 39,9% sẽ đa dạng hơn nữa sản phẩm và 41,5% sẽ đầu tư nâng cao kĩ năng lao động. => Như vậy, về dài hạn cơ hội mở rộng thị trường cho hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn. Với những nỗ lực vượt khó trong năm 2020, kỳ vọng doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam tiếp tục thành công trong năm 2021. --------------------------------------------------------Bài 2. (2,5) Công ty Thương mại và đầu tư Hoàng Hà, Việt Nam (Hoangha Trading Ltd.,) muốn mua 10 xe ô tô du lịch 4-5 chỗ ngỗi. Công ty nhận được thư chào hàng của Tập đoàn Toyota Corporation (Nhật Bản): Xe ôtô du lịch 5 chỗ ngồi, mới 100% hiệu Toyota Camry Brand New (màu sắc tùy người mua chọn), dung tích: 2500cc, sản xuất 2021. Giá 33.270USD/chiếc, FOB cảng Kobe (Nhật Bản) Incoterm 2020. 1) Soạn thảo một thư đặt hàng gửi cho người Bán? CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------------THƯ ĐẶT HÀNG Số: 268/2021/ABC-HĐNK Kính gửi: Tập đoàn Toyota Corporation

Chúng tôi đến từ Công ty Thương mại và đầu tư Hoàng Hà, Việt Nam (Hoangha Trading Ltd.,) Theo bảng báo giá của ông ngày 10 tháng 10 năm 2021, chúng tôi muốn đặt hàng với nội dung như sau: ST



Tên

Chất lượng

Số

T 1

hàng hàng lượng GH166 Xe ôtô - Mới 100% hiệu Toyota 10

Thành tiền

33.270

332.700

USD/chiếắc USD

du lịch Camry Brand New 5

Đơn giá

chôỗ - Màu sắắc tùy người

ngôồi

mua chọn - Dung tích: 2500cc,

s ản xuấắt 2021 Tổng cộng: Bằng số: 332.700 USD Bằng chữ: Ba trăm ba mươi hai ngàn bảy trăm Đô la Mỹ chẵn Thời gian giao hàng: ngày 10 tháng 11 Năm 2021 Phương thức giao hàng: Tàu biển quốc tế (hình thức FOB) Địa điểm giao hàng: Cảng Kobe, Nhật Bản Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng thư tín dụng L/C trả ngay Chúng tôi hy vọng nhận được hàng vào ngày 10/11/2021 và rất cảm kích việc ông xúc tiến đơn đặt hàng này. Thân chào Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2021 Giám đốc điều hành Hoàng Hữu Hình 2) Giả sử Toyota Corp. chấp nhận thư đặt hàng nêu trên, hãy soạn thảo một hợp đồng hoàn chỉnh để gửi cho người Bán?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------------HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU Số: 001/11/21-HĐNK Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2021 Hợp đồng này xác nhận việc mua và bán mặt hàng xe ô tô du lịch GIỮA: Tập đoàn Toyota Corporation Địa chỉ: 1 Toyota-Cho, Thành phố Toyota, Aichi Prefecture, Nhật Bản Điện thoại: 06 6265 3705 Telex: 06 6265 3705 Fax: + 06 6265 3705 Được đại diện bởi Ông: Akio Toyoda, Giám đốc điều hành Dưới đây được gọi là Bên mua. VÀ: Công ty Thương mại và đầu tư Hoàng Hà, Việt Nam (Hoangha Trading Ltd.,) Địa chỉ: Số 26 Phù Đổng Thiên Vương, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 022 9368 6898 Telex: 022 9368 6898 Fax: +022 9368 6898 Được đại diện bởi Ông: Hoàng Hữu Hình , Giám đốc điều hành Dưới đây được gọi là Bên bán.

Hai bên mua và bán trên đây đồng ý mua và bán mặt hàng dưới đây theo những điều kiện sau: 1. TÊN HÀNG: Xe ô tô du lịch 4-5 chỗ ngồi 2. QUY CÁCH PHẨM CHẤT HÀNG HÓA: - Tên sản phẩm: Xe ôtô du lịch 5 chỗ ngồi - Mã sản phẩm: GH166 - Nhập khẩu nguyên chiếc, 100% mẫu mã mới hiệu Toyota Camry Brand New, sản xuất năm 2021 (màu sắc tùy người mua chọn) - Nguồn gốc: Nhật Bản - Xe hạng: B - Dung tích: 2500cc - Kích thước: từ 4100 x 1650 x 1550 tới 4300 x 1700 x 1660 (mm) - Dòng xe: SUV 5 chỗ Toyota - Động cơ: mới hoàn toàn và tân tiến nhất - Trang bị: Xe được trang bị động cơ xăng 1.5L, cho công suất cực đại 107 mã lực tại 6.000 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 140 Nm tại 4.200 vòng/phút, kết hợp hộp số tự động vô cấp CVT. - Vô lăng: Vô lăng trợ lực điện nhẹ nhàng, xoay trở trong phố linh hoạt - Hệ thống an toàn: Hệ thống an toàn trên xe phải đầy đủ các tính năng cần ...


Similar Free PDFs