BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 9,10 PDF

Title BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 9,10
Author Bùi Hữu Thắng 2241 [BCH]
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 6
File Size 214.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 309
Total Views 394

Summary

Download BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 9,10 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ BỘ MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ LỚP DS44B1 (nhóm 1)

BÀI THẢO LUẬN TUẦN 9,10 THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT - THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ Nhóm 6 Gv: Nguyễn Thị Hoài Trâm

Danh sách nhóm ST

Họ và Tên

MSSV

Ghi chú

T 1

Bùi Hữu Thắng

1953801012241

Nhóm trưởng

2

Nguyễn Phú Thành

1953801012246

3

Hứa Ngọc Minh Thảo

1953801012248

4

Đoàn Thị Mỹ Thi

1953801012258

5

Nguyễn Thanh Trạch

1953801012286

Nhóm trưởng: Bùi Hữu Thắng SĐT:0824513769 Email: [email protected]

Tp. HCM, ngày 7 tháng 12 năm 2021

Bài tập 2: Bà Nguyễn Thị Th cho rằng, từ năm 2002 đến năm 2014, ông K’H và vợ là bà Ka M nhiều lần vay tiền của bà Th, đến ngày 26/8/2014 hai bên viết giấy chốt nợ số tiền 157.500.000 đồng, có chữ ký của ông K’H. Ngày 22/01/2016, vợ chồng ông K’H và bà Ka M đã trả cho bà Th được 35.000.000 đồng, còn nợ lại 122.500.000 đồng. Nay bà Th khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng ông K’H và bà Ka M phải trả số tiền còn nợ là 122.500.000 đồng, không yêu cầu tính lãi. Ông K’H không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà Th và cho rằng chữ ký K’H trong giấy nợ tiền ngày 26/8/2014 không phải là chữ ký của ông vì ông không biết chữ. Tại Bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Th về việc yêu cầu ông K’H và bà Ka M phải trả số tiền còn nợ là 122.500.000 đồng. Ngày 28/9/2017, bà Th kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và yêu cầu giám định chữ ký của ông K’H. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, ngày 05/12/2017, nguyên đơn bà Th có đơn xin rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, không yêu cầu giám định chữ ký của ông K’H. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn ông K’H đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vắng mặt. Câu hỏi: Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với trường hợp: 1. Bà Th rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nêu trên. CSPL: Điều 299 BLTTDS năm 2015 Trường hợp này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau: Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn; Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì HĐXX phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. 2. Ông K’H đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà nhưng vắng mặt nêu trên. Tòa án triệu tập lần thứ hai, ông K’H vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa (khoản 2 Điều 227 BLTTDS năm 2015). Trường hợp không mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nếu ông K’H không có yêu cầu phản tố thì Tòa án xét xử vắng mặt họ; còn nếu có yêu cầu phản tố

thì Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố (điểm b, c khoản 2 Điều 227 BLTTDS năm 2015).

THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT - THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ II. Nội dung Phần 1. Nhận định (Trả lời đúng, sai về các nhận định và nêu cơ sở pháp lý) 1.

Hội đồng xét xử tái thẩm có quyền hủy một phần bản án, quyết định có hiệu lực

pháp luật để xét xử lại. Nhận định SAI. CSPL: khoản 2 điều 356 BLTTDS năm 2015. Hội đồng xét xử tái thẩm chỉ có thẩm quyền để xét xử tái thẩm đối với toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm mà hội đồng xét xử tái thẩm không có quyền huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. 2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với tất cả các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Nhận định SAI. CSPL: Điều 331 BLTTDS năm 2015. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không có quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. 3.

Quyết định giải quyết việc dân sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm.

Nhận định ĐÚNG CSPL: khoản 1 Điều 326 BLTTDS năm 2015 Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. 4. Tòa án nhân dân cấp huyện không có quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài. Nhận định ĐÚNG CSPL: Điều 37 BLTTDS năm 2015. Thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh. Các yêu cầu này được quy định tại khoản 5 Điều 27, khoản 3 Điều 29, khoản 4 Điều 32, và khoản 3,4 Điều 33 BLTTDS năm 2015. 5. Phiên tòa xét xử giám đốc thẩm bắt buộc phải có mặt đương sự nếu quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có liên quan đến việc kháng nghị. Nhận định trên là SAI. CSPL: khoản 2 Điều 338 BLTTDS năm 2015 trong phiên toà xét xử giám đốc thẩm, “trong trường hợp cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên toà”. Vì tính chất xét lại của thủ tục giám đốc thẩm nên Tòa án giám đốc thẩm không nhất thiết phải triệu tập đương sự. Phần 2. Bài tập Trong đơn yêu cầu gửi Tòa án vào năm 2019, bà L trình bày: Bà L là con gái của ông Nông Văn T và bà Nguyễn Thị Đ, bà sinh ra và lớn L1n chung sống với bố mẹ tại tổ 1A, phường Đ, thành phố B, tỉnh Bắc Kạn. Từ năm 2012 bà thoát ly làm giáo viên công tác tại tỉnh Bình Phước cho đến nay. Khi còn ở với bố mẹ, toàn thể gia đình bà có một mảnh đất đã được UBND thị xã B cấp GCNQSDĐ số H03258, ngày 06/3/2007, mang tên chủ hộ Nông Văn T và bà Nguyễn Thị Đ. Ngày 23/12/2010 bố mẹ bà là ông T và bà Đ đã tự ý đem mảnh đất này thế chấp để bảo lãnh cho Công ty H của bà Nông Thị V vay tiền tại Ngân hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, nhưng các con là những thành viên trong gia đình không hề biết. Ngày 17/3/2015 bố bà là ông Nông Văn T qua đời không để lại di chúc. Tại thời điểm mở thừa kế theo luật thì hàng thừa kế thứ nhất có 4 người gồm: vợ ông T là bà Nguyễn Thị Đ và các con đẻ gồm Nông Văn D, Nông Thị L1, Nông Thị L. Theo quy định của pháp luật thì phải chia di sản thừa kế làm 4 phần cho hàng thừa kế thứ nhất, nhưng mẹ bà là bà

Nguyễn Thị Đ một phần thiếu hiểu biết, một phần do Ngân hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thúc ép nên đã ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của ông Nông Văn T, nhưng những người được hưởng thừa kế chỉ có bà Đ, ông D và bà L1. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản này được Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn ký chứng nhận khi không có mặt bà L. Khi lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại Phòng công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn, mẹ của bà có nói còn có con đẻ là Nông Thị L nhưng Phòng công chứng trả lời là bà L không có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình nên không cần có mặt. Theo nội dung văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì ông D và bà L1 nhất trí tặng cho phần di sản của mình được hưởng cho bà Nguyễn Thị Đ. Sau đó bà Đ làm thủ tục đứng tên mảnh đất do bố của bà L là ông Nông Văn T để lại. Ngày 03/10/2017 bà Nguyễn Thị Đ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó bà Đ lại ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn để đảm bảo khoản vay của Công ty TNHH Hoàng Tiến. Nay bà L thấy việc thi hành công vụ của Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn như vậy là thiếu trách nhiệm khi ký chứng nhận văn bản phân chia di sản lại thiếu người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là bà L. Hành vi đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà L. Do vậy, bà L yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng số 616, quyển số 01 TP/CCSCC/HĐGD ngày 10/6/2016 tại Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn là vô hiệu. Câu hỏi: 1. Xác định quan hệ pháp luật đối với yêu cầu của bà L? 2. Xác định tư cách đương sự và Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà L? 1. Quan hệ pháp luật đối với yêu cầu của bà L là quan hệ: Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (khoản 6 Điều 27 BLTTDS năm 2015) cụ thể là văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng số 616, quyển số 01 TP/CCSCC/HĐGD ngày 10/6/2016 tại Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn; 2. Xác định: Tư cách đương sự: (đoạn 2 khoản 1, khoản 5, khoản 6 Điều 68 BLTTDS năm 2015) + Người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự: bà Nông Thị L (bà là người yêu cầu); + Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Phòng công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn; bà Nguyễn Thị Đ, Nông Văn D, Nông Thị L1, Ngân hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. Tòa án có thẩm quyền giải quyết:

Thứ nhất, thẩm quyền theo vụ việc: Quan hệ pháp luật cần giải quyết là “Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.” được quy định tại khoản 6 Điều 27 BLTTDS năm 2015. Vậy nên Tòa dân sự có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này; Thứ hai, thẩm quyền của Tòa án theo cấp: BLTTDS năm 2015 quy định yêu cầu trên thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện (điểm a khoản 2 Điều 35 BLTTDS). Thứ ba, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ: Yêu cầu giả quyết vụ việc dân sự là yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu nên theo quy định tại điểm m khoản 2 Điều 39 thì Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này; Do đó Tòa án nhân dân nơi có trụ sở của Phòng công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn (thành phố Bắc Kạn) có thẩm quyền giải quyết. Từ các căn cứ trên nhóm xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là: Tòa án nhân dân Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn....


Similar Free PDFs