Bài thảo luận Nhóm 5 Truyền thông Marketing Đề tài: Chọn chương trình truyền thông marketing “Bài này chill phết” với sản phẩm Strongbow của công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam. PDF

Title Bài thảo luận Nhóm 5 Truyền thông Marketing Đề tài: Chọn chương trình truyền thông marketing “Bài này chill phết” với sản phẩm Strongbow của công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam.
Author Thủy Thiên
Course Marketing
Institution Trường Đại học Thương mại
Pages 34
File Size 1.4 MB
File Type PDF
Total Downloads 575
Total Views 752

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA: MARKETINGCHUYÊN NGÀNH: MARKETING THƯƠNG MẠI----------BÀI THẢO LUẬNTRUYỀN THÔNG MARKETINGĐề tài:Chọn chương trình truyền thông marketing “Bài này chill phết” với sản phẩm Strongbow của công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam. Phân tích và đánh giá mức độ đáp ứng...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: MARKETING CHUYÊN NGÀNH: MARKETING THƯƠNG MẠI ----------

BÀI THẢO LUẬN TRUYỀN THÔNG MARKETING Đề tài: Chọn chương trình truyền thông marketing “Bài này chill phết” với sản phẩm Strongbow của công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam. Phân tích và đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình xúc tiến bán với mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing, và tình thế marketing của doanh nghiệp; và đánh giá mức độ phối hợp với các thành tố khác của truyền thông marketing.

Mã lớp học phần: H2104MAGM0311 Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thủy Bích Nhóm thực hiện: 5

1

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3 NỘI DUNG.................................................................................................................. 4 I. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN BÁN CỦA CÔNG TY BIA VIỆT NAM VỚI SẢN PHẨM STRONGBOW...........................4 1. Giới thiệu về Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam và sản phẩm StrongBow Cider....................................................................................................4 2. Tình thế Marketing và các mục tiêu của Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam................................................................................................6 3. Tổng quát chương trình truyền thông “Bài này chill phết” của Strongbow......14 4. Phân tích chương trình xúc tiến bán của Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam với sản phẩm Strongbow......................................................17 5. Đánh giá mức độ đáp ứng chương trình xúc tiến bán hàng và đánh giá mức độ phối hợp với các thành tố khác.............................................................................21 II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN BÁN CỦA STRONGBOW.......................................................................................................29 1. Ưu điểm............................................................................................................29 2. Nhược điểm......................................................................................................30 III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO NHÃN HÀNG STRONGBOW.....................30 KẾT LUẬN................................................................................................................ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................33

2

LỜI MỞ ĐẦU Người Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng là những đối tượng thường xuyên tham dự các buổi tiệc, họp mặt. Do vậy, nhu cầu sử dụng bia rượu mỗi ngày ở nước ta là vô cùng lớn (bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6,6 lít cồn/ người/ năm). Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người, đặc biệt là giới trẻ đổi hướng lựa chọn của mình thành các loại thức uống Cider với vị dễ uống, độ cồn tương đối thấp. Hương vị cuốn hút và dễ uống của Cider là một trong những yếu tố chính khiến các đồ uống Cider được yêu thích. Do vậy, các nhãn hiệu của Cider cũng bắt đầu đặt chân vào thị trường, cùng với đó là các hoạt động thương mại, các chương trình xúc tiến bán hàng. Để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường, có một sản phẩm tốt thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu của mình thành một thương hiệu được khách hàng tra chuộng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải truyền thông với thị trường để khách hàng biết những tính năng, ứng dụng, tính ưu việt và lợi ích của sản phẩm, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và duy trì, củng cố mối quan hệ này. Vì những yêu cầu này, doanh nghiệp cần có một chương trình truyền thông marketing. Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam là một doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm sản bia, nhà máy phải đối mặt với nhiều thách thức cũng như khó khăn từ thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh. Trước áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trường, các hãng sản xuất không ngừng tung ra các chiến dịch truyền thông nhằm quảng bá cho sản phẩm và thương liệu. Chính vì vậy, nhóm 5 lựa chọn đề tài: Truyền thông marketing cho sản phẩm StrongBow Cider tại Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam, phân tích đánh giá mức độ đáp ứng chương trình xúc tiến bán hàng của sản phẩm này với mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing, tình thế marketing của doanh nghiệp; và đánh giá được mức độ phối hợp với các thành tố khác của truyền thông marketing.

3

NỘI DUNG I. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN BÁN CỦA CÔNG TY BIA VIỆT NAM VỚI SẢN PHẨM STRONGBOW 1. Giới thiệu về Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam và sản phẩm StrongBow Cider 1.1. Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken ViêtkNam Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam (Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam) được thành lập vào ngày 9/12/1991, giữa Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty Asia Pacific Breweries Ltd. (“APB”) – nay là Công ty Heineken Asia Pacific Pte Limited (HEINEKEN Châu Á Thái Bình Dương).

Nhà máy Bia có diện tích 12,7 hecta tọa lạc tại Phường Thới An, Q.12, TP. Hồ Chí Minh, là một trong những nhà máy bia hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Trong nhiều năm qua, Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam được ghi nhận là một trong những đơn vị liên tục hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ thuế và họat động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao của TP.Hồ Chí Minh. Công ty hiện có hơn 1.600 nhân viên và tạo hàng ngàn việc làm cho các nhà cung cấp và đối tác tại Việt Nam. Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam luôn tích cực trong các họat động xã hội từ thiện, phát triển nguồn nhân lực và luôn đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Tầm nhìn & giá trị của Heineken: Trở thành nhà sản xuất bia hàng đầu, đầy tự hào & có trách nhiệm tại Việt Nam, được dẫn dắt bởi những giá trị cốt lõi: Tôn trọng Con người & Hành tinh, Tận hưởng cuộc sống, Chất lượng, Khát vọng thành công. Con người là yếu tố trung tâm trong hành trình phát triển. Heineken Việt Nam đã và đang

4

tạo ra 183.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi giá trị, đóng góp tương đương 0,9% vào tổng GDP quốc gia. Là một công ty không ngừng đổi mới sáng tạo, Heineken kết hợp kinh nghiệm quốc tế với những bí quyết và hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam để mang đến cho người tiêu dùng Việt danh mục sản phẩm đa dạng, phù hợp với những nhu cầu, sở thích và thời điểm thưởng thức khác nhau. Tại Việt Nam, Heineken sản xuất và phân phối các nhãn hiệu Heineken, Tiger, Larue, BIVINA, Bia Việt và Strongbow.

1.2. Sản phẩm StrongBow Cider Strongbow Cider (Apple Cider) hay nước táo lên men là loại thức uống có nguồn gốc từ châu Âu, được chế biến từ quá trình lên men táo tự nhiên, được phân phối trên thị trường Việt bởi công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam.

Cider (Apple Cider – hay nước táo lên men) là loại thức uống có nguồn gốc từ châu Âu và đã phổ biến toàn cầu từ hàng trăm năm nay. Khác với các loại thức uống có cồn khác, sự hấp dẫn của Cider được cho là nằm ở cách thức chế biến đầy ấn tượng từ quá trình lên men táo tự nhiên mang đến men say thuần khiết, hài hòa và đầy cuốn hút. Với một chút ngọt dịu, thanh mát kết hợp cùng vị chát nhẹ đặc trưng của táo cùng độ 5

men vừa phải đủ để lâng lâng hứng khởi, Cider trở thành thức uống hội tụ đầy đủ tinh hoa một cách chọn lọc từ thiên nhiên Giá trị cốt lõi mà Strongbow mang lại cho khách hàng: Có thể nói Strongbow khác biệt hoàn toàn so với các loại thức uống có cồn khác. Phía sau hương vị hấp dẫn ngọt ngào từ táo kết hợp với chất men nhẹ nhàng đầy quyến rũ. Sự hòa quyện của Strongbow cùng một chút đá lạnh mang lại sự gắn kết hoàn hảo cho mọi cuộc vui. Không quá cầu kì như các thức uống có cồn khác, Strongbow cảm giác thuần khiết hài hòa, thích hợp với mọi bữa tiệc, giúp cuộc vui trọn vẹn mà không ảnh hưởng đến tinh thần và cách hình xử của người sử dụng. Strongbow với kiểu dáng chai sang trọng, đẹp mắt cùng 4 hương vị đầy ấn tượng: Gold – (Nguyên bản): Vị táo nguyên bản, rất sảng khoái với độ ngọt dịu và hậu vị sang trọng kéo dài. Honey – (Mật ong): Vị táo cùng sự hòa quyện tinh tế của mật ong mang đến hậu vị ngọt dịu và ấn tượng. Red Berries – (Dâu đỏ): Sự kết hợp tinh tế giữa hương quả lựu, mâm xôi, quả lý và dâu tây, tạo nên loại Cider có vị ngọt của dâu đỏ hòa quyện với vị chua thanh từ táo. Elderflowers – (Hoa Elders) – Hương thơm dịu nhẹ và mùi vị mới mẻ của hoa Elders kết hợp cùng vị chát nhẹ đặc trưng của táo, tạo cảm giác đầy sảng khoái và tươi mới. Strongbow cider hướng đến khách hàng là giới trẻ (18– 35 tuổi), là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, thích hương vị mới lạ với độ cồn nhẹ. Sản phẩm nằm trong phân khúc cao cấp tại Việt Nam với mức giá hợp lý, giúp người Việt dễ dàng tiếp cận và khám phá chất men từ táo đầy quyến rũ. 2. Tình thế Marketing và các mục tiêu của Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam 2.1. Tình thế Marketing của Công ty (STT 37) 2.1.1. Môi trường bên trong  Tình thế công ty Nhà máy bia Heineken Việt Nam trong nhiều năm qua luôn nằm trong top những doanh nghiệp dẫn đầu về lĩnh vực sản xuất bia. Trong năm 2019 công ty đã làm thủ 6

tục mở rộng nhà máy, nâng công suất gấp 12 lần lên 600 triệu lít/năm, dự kiến xây dựng thành nhà máy bia lớn nhất của hãng tại Việt Nam, vận hành bằng 100% năng lượng tái tạo (nhiệt năng và điện năng). Với việc hoạch định chiến lược kinh doanh hợp lý, cách tổ chức và quản lý một cách chuyên nghiệp, công ty đã có được chỗ đứng vững trên thị trường bia Việt Nam để cùng cạnh tranh với các đối thủ lớn mạnh khác.  Tình thế sản phẩm của công ty Chất lượng sản phẩm: Tập trung vào chất lượng là ý tưởng chủ đạo được nhà sáng lập Gerard Adriaan Heineken khởi xướng ngay từ ngày đầu có mặt trên thị trường. Công ty luôn duy trì tư tưởng đó nên dù ở bất cứ quốc gia nào đi chăng nữa, các nhà máy bia của Heineken đều coi trọng chất lượng nguyên vật liệu cũng như lưu trữ và bảo quản. Các sản phẩm đang được sản xuất tại nhà máy bao gồm: Heineken, Tiger, Anchor... 

Hoạt động truyền thông marketing của công ty

Bên cạnh việc sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, công ty cũng rất chú trọng đến hoạt động truyền thông để quảng bá hình ảnh của công ty cũng như các nhãn hiệu sản phẩm đến với công chúng. Quảng cáo: Quảng cáo trên truyền hình, banner, biển quảng cáo ở các điểm bán lẻ. Xúc tiến bán: Đưa ra các chương trình khuyến mãi giảm giá, tem trúng thưởng, tặng quà kèm theo khi mua sản phẩm… Quan hệ công chúng: Công ty tài trợ cho rất nhiều sự kiện và chương trình lớn, cũng như các hoạt động từ thiện. Hàng năm, công ty đều tổ chức chương trình “ Mùa Xuân Ấm Áp” nhằm chung tay mang không khí ấm áp mùa xuân đến những cụ già, trẻ em, những hộ gia đình kém may mắn đồng thời lan toả văn hoá sẻ chia & gắn kết nhân viên vào các hoạt động xã hội của công ty. 2.1.2. Môi trường ngành  Tình thế thị trường bia Việt Nam Thị trường tiềm năng và nhiều cạnh tranh. Sản xuất bia tại Việt Nam chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành đồ uống có cồn, chiếm khoảng 80% giá trị và 97,9% về sản lượng. Là ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, lợi nhuận cao, doanh thu 2011 đạt hơn 60.000 tỷ đồng. 7

Tại Việt Nam, BMI đánh giá bia là lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội (kinh doanh) mạnh mẽ nhất trong các nước Đông Nam Á. Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức tiêu thụ bia với gần 2,6 tỷ lít bia trong năm 2011, vượt xa hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Việt Nam cũng đã lọt vào top 25 quốc gia tiêu thụ Bia mạnh nhất thế giới. Với sức tiêu thụ hàng tỷ lít, thị trường bia Việt Nam được dự báo còn tiềm năng tăng trưởng cao, sẽ xếp thứ ba tại châu Á về sản lượng tiêu thụ, chỉ sau Nhật và Trung Quốc. Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020 được Tổng cục Thống kê công bố, tuy chịu ảnh hưởng của dịch covid nhưng lượng tiêu thụ rượu bia tăng trong năm 2020, từ 0,9 lít/người/tháng năm 2018 lên 1,3 lít/người/tháng năm 2020. Nhờ sức tiêu thụ mạnh này, thị trường bia Việt Nam càng xuất hiện thêm hàng loạt bia mới. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay dù đã có nhiều thương hiệu thất bại nhưng các hãng bia nước nào vẫn đổ bộ vào Việt Nam.

Sản phẩm bia trên thị trường được chia thành 3 phân khúc: Bia hơi bình dân; Bia tiệt trùng đóng chai, đóng lon; và Bia cao cấp thượng hạng. Trong đó phân khúc trung và cao cấp cạnh tranh sôi nổi nhất. Ba doanh nghiệp lớn nhất trong thị trường bia Việt Nam là Sabeco, VBL và Habeco, Sabeco đang dẫn đầu dòng bia phổ thông, VBL đang nắm giữ 70% thị trường ở phân khúc cao cấp. Còn nếu tính chung toàn thị trường trong năm 2019 đứng đầu thị phần là Sabeco (39,6%), kế đến là VBL (33,5%) và Habeco (10,9%)

8

Như vậy, có thể nhận định rằng dung lượng thị trường bia Việt Nam là khá lớn.  Tình thế cạnh tranh Thống kê của công ty nghiên cứu thị trường và cơ quan quản lý đều cho thấy thị trường bia Việt Nam tuy xôm tụ với sự góp mặt của hàng chục nhãn hiệu từ bình dân đến cao cấp nhưng thị phần lại đang tập trung ở một vài ông lớn là Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - chủ sở hữu các nhãn hàng bia Sài Gòn, 333); Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco - chủ sở hữu bia Hà Nội, bia Trúc Bạch) và Nhà máy Bia Việt Nam (VBL - sở hữu bia Heineken, Tiger). Cả ba doanh nghiệp này đang chiếm đến gần 85% thị phần trong cả nước mà đứng đầu là Sabeco, kế đến là VBL và Habeco. Nhờ có những cuộc cạnh tranh khốc liệt này đã mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng đối với các nhà sản xuất, để có chỗ đứng trên thị trường với nhiều đối thủ cạnh tranh như vậy thật sự không dễ dàng. Có thể kể đến vô số sự thất bại của các hãng sản xuất bia lớn như BGI (Pháp), bia Fosters “kiểu Úc” (Tập đoàn Fosters), bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam Laser (Tập đoàn Tân Hiệp Phát). Theo kết quả thống kê của tổ chức Euromonitor, nhà cung cấp thông tin thị trường và đồng sáng lập giải 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương thị hiện nay Việt Nam đã có trên 300 nhà máy sản xuất bia. Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (VBL) là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có phổ sản phẩm rộng khắp từ bia bình dân – Larue cho tới bia trung cấp Tiger hay bia cao cấp Heineken và các sản phẩm đổi mới như Crystal Tiger, Heineken 0.0. Trong đó nắm giữ 70% thị trường ở phân khúc cao cấp với nhãn hàng Heineken.

9

Ngoài ra, hiện nay thị trường bia Việt Nam đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia như: Budweiser, Sapporo,…Vì thế, sản xuất bia – rượu tại Việt Nam hiện tại và tương lai sẽ chịu sức cạnh tranh vô cùng khốc liệt. 

Tình thế phân phối bán hàng

Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm bia của công ty được hình thành bởi một số người bán buôn, bán lẻ và những người tiêu dùng của công ty. Cấu trúc này đã được công ty xây dựng nhiều năm nay. Đặc điểm của hệ thống phân phối của công ty đó là những người tham gia vào kênh đều thừa nhận và mong muốn phụ thuộc lẫn nhau. Bởi vì họ muốn xác định lợi ích dài hạn của họ có thể đạt được tốt nhất là nhờ vào cả hệ thống phân phối đạt hiệu quả. Cấu trúc kênh phân phối của công ty được tổ chức theo hệ thống Marketing liên kết chiều dọc. Để tham gia vào một hệ thống liên kết, mỗi thành viên kênh phải sẵn sàng chấp nhận vai trò, nghĩa vụ của mình như: Nộp một khoản đặt cọc theo quy định. VBL là người lãnh đạo, người điều khiển l kênh. Do vậy, những trọng trách lãnh đạo, điều khiển kênh không những mang lại hiệu quả, sự thành công của kênh mà nó còn quyết định đến toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên là một áp lực liên kết trong các kênh liên kết dọc, nó cũng là nguyên nhân cho các xung đột tiềm tàng. Vì vậy, trên tư cách là người lãnh đạo, điều khiển kênh, VBL phải thường xuyên giải quyết các xung đột nếu muốn cấu trúc kênh tồn tại. Không những thế mà một vai trò quan trọng khác của VBL là cung cấp sự định hướng và thay đổi hoạt động của kênh có kế hoạch. Dưới đây là các thành viên của kênh: + Người sản xuất: (người cung cấp) VBL là người lãnh đạo, điều khiển kênh. + Những người bán lẻ: Đây là những người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng. Họ thể hiện cho sự thành công cuối cùng của khâu tiêu thụ. Họ là những người thu thập thông tin có hiệu quả nhất từ phía người tiêu dùng cuối cùng. 2.1.3. Môi trường vĩ mô  Yếu tố kinh tế Trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng do dịch covid. Vì vậy, người tiêu dùng có khuynh hướng tiết kiệm, họ sẽ chi tiêu ít hơn cho tất cả các mặt hàng trong đó có nước giải khát, điều này 10

gây khó khăn cho công ty đặc biệt là đối với dòng sản phẩm bia, rượu vì đây không phải là những mặt hàng thiết yếu. Đối với Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam, ảnh hưởng của lạm phát cùng với sự tăng giá mạnh mẽ của các loại hình dịch vụ, đặc biệt là 40 mặt hàng nguyên vật liệu chính đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh đã dẫn đến chi phí vận chuyển cũng bị tăng khiến cho hoạt động sản xuất của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc tăng giá sắt,thép, xi măng, cùng việc tăng lãi suất ngân hàng đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư của công ty. Trong các giai đoạn đổi mới nền kinh tế đất nước, Việt Nam đã gia nhập các tổ chức của khu vực và thế giới phải kể đến như: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực châu ÁThái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO),... Điều này mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành nước giải khát nói riêng khi vừa phải cạnh tranh gay gắt với các công ty nước ngoài có năng lực mạnh về thương hiệu, tài chính, công nghệ và trình độ quản lý.  Yếu tố chính trị Việt Nam có nền chính trị tương đối ổn định nên việc phát triển kinh doanh của công ty cũng không gặp nhiều khó khăn so với một số doanh nghiệp tại các nước khác. Hệ thống pháp luật ở nước ta còn một số điểm chưa rõ ràng nên cũng ảnh hưởng nhiều đến việc bảo vệ bản quyền cũng như những công ty cạnh tranh không lành mạnh tác động xấu đến việc phát triển của công ty. Bên cạnh đó, vào tháng 12 năm 2019 nghị định 100 về nồng độ cồn được ban hành để xử lý vi phạm đối với người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia. Điều này đã ảnh hưởng không hề nhỏ đến mức tiêu thụ trong ngành bia tại Việt Nam  Yếu tố xã hội Dân số Việt Nam hiện nay khoảng hơn 90 triệu dân và có cơ cấu dân số trẻ từ 18 - 64 tuổi chiếm 64%, rất thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm của công ty. Mức sống của người dân ngày càng tăng nên ngân sách dùng cho chi tiêu cũng tăng, khi đó họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. Văn hóa ăn, nhậu của người Việt ưa chuộng bia. Chiếm đến 93% lượng tiêu thụ đồ uống có cồn, bia là thức uống phổ biến nhất trong các bữa ăn tại Việt Nam. 11

 Yếu tố tự nhiên Môi trường ngày càng bị ô nhiễm đòi hỏi công ty phải đầu tư quy trình công nghệ hiện đại để xử lý chất thải cho đúng với tiêu chuẩn cho phép. Vì thế, công ty đã thiết lập 1 hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống này có nhiệm vụ xử lý toàn bộ nước thải công nghiệp & nước thải sinh hoạt bằng các phương pháp xử lý yếm khí (anaerobic) và hiếu khí (aerobic), đảm bảo mọi thông số đều đạt tiêu chuẩn do Bộ Công Nghiệp và Môi trường quy định. Hơn thế nữa, công ty còn áp dụng nhiều biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường như những hệ thống làm lạnh hoàn toàn, sử dụng nước một cách có ý thức và tiết kiệm năng lượng. Các xe nâng (forklift) trong nhà máy đều chạy bằng hơi đốt (gas) để tránh ô nhiễm không khí và giảm thiểu tiếng ồn trong khu vực sản xuất. Bên cạnh vấn đề ô nhiễm môi trường, việc bùng phát đại dịch COVID-19 cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động chung của ngành. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ đối với bia đều giảm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng bia sản xuất đạt gần 1,96 tỷ lít, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trước tình hình dịch covid như vậy, các doanh nghiệp ngành bia nói chung và nhà máy bia heineken Việt Nam nói riêng đã nỗ lực thăm dò thị trường, áp dụng công nghệ và tích cực đưa sản phẩm mới nhằm vực dậy tăng trưởng.  Yếu tố công nghệ Trong thời buổi cạnh tranh, chất lượng sản phẩm là yếu tố cốt lõi bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải có nếu muốn tồn tại. Do vậy, nếu muốn thành công phải có những sự khác biệt vượt trội. Sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại sẽ giúp công ty đạt được mục...


Similar Free PDFs