Bài thảo luận thứ 5 môn luật dân sự jisnsjoakaajjsnsbdbsjskjwnwkwkwmwnwbwhdhhd PDF

Title Bài thảo luận thứ 5 môn luật dân sự jisnsjoakaajjsnsbdbsjskjwnwkwkwmwnwbwhdhhd
Author Anonymous User
Course Luật, Hành chính nha nước
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 338.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 146
Total Views 884

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT HÀNH CHÍNH-----  -----BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂMQUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾGIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ngô Thị Anh VânMÔN: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kếLỚP: 130_HC46BDANH SÁCH NHÓM: 41. Nguyễn Phan Đức Tuấn 21538010142342. Trương Văn Thà...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH ----------

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ngô Thị Anh Vân MÔN: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế LỚP: 130_HC46B2 DANH SÁCH NHÓM: 4 1. Nguyễn

Phan Đức Tuấn

2153801014234

2. Trương

Văn Thành

2153801014242

3. Lương

Thị Thanh Thảo

2153801014246

4. Huỳnh

Diệp Thanh Vy

2153801014298

5. Nguyễn

Phan Thảo Vy

2153801014300

6. Võ

Triệu Vy

2153801014303

7. Vũ

Nguyễn Nhật Vy

2153801014304

8. Lâm

Nguyễn Ngọc Xuân

2153801014305

TP. Chí Minh, ngày 14 tháng 04 năm 2022

MỤC LỤC I. DI SẢN THỪA KẾ............................................................................................4 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?..........................................................................................4 2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?.................4 3. Để được coi là di sản, theo quy định của pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..................................................................4 4. Trong bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bản án có câu trả lời?..................................................................................................5 5. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.........6 6. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?................................................................................8 7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?.........................................8 8. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên có liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.........................8

9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản đểchia không? Vì sao?..........................................................................................9 10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?...................................................................10 11. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43.5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?....................................................................................................10 12. Việc Tòa án quyết định “còn lại 43,5m^2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?....................................................................................................11 II. QUẢN LÍ DI SẢN............................................................................................11 1. Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?....11 2. Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.......................................12 3. Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời......................12 4. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.......13 5. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời................................................13

6. Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.............................................................................14 III. THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ.............................................15 1. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam..................15 2. Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không?.................................................................................................................16 3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?....................17 4. Việc Án lệ số 26/2018/AL, áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?.......17 5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?......................................................................................................................18 6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên...............................18 IV. TÌM KIẾM TÀI LIỆU....................................................................................18 V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................19

I. DI SẢN THỪA KẾ 1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời? Theo quy định tại điều 612 BLDS 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác”. Như vậy, di sản không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố mà nghĩa vụ đó được thực hiên bởi người thừa kế, người quản lý di sản theo các điều 614, 615,617 của BLDS 2015. 2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao? Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một di sản mới sau đó thì tài sản mới có thể được coi là di sản. Theo nguyên nhân thay thế là nguyên nhân chủ quan: Nếu vì lý do chủ quan mà di sản thừa kế bị làm hư hỏng hoặc bị bán mà không có sự đồng ý của các đồng thừa kế thì giá trị phần di sản vẫn được coi là di sản thừa kế và người làm thất thoát di sản có trách nhiệm trả lại phần giá trị làm thất thoát để chia thừa kế. Còn theo nguyên nhân thay thế là nguyên nhân khách quan: hoả hoạn, bão, lũ lụt. Cách giải quyết trên tuy chưa được quy định trong văn bản nhưng rất thuyết phục và được áp dụng cả đối với trường hợp duy sẽ được thay thế bằng một khoản tiền như tiền đền bù. “Thực tế cho thấy, khi di chúc bị bán cho người khác, Tòa án nhân dân tối cao cũng có định hướng tiền từ việc bán (chuyển nhượng) là di sản và trong trường hợp Tòa án đã giao di sản cho một người không được hưởng và bản án đã có hiệu lực pháp luật người được giao sở hữu tài sản và thanh toán giá trị tài sản và giá trị này cũng được chia như di sản. 3. Để được coi là di sản, theo quy định của pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Để được coi là di sản, theo quy định của pháp luật quyền sử dụng đất của người quá cố không cần phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Bởi vì: Theo điều 612 BLDS 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” Mà tài sản theo khoản 1 điều 105 của BLDS 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.” Trong đó, theo điều 115 BLDS2015 có quy định rõ quyền tài sản bao gồm quyền sử dụng đất. Mặt khác, giấy chứng nhận quyền sử đụng đất chỉ thể hiện sự công nhận của Nhà Nước đối với quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất căn cứ theo khoản 16 điều 3 Luật đất đai 2013 thì Nhà Nước chỉ coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý chứ không phải là một tài sản. => Từ đó, ta thấy được rằng quyền sử dụng đất của người quá cố được coi là di sản mà không cần phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 4. Trong bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bản án có câu trả lời? - Trong bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản. - Thể hiện ở đoạn: “Đối với diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: tại phiên toà đại diện Viện Kiểm Sát nhận định và lập luận cho rằng không được coi là di sản thừa kế, cần tiếp tục tạm giam cho ông Hoà có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Do đó, đây vẫn là tài sản của ông Hoà và bà Mai, chỉ có điều là các đương sự phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa kế và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Phần đề nghị này của đại diện Viện Kiểm Sát không được hội đồng xét xử chấp nhận.”

5. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Theo Nội dung Bản án ta thấy được quan điểm của một số chủ thể liên quan: + UBND phường Đống Đa có đề nghị Tòa án giải quyết về mảnh đất 85,5 m 2 tăng hơn so với diện tích để trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong tình trạng đây là đất không di dời, không tranh chấp và tăng ổn định. + Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Vĩnh Yên có ý kiến tạm giao phần đất chưa có giấy chứng nhận này cho ông Hòa quản lý tiếp. + Như vậy, đây là đất chưa có chứng nhận quyền sử dụng đất, vẫn chưa thể xem là di sản để thùa kế. - Trong Nhận định của Tòa án: + Tòa cũng có đề cập đến nguồn gốc mảnh đất 85,5 m 2 này giống như UBND đã đề nghị xem xét. + Nhưng xét trên phương diện “hộ ông Hòa đã sử dụng ổn định, ranh giới xung quanh các hộ đều rõ ràng và không có tranh chấp, đất không thuộc diện quy hoạch phải di dời”. + Tại biên bản thẩm định tài sản và định giá tài sản ngày 21/02/2022 có đề cập đến diện tích 85,5 m2 như sau: “85,5 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận sau khi trừ đi nghĩa vụ tài chính đới với Nhà nước (theo Quyết định số 62/2019/QĐUBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc giá 1 m2 phải nộp 19.000.000đ là 1.966.500.000đ” + Đối với việc yêu cầu xét lại đây là tài sản chung của gia đình thì tòa đã không tán thành và vẫn cho rằng đây là tài sản chung của ông Hòa và bà Mai thôi do thời điểm có tài sản này anh Nam và chị Trinh còn sống phụ thuộc vào gia đình. + Vì đây là đất chưa có chứng nhận sử dụng đất nên không được xem là tài sản thừa kế tuy nhiên sau khi xem xét hộ ông Hòa đã sống ổn định từ lâu, không có tranh chấp, phải di dời và tăng ổn định nên chấp nhận cho đây là tài sản của hai

vợ chồng bà Mai và ông Hòa. Từ đó Tòa mới có đủ căn cứ để cho rằng đây là di sản và bắt đầu việc chia di sản thừa kế để đảm bào quyền lời và nghĩa vụ của các đương sự. + Tòa đã đi tìm căn cứ để xác nhận đây là di sản và bắt đầu chia thừa kế. Đầu tiên tòa cho rằng đây là đất do hộ ông Hòa sử dụng liên tục, không tranh chấp, không phải di dời và tăng giá ổn định. Sau tòa đã giải quyết thỏa đáng đảm bảo quyền lợi nhà nước và có thể cấp giấy chứng nhận cho hộ ông Hòa bằng cách đề nghị thành viên thừa kế phần đất này có trách nhiêm nghĩa vụ trả thuế tài chính cho nhà nước. - Trong Quyết định của Tòa án: + Ông Hòa được sử dụng 38,4 m 2 tương đương 883.200.000đ và có trách nhiệm liên hệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận do là 1 phần tài sản chung của vợ chồng nên ông cũng có quyền sở hữu + Anh Nam được sử dụng 47.1 m 2 tương đương 1.083.300.000đ và có trách nhiệm liên hệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận do anh có nhu cầu nhận tài sản là vât để làm ăn sinh sống và thờ cúng và sẽ đền bù chênh lệch cho những người thừa kế còn lại. + Tóm lại, đây là một hướng giải quyết đúng đắn của Tòa án. Việc phân chia tài sản được làm theo một trình tự hợp lý. Mảnh đất 85,5m 2 đặt ra một vấn đề đây có phải là di sản hay không khi không có chứng nhận quyền sử dụng đất. Tòa đã có những căn cứ hợp lý để xác nhận đây là tài sản của hai vợ chồng ông Hòa và bà Mai. Đầu tiên là dựa vào thời gian chiếm hữu liên tục, không tranh chấp, công khai, không phải di dời và giá tăng ổn định. Sau đó về phía nhà nước đối với loại tài sản này Tòa yêu cầu người thừa kế có trách nhiệm trả thuế cho Nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó. Sau khi đã xác nhận đây là di sản Tòa đã đi đến việc chia di sản.

6. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao? Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất, phần di sản của Phùng Văn N như sau: Ban đầu sau khi ông A mất sẽ để lại di sản là ½ diện tích đất 398m 2 tức 199m2. Sau đó bà G đã tự ý định đoạt luôn phần ông N và lấy 131m 2 chuyển nhượng cho ông K. Tuy nhiên tại thời điểm chuyển nhượng những người có quyền thừa kế tài sản của ông N không có ý kiến nên tòa cho rằng họ đã đồng ý và chấp nhận cho ông K sở hữu 131m2 này. Vì vậy tài sản chung của hai vợ chồng còn lại 267m2. Và di sản của ông N còn lại là ½ của 267 m2 tức 133,5 m2. 7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?

Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản. Vì 131m2 đó là nằm trong tài sản chung của hai vợ chồng. Tuy nhiên tại thời điểm chuyển nhượng không có sự phản đối của người thừa kế nên phần diện tích đó được tòa công nhận là đất của ông K. 8. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên có liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K. - Câu chuyện đặt ra ở đây là phần đất đã chuyển nhượng được tự quyết định bởi bà G bao gồm phần di sản mà ông N để lại. Vì vậy phần đất đó có tiếp tục thuộc sở hữu của ông K hay không và nó có được xem là di sản để lại cho người thừa kế hay không. - Đầu tiên Tòa đã đưa ra những điều bất hợp lý trong vụ án: Bà G đã tự cho mình quyền sử dụng toàn bộ tài sản chung của vợ chồng mà đáng lẽ ½ đất đó nên là di sản thừa kế. Thứ hai khi viết di chúc bà G đã giao lại di chúc có tính luôn phần đất của ông N để lại là không hợp lý. - Tuy nhiên Tòa cho rằng đất đã chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận cho ông K và không có thành viên thừa kế ý kiến gì trong thời điểm chuyển nhượng nên xem như là đồng ý với việc chuyển nhượng này. Phần đất chuyển

nhượng này vẫn được xem là đất thuộc 1 phần di sản của ông N để lại và 1 phần tài sản của bà G tại thời điểm chuyển nhượng. Cho nên sau khi trừ đi thì còn lại 267m2. Phần di sản của ông N sẽ là 133.5m2 và tài sản bấy giờ của bà G là 133.5m2. Đến khi bà G mất phát sinh quyền thừa kế thì di sản của ông G đã hết hiệu lực thừa kế và việc thừa kế chỉ tính trên phần đất của bà G mà thôi. Cho nên tòa không cho rằng tại thời điểm khởi kiện phần đất chuyển nhượng cho ông K nên được trả lại và xem là di sản nữa. Đây là một hướng giải quyết đúng. 9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản đểchia không? Vì sao? - Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con màdùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó không được coi là di sản để chia. - Bởi vì: + Xét tài sản chung của vợ chồng bà G và ông N là 398m^2 đất, sau khi ông Nmất, không để lại di chúc thì tài sản chung này sẽ được chia đôi là 196m^2 đất theo quy định tại Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Bà G, các con chung của 2 vợ chồng đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 nên đều được chia thừa kế như nhau. + Nếu bà G tự ý bán 131m^2 đất cho ông K, không có sự đồng ý của các convà dùng tiền đó cho cá nhân mình chứ không vì lợi ích của các con thì xem như bà đã bán một phần đất của mình trong khối tài sản chung của hai vợchồng. Việc mua bán này sẽ không ảnh hưởng đến phần tài sản mà các đồng thừa kế khác được hưởng.

10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao? - Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là 1/2 diện tích 398 m62 đất (133,5 m^2 đất) vì theo nhận định của Toà, tài sản tuy mang tên của bà Phùng Thị G nhưng vì được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên phải xác định đây là tài sản chung của ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G (Khoản 1 điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014). - Vì vậy, bà Phùng Thị G chỉ có quyền định đoạt 1/2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m^2 đất chung của vợ chồng bà và khi bà G chết, phần di sản của bà Phùng Thị G chính là 1/2 diện tích đất trên (133,5m^2) (Điều 612 BLDS 2015). 11. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43.5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? - Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m^2 là không thuyết phục vì di sản lúc này của ông N (đã trừ đi phần đất bán cho ông K) là 267m^2 :2 = 133,5m^2 sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất (căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015) là bà G và 6 người con, nên phần mà bà G nhận được là: 133,5m^2:7~ =19,07m^2. Vậy trên thực tế, phần di sản mà bà G để lại (trừ đi phần diện tích bà cho chị H1) là: 133,5m^2 + 19,07m^2 - 90m^2 =62,57m^2. - Đây không phải là nội dung của Án lệ 16 vì án lệ này chỉ có nội dung xoay quanh việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng.

12. Việc Tòa án quyết định “còn lại 43,5m^2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? - Việc Tòa án quyết định “còn lại 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” là không thuyết phục. - Vì phần đất 43,5m2 còn lại là phần di sản được chia theo pháp luật, đáng raphải được chia đều cho 06 người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tức bao gồm cả chị Phùng Thị H1. Việc chị Phùng Thị H1 được bà Phùng Thị G chia di sản theo di chúc không hề ảnh hưởng đến quyền thừa kế của chị, bởi vậyTòa án quyết định chỉ chia cho 05 người con còn lại là không đảm bảo quyềnlợi cho chị Phùng Thị H1. - Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16/2017/AL. - Vì nội dung của Án lệ số 16 nằm ở đoạn 2 phần Nhận định của Tòa án, là về việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tức là về việc bà PhùngThị G đã chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất cho ông Phùng Văn K. II. QUẢN LÍ DI SẢN 1. Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao? - Trong Bản án số 11, Tòa án xác định nguyên đơn là anh Phạm Tiến H là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T. - Việc xác định như vậy là có thuyết phục. Vì, theo Khoản 1 Điều 616: “Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế

thỏa thuận cử ra”, mà ngoài ông Thiện thì những người còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà T và những người này đều có đủ năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện; không bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều cấm của pháp luật v...


Similar Free PDFs