Bài tiểu luận cuối kỳ KDQT 1 PDF

Title Bài tiểu luận cuối kỳ KDQT 1
Author Đức Phạm
Course Kinh tế Quốc tế
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 19
File Size 591.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 57
Total Views 199

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNHKINH DOANH QUỐC TẾ 1Giảng viên hướng dẫn: ThS. Dương Ngọc HồngHọ & tên sinh viên: Phạm Minh ĐứcMSSV: 31191021050Lớp - Khoá: IB003 - KCâu 1: Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, nền kinh...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING



TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH KINH DOANH QUỐC TẾ 1

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Dương Ngọc Hồng Họ & tên sinh viên: Phạm Minh Đức MSSV: 31191021050 Lớp - Khoá: IB003 - K45

-1-

Câu 1: Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, nền kinh tế thế giới đã và đang chịu tác động mạnh mẽ của xu thế tự do hóa và toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế - thương mại. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện một số xu hướng mới làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới vốn tồn tại trong mấy thập niên qua. Theo bạn “Xu hướng mới” được đề cập ở câu trên là gì? Phân tích và cho ví dụ minh họa? Trước tiên, để có thể phân tích được một số xu hướng mới hiện nay đang nổi vượt lên có điểm gì mới và khác biệt so với xu thế trước, chúng ta cần phân tích qua một số đặc điểm của xu thế tự do hóa và toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế - thương mại nổi lên từ sau chiến tranh lạnh (1991) tới nay: Tự do hóa và toàn cầu hóa kinh tế - thương mại là hai khái niệm khá tương đồng nhau. Theo tờ Investopedia, tự do hoá thương mại là việc loại bỏ hoặc giảm bớt hạn chế cũng như rào cản đối với trao đổi hàng hóa tự do giữa các quốc gia (Banton, 2021). Còn theo quan điểm của Hill và cộng sự (2013), toàn cầu hoá nói đến sự thay đổi theo hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của nền kinh tế. Có hai khía cạnh chính của việc toàn cầu hoá là toàn cầu hoá thị trường và toàn cầu hoá sản xuất: •

Toàn cầu hoá thị trường, hiểu đơn giản là việc dỡ bỏ các rào cản thương mại xuyên biên giới từ đó việc giao thương giữa các nước dễ dàng hơn. Ví dụ như từ khi ký hiệu định EVFTA, EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU (Thuý Nga, 2020).



Toàn cầu hoá sản xuất, được hiểu là việc sử dụng nguồn hàng hoà và dịch vụ từ nhiều nơi trên khắp thế giới để tận dụng việc chênh lệch chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất. Hãng xe hơi Vinfast là ví dụ tiêu biểu toàn cầu hoá sản xuất ở Việt Nam. Dù tự sản xuất các bộ phận chính của xe hơi là thân vỏ xe, khung gầm và động cơ, công ty vẫn tìm các đối tác uy tín hàng đầu thế giới như động cơ từ nhà BMW (Đức) và AVL (Áo), hộp số của ZF (Đức),… (Hải Anh, 2018)

Từ sau chiến tranh lạnh tới nay, xu hướng kể trên trở nên rất thịnh và góp phần hình thành nên trật tự thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hoá. Một trong sự thay đổi lớn phải kể đến là sự ra đời và sự phát triển nhanh chóng của các định chế toàn cầu như Tổ

-2-

chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên hợp quốc (UN), … cùng với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương, khu vực được ký kết. Việt Nam chúng ta cũng đón chào xu hướng này: tính tới tháng 2021, Việt Nam đã có tổng cộng 13 FTA có hiệu lực và đang đàm phán thêm 3 FTA (Bộ Công Thương Việt Nam, 2020). Hai thập niên tiếp theo sau chiến tranh lạnh, trật tự thế giới đã bắt đầu xoay chuyển: Mỹ mất dần vị thế độc tôn do sa lầy vào chiến tranh chống khủng bố (2001), cũng như phải chịu tổn thất nặng nề do khủng hoảng tài chính (2008). Đầu thế kỷ XXI, nước Nga, hình thành trên đống đổ nát của Liên Xô cũ (1991), cũng bắt đầu gia nhập cuộc đua kinh tế và quân sự. Cụm từ “thế giới hướng về phía Đông” cũng bắt đầu được nhắc tới khi mà nhiều nước lớn đang phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển thần tốc, tiêu biểu nhất là Trung Quốc. Theo tờ báo Tạp chí cộng sản, GDP Trung Quốc tăng rất mạnh chỉ trong một thập niên đầu thế kỷ XXI từ mức bằng 1/8 lên mức 1/4 của GDP Hoa Kỳ (Mẫu & Anh, 2017). Ngoài ra, khu vực này còn chứng kiến sự xuất hiện của nhiều nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo,… Tuy nhiên, những năm trở lại đây, một vài xu hướng mới xuất hiện làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới vốn tồn tại trong mấy thập niên qua. Nguyên nhân của sự thay đổi lần này có lẽ phải kể đến hai sự kiện chấn động toàn cầu: “cuộc chiến” thương mại không khoan nhượng giữa Mỹ và Trung Quốc và đại dịch thảm khốc COVID -19. Sự kiện đánh dấu sự bùng nổ của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chính là việc Donald Trump, tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc đó, đã tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, với cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm công bằng thương mại và dung túng cho hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ vào ngày 22/3/2018 (Thuý, 2019). Những năm sau đó, thế giới phải chứng kiến hàng loạt các biện pháp trả đũa gay gắt giữa hai bên. Phải đến tháng 1/2020, cuộc chiến mới hạ nhiệt đôi chút khi Mỹ và Trung Quốc bắt đầu ngồi vào bàn đàm bàn với bản thỏa thuận thương mại giai đoạn I. Tuy chỉ diễn ra quyết liệt trong hai năm, nhưng nó làm suy giảm mạnh nền kinh tế của Mỹ và Trung quốc, qua đó tạo ra rất nhiều hệ luỵ làm thay đổi thế giới. “Theo tính toán của Reuters, tình hình bất ổn gây ra bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể dẫn đến thực tế là nền kinh tế thế giới sẽ mất khoảng 850 tỷ USD vào đầu năm 2020” (Quỳnh Lê, 2019). Từ cuối 2019 trở lại đây, nền kinh tế thế giới lại tiếp tục hứng chịu thêm một cuộc suy thoái quy mô lớn với sự xuất hiện của

-3-

virus COVID-19. Bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, dịch bệnh phát triển nhanh chóng ra khắp hầu hết các nước trên thế giới với nhiều biến chủng mới ngày một nguy hiểm hơn. Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, nền kinh tế thế giới ước lượng giảm 4,3% trong năm 2020, một mức suy giảm chỉ xảy ra trong cuộc Đại suy thoái và trong hai cuộc chiến tranh thế giới (Đình Thư, 2021). Bên cạnh thiệt hại về kinh tế, tinh tới tháng 21/5/2021, đại dịch còn cướp đi mạng sống của 6 - 8 triệu người (Bình An, 2021). Trước sự tác động của hai sự kiện kinh tế - xã hội lớn bậc nhất trong một thập niên trở lại đây, trật tự kinh tế thế giới bắt đầu có nhiều thay đổi với nhiều xu hướng mới, tiêu biểu như: - Đầu tiên chính là sự chững lại của toàn cầu hoá và liên kết kinh tế quốc tế. Điều này bắt nguồn từ việc một số quốc gia, nhất là các nước lớn như Anh, Mỹ, EU nhận thấy mặt trái của quá trình toàn cầu hoá như nạn nhập cư , vượt biên trái phép, ăn cắp bản quyền - sáng chế và biến chuyển xấu của khí hậu. Chính vì vậy, chính sách hướng nội được các quốc gia bắt đầu chú ý tới ví dụ như chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Mỹ, hay Brexit của Anh. Lý do thứ hai dẫn đến tình trạng toàn cầu hóa trì trệ là do sự hoán đổi vị trí giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc dẫn dắt toàn cầu hoá. Trong khi Mỹ rút khỏi các hiệp định thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thiết lập nhiều cam kết với các nước lân cận và các đồng minh khác, Trung Quốc dùng sức mạnh kinh tế gây ảnh hưởng tới khu vực Châu Á qua các sự kiện như thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),… Trước tình thế này, Đảng ta vẫn nhận định rằng, toàn cầu hóa hoàn toàn không chững lại, ít nhất là trong tương lai. Bởi vì “toàn cầu hóa” thực sự là một xu thế khách quan không thể đảo ngược (Tuấn, 2021) nhưng nó không phải diễn ra tuyến tính. Giai đoạn này có thể xem là một trở ngại để khi vượt qua thì quá trình toàn cầu hoá trở nên phù hợp và hiệu quả hơn. - Xu thế nổi lên thứ hai chính là làn sóng bảo hộ mậu dịch, với sự xuất hiện nhiều công cụ mới và được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu (Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2021). Theo Tạp chí công thương, bản chất của bảo hộ thương mại là việc bảo vệ hàng hóa quốc nội (không bao gồm dịch vụ, sản phẩm đầu tư hay sản phẩm sở hữu trí tuệ) bằng cách hạn chế nhập khẩu khi nhập khẩu các mặt hàng này gia tăng nhanh gây đe dọa thiệt hại

-4-

nghiêm trọng cho các mặt hàng quốc (Quỳnh, 2020). Có hai công cụ chính mà các quốc gia hay sử dụng là thuế và các hàng rào phi thuế quan. Tuy nhiên, xu hướng gần đây cho thấy các công cụ phi thuế quan (cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp,… ) đang được ưa chuộng hơn. Một trong những lý giải cho làn sóng này đó là “sự bất bình của người dân trước tình trạng mất việc làm do toàn cầu hóa và các chính sách tự do thương mại” (Bộ Ngoại Giao Việt Nam, 2021). Ngoài ra, một lý do khác đến từ “việc ngừa khả năng Trung Quốc ảnh hưởng quá sâu vào các “sân chơi” kinh tế cũng như khả năng Trung Quốc - Mỹ thỏa hiệp với nhau để hình thành cục diện G2 phân chia khu vực ảnh hưởng” (Tuấn, 2021). Xu hướng này góp phần đẩy mạnh chuyển đổi từ “toàn cầu hóa chuyển dần sang khu vực hóa thương mại” khi mà các nước dần quan tâm các đối tác kinh tế quan trọng cho mình hơn là hợp tác toàn thế giới. Theo nhận định của PGS., TS. Chu Hoàng Long, “Thế giới có thể trở thành những câu lạc bộ kinh tế mà thành viên mỗi câu lạc bộ chia sẻ những giá trị phát triển chung” (Nguyễn Minh, 2020). - Đột phá công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng thứ ba đang nổi trên toàn cầu. Hàng loạt các phát minh tiên tiến ra đời trong thập niên vừa qua được ứng rộng rãi trong các lĩnh vực như y tế, tài chính, viễn thông,… Những tiến bộ vượt bậc về khoa học - công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang làm thay đổi về chất của lực lượng sản xuất, tác động mạnh mẽ đến những thay đổi trong quan hệ sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô sản xuất, năng suất lao động… dẫn đến những thay đổi to lớn trong phương thức sản xuất (Tuấn, 2021). Lịch sử đã chứng minh khi một quốc gia không bắt kịp công nghệ, họ sẽ tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua về kinh tế - xã hội. Do đó, phát triển công nghệ đã và đang là vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, nền y tế ngày càng đòi hỏi phải áp dụng các kỹ thuật công nghệ cao trong việc phòng và chống dịch. Bên cạnh đó, sự ra đời của các nền tảng công nghệ như blockchain, xe điện, AI … đã mang nhiều thay đổi mới mẻ, hứa hẹn sẽ làm thay đổi cơ cấu thị trường tài chính, ô tô và nhiều mảng công nghệ khác trong thời gian tới. - Xu thế thứ tư - xu thế cuối cùng- là việc trung tâm thịnh vượng toàn cầu chuyển dịch mạnh mẽ từ Tây sang Đông. Năm 2017, Châu Á tăng trưởng 6,1%, trong khi đó Đông Phi (khu vực phát triển nhất Châu Phi) tăng trưởng 5,3%, còn Châu Âu đạt 2,4%, Mỹ

-5-

trên 2% (Trung tâm WTO, 2018b). Hai quốc gia tiêu biểu của xu hướng này là Trung Quốc và Ấn Độ khi mà tỷ trọng của nền kinh tế hai nước tăng mạnh và có phần lấn lướt các nước phương Tây, kể cả Mỹ, các nước Tây Âu và Nhật Bản trong hơn thập niên vừa qua. Trong khi các tốc độ phát triển khu vực khác có phần bão hoà, dự đoán trong thời gian tới, khu vực phát triển hàng đầu vẫn sẽ thuộc về Châu Á - Thái Bình Dương. Câu 2: Nhiều quốc gia đã và đang triển khai “Hộ chiếu vaccine”, một dạng thẻ chứng nhận tiêm chủng hoặc chứng nhận đã miễn dịch với COVID-19. Qua đó cho phép những người đã tiêm chủng được tự do đi lại nhằm kích cầu ngành du lịch sau đại dịch. Theo bạn Việt Nam có nên áp dụng cơ chế “Hộ chiếu vaccine” để kích cầu du lịch hay không? Phân tích mặt tích cực và hạn chế của cơ chế “Hộ chiếu vaccine” tại Việt Nam? Theo em, việc áp dụng cơ chế “ Hộ chiếu Vaccine” bây giờ là một việc làm hết sức cần thiết để kích cầu ngành du lịch nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng "Đây là mong mỏi của người dân trong nước và nhiều người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam, phục vụ đắc lực cho việc mở lại đường bay thương mại quốc tế" (Bộ Y Tế, 2021b). Tuy việc áp dụng hộ chiếu mới mẻ này sẽ mang lại một số rủi ro, nhưng nhìn chung, lợi vẫn nhiều hơn hại. Sau đây là các phân tích của em về mặt tích cực cũng hạn chế của cơ chế “Hộ chiếu vaccine” tại Việt Nam. Về mặt lợi ích, ngành du lịch sẽ là một trong những ngành hưởng lợi đầu tiên và lớn nhất từ chính sách này. Bởi lẽ Covid 19 đã làm cho ngành du lịch nước ta suy sụp trầm trọng trong thời gian gần đây. Năm 2020, Việt Nam đã mất 79.5% lượng khách quốc tế và 34.1% lượng khách nội địa, ước tính thiệt hại lên tới 19 tỷ USD. Hệ luỵ của đợt suy giảm này là số lượng mất việc trong ngành liên tục tăng lên tới 40-60% lao động và khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế buộc phải ngừng hoạt động (Trang Linh, 2021). “Hộ chiếu vaccine” được áp dụng sẽ trở thành liền thuốc cứu vớt ngành du lịch qua khỏi "cơn bạo bệnh". Với tấm hộ chiếu mới này, người dân và du khách sẽ thấy thoải mái và an tâm hơn với việc đi du lịch. Trong trường hợp lý tưởng nhất, việc xuất trình chứng chỉ như vậy sẽ cho phép mọi người bỏ qua các yêu cầu kiểm dịch bắt buộc

-6-

và thủ tục cách lý, điều đã và đang là một mối e ngại lớn với du khách. Bên cạnh ngành du lịch, các ngành khác, nhất là các ngành hoạt động kinh doanh quốc tế cũng hưởng lợi rất lớn từ việc có hộ chiếu mới này. Khi người dân tự tin hơn trong việc đi lại thì nhu cầu tiêu dùng, di chuyển cũng sẽ tăng trở lại, qua đó, thúc đẩy nền kinh tế hồi phục. Lợi ích thứ hai của hộ chiếu Vaccine là giúp nước ta bắt kịp đà phát triển của thế giới. Khi nước ta còn chưa ban hành tấm hộ chiếu mới này thì Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản đã thông qua kế hoạch này. Hơn nữa, Liên Minh Châu Âu (EU), sau nhiều bất đồng nội bộ, cũng nhất trí về việc phát hành “hộ chiếu vaccine” (Mai Nguyên, 2021). Qua đó, chúng ta thấy được hộ chiếu Vaccine sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng thiết yếu mới đảm bảo cho sự phát triển nền kinh tế khi mà đại dịch COVID-19 còn chưa biết khi nào sẽ kết thúc. Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng "Nếu chúng ta không cố gắng, chờ các nước xung quanh làm xong chúng ta mới bắt đầu sẽ thua" (Bộ Y Tế, 2021a). Nếu chúng ta áp dụng “tấm giấy thông hành” thời đại dịch quá trễ, khoảng cách kinh tế giữa nước ta và các nước phát triển ngày càng xa hơn. Lợi ích lớn thứ ba mà hộ chiếu Vaccine mang lại chính là giúp Chính phủ tiết kiệm các khoản chi tiêu không dùng cho hoạt động phòng dịch và phát triển nền kinh tế. Việc cứ liên tục hạn chế với các nền kinh tế khác sẽ nhanh chóng làm kiệt quệ nhiều hoạt động kinh doanh quốc tế và buộc các công ty phải trông cậy vào sự trợ giúp của Chính phủ. Năm 2020, Nhà nước đã phải hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp thông qua chi tiêu công cùng nhiều chính sách giảm thuế và ưu đãi. Chỉ tính riêng Hãng hàng không quốc quốc gia Vietnam Airline, Quốc hội đã phải thông qua gói “giải cứu” 12.000 tỷ VNĐ để giải vây trong tình thế hiện tại (Tài Phan, 2020). Việc hỗ trợ liên tục như vậy là không khả thi trong tình thế hiện nay khi mà Vaccine phòng COVID -19 đã và đang được bán trên thị trường, Chính phủ cần một lượng tiền rất lớn, tổng kinh phí ước khoảng 25.200 tỷ đồng (Lan Anh, 2021), để có thể cung cấp đủ cho hơn 96 triệu dân. Tuy nhiên, việc áp dụng hộ chiếu Vaccine cũng còn không ít hạn chế. Bất lợi lớn nhất chính là nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Như mọi người đã biết, nước ta đã và đang được đánh giá là một trong những quốc gia “dập dịch” tốt trong mắt bạn bè quốc tế. Để có được thành quả như thế, Nhà nước cùng với người dân Việt Nam đã tuân thủ rất

-7-

nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch cũng như tham gia các hoạt động hỗ trợ vùng dịch bằng tất cả tài năng, nỗ lực và sự quyết tâm. Vì vậy, chúng ta cần phải rất thận trọng khi áp dụng hộ chiếu Vaccine trên quy mô lớn để không khiến tình hình dịch nước ta trầm trọng lên. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhận định rằng “nếu tạo thuận lợi và để dịch bùng phát thì mọi nỗ lực, công sức sẽ trở thành vô nghĩa” (Mai Nguyên, 2021). Bên cạnh đó, một lưu ý khi ban hành hộ chiếu mới này là tránh “nhập khẩu” virus. Hiện nay, chỉ vì sơ xuất cùng với thiếu ý thức của một bộ phần người dân, tình hình dịch hiện tại nước ta đã nghiêm trọng hơn với sự xuất hiện hai chủng biến thể mới nguy hiểm hơn là chủng phát hiện lần đầu ở Ấn Độ và chủng phát hiện ở Anh. Trở ngại lớn thứ hai khi áp dụng hộ chiếu Vaccine là sự không thống nhất các tiêu chuẩn chung ở cấp độ quốc tế để khi áp dụng “tấm giấy thông hành” thời Covid-19 (Mai Nguyên, 2021). Trong khi EU chỉ chấp nhận hộ chiếu vaccine khi người dân sử các loại vaccine đã được Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt thì Trung Quốc, một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, cho biết chỉ cho phép nhập cảnh nếu người nước ngoài đã tiêm vaccine của Trung Quốc. Sự bất đồng về quy chuẩn này cần phải có thêm thời gian nữa để được giải quyết, do đó việc sử dụng hộ chiếu vaccine hiện tại còn vướng nhiều thủ tục pháp lý. Tóm lại, tuy còn vướng phải một số hạn chế nhưng hộ chiếu Vaccine rất đáng để Việt Nam chúng ta áp dụng vì những lợi ích to lớn cho nền kinh tế của đất nước. Hơn nữa, chúng ta có thể học hỏi cách giải quyết khó khăn từ hộ chiếu mới này qua biện pháp các nước lớn đã và đang thực hiện như áp dụng quy mô từ nhỏ tới lớn, phân loại mức độ tiêm chủng, hay giới hạn lượng khách từ các khu vực, ... Câu 3: Ngày 21-4-21 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Việt Nam. Trước đây, rất nhiều mặt hàng khác của Việt Nam cũng từng bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ như: Cá da trơn, Thép, Ống đồng… Theo bạn, việc áp dụng thuế chống bán giá những mặt hàng trên là đúng hay sai? Hãy đề xuất những giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm hạn chế những rủi ro từ việc bị áp thuế chống bán phá giá?

-8-

Trước hết, để có thể nhận định đúng hay sai việc áp dụng thuế chống bán phá giá các mặt hàng từ Việt sang Mỹ, chúng ta cần hiểu được bản chất và vai trò của thuế chống bán phá giá đối với thị trường trong nước. Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu (bán sang thị trường nước khác) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu (Trung tâm WTO, 2008a). Việc bán phá giá sẽ đe dọa đáng kể ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Vì lẽ đó, WTO cũng thừa nhận rằng các nước thành viên có thể bảo vệ sản xuất nội địa thông qua biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó bao gồm thuế chống phá giá. Bên cạnh đó, WTO yêu cầu các nước thành viên phải tiến hành thông qua quy trình điều tra nghiêm ngặt, đảm bảo duy trì những nguyên tắc nhất định để tránh việc lạm dụng (Bộ Công Thương Việt Nam, 2016). Do đó, việc Mỹ có áp dụng thuế chống bán phá giá các mặt hàng từ Việt là không có gì sai cả bởi vì chúng ta có hiểu rằng Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã điều tra kỹ lưỡng các thiệt hại từ việc bán phá giá của doanh nghiệp Việt Nam trước khi ra ban hành thuế mới. Hơn nữa, việc áp thuế chống bán phá giá đã và đang trở thành một công cụ hữu hiệu của rất nhiều nước nhằm bảo vệ nền sản xuất nước nhà khi mà việc mở rộng hội nhập kinh tế đang dẫn tới nhiều mâu thuẫn lợi ích giữa nhà sản xuất trong nước và nước ngoài. Theo số liệu của Ban Thư ký WTO, từ năm 1995 đến tháng 6-2005, các nước thành viên WTO đã tiến hành 2.741 cuộc điều tra về bán phá giá, đứng đầu là Ấn Ðộ 412 cuộc, kế đến là Mỹ 358, EU 318 vụ ...(Hữu Hạnh, 2006). Nước ta cũng không ngoại lệ khi đã áp thuế chống bán phá giá với nhiều sản phẩm từ nước ngoài như bột ngọt của Trung Quốc và Indonesia; thép cán nguội (ép nguội) và nhôm của Trung Quốc; … Để có thể hạn chế những rủi ro từ việc bị áp thuế chống bán phá giá, doanh nghiệp Việt Nam cần có hành động thiết thực như sau: - Đối với vụ kiện chống bán phá giá đã và đang xảy ra: •

Đầu tiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải trả lời bảng câu hỏi của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) nói riêng và cơ quan điều tra thương mại quốc tế nói chung để thể hiện thiện chí hợp tác. Trong trường hợp của mật ong Việt bị

-9-

DOC Mỹ điều tra hành vi bán phá giá, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại Việt Nam nhấn mạnh rằng “bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc cơ quan điều tra phía Mỹ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất do nguyên đơn đề xuất” (Chí Hiếu, 2021). Đây có thể là một trong giải pháp trước mắt hữu hiệu nhất. •

Thứ hai, các doanh nghiệp cần phải kiên trì theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, bởi nếu bỏ cuộc cũng đồng nghĩa bỏ thị trường lớn (Hà Anh, 2020). Để làm tốt việc này, các công ty cần phải công khai minh bạch trong việc xử lý hồ sơ và chuẩn bị các chứng cứ, luận điểm bảo vệ và chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp. Một trong cách làm khác là vậ...


Similar Free PDFs