BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 2 KẾT THÚC MÔN PDF

Title BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 2 KẾT THÚC MÔN
Author Yến Như Võ Thị
Course Nguyễn Như Quỳnh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 25
File Size 1 MB
File Type PDF
Total Downloads 144
Total Views 460

Summary

TRUNG TÂM QUỐC PHÒNG VÀ THẺ CHẤTBÀI TIỂU LUẬNXÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ,BIÊN GIỚI QUỐC GIACHỦ ĐỀ:SINH VIÊN VỚI TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢOQUỐC GIAGIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐỖ VĂN SANGNHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2LỚP: DHCT17C – KHÓA 17Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 20212. Cơ sở lý luận...


Description

TRUNG TÂM QUỐC PHÒNG VÀ THẺ CHẤT

BÀI TIỂU LUẬN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA CHỦ ĐỀ: SINH VIÊN VỚI TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐỖ VĂN SANG NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2 LỚP: DHCT17C – KHÓA 17

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021

A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của vấn đề................................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................... 4 1. Một số định nghĩa ........................................................................................ 4 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia ........................................................................................................................... 5 2.1 Cơ sở lý luận về bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia ............................ 5 2.1.1 Luật pháp quốc tế biển, đảo Việt Nam............................................. 5 2.1.2 Quan điểm nhà nước ta về biển đảo ................................................. 7 2.2 Cơ sở thực tiễn về bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia ........................ 9 2.2.1 Khái quát về đặc điểm, vị trí địa lí của biển đảo Việt Nam ........... 9 2.2.2 Nêu vai trò, tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia ............................................................................................... 11 2.2.3 Hiện trạng của việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia ............. 15 3.1 Nhận thức của cộng đồng ....................................................................... 16 3.2 Nhận thức của sinh viên, thế hệ trẻ ....................................................... 17 3.2.1 Một số biện pháp góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia ................................................................................................................ 17 3.2.2 Trách nhiệm của sinh viên trong Giáo dục Quốc phòng An Ninh về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia .................................. 20 C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 22 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 23 E. NHẬN XÉT GIÁO VIÊN............................................................................. 24

MỤC LỤC

2

A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề

Biển đảo từ lâu nay luôn là điểm nóng của nước ta bấy lâu nay. Trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta hiện nay và trong tương lai, biển Đông ngày càng chiếm một vị trí quan trọng. Đi cùng với những thuận lợi nhất định thì chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và hàng loạt vấn đề đặt ra trong quá trình khai thác các tiềm năng của biển đông hiện nay. Một trong những khó khăn tồn tại là việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của nước ta.Việc bảo vệ biển đảo luôn được đặt lên hàng đầu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. 2. Mục đích nghiên cứu

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị -xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước ta. Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt. Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đối với sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. 3. Đối tượng nghiên cứu

- Các quy định pháp luật hiện hành về biển đảo quốc gia thuộc vùng lãnh thổ Việt Nam. - Thực tiễn về vấn đề của biển đảo quốc gia Việt Nam hiện nay. - Một số quy định và giải pháp, trách nhiệm của nhân dân cũng như sinh viên đối với biển đảo quốc gia. 4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhóm trình bày tiểu luận xem đây là phương pháp chủ đạo trong tiểu luận nhằm phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về biển đảo, đánh giá tính thực tiễn. Đồng thời nghiên cứu, nhìn nhận rõ ràng các quy tắc,giải pháp quản lí biển đảo một cách hợp lí trong công cuộc bảo vệ biển đảo Việt Nam. 3

Nhằm có 1 cách nhìn sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. Là sinh viên, khi nghe giảng viên đề cập đến chủ đề “Sinh viên với trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia’’ chúng em đã không ngần ngại mà đăng kí ngay để có thể hăng say làm về chủ đề này.

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Một số định nghĩa [1] Chủ quyền là quyền làm chủ của một nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại. Tôn trọng chủ quyền của mỗi nước. Bảo vệ chủ quyền. Với khái niệm trên có thể hiểu chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của mỗi quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập quốc gia trong quan hệ đối ngoại. Trong phạm vi lãnh thổ, mỗi quốc gia có toàn quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia mình.Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia đều có quyền quyết định những vấn đề như lựa chọn chế độ chính trị, xã hội cũng như chính sách đối ngoại của mình mà không quốc gia nào có quyền can thiệp. Tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù khác nhau về tính chất chính trị hay trình độ kinh tế xã hội đều được bình đẳng về chủ quyền quốc gia. Mặt khác, khái niệm chủ quyền quốc gia bao gồm cả việc tôn trọng chủ quyền các nước khác và tôn trọng luật pháp quốc tế. Từ điển Tiếng Việt thông dụng có viết: “Chủ quyền là quyền làm chủ một nước, một quốc gia về mọi mặt, tôn trọng chủ quyền nước khác, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ. Tóm lại “Chủ quyền là quyền làm chủ một nước về tất cả mọi mặt’’. Biển được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau là phần đại dương ít nhiều bị ngăn cách bởi lục địa, các đảo hoặc vùng cao của đáy, có chế độ thủy văn riêng biệt. Tùy theo mức độ ngăn cách với đại dương và đặc điểm chế độ thủy văn. Biển được phân thành ba nhóm: Biển nội địa (còn gọi: biển kín), biển ven bờ và biển bao quanh bởi các đảo. Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương hoặc các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên, như biển Caspi, biển Chết. Trong cuốn Hỏi - đáp về chủ quyền biển đảo trong luật pháp Việt Nam có định nghĩa: “Các khu vực nhỏ hơn của đại dương nằm ven bờ các quốc gia được gọi là biển, như biển Đông, biển Hoàng Hải, biển Bantic, biển Bắc... Đảo hoặc quần đảo là phần đất liền được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là một lục địa. Theo điều 121, Công ước 1982, Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên, vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một tổng thể các đảo kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thể về mặt lịch sử. 4

Bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia là xây dựng và bảo vệ chủ quyền Biển đảo quốc gia là thực hiện tổng thể các giải pháp, biện pháp trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và An ninh quốc phòng nhằm thiết lập và bảo đảm quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp vàtư pháp của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ biển đảo Tổ quốc. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là bảo vệ Tổ quốc trên hướng biển, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của toàn dân tộc, nên trong quá trình thực hiện cần nghiên cứu, bổ sung các giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm mục tiêu cuối cùng là bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia - dân tộc trên biển, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 2.1 Cơ sở lý luận về bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 2.1.1 Luật pháp quốc tế biển, đảo Việt Nam [2]

Nguồn: https://vietnambiz.vn/lanhhai Biển quốc tế năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982), biển và đại dương được chia thành 3 vùng có chế độ pháp lý khác nhau gồm: Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (Nội thủy và Lãnh hải), các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa), các vùng biển chung của cộng đồng quốc tế.

5

Nội thủy của quốc gia ven biển chính là vùng biển có chiều rộng được xác định bởi một bên là đường bờ biển , còn bên kia là đường cơ sở. Nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Chủ quyền này bao trùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nộithủy.Trong vùng này, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào.Chủ quyền quốc gia ven biển trong vùng nội thủy được quy định rõ ràng và chủ yếu trong các văn bản pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, chủ quyền quốc quốc gia trong nhiều văn bản pháp luật, từ Hiến pháp đến các luật và các văn bản dưới luật như Luật hình sự Việt Nam năm 1999, Luật biên giới quốc gia năm 2003... Lãnh hải “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, trong trường hợp quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo đến một vùng gọi là lãnh hải. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. (Công ước 1982). “Mọi quốc gia đều có ấn định chiều rộng lãnh hải của mình, chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”. (Điều 3, Công ước 1982). Tuyên bố năm 1977 của Chính phủ Việt Nam đã nêu rõ: “Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam, tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra... Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải” .Luật biên giới quốc gia năm 2003 quy định: “Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo”. Theo các văn bản pháp luật này, chiều rộng của lãnh hải Việt Nam đã tuyên bố hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 3 Công ước 1982. Theo đó: “Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Quyền này được cộng đồng quốc tế thừa nhận vì lợi ích phát triển, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chín trị, kinh tế, thương mại, hàng hải và an ninh, quốc phòng của các quốc gia trong quan hệ quốc tế từ trước đến nay. Vùng tiếp giáp lãnh hải “Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải” (Điều 33, Công ước 1982). Tuyên bố 1977 của Chính phủ Việt Nam: “Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam”. Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là lãnh thổ của quốc 6

gia ven biển cũng không phải là một bộ phận của biển quốc tế. Về bản chất, vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Trên vùng biển này, quốc gia ven biển ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Vùng đặc quyền kinh tế “Vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCNVN tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam” (Tuyên bố của Chính Việt Nam năm 1977). Theo Công ước 1982: “Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh”. Theo quy định của Công ước 1982, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Đồng thời, khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia khác phải tôn trọng luật pháp của quốc gia ven biển và những quy định của luật pháp quốc tế. Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần đất kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”. (Công ước 1982). “Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó” (Tuyên bố của Chính phủ VN 1977). Các quyền chủ quyền mà quốc gia ven biển có được trên thềm lục địa của mình xuất phát từ chủ quyền trên lãnh thổ đất liền. Mặt khác, các quyền chủ quyền này mang tính “đặc quyền”, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò, khai thác tài nguyên sinh vật, vi sinh vật trên thềm lục địa của mình thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động đó. 2.1.2 Quan điểm nhà nước ta về biển đảo [3] Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp 7

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền. Kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo. Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Chúng ta đã “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đồng thời, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu “Nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”. Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia và thế lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “Thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường. Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”; đêm ngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển, đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế. Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”, thực hiện đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo, khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển, không để xảy ra xung đột, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần phải có hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Do đó, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Luật Biển Việt Nam, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, 8

tầm nhìn đến năm 2045, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất trong quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng nghiên cứu xây dựng các chính sách về phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, bảo vệ biển, đảo. Sự kết hợp đó phải thể hiện rõ trong quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của quốc gia cũng như từng vùng, từng địa bàn, từng ngành. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, phối hợp, hiệp đồng các lực lượng, các mặt trận đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi có tình huống. 2.2 Cơ sở thực tiễn về bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 2.2.1 Khái quát về đặc điểm, vị trí địa lí của biển đảo Việt Nam

Nguồn: https://soha.vn/xamphamvungbien Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, nằm bên bờ Tây của Biển Đông (tiếp giáp với Biển Đông ở cả ba phía: Đông, Nam và Tây Nam), có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo và quần đảo, bao gồm: Từ đỉnh Lũng Cú/Hà Giang đến Mũi Cà Mau. Với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, có các đảo lớn như: Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Biển Đông là vùng biển nửa kín trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan, bao phủ một 9

diện tích khoảng 3,5 triệu km². Đây là biển lớn thứ tư thế giới, sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập, có vị trí quan trọng về địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - chiến lược… của khu vực và quốc tế. Vì thế, Biển Đông và các quần đảo của nó là đối tượ...


Similar Free PDFs