Bài tiểu luận thống kê cuối kỳ PDF

Title Bài tiểu luận thống kê cuối kỳ
Course Thống Kê Ứng Dụng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 29
File Size 1011.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 787
Total Views 916

Summary

Download Bài tiểu luận thống kê cuối kỳ PDF


Description

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: KHOA KINH TẾ BỘ MÔN: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KT VÀ KD ----------

BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊ ĐỀ TÀI:

MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA SINH VIÊN SẮP RA TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN VIỆC LÀM Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Lâm Quỳnh Như ( MSSV 31201025565 ) 2. Hà Thị Phương Anh ( MSSV 31201023929) 3. Nguyễn Hoàng Ngọc Châu ( MSSV 31201020198) 4. Lê Đào Ngọc Hậu ( MSSV 31201021679) 5. Trần Trương Thùy Linh ( MSSV 31201020490 )

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Trãi 1

Tóm tắt Việc làm sau khi ra trường luôn là một trong những vấn đề khiến cho sinh viên lo lắng ngay từ khi vừa bước chân vào cánh cổng đại học. Bốn năm đại học nghe có vẻ dài nhưng lại vô cùng ngắn ngủi, kết thúc 4 năm đại học đồng nghĩa với việc các sinh viên sẽ phải tìm việc, phải đối mặt với công việc không như mình mong muốn. Và việc lựa chọn một hướng đi đúng cho tương lai trở thành áp lực của không ít sinh viên năm cuối. Để giảm đi các áp lực này phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của các doanh nghiệp trong việc đãi ngộ nhân viên mới cũng như những chiến lược để thu hút nguồn nhân lực trẻ - những làn gió mới cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để xây dựng được những chính sách phù hợp đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu và biết được mong muốn của những sinh viên trẻ. Và thông qua việc khảo sát 100 sinh viên khóa 44, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích của nghiên cứu này nhằm nắm bắt được những quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn việc làm sau khi ra trường của các sinh viên mà ở đây chúng tôi lựa chọn 100 sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM như là đại diện chung cho những quan tâm của sinh viên sắp ra trường, từ đó cung cấp thông tin đến các nhà tuyển dụng đặc biệt là các doanh nghiệp liên kết với trường Đại học Kinh tế TP.HCM để họ có cơ sở xây dựng cho mình các chiến lược nhằm thu hút nguồn nhân lực. Các yếu tố được đề cập bao gồm: mức lương; phúc lợi; môi trường làm việc; phù hợp với chuyên ngành học hoặc đam mê, sở thích. Bên cạnh đó, cơ hội thăng tiến; cơ hội được đào tạo và quy mô hoặc danh tiếng của doanh nghiệp, công ty cũng sẽ là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm của các sinh viên này.

2

I.

GIỚI THIỆU DỰ ÁN 1. Lý do chọn đề tài

Theo số liệu của của Bộ GD&ĐT, cả nước có khoảng 1,1 triệu sinh viên đại học và cao đẳng. Nếu chia cho trung bình bốn năm học, mỗi năm có gần 300.000 sinh viên ra trường. Trong đó, số lượng sinh viên tốt nghiệp tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM dao động trên dưới 3.000 cử nhân mỗi năm. Nói đến sinh viên ra trường mọi người thường đề cập đến nhiều vấn đề như thiếu việc làm, “tốt nghiệp là thất nghiệp”, thừa cung thiếu cầu. Nhưng có ai từng đặt câu hỏi ngược lại rằng mỗi năm cũng có vô số các doanh nghiệp được thành lập vậy liệu họ có chiêu mộ được toàn bộ nguồn nhân lực phù hợp với từng bộ phận của doanh nghiệp mình hay chưa? Họ có những chính sách, chiến lược như thế nào để tìm kiếm cho doanh nghiệp của mình một đội ngũ nhân viên chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp đồng thời cũng phù hợp với nguyện vọng của nhân viên để có thể giữ chân họ ở lại làm việc lâu dài? Một doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh và hội nhập trong thời đại công nghiệp 4.0 ngày nay thì đòi hỏi họ phải thay máu nhân sự liên tục, chúng tôi không phải là phủ nhận tri thức của người đi trước nhưng quy luật ở đây là “tre già măng mọc”, các doanh nghiệp phải hướng đến những người trẻ đầy năng động, sáng tạo, hiện đại để đổi mới, vận động phát triển về mọi mặt và điều này chắc chắn sẽ được tìm thấy ở những sinh viên trẻ mới ra trường bởi họ mang trong mình nhiều sự bản lĩnh, sự cạnh tranh và những ý tưởng lớn. Do đó không chỉ có người lao động cần việc làm mà các doanh nghiệp cũng cần những nhân viên tiềm năng để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh và điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được những yêu cầu cũng như nguyện vọng của đội ngũ lao động trẻ ngày nay. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu mức độ quan tâm của sinh viên sắp ra trường đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn việc làm trong tương lai đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng thu hút và đưa ra chính sách để thu hút nhân lực.

2. Vấn đề nghiên cứu Mức độ quan tâm của các sinh viên sắp ra trường đối với 7 yếu tố (mức lương; môi trường làm việc; phúc lợi; cơ hội được thăng tiến; cơ hội được đào tạo; phù hợp với nghành học, đam mê, sở thích và quy mô doanh nghiệp công ty muốn làm việc ) có ảnh hưởng đến quyết định chọn việc làm trong tương lai.

3

3. Câu hỏi nghiên cứu - Đánh giá mức độ quan tâm đối với 7 yếu tố (mức lương; môi trường làm việc; phúc lợi; cơ hội được thăng tiến; cơ hội được đào tạo; phù hợp với nghành học, đam mê, sở thích và quy mô doanh nghiệp công ty muốn làm việc) có ảnh hưởng đến quyết định chọn việc làm trong tương lai với 5 mức độ: không quan tâm, ít quan tâm, bình thường, quan tâm, rất quan tâm. - Trong các yếu tố trên, yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất đối với bản thân trong việc lựa chọn việc làm trong tương lai?

4. Mục tiêu của dự án

Với nghiên cứu này, chúng tôi sẽ khảo sát và thu thập những dữ liệu về mức độ quan tâm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trong việc lựa chọn việc làm của 100 sinh viên sắp ra trường khóa 44 tại Đại học Kinh tế TP.HCM với những mục tiêu cụ thể sau: - Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. - Đo lường mức độ quan tâm của sinh viên đến từng yếu tố, xác định yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lựa chọn việc làm của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Với những mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích, cần thiết về các yếu tố quan tâm hàng đầu của các sinh viên sắp ra trường đến các nhà tuyển dụng. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng những chính sách hiệu quả, phù hợp với nguyện vọng của các sinh viên trẻ để thu hút nguồn nhân lực về với doanh nghiệp của mình.

5. Đối tượng và phạm vi khảo sát của dự án - Đối tượng khảo sát: 100 sinh viên sắp tốt nghiệp khóa 44 của trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

- Phạm vi khảo sát: Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. - Thời gian khảo sát: Khảo sát này làm trong tháng 5 năm 2021.

4

5

II.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin, dữ liệu

Nghiên cứu này thực hiện phối hợp 2 phương pháp chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

-Phương pháp nghiên cứu định tính được triển khai nhằm xác định các yếu tố tác động đến quyết định chọn việc làm của sinh viên, xây dựng thang đo và bảng khảo sát. -Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm lượng hóa các mỗi quan hệ giữa yếu tố ảnh hưởng và ý định chọn việc làm của sinh viên. Triển khai nghiên cứu định lượng trên cơ sở khảo sát sinh viên sắp tốt nghiệp khóa 44 trường đại học Kinh tế TP HCM bằng bảng câu hỏi.

Cách lấy mẫu khảo sát và công cụ thu thập thông tin

Do giới hạn về thời gian và tình hình dịch bệnh phức tạp nên dự án này sẽ nghiên cứu với kích thước mẫu tối thiểu sẽ là 100 sinh viên khóa K44 trường đại học Kinh tế TP HCM. Các sinh viên này tham gia khảo sát bằng cách điền form khảo sát online được nhóm đăng tải trên các nhóm và trang web của trường đại học Kinh tế hoặc link của form khảo sát được gửi đến các sinh viên khóa 44 của trường đại học Kinh tế TP HCM thông qua facebook. Sau đó nhóm sẽ tổng hợp thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi online được đề cập trong form khảo sát.

2. Phương pháp thống kê sử dụng cho việc phân tích dữ liệu 6

- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng bảng, biểu đồ tần số, tần suất. - Phương pháp thống kê suy diễn: ước lượng khoảng, suy diễn thống kê về sự chênh lệch giữa hai trung bình tổng thể: mẫu theo cặp.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả đã được thu thập và được thống kê về mức độ quan tâm của các sinh viên sắp ra trường đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn việc làm trong tương lai dưới đây qua các bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất phần trăm và trình bày dưới dạng biểu đồ tròn và biểu đồ cột

1. Mức lương

Đánh giá

Tần số

Tần suất

Tần suất phần trăm

Không quan tâm

0

0

0

Ít quan tâm

2

0.02

2

Bình thường

11

0.11

11

Quan tâm

41

0.41

41

Rất quan tâm

46

0.46

46

Tổng

100

1.00

100

7

Biểu đồ Đánh giá mức độ quan tâm về Mức lương

Từ biểu đồ trên cho thấy, 87% kết quả khảo sát là từ quan tâm đến rất quan tâm trong việc lựa chọn mức lương cho một công việc nào đó, một con số rất cao. Như chúng ta đều biết, lương là yếu tố khiến người lao động cân nhắc khi đọc tin tuyển dụng và đối với các sinh viên sắp ra trường cũng không ngoại lệ. Điều này vô cùng dễ hiểu bởi người lao động luôn muốn tìm một công việc có mức lương tốt, lương tốt ở đây có thể hiểu là số tiền nhận được phải thỏa đáng với sức lao động họ bỏ ra. Chưa kể trong xã hội ngày nay, một mức lương cao mới có thể giúp chi trả các khoản chi phí sinh hoạt hằng ngày, các khoản chăm sóc bản thân, gia đình... một cách thoải mái. Ai cũng muốn sống một cuộc sống không phải lo nghĩ về 4 từ: cơm, áo, gạo, tiền.

2. Phúc lợi

Đánh giá

Tần số

Tần suất

8

Tần suất phần trăm

Không quan tâm

1

0.01

1

Ít quan tâm

1

0.01

1

Bình thường

18

0.18

18

Quan tâm

48

0.48

48

Rất quan tâm

32

0.32

32

Tổng

100

1.00

100

Biểu đồ đánh giá mức độ quan tâm về Phúc lợi

Từ kết quả khảo sát cho thấy, 48% quan tâm và 32% rất quan tâm từ các sinh viên, chiếm 4/5 số lượng người khảo sát. Tuy nhiên ở yếu tố này, mức độ quan tâm lại chiếm tỷ lệ cao nhất. Phần đông sinh viên coi đây là một yếu tố cần quan tâm nhưng không thật sự đặt nặng yếu tố này.

9

Yếu tố “ Phúc lợi ” – một yếu tố được các bạn sinh viên sắp ra trường quan tâm khá nhiều. Hiện nay, ngoài mức lương cơ bản trả cho nhân viên thì chế độ phúc lợi cũng là điều kiện giữ chân nhân viên giỏi và thu hút nhân tài về công ty. Sở dĩ người lao động quan tâm đến các phúc lợi của doanh nghiệp bởi đây là yếu tố thúc đẩy, khuyến khích họ làm việc chăm chỉ hơn, năng suất hơn và tạo ra được hứng thú trong công việc

3. Môi trường làm việc

Đánh giá

Tần số

Tần suất

Tần suất phần trăm

Không quan tâm

1

0.01

1

Ít quan tâm

0

0

0

Bình thường

11

0.11

11

Quan tâm

37

0.37

37

Rất quan tâm

51

0.51

51

Tổng

100

1.00

100

Biểu đồ đánh giá mức độ quan tâm về môi trường làm việc

10

Đối với yếu tố “Môi trường làm việc”, kết quả thống kê cho thấy đa số sinh viên quan quan tâm hoặc rất quan tâm đến yếu tố này, đặc biệt đối với tỷ lệ mức độ rất quan tâm chiếm đến 51%, mức độ quan tâm đến 37%, ít quan tâm và không quan tâm chiếm tỉ lệ rất ít, chỉ khoảng 11% và 1% lần lượt. Với những số liệu trên chúng ta có thể thấy, hầu hết các sinh viên được khảo sát có sự quan tâm rất nhiều về yếu tố môi trường làm việc. Trong một tổ chức, điều kiện làm việc như phòng làm việc rộng rãi thoáng mát, cơ sở thiết bị vật chất đầy đủ, tiện lợi và hiện đại, cấp trên có sự quan tâm đến nhân viên, mối quan hệ tốt giữa các đồng nghiệp với nhau, nhân viên có cơ hội thể hiện ý kiến riêng, phát triển năng lực và học hỏi là một môi trường lý tưởng đối với người lao động. Đặc biệt đối với những nguồn lao động trẻ như sinh viên sắp ra trường thì môi trường làm việc là một yếu tố vô cùng quan trọng. Những người trẻ với tinh thần ham học hỏi, sang tạo, đầy đam mê và nhiệt huyết luôn muốn làm việc trong một môi trường tốt để phát huy hết tiềm năng của bản thân, hoàn thiện chính mình, mở rộng mối quan hệ . Nhìn chung có rất nhiều người lao động từ bỏ công việc vì môi trường làm việc không tốt và không phù hợp với bản thân mặc dù mức lương rất cao. Qua đó ta có thể thấy môi trường làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến ý định tìm kiếm việc làm của sinh viên cũng như người lao động.

4. Cơ hội thăng tiến Đánh giá

Tần số

Tần suất

11

Tần suất phần trăm

Không quan tâm

1

0.01

1

Ít quan tâm

2

0.02

2

Bình thường

13

0.13

13

Quan tâm

40

0.4

4

Rất quan tâm

44

0.44

44

Tổng

100

1.00

100

Biểu đồ đánh giá mức độ quan tâm về Cơ hội thăng tiến

Đối với yếu tố “Cơ hội thăng tiến”, kết quả thống kê cho ta thấy mức độ rất quan tâm chiếm tỉ lệ khác cao, đến 44% và mức độ quan tâm cũng đạt ngưỡng 40%. Phần trăm còn lại là 13%, 2% và 1% lần lượt thể hiện các mức độ bình thường, ít quan tâm và không quan tâm. Qua dữ liệu được thống kê trên cũng có thể chứng minh rằng sức hút của cơ hội thăng tiến đối với việc lựa chọn việc làm của sinh viên là rất lớn. Cơ hội thăng 12

tiến cao như động cơ khuyến khích con người chúng ta muốn làm việc tại công ty hay doanh nghiệp đó hơn. Thăng tiến cao đồng nghĩa với việc tăng chức vụ, tăng lương và tăng kinh nghiệm của bản thân, là động lực, mục tiêu mà các bạn trẻ ngày nay đều muốn hướng đến. Bởi vậy cơ hội thăng tiến cao hay thấp tác động rất lớn đến tâm lý tìm kiếm việc làm của hầu hết mọi người.

5. Cơ hội được đào tạo Đánh giá

Tần số

Tần suất

Tần suất phần trăm

Không quan tâm

2

0.02

2

Ít quan tâm

1

0.01

1

Bình thường

7

0.07

7

Quan tâm

37

0.37

37

Rất quan tâm

53

0.53

53

Tổng

100

1.00

100

Biểu đồ đánh giá mức độ quan tâm về Cơ hội được đào tạo

13

Đối với yếu tố “Cơ hội được đào tạo’’ , kết quả thống kê cho thấy đa số các sinh viên quan tâm hoặc rất quan tâm đến yếu tố này, đặc biệt đối với tỷ lệ mức độ rất quan tâm chiếm đến 53% và mức độ quan tâm chiếm tỷ lệ ít hơn 16%. Tuy nhiên cũng có số ít tỷ lệ 3% các sinh viên ít quan tâm hoặc không quan tâm đến yếu tố này. Với số liệu như trên cho thấy, các sinh viên sắp tốt nghiệp đại học khóa K44 của trường đại học kinh tế TP HCM phần đông có mức độ quan tâm lớn nhất đối với cơ hội được tào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp về mặt kinh nghiệm cũng như chuyên môn trong công việc tương lai. Đây là một con số hợp lý để giải thích cho tinh thần ham học hỏi và cầu tiến của nguồn nhân lực trẻ. Đối với sinh viên mới ra trường, mặc dù được cung cấp một nền tảng kiến thức chuyên sâu mang tính ứng dụng để sinh viên có một hành trang vững chắc cho công việc trong tương lai, tuy nhiên sinh viên mới ra trường vẫn còn thiếu kinh nghiệm làm việc và những kiến thức được học không phải lúc nào cũng được áp dụng ngay trong công việc mà có thể là mãi đến sau này mới áp dụng được nó. Chính vì thế cơ hội được đào tạo để nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn là một điều vô cùng quý giá đối với những sinh viên mới ra trường cũng như là những người mới vào nghề.

6. Phù hợp với chuyên ngành học hoặc đam mê, sở thích Đánh giá

Tần số

Tần suất

Tần suất phần trăm

Không quan tâm

4

0.04

4

14

Ít quan tâm

5

0.05

5

Bình thường

23

0.23

23

Quan tâm

36

0.36

36

Rất quan tâm

32

0.32

32

Tổng

100

1.00

100

Biểu đồ đánh giá mức độ quan tâm về Phù hợp với chuyên ngành học hoặc đam mê, sở thích

Đối với yếu tố “Phù hợp với ngành học hoặc đam mê, sở thích” , mức độ quan tâm lại chiếm tỷ lệ cao nhất (36%) cao hơn 4% so với mức độ rất quan tâm. Có khoảng 1/3 kết quả thống kê đối với tổng các mức độ bình thường, ít quan tâm và không quan tâm. Số liệu trên cho thấy, dường như có ít sinh viên hơn chú trọng đến yếu tố này so với các yếu tố về mức lương, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến và cơ hội được đào tạo, tuy nhiên cũng không đáng kể. Kết quả thống kê một phần nào 15

giải thích cho thực trạng của Việt Nam hiện nay là nhiều sinh viên đi làm không đúng với ngành học cũng như có rất nhiều bạn trẻ Việt Nam không biết rõ đam mê, sở thích của mình là gì. Tuy nhiên mức độ quan tâm của các sinh viên sắp ra trường đối với việc đi làm đúng ngành học khá cao. Nếu như bỏ qua các yếu tố thực tế về tâm lí chung như khái niệm “ngành hot” kiếm nhiều tiền hay các yếu tố từ truyền thống gia đình, nguyện vọng của cha mẹ hoặc xu hướng nghề nghiệp của xã hội thì việc được làm công việc phù hợp với ngành học, đam mê, sở thích luôn là điều tất cả mọi người mong muốn, khao khát và thậm chí là đem lại hiệu quả công việc cao nhất, phát huy tối đa hiệu suất làm việc bởi vì được làm công việc mà mình yêu thích thì giống như là sống và tận hưởng nó chứ không phải chịu đựng, gắng sức làm nó để kiếm tiền.

7. Quy mô hoặc danh tiếng của doanh nghiệp, công ty muốn làm việc Đánh giá

Tần số

Tần suất

Tần suất phần trăm

Không quan tâm

2

0.02

2

Ít quan tâm

4

0.04

4

Bình thường

27

0.27

27

Quan tâm

48

0.48

48

Rất quan tâm

19

0.19

19

Tổng

100

1.00

100

Đối với yếu tố “Quy mô hoặc danh tiếng của doanh nghiệp, công ty muốn làm”, kết quả thống kê cho thấy mức độ quan tâm chiếm tỷ lệ cao nhất với 48% và mức độ rất quan tâm chiếm 19%. Có khoảng 1/3 kết quả thống kê với tổng các mức độ bình thường, ít quan tâm và không quan tâm. 16

Biểu đồ đánh giá mức độ quan tâm về Quy mô danh tiếng của doanh nghiệp, công ty muốn làm việc

Từ số liệu trên cho thấy, các sinh viên phần lớn đều quan tâm đến quy mô của doanh nghiệp, công ty tuy nhiên không nhiều người đặt nó là mối quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, khi làm việc ở một công ty lớn, bạn sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm tốt hơn. Các công ty lớn thường có một đội ngũ nhân viên quản lý, điều hành giỏi, và khi làm việc với họ, bạn sẽ có cơ hội để học hỏi được những kinh nghiệm quý báu về cách làm việc, chỉ đạo người khác. Và với quy mô lớn, ngân sách nhiều nên mức lương khởi điểm của bạn khi làm việc ở công ty lớn chắc hẳn sẽ tốt hơn so với các công ty nhỏ. Bên cạnh đó, các công ty lớn còn có chính sách phúc lợi tốt, tạo điều kiện để đời sống nhân viên ngày một đi lên. Tuy nhiên, làm việc cho một công ty nhỏ cũng không phải là một lựa chọn tồi, như số liệu k...


Similar Free PDFs