BÁO CÁO KDQT - NHÓM 7 - KDO307 PDF

Title BÁO CÁO KDQT - NHÓM 7 - KDO307
Author Thanh Tâm Trịnh
Course Marketing quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 27
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 3
Total Views 298

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾBÁO CÁO THU HOẠCH HỌC PHẦN: KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY FPT TẠI NHẬT BẢNNhóm thực hiện: Nhóm 7 - Lớp KDO307.STT Họ và tên Mã sinh viên 1 Trịnh Thị Thanh Tâm ( nhóm trưởng)19155101562 Lê T...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THU HOẠCH HỌC PHẦN: KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY FPT TẠI NHẬT BẢN Nhóm thực hiện: Nhóm 7 - Lớp KDO307.3 STT

Họ và tên

Mã sinh viên

1

Trịnh Thị Thanh Tâm

1915510156

( nhóm trưởng) 2

Lê Thị Lệ Hằng

1911110133

3

Vũ Thị Mơ

1911110268

4

Phạm Thảo Trang

1911110399

5

Lê Thị Ánh

1911110048

6

Nguyễn Khánh Huyền

1911110193

7

Đồng Thị Thanh Thuý

1915510177

8

Đỗ Thu Uyên

1911110421

9

Nguyễn Quỳnh Hoa

1911110155

GV hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Bích Hải

Hà Nội, tháng 9 năm 2021

MỤC LỤC Trang Nội dung Chương 1: Khái quát về Công ty cổ phần FPT và thị trường Nhật Bản .................1 1.1 Khái quát về Công ty cổ phần FPT .........................................................................1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................1 Lĩnh vực hoạt động ............................................................................................2 Sứ mệnh, triết lý kinh doanh, tầm nhìn .............................................................3 1.2 Khái quát về thị trường Nhật Bản ...........................................................................4 Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................................4 Về Kinh tế ..........................................................................................................4 Về công nghệ .....................................................................................................5 Về Văn hóa - Xã hội; Con người .......................................................................5 Quan hệ với Việt Nam .......................................................................................6 Chương 2: Chiến lược kinh doanh quốc tế của FPT tại Nhật Bản ...........................7 2.1 Giới thiệu chiến lược toàn cầu hoá của FPT tại Nhật Bản ...................................7 Tổng quan về chiến lược toàn cầu hoá. ............................................................7 Tổng quan về chiến lược toàn cầu hoá của FPT. .............................................8 Nguyên nhân FPT lựa chọn chiến lược toàn cầu hoá tại Nhật Bản .................9 2.2 Phân tích quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu hoá của FPT tại Nhật Bản 11 Phân tích SWOT của FPT tại Nhật Bản..........................................................11 Phương pháp thâm nhập của FPT vào Nhật Bản ...........................................12 Cơ cấu tổ chức của FPT tại Nhật Bản ............................................................13 Các chiến lược cụ thể trong hoạt động kinh doanh quốc tế của FPT tại Nhật Bản ..........................................................................................................................14 2.2.4.1 Chiến lược hoạt động R&D ....................................................................14 2.2.4.2 Chiến lược hoạt động sản xuất ...............................................................17 2.2.4.3 Chiến lược hoạt động marketing ............................................................18 Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam từ chiến lược kinh doanh quốc tế của FPT tại Nhật Bản ................................................................21 3.1 Đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế của FPT tại Nhật Bản ................................................................................................................................21 3.2 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam ........................................23

Chương 1: Khái quát về Công ty cổ phần FPT và thị trường Nhật Bản 1.1 Khái quát về Công ty cổ phần FPT Lịch sử hình thành và phát triển Thành lập ngày 13/09/1988, FPT hoạt động trong 03 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi gồm: Công nghệ, Viễn thông và Giáo dục. FPT sở hữu hạ tầng viễn thông phủ khắp 59/63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với 52 văn phòng tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam. Những dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần FPT: •



• •

Ngày 13/9/1988: FPT được thành lập với tên gọi ban đầu là là Công ty cổ phần chế biến Thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa. Ngày 27/10/1990 : Đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ với hoạt động kinh doanh cốt lõi là công nghệ thông tin. Tháng 4/2002, FPT chính thức trở thành công ty cổ phần. Tháng 11 năm 2005, FPT thành lập công ty FSOFT JAPAN tại Tokyo.



Năm 2006 FPT phát hành thêm cổ phiếu cho hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu tư Texas Pacific Group (TPG) và Intel Capital.



Ngày 01/01/2007: FPT thành lập Công ty TNHH Bán lẻ FPT với mô hình Công ty TNHH một thành viên.





Ngày 13/3/2007: Thành lập Công ty cổ phần Quảng cáo FPT ( FPT Promo JSC) và Công ty phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại Singapore. Cuối năm 2008, tập đoàn FPT được đổi tên từ “Công ty Cổ phần Phát triển và



Đầu tư Công nghệ” thành “Công ty Cổ phần FPT” viết tắt là “FPT Corporation”. Năm 2014: FPT mua lại công ty CNTT RWE IT Slovakia (đơn vị thành viên của Tập đoàn năng lượng Châu Âu, RWE).



Tháng 4 năm 2019, FPT Software hợp tác với hãng motor của Nhật - Yamaha và Ecopark (Việt Nam) cùng phát triển sản phẩm xe tự lái tích hợp công nghệ tự lái của chính FPT. Vào tháng 10, xe tự lái đã hoàn thành bài chạy thử thực tế với những tính năng tương đương Mức độ 3 trong khung tiêu chuẩn đặt ra bởi Hiệp hội Kỹ sư Ô tô tại Mỹ.



Năm 2020, FPT Software đã được nhận nhiều giải thưởng ở nhiều hạng mục tại các lễ trao giải lớn như APAC Stevie Awards, International Business Awards – “the Oscars of the business world”, ICT Companies Award, … Mặc dù với sự 1

ngăn cản của dịch COVID, nhưng năm 2020 FPT Software vẫn mở thêm được văn phòng mới tại UAE, Hong Kong, India, and Australia. Lĩnh vực hoạt động FPT hoạt động trong 3 lĩnh vực bao gồm: Công nghệ, Viễn thông và Giáo dục. a) Công nghệ Công nghệ đang được xem là công cụ chiến lược giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong hoạt động. Với hơn 30 năm kinh nghiệm tại Việt Nam và trên toàn cầu, cùng đội ngũ hơn 16.000 kỹ sư, chuyên gia công nghệ, FPT liên kết cùng các tổ chức, doanh nghiệp để nghiên cứu phát triển và cung cấp các giải pháp, dịch vụ tối ưu nhất. Về dịch vụ công nghệ thông tin: Với mạng lưới toàn cầu, FPT có thể cùng lúc sử dụng nguồn lực trong và ngoài nước để cung cấp dịch vụ hiệu quả nhất cho khách hàng, gồm có: Dịch vụ điện toán đám mây; Công nghệ di động; Internet vạn vật (IoT); Chuyển đổi hệ thống; Phát triển ứng dụng và bảo trì; Phát triển phần mềm cho thiết bị; Kiểm thử phần mềm; Quản lý quy trình doanh nghiệp. Về tích hợp hệ thống: FPT giữ vị trí số 1 tại Việt Nam về quy mô doanh số, số lượng khách hàng và giá trị hợp đồng trong lĩnh vực tích hợp hệ thống. Các dịch vụ Tích hợp Hệ thống và thiết bị FPT cung cấp gồm: Dịch vụ hạ tầng CNTT; Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp; Hệ thống mạng và bảo mật; Hệ thống thanh toán, giám sát, các thiết bị đặc chủng cho ngành ngân hàng; các sản phẩm chuyên dụng cho viễn thông, giao thông, hải quan; Dịch vụ triển khai các giải pháp ngân hàng, chứng khoán và viễn thông;Lưu trữ máy chủ; Quản trị cơ sở dữ liệu. Về giải pháp theo ngành: FPT thiết kế, cung cấp và triển khai hầu hết hạ tầng CNTT quan trọng cho các lĩnh vực “xương sống” của nền kinh tế bao gồm: Chính phủ; Tài chính công; Ngân hàng – Tài chính; Y tế - Giáo dục; Giao thông vận tải; Điện, nước, gas; Doanh nghiệp. b) Viễn thông FPT không ngừng đầu tư, triển khai và tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên cùng một đường truyền internet gồm: Internet băng rộng; Kênh thuê riêng (Leased Line); Trung tâm dữ liệu; Dịch vụ truyền hình; Dịch vụ trực tuyến.

2

Hiện nay FPT là nhà phân phối và bán lẻ các sản phẩm/thiết bị công nghệ hàng đầu Việt Nam với:



Hơn 30 đối tác là các thương hiệu công nghệ nổi tiếng thế giới như Asus, Acer, Apple, Dell, HP, IBM, Lenovo, Cisco, Microsoft, Oracle,... Sở hữu thương hiệu riêng mang tên FPT về sản phẩm điện thoại, máy tính, máy



tính bảng 1500 đại lý phân phối tại 63/63 tỉnh thành



• •

Hơn 200 cửa hàng bán lẻ tại 63/63 tỉnh thành Chuỗi bán lẻ với đầy đủ mô hình cửa hàng của Apple bao gồm: Cấp 1 là APR (Apple Premium Reseller), cấp 2 AAR (Apple Authorised Reseller) và CES (Consumer Electronic Stores)



Là nhà phân phối chính thức các sản phẩm của Apple tại Việt Nam.

c) Giáo dục FPT luôn hướng đến mục tiêu gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống đáp ứng nhu cầu về một nguồn nhân lực chất lượng cao. Các loại hình đào tạo bao gồm: Đào tạo phổ thông trung học; Đào tạo cao đẳng; Đào tạo đại học; Đào tạo sau đại học; Đào tạo liên kết quốc tế; Phát triển sinh viên quốc tế; Đào tạo cho doanh nghiệp; Đào tạo chứng chỉ quốc tế; Tổ chức giáo dục trực tuyến Funix. Sứ mệnh, triết lý kinh doanh, tầm nhìn a) Sứ mệnh: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI LÀ SỨ MỆNH QUAN TRỌNG “Sứ mệnh quan trọng của FPT là mang công nghệ, tri thức giúp các cá nhân phát huy tài năng và góp phần giải quyết các bài toán kinh tế- xã hội. Công ty Cổ phần hệ thống thông tin FPT mong muốn liên tục giữ vững vị trí Nhà tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin dẫn đầu Việt Nam, vươn lên sánh vai cùng các tên tuổi lớn trên Thế giới, mang lại cho mỗi thành viên của mình một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, mang lại thành công chung cho khách hàng, đối tác và đóng góp cho cộng đồng” b) Triết lý kinh doanh: - FPT có ba triết lý kinh doanh xuyên suốt Hài hòa => Nhất quán => Con người là giá trị cốt lõi -

FPT hướng tới mục tiêu chung trở thành tập đoàn toàn cầu hàng đầu về dịch vụ thông minh 3







Năm 2000, FPT là Công ty CNTT Việt Nam tiên phong mở văn phòng tại thung lũng Silicon (Mỹ) để thực hiện giấc mơ xuất khẩu phần mềm và đưa tên Việt Nam Vào bản đồ của thế giới FPT đã mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại thung lũng Silicon và đưa ra mục tiêu tăng doanh thu gia công phần mềm của mình tại Mỹ lên con số 100 triệu USD vào năm 2016 Hiện nay, FPT là Công ty phần mềm Việt Nam duy nhất mở Công ty 100% vốn

tại Mỹ c) Tầm nhìn: FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động, sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần. 1.2 Khái quát về thị trường Nhật Bản •

Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, là mắt xích cốt yếu trong vành đai Châu Á Thái Bình Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và văn hóa với nhiều khu vực rộng lớn và tiềm năng khác.





Nhật Bản thường xuyên phải gánh chịu thiên tai như động đất, sóng thần, gây nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp ở đây. Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên khiến chi phí cho nhiên liệu tại đây vô cùng cao. Về Kinh tế



Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, với năng suất và kỹ thuật tiên tiến



Nhật Bản là một thị trường có khả năng tiêu dùng lớn, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường



này. Từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc, nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội của Nhật Bản. Kinh tế Nhật Bản lần đầu tiên trong bốn năm rưỡi rơi vào suy thoái, GDP quý I giảm 2,3%, quý II giảm 28,1% so với cùng kỳ 2019.

Trong tình hình mới, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng chủ động hơn: thúc đẩy liên kết kinh tế, tự do thương mại và an ninh hàng hải thông qua việc vận động thành công đưa Hiệp định CPTPP có hiệu lực, đi tiên phong trong đàm phán RCEP… 4

Việt Nam và Nhật Bản hiện là thành viên của ba hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương gồm:



Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP)



Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)



→ mở ra rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi phát triển đối với hoạt động giao thương giữa hai nước.



Về công nghệ Nhật Bản là nước dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ, về các lĩnh vực nghiên cứu máy móc, nghiên cứu y học. Nhật Bản có gần 700.000 nhà nghiên cứu, chiếm 130 tỷ USD ngân sách nghiên cứu, thứ 3 thế giới.



Nhật Bản đóng góp nhiều phát minh quan trọng trong lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất,... Nhật Bản thống trị thị trường Robot trên toàn thế giới, trở thành nguồn cung robot



và là nhà sản xuất và phân phối linh kiện robot lớn nhất toàn cầu. Ngành công nghệ thông tin: Quy mô thị trường của ngành CNTT năm 2017 là



khoảng 24 ngàn tỷ yên, tăng 2% so với năm trước. Những năm gần đây, những kỹ thuật CNTT hàng đầu như điện toán đám mây hay trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain v.v... dần trở nên phổ biến trong xã hội



Về Văn hóa - Xã hội; Con người Về xã hội:

Xã hội Nhật Bản hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như nạn thất nghiệp, vô gia cư và dân số già. Đặc biệt, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số ngày càng trầm trọng do tuổi thọ trung bình của người dân tăng cao cùng tỷ lệ sinh suy giảm. Theo số liệu của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, người cao tuổi hiện chiếm 28,7% tổng dân số nước này. Tính đến tháng 9/2020, số người từ 65 tuổi trở lên ở xứ sở mặt trời mọc đạt mức cao kỷ lục, 36,17 triệu, tăng 300.000 người so với cùng thời điểm năm 2019. Tốc độ già hóa nhanh chóng khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. •

Về văn hóa, con người Nhật Bản: 5

Coi trọng bản sắc văn hóa và đề cao giáo dục. Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trung

✓ ✓

gian đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn. Đề cao cái chung, cái tập thể, gạt bỏ cái tôi cá nhân. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng cũng có thể liên kết với nhau để đạt được mục đích chung.





Trong công việc, người Nhật luôn đề cao tính kỷ luật và hiệu quả. Có tinh thần cầu tiến và nhạy cảm với những thay đổi trên thế giới, sẵn sàng tiếp



nhận những cái mới nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình. Tiết kiệm và làm việc chăm chỉ là 2 đức tính vô cùng nổi bật và đặc trưng ở người



Nhật. Chính có lẽ nhờ những tính cách này mà người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên, khí hậu khắc nghiệt của mình thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Quan hệ với Việt Nam a) Quan hệ chính trị - ngoại giao ➢ Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ 21/9/1973. Hiện nay, Nhật Bản có Sứ quán tại Hà nội và Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh. ➢ Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản: Đến ngày 1/4/2021, tính theo quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam là cộng đồng người nước ngoài đứng lớn thứ hai ở Nhật Bản với 448.053 người, chiếm hơn 15% trong tổng số người nước ngoài và tăng hơn 10 lần so với 10 năm trước đó. b) Quan hệ kinh tế Nhật Bản là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, có kim ngạch đạt trên 100 triệu USD như hàng dệt, may; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ; hàng thủy sản. KIM NGẠCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN Đơn vị: Tỷ USD Năm

2017

Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản

16,841

16,592

Tăng 14.8% so với 2016

Tăng 10.1% so với 2016

Tổng kim ngạch XNK

33,434

6

18,85

19,01

37,86

2018

Tăng gần 11,82% so với cùng kỳ 2017

Tăng gần 11,98 so cùng kỳ năm 2017

Tăng 11,4%

2019

20,412

19,526

39,938 39,625

2020

19,283

Nhập siêu gần 1 tỷ

20,341

(Nguồn: Tổng cục Hải quan )

Chương 2: Chiến lược kinh doanh quốc tế của FPT tại Nhật Bản 2.1 Giới thiệu chiến lược toàn cầu hoá của FPT tại Nhật Bản Tổng quan về chiến lược toàn cầu hoá. Theo như chúng ta đã biết, các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu sẽ tập trung làm tăng khả năng sinh lời và tăng trưởng lợi nhuận bằng cách đạt được việc giảm chi phí từ lợi thế kinh tế về quy mô, hiệu ứng học tập và lợi thế kinh tế vùng; có nghĩa là mục tiêu chiến lược của họ là theo đuổi chiến lược giảm chi phí trên quy mô toàn cầu. Ưu điểm nổi bật của chiến lược toàn cầu là tiết kiệm chi phí do sản phẩm được tiêu chuẩn hoá và sử dụng cùng một chiến lược marketing. Chi phí tiết kiệm được cho php doanh nghiệp bán sản phẩm với giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh hoặc so với mức giá trước đây, từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị phần trên đoạn thị trường của mình. Đồng thời chiến lược toàn cầu cũng cho php các nhà quản trị chia sẻ các kinh nghiệm và kiến thức có được ở một thị trường với các nhà quản trị ở các thị trường khác. Chiến lược này phù hợp ở nơi mà sức p giảm chi phí lớn và yêu cầu phản ứng địa phương rất nhỏ. Với những đặc điểm như trên, FPT đã phân tích, đánh giá và lựa chọn chiến lược toàn cầu hóa để kinh doanh và mở rộng thị trường trên toàn cầu.

7

Tổng quan về chiến lược toàn cầu hoá của FPT. Năm 1999, sau hơn 10 năm phát triển, FPT bắt đầu thực hiện chủ trương toàn cầu hóa với hướng đi chiến lược là xuất khẩu dịch vụ phần mềm. Kết quả là trong hai năm đầu, FPT gặp thất bại là chủ yếu. Tuy nhiên, đến nay FPT đã trở thành công ty lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ phần mềm; lọt vào TOP 500 doanh nghiệp phần mềm hàng đầu thế giới,…với nhiều mục tiêu về doanh thu toàn cầu hóa và mức tăng trưởng bình quân. Để hiện thực hóa tham vọng này, FPT đã thực hiện chiến lược toàn cầu hóa theo hai hướng được triển khai bởi 6.500 lập trình viên, kỹ sư công nghệ thông tin đang làm việc tại 17 quốc gia khác nhau. ✓ Một là cung cấp dịch vụ công nghệ cho các thị trường phát triển như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Nhật, Mỹ, Châu Âu… ✓ Hai là tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có và những sản phẩm dịch vụ đang phát triển mạnh tại thị trường trong nước để mở rộng hoạt động kinh doanh tại các thị trường có trình độ phát triển tương đương Việt Nam như Lào, Campuchia, Myanmar… Nhờ chính sách phát triển đúng đắn, FPT đã thu lại những thành tựu rực rõ từ chiến lược toàn cầu hóa. Vào năm 2019, tổng doanh thu nước ngoài đạt 11452 tỷ VNĐ, chiếm 41% trên tổng doanh thu của công ty, chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Trong đó, Nhật Bản vẫn là thị trường đứng đầu chiếm tỷ trọng 48%, ngoài ra còn có Mỹ, Châu Á- Thái Bình Dương, Châu Âu,…

Figure 1. Tỷ trọng doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT năm 2019 Nguồn: Báo cáo thường niên của FPT

8

Như vậy, từ năm 1999, FPT tiến hành các bước đi đầu tiên của chi...


Similar Free PDFs