Bao cao thuc tap PDF

Title Bao cao thuc tap
Author Trúc Nguyễn
Course ACCA F8 BPP 2018 revision kit
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 60
File Size 600 KB
File Type PDF
Total Downloads 249
Total Views 587

Summary

Download Bao cao thuc tap PDF


Description

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

1

Chương 1

8

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 21 QUẬN BÌNH THẠNH 8 1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh 8 1.2 Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh 10 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh 10 1.2.2 Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh 12 1.2.2.1 Về nhân lực

12

1.2.2.2 Về tài chính

18

1.2.3 Kết quả thực hiện các hoạt động chuyện môn

18

1.2.3.1 Công tác ban hành văn bản

18

1.2.3.2 Về kinh tế

19

1.2.3.3 Về văn hóa – xã hội

19

1.2.3.4 Về tình hình đầu tư cơ bản và quản lý đô thị

24

1.2.3.5 Về công tác Quốc phòng – An ninh

25

1.2.3.6 Về công tác cải cách hành chính

27

1.2.3.7 Về công tác tư pháp

28

1.2.3.8 Về công tác dân tộc

29

1.3 Giới thiệu về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả_ Văn phòng Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh 30 1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

30

1.3.2 Đặc điểm và yêu cầu

33

1.3.3 Đội ngũ nhận sự

34

1.3.3.1 Bà Võ Thị Hoàng Yến – Văn thư – Lưu trữ

34

1.3.3.2 Bà Nguyễn Hoàng Thảo Vy – Nhân viên Ủy ban Nhân dân Phường phụ trách công tác hộ tịch. 35 1.3.3.3 Bà Nguyễn Thị Thanh Trúc – Cộng tác viên trật tự đô 35

thị Chương 2

36

THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI PHƯỜNG 21 QUẬN BÌNH THẠNH 36 2.1 Quy định chỉ đạo, hướng dẫn về hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh 36 2.2 Thực trạng về hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh 37 2.2.1 Về kiến thức

37

2.2.1.1 Đối với cán bộ lãnh đạo:

38

2.2.1.2 Đối với công chức:

38

2.2.1.3 Đối với cán bộ không chuyên trách phường:

38

2.2.2 Về kỹ năng

38

2.2.2.1 Đối với cán bộ lãnh đạo:

38

2.2.2.2 Đối với công chức:

38

2.2.2.3 Đối với cán bộ không chuyên trách phường:

39

2.2.3 Về thái độ

39

2.3 Đánh giá chung về hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh 39 2.3.1 Ưu điểm

39

2.3.2 Hạn chế

40

2.3.3 Nguyên nhân

42

Chương 3

43

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 21 QUẬN BÌNH THẠNH 43

3.1 Phương hướng hoàn thiện hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh 44 3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh 45 3.2.1 Trang bị đầy đủ hơn trang thiết bị cho người thực hiện công vụ cũng như thuận tiện cho người dân tra cứu thông tin 46 3.2.2 Hoàn thiện những quy định có liên quan đến hoạt động đánh giá, nâng cao hoạt động thực thi công vụ 47 3.2.3 Có những khen thưởng và xử phạt rõ ràng để giúp cán bộ công chức thực hiện tốt công việc của mình hơn 47 3.2.4 Đề cử đề, đề xuất một số cán bộ, công chức đi học thêm để nâng cao trình độ chuyện môn phục vụ tốt cho công việc 48 3.2.5 Nâng cao hiệu quả bố trí, sử dụng cán bộ, công chức và chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ, công chức 48 3.2.6 Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức tại Ủy ban Nhân dân phường 48 3.2.7 Môi trường làm việc 3.3 Kiến nghị

49 49

3.3.1 Đối với Nhà nước

49

3.3.2 Đối với Ủy ban Nhân dân Phường 21

51

3.3.3 Đối với Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ

51

3.4 Đánh giá của bản thân sau kỳ thực tập KẾT LUẬN

51 52

1

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam ta đang trong thời kì phát triển, hội nhập quốc tế về mọi mặt. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho mọi đối tượng ở nước ta cũng như các doanh nghiệp nước ngoài có thể thuận lợi thực hiện các hồ sơ thủ tục nhanh gọn phục vụ cho công tác đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng,…trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã đưa ra những chủ trương, chính sách về cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước đã và đang góp phần đáng kể vào tiến trình cải cách hành chính theo mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Cải cách hành chính bao gồm cải cách: thể chế (hệ thống văn bản), thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức, tài chính công và cuối cùng là hiện đại hóa nền hành chính. Một trong những yếu tố quan trọng để cải cách đó chính là nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức để phù hợp trong thời kỳ mới hiện nay. Việc đánh giá, nâng cao năng lực cũng như nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức là cả một nghệ thuật. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (được viết tháng 10 năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi việc”, “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” làm cho ta hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Với ý nghĩa và mục đích sâu sắc trên, Đảng và Nhà nước ta hiện nay rất coi trọng việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Và cũng chính vì thế mà tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Cán bộ, công chức tại Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh” để làm bài báo cáo thực

2

tập tốt nghiệp trong quá trình được học tập, học hỏi tại Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian học tập, nghiên cứu chưa được nhiều; bản thân tôi lại chưa tham gia công tác cho nên trong bài viết này không tránh khỏi những sơ xuất, sai sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành từ thầy(cô), để bổ xung cho bài viết này được đầy đủ và mong muốn rằng công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại Ủy ban Nhân dân Phường trong thời gian tới ngày càng đạt hiệu quả cao đáp ứng với lòng mong mỏi của nhân dân. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu của đề tài: Trên những cơ sở lý luận và thực trạng trong hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh từ đó báo cáo đưa ra những phương hướng, giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban. - Nhiệm vụ của đề tài: Để đạt được mục đích nêu trên, bài báo cáo gồm những nhiệm vụ cụ thể sau:  Hiểu rõ hơn về hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức.  Tìm hiểu, khảo sát, phân tích, đánh giá về hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Ủy ban Nhân Phường 21 quận Bình Thạnh dựa vào những luận điểm về ưu điểm, han chế từ đó đưa ra những nguyên nhận hạn chế.  Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển, xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

- Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo nghiên cứu về hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh. - Phạm vi nghiên cứu:  Về nội dung và không gian: Báo cáo nghiên cứu về hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh.  Về thời gian: năm 2019. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu báo cáo - Phương pháp luận: Báo cáo được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước, hoàn thiện pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Phương pháp nghiên cứu báo cáo: Để đạt được mục đích của bài báo cáo, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:  Phương pháp nghiên cứu: Thông qua tìm hiểu, phỏng vấn, hệ thống, tổng hợp các kiến thức để nắm bắt được và khái quát hóa những hoạt động liên quan đến nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức.  Phương pháp phỏng vấn: Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, ngoài việc tìm hiểu tôi có thể phỏng vấn các anh, chị công tác tại Ủy ban về hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bô, công chức tại Ủy ban Nhân dân Phường 21 để từ đó có thể đưa ra những luận điểm, ý kiến, nhận định khách quan nhất để phục vụ cho bài báo cáo tốt và chỉnh xác nhất.  Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập, chắc lọc những tài liệu có liên quan đến bài cáo cáo một cách khoa học nhất.

4

 Phương pháp đánh giá nghiên cứu thực tiễn: Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tìm ra những ưu điểm, hạn chế,…từ đó có những đánh giá sát với thực tiễn và có những phương hướng, giải pháp phù hợp nhất để nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức tại Uỷ ban Nhân dân Phường 21. 5. Ý nghĩa đề tài Những kết luận, ý kiến, đánh giá của bài báo có ý nghĩa và lý luận thực tiễn trong việc nghiên cứu để có những phương hướng, giải pháp cho hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức phục vụ tốt nhất công tác cải cách hành chính xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. - Ý nghĩa lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức để từ đó góp phần nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong phạm vi cả nước nói chung và trong phạm vi Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Qua nghiên cứu thực tiễn, đánh giá, nhận xét, làm rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhận hạn chế để từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp để nâng cao hoạt động thực thi công vụ của cán bô, công chức tại Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh trong tình hình chuyển mình đổi mới hiện nay. 6. Kết cấu đề tài PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 21 QUẬN BÌNH THẠNH 1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh

5

1.2 Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh 1.2.2 Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh 1.2.2.1 Về nhân sự 1.2.2.2.Về tài chính 1.2.3 Kết quả thực hiện các hoạt động chuyện môn 1.2.3.1 Công tác ban hành văn bản 1.2.3.2 Về kinh tế 1.2.3.3 Về văn hóa – xã hội 1.2.3.4 Về tình hình đầu tư cơ bản và quản lý đô thị 1.2.3.5 Về công tác Quốc phòng – An ninh 1.2.3.6 Về công tác cải cách hành chính 1.2.3.7 Về công tác tư pháp 1.2.3.8 Về công tác dân tộc 1.3 Giới thiệu về Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ_ Văn phòng Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh

1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 1.3.2 Đặc điểm và yêu cầu 1.3.3 Đội ngũ nhận sự 1.3.3.1 Bà Võ Thị Hoàng Yến – Văn thư – Lưu trữ 1.3.3.2 Bà Nguyễn Hoàng Thảo Vy – Nhân viên Ủy ban Nhân dân Phường phụ trách công tác hộ tịch. 1.3.3.3 Bà Nguyễn Thị Thanh Trúc – Cộng tác viên trật tự đô thị

6

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI PHƯỜNG 21 QUẬN BÌNH THẠNH 2.1 Quy định chỉ đạo, hướng dẫn về hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh 2.2 Thực trạng về hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh

2.2.1 Về kiến thức 2.2.1.1 Đối với cán bộ lãnh đạo: 2.2.1.2 Đối với công chức: 2.2.1.3 Đối với cán bộ không chuyên trách phường: 2.2.2 Về kỹ năng 2.2.2.1 Đối với cán bộ lãnh đạo: 2.2.2.2 Đối với công chức: 2.2.2.3 Đối với cán bộ không chuyên trách phường: 2.2.3 Về thái độ 2.3 Đánh giá chung về hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quận Bình Thạnh

2.3.1 Ưu điểm 2.3.2 Hạn chế 2.3.3 Nguyên nhân Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 21 QUẬN BÌNH THẠNH

7

3.1 Phương hướng hoàn thiện hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh 3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nâng cao chất lượng thực thi công vụ của Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh

3.2.1 Trang bị đầy đủ hơn trang thiết bị cho người thực hiện công vụ cũng như thuận tiện cho người dân tra cứu thông tin 3.2.2 Hoàn thiện những quy định có liên quan đến hoạt động đánh giá, nâng cao hoạt động thực thi công vụ 3.2.3 Có những khen thưởng và xử phạt rõ ràng để giúp cán bộ công chức thực hiện tốt công việc của mình hơn 3.2.4 Đề cử đề, đề xuất một số cán bộ, công chức đi học thêm để nâng cao trình độ chuyện môn phục vụ tốt cho công việc 3.2.5 Nâng cao hiệu quả bố trí, sử dụng cán bộ, công chức và chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ, công chức 3.2.6 Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức tại Ủy ban Nhân dân phường 3.2.7 Môi trường làm việc 3.3 Kiến nghị

3.3.1 Đối với Nhà nước 3.3.2 Đối với Ủy ban Nhân dân Phường 21 3.3.3 Đối với Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ 3.4 Đánh giá của bản thân sau kỳ thực tập

KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC KẾ HOẠCH THỰC TẬP

8

NHẬT KÝ THỰC TẬP

9

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 21 QUẬN BÌNH THẠNH 1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn - Gia Định, xã Bình Hòa Xã và xã Thạnh Mỹ Tây cũ được tách ra khỏi quận Gò Vấp để thành lập quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây cùng trực thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đồng thời, quận Bình Hòa chuyển 10 ấp cũ thành 10 phường trực thuộc, từ bác ái 1 đến bác ái 10. Tương tự, quận Thạnh Mỹ Tây chuyển 10 ấp cũ thành 10 phường trực thuộc, từ Nhất Trí 1 đến Nhất Trí 10. Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn Gia Định). Theo đó, sáp nhập quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây cũ để thành lập quận mới có tên là quận Bình Thạnh. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận Bình Thạnh có 28 phường, đánh số từ 1 đến 28 (địa bàn quận Bình Hòa cũ có 14 phường từ 1-14, địa bàn quận Thạnh Mỹ Tây cũ có 14 phường từ 15-28). Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Bình Thạnh trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

10

Ngày 27 tháng 8 năm 1988, theo Quyết định số 136/1988/QĐHĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, quận Bình Thạnh giải thể sáu phường: 4, 9, 10, 16, 18 và 23; địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận. Số lượng phường trực thuộc quận còn 20, sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến nay: - Giải thể các phường 9, 10 và 18 để sáp nhập vào các phường khác: + Sáp nhập 15 tổ dân phố với 4.059 nhân khẩu của phường 9 và 15 tổ dân phố với 3.250 nhân khẩu của phường 10 vào phường 12; tách 12 tổ dân phố với 3.402 nhân khẩu của phường 12 để sáp nhập vào phường 14. + Tách 4 tổ dân phố với 945 nhân khẩu của phường 14 và 27 tổ dân phố với 8.442 nhân khẩu còn lại của phường 9 để sáp nhập vào phường 24. + Sáp nhập 22 tổ dân phố 5.372 nhân khẩu còn lại của phường 10 vào phường 11. +Tách 10 tổ dân phố với 3.895 nhân khẩu của phường 18 để sáp nhập vào phường 19. + Sáp nhập 34 tổ dân phố với 9.063 nhân khẩu còn lại của phường 18 vào phường 21. - Sáp nhập phường 3 và phường 4 thành một phường lấy tên là phường 3. - Sáp nhập phường 15 và phường 23 thành một phường lấy tên là phường 15. - Sáp nhập phường 16 và phường 17 thành một phường lấy tên là phường 17 gồm 3527 nhân khẩu. - Tách 11 tổ dân phố với 2.741 nhân khẩu của phường 14 để sáp nhập vào phường 2.

11

Phường 21 quận Bình Thạnh nằm ở phía Đông Nam trung tâm quận Bình Thạnh, có tổng diện tích tự nhiên là 39.81 ha, địa giới hành chính của phường tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: - Phía Bắc giáp phường 25 quận Bình Thạnh: 558m - Phía Đông giáp Phường 22 quận Bình Thạnh: 1143m - Phía Tây giáp Phường 17 quận Bình Thạnh: 684m - Phía Nam giáp Phường 19 quận Bình Thạnh: 708m Phường có 04 khu phố và 72 Tổ dân phố, tổng số hộ dân trên địa bàn phường 5.978 hộ với 22.994 nhân khẩu.Vị trí của phường có các trục đường huyết mạch của thành phố đi qua như trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Điện Biên Phủ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Do người dân chủ yếu sinh sống bằng buôn bán nhỏ, lao động phổ thông thu nhập chưa ổn định cho nên chưa tham gia đầy đủ vào các hoạt động của tổ dân phố. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong những năm gần đây có chuyển biến tích cực, phạm pháp hình sự giảm đáng kể. 1.2 Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh  Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Nhân dân Phường 21 quận Bình Thạnh được thực hiện theo Điều 63, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015[9] được quy định như sau: Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Nhân dân phường: 1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường.

12

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. 3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. Hay cụ thể hơn chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của Ủy ban Nhân dân Phường 21, quân Bình Thạnh theo các quy định khác của pháp luật có liên quancòn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Ủy ban Nhân dân quận phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; - Lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân Nhân quận quyết định; - Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách và báo cáo Ủy ban Nhân dân quận kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương; - Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo Ủy ban Nhân dân quận phê duyệt. - Tổ chức thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trên địa bàn. - Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường thành lập Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dâ...


Similar Free PDFs