Bt cá nhân - .... tiêu đó, thực hiện nhiều trao đổi thông tin lên trên và xuống dưới và với PDF

Title Bt cá nhân - .... tiêu đó, thực hiện nhiều trao đổi thông tin lên trên và xuống dưới và với
Course Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 12
File Size 233.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 437
Total Views 723

Summary

Download Bt cá nhân - .... tiêu đó, thực hiện nhiều trao đổi thông tin lên trên và xuống dưới và với PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ----- oOo -----

BÀI TẬP CÁ NHÂN Học phần Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp …………………………………Đề tài………………………………………

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Trọng Họ và tên sinh viên : Vũ Thị Thanh Mã số sinh viên

: 20187043

Lớp học

: 126440

Hà nội, 11/2021

ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có lịch sử hình thành và nền văn hóa riêng đặc trưng cho con người, hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra tất cả các yếu tố hiện nay, với quan điểm Việt Nam làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đồng thời với công việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 đánh dấu một bước tiến trình hội nhập toàn cầu. Do đó, văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng chính là phương tiện để chúng ta có thể hội nhập đồng thời nó có thể trở thành vật cản nếu chúng ta không hiểu được nét văn hóa của từng quốc gia, từng doanh nghiệp. Và càng ngày con nhận thấy văn hóa tham gia vào mọi quá trình hoạt động của con người và sự tham gia đó ngày ngày thể hiện rõ nét và tạo thành các lĩnh vực văn hóa đặc biệt như: văn hóa chính trị, văn hóa giáo dục, văn hóa gia đình, văn hóa kinh doanh… Cùng với thời gian và sự phát triển của đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển mới: chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế trường có sự quản lý mô hình của nhà nước. Và kèm theo đó, cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của hàng loạt doanh nghiệp cùng với sự xuất hiện đa dạng phong phú của các sản phẩm. Để giành được chiến thắng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này, doanh nghiệp cần có những chiến lược, chính sách kinh doanh phù hợp, đồng thời cố gắng và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh bền vững. Trong các hoạt động kinh doanh đó, những sắc thái văn hóa có mặt trong toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của hoạt động kinh doanh, được thể hiện từ cách chọn và cách bố trí máy móc, dây chuyền công nghệ; từ cách tổ chức về bộ máy nhân sự và hình thành quan hệ giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức cho đến những phương thức kinh doanh mà chủ thể kinh doanh áp dụng sao cho có hiệu quả nhất. Ta có thể thấy chỉ với phương thức kinh doanh có văn hóa mới có thể kết hợp được hiệu quả cao và phát triển bền vững của chủ thể kinh doanh. Hay nói cách khác, văn hóa kinh doanh là phần hồn của một doanh nghiệp, bởi vì chính nó ảnh hưởng, thậm chí chi phối các hoạt động sản xuất, quyết định kinh doanh, các mối quan hệ nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề văn hóa kinh doanh trong thời đại ngày nay là chìa khóa giúp các doanh nghiệp duy trì, phát triển và đạt được những thành công trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là với ngành Logistics - một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi văn hóa quốc gia và vị trí địa lý. Ngành logistics hiện nay dường như đang là xu hướng của xã hội. Điều đó không chỉ

thể hiện ở việc cụm từ logistics xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc trên các bản tin, kênh thông tin đại chúng mà còn thể hiện ở tỷ trọng đóng góp ngày càng lớn trong cơ cấu GDP của Việt Nam. Việt Nam cũng đã đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. Việt Nam hiện đang đứng thứ 64/160 quốc gia về tốc độ phát triển ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng và là 1 trong 4 quốc gia ASEAN dẫn đầu về sự phát triển logistics cùng với Singapore, Malaysia, Thái Lan. Cũng vì sự phát triển đó mà logistics trở thành ngành tiềm năng cho người lao động tiến vào, cho các doanh nghiệp đầu tư. Việt Nam hiện có khoảng 30.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Trong đó, doanh nghiệp nội địa chiếm 89%, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% còn lại là doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển ngành này tại Việt Nam luôn đạt 14-16%/năm với quy mô 40-42 tỷ USD/năm (theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam VLA). Khi các hoạt động sản xuất cũng như các dịch vụ vận tải, logistics hiện khắp nơi trên thế giới, vấn đề luân chuyển và cung cấp hiệu quả của hàng hóa ngày càng trở nên quan trọng hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics cũng phải chịu trách nhiệm về sự vận chuyển của hàng hóa và phải đối mặt với những thách thức văn hóa khác nhau ở mỗi quốc gia, lãnh thổ mà những hàng hóa này được vận chuyển. Mọi người phải nhận thức và chấp nhận sự khác biệt về văn hóa để có thể phát triển các mối quan hệ công việc bền chặt. Các sự cố có thể xảy ra như hiểu lầm, mất tiền, mất hợp đồng nếu không chấp nhận sự khác biệt văn hóa. Bên cạnh đó, Logistics cũng đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 và thương mại điện tử, trong những năm gần đây các doanh nghiệp khởi nghiệp đã ứng dụng công nghệ và góp phần mạnh mẽ trong sự thay đổi ngành logistics giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Có thể nói các doanh nghiệp khởi nghiệp đã đem lại luồng gió mới và góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics. Tóm tắt những nội dung chính về văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp 1. Khái niệm văn hóa: Cho tới nay, đã có khoảng 400 - 500 định nghĩa về văn hóa. Một con số rất lớn đã nói lên sự phong phú của khái niệm văn hóa. - Từ thế kỷ XIX (năm 1871) Edward Burnett Tylor đã đưa ra một định nghĩa cổ điển, theo đó văn hóa bao gồm mọi năng lực và thói quen, tập quán của con người với tư cách là thanh viên của xã hội. Với định nghĩa đó, văn hóa bao gồm ngôn ngữ, tư

tưởng, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, nghi thức, quy tắc, thể chế, chuẩn mực, công cụ, kỹ thuật, công trình nghệ thuật (hội họa, điêu khắc, kiến trúc) và những yếu tố khác có liên quan đến con người. Theo triết học Mác – Lênin: Văn hóa là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần cũng như các phương thức tạo ra chúng, kỹ năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến bộ của loài người và sự truyền thụ các giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hình thức khởi đầu và nguồn gốc đầu tiên làm hình thành và phát triển văn hóa là sự lao động của con người, phương thức thực hiện lao động và kết quả của lao động. Còn theo giáo trình quản lý xã hội thì văn hóa được định nghĩa là một thiết chế xã hội cơ bản, là một phức thể, tổng thể các đặc trưng – diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm… khắc hoạt nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng miền quốc gia, xã hội… văn hóa có thể là hữu hình, có thể là vô hình. Như vậy, dù theo mọi định nghĩa thì văn hóa đều chứa một nét chung là “con người” đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa với con người. Văn hóa và con người là hai khái niệm không thể tách rời. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của minh, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên giá trị văn hóa. Một trong số những giá trị văn hóa được con người sáng tạo ra chính là bản thân con người – con người có văn hóa. Con người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của văn hóa. 2. Văn hóa kinh doanh: Khái niệm: Hiểu theo nghĩa rộng: Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh Hiểu theo nghĩa hẹp: Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hanh vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực. Các nhân tố cấu thành: - Triết lý kinh doanh: Những tư tưởng chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. - Đạo đức kinh doanh: Các nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh đánh giá, hướng dẫn, kiểm soát hành vi kinh doanh. - Văn hóa doanh nhân: Các giá trị, chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. - Văn hóa doanh nghiệp: Các giá trị, chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp.

- Văn hóa ứng xử: Những phản ứng, cách cư xử thể hiện bằng thái độ, hành động, cử chỉ, lời nói đối với khách hàng, đối tác, với cấp trên, cấp dưới, với đồng nghiệp và công chúng. Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh: - Tính tập quán: Hệ thống các giá trị của văn hóa kinh doanh sẽ quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong một hoạt động hay môi trường kinh doanh cụ thể. - Tính cộng đồng: Kinh doanh bao gồm một hệ thống các hoạt động có tính đặc trưng với mục tiêu là lợi nhuận của chủ và các nhu cầu được đáp ứng của khách, kinh doanh không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên tham gia trong quá trình hoạt động. - Tính dân tộc: Khi các giá trị của văn hóa dân tộc được thẩm thấu vào tất cả các hoạt động kinh doanh sẽ tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của những người làm kinh doanh trong cùng một dân tộc. - Tính chủ quan: được thể hiện thông qua việc các chủ thể khác nhau sẽ có những suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc và hiện tượng kinh doanh. - Tính khách quan: Có những giá trị của văn hóa kinh doanh buộc chủ thể kinh doanh phải chấp nhận nó chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của mình. - Tính kế thừa: Trong quá trình kinh doanh, mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng riêng biệt của minh vào hệ thống văn hóa kinh doanh trước khi truyền lại cho thế hệ sau. - Tính học hỏi: Giúp văn hóa kinh doanh có được những giá trị tốt đẹp từ những chủ thể và những nền văn hóa khác. - Tính tiến hóa: Luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ kinh doanh và tình hình mới. Các nhân tố tác động đến văn hóa kinh doanh: - Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc - Thể chế xã hội - Sự khác biệt và sự giao lưu văn hóa - Quá trình toàn cầu hóa - Khách hàng - Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp Vai trò của văn hóa kinh doanh: - Phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững - Nguồn lực phát triển kinh doanh

- Điều kiện để đẩy mạnh kinh doanh quốc tế 3. Tinh thần khởi nghiệp: Khái niệm: - Tinh thần khởi nghiệp là sự dấn thân theo đuổi các cơ hội mới vượt qua các nguồn lực bị giới hạn. - Người khởi nghiệp không hề quy định bạn già hay trẻ, nam hay nữ, không phân biệt phạm vi khởi nghiệp trong hay ngoài nước, thành thị hay nông thôn… miễn sao ý tưởng kinh doanh của bạn độc đáo và khả năng thực hiện chúng để tạo ra những giá trị thiết thực, đem lại nhiều lợi ích cho bản thân, doanh nghiệp khởi nghiệp và toàn xã hội. Hành trình khởi nghiệp: Là quá trình khởi nghiệp của một người hoặc nhóm người từ khi bắt đầu đến thời điểm hiện tại hoặc một thời điểm nào đó trong quá khứ. Các giai đoạn của Hành trình khởi nghiệp: Ý tưởng → Kế hoạch kinh doanh → Phát triển sản phẩm → Thương mại hóa ban đầu → Thương mại hóa toàn phần → Mở rộng sản phẩm → Phát hành cổ phiếu IPO Không gian khởi nghiệp thuận lợi tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo là nền tảng của khởi nghiệp thành công. Có thể khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực như: Kỹ thuật số, Công nghệ y sinh (AI), Vật lý… Nội dung 3: Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp (;; …) (3 - 5 trang) Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Gia nhập thị trường Việt Nam từ tháng 10/2019, BEST Express trải qua hai năm không ngừng nỗ lực và phát triển. Hiện mạng lưới dịch vụ BEST phủ sóng khắp 63 tỉnh, thành với hơn 600 bưu cục, 30 trung tâm phân loại hàng hóa tự động trải dài trên cả nước. Tổng diện tích kho bãi đang khai thác để xử lý hàng hóa khoảng 80.000 m2 cùng hơn 7.000 nhân viên giao hàng, sẵn sàng giao hàng trăm nghìn kiện hàng đến khách hàng mỗi ngày. So với thời điểm mới gia nhập thị trường Việt Nam, số bưu cục BEST Express trên cả nước tăng hơn 500 điểm. Lượng shipper cũng tăng hơn 6.000 người so với mốc khởi điểm 400 nhân viên của hai năm trước. Hiện BEST Express là đối tác của nhiều sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam như Lazada, Sendo, Shopee, Tiki... và hàng chục nghìn cá nhân, đơn vị kinh doanh online trên toàn quốc. Dịch vụ chuyển phát nhanh BEST Express được khách hàng khen nhanh chóng, an toàn, mức phí hợp lý. Sắp tới, BEST sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng các trung tâm phân loại hàng hóa hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng, đối tác.

Vốn sẵn "máu" kinh doanh lại được tiếp cận mô hình nhượng quyền bưu cục tiềm năng của Best Express, Đặng Ngọc Tiến quyết định khởi nghiệp không chút do dự. Sau khi tính nhẩm, thấy cần số vốn khá lớn- gần một tỷ đồng, một mình không thể "cân" hết, Tiến chủ động chia sẻ dự định đầu tư với ba người bạn khác. Với 60% vốn đầu tư, Đặng Ngọc Tiến là người đứng tên pháp nhân và chịu trách nhiệm điều hành bưu cục. Anh cũng phụ trách luôn mảng kinh doanh của bưu cục và giao cho một bạn khác phụ trách vận hành. Hai bạn còn lại góp vốn. Bưu cục Best Express Minh Khai ra đời từ đây. Sau một năm hoạt động, bưu cục Best Express Minh Khai đã tăng lên 30 nhân viên. Trung bình mỗi tháng bưu cục giao khoảng 25.000 đến 30.000 bưu kiện. Tháng cao điểm, có chương trình ưu đãi của các sàn thương mại điện tử, bưu cục phát 4.000 5.000 đơn một ngày. Tiến phải thuê khoảng 10-20 shipper thời vụ để kịp giao hàng cho khách. Đến nay, sau 1 năm hoạt động doanh thu của bưu cục tăng từ 8 đến 10 lần so với thời điểm mới vận hành, trung bình mỗi tháng thu về khoảng 500 triệu đồng. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: trực tiếp quản lý và vận hành bưu cục Đặng Ngọc Tiến là người đứng tên pháp nhân và chịu trách nhiệm điều hành bưu cục. Anh cũng phụ trách luôn mảng kinh doanh của bưu cục và giao cho một bạn khác phụ trách vận hành. Hai bạn còn lại góp vốn. bưu cục được chia làm 2 khu vực với 2 nhiệm vụ riêng. Một khu vực chuyên xử lý hàng nhận và chăm sóc khách hàng. Một khu vực xử lý hàng phát, trả. Hiện, bưu cục Minh Khai có 20 shipper và khoảng 10 nhân viên văn phòng. lĩnh vực kinh doanh và những thành tựu nổi bật: giao vận hàng hóa

Nội dung 8 (tương ứng nhóm 5): Tóm tắt nội dung chính về tinh thần khởi nghiệp ( Khởi nghiệp bắt đầu từ khi nào và kết thúc khi nào? Những lý do để khởi nghiệp tại Việt Nam?) và phân tích các vấn đề liên quan đến tinh thần khởi nghiệp tại doanh nghiệp được chọn Khái niệm khởi nghiệp? Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình... đều được gọi là khởi nghiệp. Khởi nghiệp có thể là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới cho riêng mình. Qua đó bạn có thể thuê các nhân viên về làm việc cho bạn và bạn là người quản lý công ty, doanh nghiệp của mình. Khởi nghiệp cũng có thể hiểu là việc ai đó cung cấp cho thị trường những sản phẩm/dịch vụ mới chưa từng xuất hiện hoặc kinh doanh

những sản phẩm đã có mặt trên thị trường nhưng được “biến tấu” theo cách riêng của người đó. Những đặc tính chủ yếu của sự khởi nghiệp? Mọi dự án khởi nghiệp đều có 2 đặc điểm chung: Thứ nhất là tính đột phá: Mọi dự án khởi nghiệp thường tạo ra những điều chưa từng có trên thị trường hoặc những thứ thị trường đã có nhưng tốt hơn, thậm chí là vượt bậc. Đó có thể là một mô hình kinh doanh mới, một phân khúc sản xuất mới hay một công nghệ chưa từng thấy trên thế giới. Thứ hai là tính tăng trưởng: Mọi công ty khởi nghiệp đều không đặt mục tiêu, giới hạn sự tăng trưởng cho mình. Họ thường hoạt động với khát vọng đạt được sự phát triển tốt nhất có thể. Lý do của khởi nghiệp? Động cơ và lý do khởi nghiệp của mỗi người đưa đến việc thành lập việc làm riêng hay doanh nghiệp rất khác nhau. Có thể là lý do các nhân, kinh tế và xã hội: - Lý do cá nhân: ● Khởi nghiệp để bạn muốn tìm sự độc lập, sự tự chủ, sự tự do. ● Khởi nghiệp để bạn cần sự hoàn thiện bản thân, ● Khởi nghiệp để bạn cần thể hiện quyền lực, ● Khởi nghiệp để bạn thể hiện tính thách thức khó khăn, ● Khởi nghiệp để bạn thực hiện ước mơ để lại dấu ấn của bản thân, ● Khởi nghiệp để bạn mong ước có địa vị xã hội. - Lý do kinh tế: ● Khởi nghiệp để bạn muốn làm ra nhiều tiền, muốn làm giàu, muốn làm chủ. ● Khởi nghiệp để bạn tự đảm bảo việc làm. ● Khởi nghiệp để công nhân viên muốn hoặc bị thay đổi việc làm, ● Khởi nghiệp để sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm phù hợp hoặc không tìm được mức lương tương xứng. - Lý do xã hội: ● Khởi nghiệp để bạn tham gia quá trình phát triển đất nước, ● Khởi nghiệp để bạn góp phần tạo ra việc làm cho xã hội, ● Khởi nghiệp để bạn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Ý nghĩa và vai trò của khởi nghiệp? Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao động. Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê. Họ được tự do trong công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của họ có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại. Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn

việc làm. Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình. Bằng việc tạo ra lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, giữ tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế ở mức an toàn, khởi nghiệp thành công gián tiếp góp phần ổn định xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra như trộm cắp, bài bạc, đua xe, ma túy... Khởi nghiệp cũng góp phần giảm áp lực lên nền kinh tế, trợ cấp xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển. 1.4 Khởi nghiệp bắt đầu từ khi nào và kết thúc khi nào. Thông thường với một doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ phải trải qua 7 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn 1: “Gieo hạt”: Đây được gọi là giai đoạn “khai sinh” doanh nghiệp mới. Đây là lúc các sản phẩm dịch vụ bắt đầu đi vào hoạt động, doanh nghiệp cũng đã có một lượng khách và doanh thu nhất định. Điều doanh nghiệp cần nhất khi đến cuối giai đoạn là cần vốn để mở rộng, phát triển mô hình kinh doanh. Giai đoạn 2: Doanh nghiệp gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần và từ các quỹ đầu tư mạo hiểm để mở rộng, phát triển mô hình kinh doanh. Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn các nhà đầu tư sẽ đầu tư tiền nhiều nhất cho doanh nghiệp startup đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm, tầm nhìn, đưa ra định hướng rõ ràng từ kinh nghiệm của nhà đầu tư cho nhà sáng lập. Giai đoạn Series A: Đây là giai đoạn các doanh nghiệp đã có sự phát triển nhanh về doanh thu, thị trường, quy mô doanh nghiệp… Theo thống kê chỉ có khoảng 10% các doanh nghiệp startup có thể đến được giai đoạn này vì đa phần các công ty khởi nghiệp sẽ phá sản, không thể tiếp tục tăng trưởng như mục tiêu ban đầu. Các nhà sáng lập sẽ phải chuẩn bị đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, đồng tiền,… để trình bày và thuyết phục các nhà đầu tư tiếp tục rót vốn. Giai đoạn Series B, C: Vòng cấp vốn series B, C sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng, chiếm linh, mở rộng thị phần, thị trường. Giai đoạn cuối Mezzanine: Đây là giai đoạn gọi vốn hoặc phát hành cổ phiếu IPO ra công chúng. Thông thường các Startup Unicorns – Kỳ lân khởi nghiệp được hiểu là những doanh nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD mới đủ nguồn lực kêu gọi vốn ở giai đoạn này. Vì sao nên khởi nghiệp ở Việt Nam?

Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới. Khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và đa dạng của xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng và xã hội. Với sức trẻ của mình Việt Nam có những lợi ưu việt mà bất kỳ nhà khởi nghiệp nào cũng phải thừa nhận. GDP của Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia có mức tăng trưởng vượt bậc, năm 2019 khi chưa ảnh hưởng của dịch bệnh con số này được ghi nhận là 7%, năm 2020 khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, tốc độ tăng trưởng các quốc gia khác có thể ghi nhận là âm thì GDP của Việt Nam đạt 2.9% và là một trong các quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt nhất thế giới. Là nước có d...


Similar Free PDFs