BTL- mar chiến lược - Bài tập lớn của nhóm môn marketing chiến lược đại học kinh tế quốc dân PDF

Title BTL- mar chiến lược - Bài tập lớn của nhóm môn marketing chiến lược đại học kinh tế quốc dân
Author Thị Quỳnh Lê
Course Strategic Marketing
Institution Đại học Kinh tế Quốc dân
Pages 18
File Size 670.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 768
Total Views 887

Summary

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ĐỀ TÀILí do lựa chọn đề tài và mục tiêu đề tài:Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam tuy khá còn mới nhưng cũng vô cùng sôi động. Bởi hiện nay với nhịp sống tất bật năng động và sự phát triển của làn sóng đô thị hiện đại đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống của nhi...


Description

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ĐỀ TÀI Lí do lựa chọn đề tài và mục tiêu đề tài: Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam tuy khá còn mới nhưng cũng vô cùng sôi động. Bởi hiện nay với nhịp sống tất bật năng động và sự phát triển của làn sóng đô thị hiện đại đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống của nhiều người tiêu dùng. Vì thế mà xu hướng hướng đến giải pháp giao hàng tận nơi, đặc biệt là thế hệ gen Z (sinh năm 1995-2006) ngày càng tăng cao và được ủng hộ nhiệt tình. Sự chuyển mình trong hành vi tiêu dùng này đã và đang tạo ra một cuộc đua giao đồ ăn trực tuyến của các thương hiệu vô cùng khốc liệt. Thị trường giao hàng ăn nhanh dần nóng lên từng ngày với tiềm năng khai thác ngày một cách rộng lớn. Mặt khác, việc sử dụng các ứng dụng trên smartphone ngày càng phổ biến, cùng với đó người dùng có thể trả tiền trên Mobile Banking, ví điện tử nên rất thuận tiện cho người mua lẫn người bán, đặc biệt cả cho người giao hàng. Các tên tuổi đang hot nhất đang được đông đảo người dùng biết đến là Now Food (tên cũ là Delivery Now), Grab Food, Gojek (Công ty mẹ của Go Việt cũ). Mới nhất là Woowa Brothers Corp gia nhập vào thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam bằng việc mua lại Vietnammm. Vào ngày năm 2019, Vietnammm chính thức thay đổi logo và hình ảnh của mình với tên gọi là Baemin. Tuy có sự hỗ trợ và rót vốn mạnh mẽ từ công ty mẹ ở trụ sở chính xứ Kim Chi, thế nhưng so với sự cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành hiện nay, Baemin vẫn chưa có được chỗ đứng mạnh mẽ và lượng lớn khách hàng trung thành trên thị trường. Thấy được tầm quan trọng trong việc phát triển 1 doanh nghiệp trẻ cùng với những lỗ hổng trong các chiến lược cũ và cách thức vận hành của công ty. Trong khoảng thời gian đầu thâm nhập thị trường để tăng độ nhận diện thương hiệu và lôi kéo khách hàng Baemin đã tung ra nhiều chương trình khuyến mãi là các voucher giảm giá. Và các chiến dịch marketing khác, Baemin nhanh trong thu hút được nhiều lượt tải app. Thế nhưng Baemin chỉ có được nhiều thành công trong việc lôi kéo khách ở thời kì có nhiều chương trình khuyến mãi. Nhận thấy được vấn đề quan trọng trong việc giữ chân khách hàng để có thể phát triển tối đa lượng khách hàng đều đặn. Vì thế chúng em đã thực hiện đề tài “Xây dựng chiến lược marketing cho Baemin” Cụ thể qua đề tài này chúng em tập trung xây dựng chiến lược “ giữ chân khách hàng” cho doanh nghiệp. Với mong muốn tạo ra những chiến dịch cũng những giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp để có thể thu hút khách hàng ở lại với thương hiệu giao đồ ăn đáng tin cậy là “ Baemin”.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG 1.1. Môi trường vĩ mô 1.1.1. Môi trường nhân khẩu học 

Lượng người Việt Nam trong độ tuổi 16-33 tuổi là khoảng 30% dân số. Ở độ tuổi này hầu hết là học sinh, sinh viên và những người đi làm, đều có nhu cầu ăn uống cao.

1.1.2. Môi trường kinh tế 

Thu nhập bình quân đầu người: 2.750 USD/người/năm.



Theo tính toán của Picodi năm 2020, chi phí thực phẩm cơ bản/lương tối thiểu ở Việt Nam ở mức 50,2%.



Theo khảo sát của Deloitte về người tiêu dùng Việt Nam công bố tháng 2/2021, người dân có xu hướng dành nhiều ưu tiên hơn cho các mặt hàng trong danh mục nhu yếu phẩm thiết yếu trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia đình. So với năm 2019, chi mua thực phẩm (bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, tươi sống và đồ hộp) tăng từ 34% lên 42%, chi phí nhà ở & tiện ích cũng tăng từ 7% lên 12%.

1.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội 

Người Việt Nam rất coi trọng nền văn hóa ẩm thực của quê hương nhưng cũng rất sẵn lòng khám phá, trải nghiệm những món ăn mới. Xu hướng ăn uống của người trẻ cũng có nhiều thay đổi theo những phong cách sống mới, ví dụ như eat clean, healthy, v.v. Bên cạnh đó, họ cũng ưa thích trải nghiệm đồ ăn, thức uống của những thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 trở nên nghiêm trọng đã hạn chế việc ra đường của người dân. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen sinh hoạt đời thường của người dân và là tiền đề phát triển cho những dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến.

1.1.4. Môi trường chính trị - pháp luật 

Chính trị ổn định với nhiều chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tạo điều kiện cho sự phát triển rộng khắp mạng lưới các quán ăn trong cả nước không còn hạn chế ở khu vực nữa. Về pháp luật, vì tình hình dịch Covid bùng phát mạnh mẽ, các quán ăn, uống trên địa bàn nhiều quận, huyện, thành phố trên cả nước phải dừng việc cung cấp dịch vụ ăn tại chỗ mà chỉ có thể mua mang về. Điều này ảnh hưởng đến thói quen của người dân; đồng thời, thúc đẩy việc phát triển và sử dụng nhiều dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến.

1.1.5. Môi trường công nghệ 

Thời đại cách mạng công nghệ 4.0 tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ, công nghệ mới. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động thông minh và Internet của người Việt Nam ngày càng tăng lên giúp các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng. Trong đó, có thể kể đến dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến. Với lợi thế về công nghệ, sự tiện ích, dễ sử dụng, ngành này hoàn toàn có khả năng phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai.

1.1.6. Môi trường tự nhiên 

Hiện trạng môi trường ngày càng ô nhiễm khiến người dùng Việt Nam ngày càng thay đổi quan điểm, thói quen và yêu thích phong cách sống xanh với các sản phẩm thân thiện với môi trường, cố gắng sử dụng túi nilon, bao bọc nhựa ít hết sức có thể. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các sản phẩm, dịch vụ phục vụ người tiêu dùng của các doanh nghiệp, trong đó có ngành giao đồ ăn.

1.2. Môi trường vi mô 1.2.1. Môi trường ngành 

Theo Reputa, năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh về giao hàng thực phẩm trực tuyến do COVID-19 (1.140.397 lượt thảo luận). Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International cho biết, thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đạt 195 triệu USD vào năm 2020, tăng 33% so với năm 2019. Trong đó, giao qua app dự kiến năm 2021 đạt quy mô khoảng 38 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm ngoái và sẽ tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới. Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar TNS đánh

giá, doanh thu thị trường giao đồ ăn trực tuyến có thể đạt tới 449 triệu USD vào năm 2023. 1.2.2. Khách hàng 

Thói quen sử dụng dịch vụ giao đồ ăn: Theo báo cáo "Xu hướng sử dụng Ứng dụng giao hàng thức ăn tại Việt Nam 2020" được Q&Me công bố giữa tháng 12/2020 cho thấy, 80% người tham gia khảo sát đặt đồ ăn trực tuyến ít nhất 1 lần một tuần, đa số là vào bữa trưa và bữa tối. Theo khảo sát, 57% người dùng ứng dụng thường tìm kiếm các mã giảm giá của nhà hàng khi đặt mua thức ăn trực tuyến. Mặt khác, 73% người dùng thường chọn đồ ăn được miễn phí giao hàng.



Kết quả nghiên cứu thị trường năm 2020 do Gojek-Kantar về hành vi tiêu dùng ẩm thực của người Việt cho thấy, bữa trưa và buổi tối là hai bữa ăn được chú trọng nhất, người Việt ít đi ăn một mình và ưu tiên chất lượng món ăn và sự đa dạng hơn là sự tiện lợi. Hơn 60% người dân có thói quen ăn ở hàng quán, thanh toán bằng tiền mặt chiếm ưu thế và chi tiêu trung bình cho đặt đồ ăn trực tuyến nhiều gấp đôi so với ăn tại chỗ.



Theo phân tích từ Reputa, lý do chính yếu làm khách hàng hài lòng với dịch vụ là “chương trình ưu đãi, khuyến mãi” (chiếm đến 84%). Không phải tốc độ lúc nào cũng là điểm vượt trội, điều khách hàng quan tâm thật sự là dịch vụ nào có mã khuyến mãi nhiều nhất, thay vì là tốc độ giao hàng (yếu tố chỉ chiếm 2%). Ngoài ra, thời điểm bữa tối là lúc khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều nhất, nhiều thương hiệu đã tận dụng tốt điểm này để thu hút lượng đơn hàng.

1.2.3. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Baemin ST TH

Ưu điểm

1

- Khách hàng có thể tham khảo bình luận, - Thời gian xác nhận đơn còn review, hình ảnh trước khi đặt món. chậm

Now

Nhược điểm

- Dữ liệu quán dồi dào nhất trong tất cả app - Phụ thu với những quán nằm (gần 37.000 quán ở thành phố Hồ Chí Minh) trong trung tâm thương mại, và có mặt 15 tỉnh thành khác. những quán không ký hợp - Giao diện app trực quan, người dùng có thể đồng (3.000-6.000đ) ghi chú, hoặc thêm topping theo từng món. - Ví AirPay nhiều bước và Có nhiều phương thức thanh toán như ví rườm rà, bạn cần phải cài đặt điện tử AirPay, thanh toán thẻ. app thanh toán của Now và liên kết thẻ. - Hoạt động 24/7 - Gặp các cáo buộc về việc áp đặt tài xế trong việc ghép đơn và cắt % quá nhiều 2

Grab

- Phát triển từ nền tảng gọi xe trực tuyến

Food

- Có tích hợp liên kết ví điện tử Moca ngay trong app

- Ưu đãi không đồng đều giữa các thiết bị, người dùng tuỳ vào phân khúc khách hàng - Dữ liệu quán không nhiều, đa

- Có nhiều chương trình khuyến mãi dành số quán có trên ứng dụng là các cho từng thành viên, cấp độ khác nhau. quán ký hợp đồng chiết khấu. - Xử lí và giải quyết, chăm sóc khách hàng - Do shipper linh hoạt lựa chọn tốt khi gặp vấn đề. đơn Food hoặc Bike nên đa - Mức phí giao hàng của Grab khá "mềm" so phần tài xế không được trang bị thùng giữ nhiệt. với thị trường. - Tích điểm sau mỗi lần sử dụng dịch vụ và dùng điểm để đổi quà hay voucher. - Khung giờ hoạt động 24/7 3

GoFood - Số lượng quán ăn nhiều, có gợi ý linh hoạt - Hình ảnh món ăn không thực giúp người dùng tiện lựa chọn. tế. - Có nhiều chương trình khuyến mãi - Tốc độ giao hàng nhanh chóng

- Không hỗ trợ thanh toán thẻ, ví điện tử. - Thường xuyên bị huỷ đơn - Chương trình khuyến mãi không đa dạng - Không đặt được nhiều đơn cùng lúc - Shipper không được trang bị thùng giữ nhiệt

4

Loship

- Thường xuyên có khuyến mãi - Giao hàng nhanh, cam kết trong 1 tiếng - Món ăn đa dạng, đặc biệt là đồ ăn vặt

- Chỉ hỗ trợ thanh toán tiền mặt - Hoạt động duy nhất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

- Sau khi đặt hàng, người dùng sẽ nhận được - Không hỗ trợ xem lộ trình tài tin nhắn xác nhận qua điện thoại. xế

Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp khác của Baemin: app giao hàng riêng của các thương hiệu đồ ăn, uống hoặc đặt hàng thông qua tổng đài thương hiệu (The Coffee House, KFC, Popeyes, McDonald's, Burger King, Pizza Hut v.v)

1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 2.1 Giới thiệu chung về Baemin 





Baemin (viết tắt của cụm từ Baedal Minjeok) là ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu tại thị trường Hàn Quốc có trụ sở chính đặt tại Seoul, được startup Woowa Brothers cho ra mắt vào năm 2010. Sau khi Woowa Brothers mua lại Vietnammm thì chính thức cho ra mắt phiên bản ứng dụng Baemin tại thị trường Việt Nam vào ngày 14/05/2019. Baemin cung cấp dịch vụ trong ngành giao hàng thực phẩm được điều hành bởi Công ty TNHH Việt Nam MM, Baemin sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý hoạt động. Ứng dụng giúp kết nối giữa nhà cung cấp thực phẩm, nhà cung cấp dịch vụ giao hàng và những người cần sử dụng dịch vụ giao thực phẩm. Chính vì vậy Baemin là ứng dụng thừa hưởng công nghệ từ ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu tại thị trường Hàn Quốc với hơn 9 năm kinh nghiệm tại thị trường này, kèm theo đó là lượng khách hàng, shipper sẵn có sau khi mua lại Vietnammm. Baemin chắc chắn sẽ góp phần vào việc đảm bảo hiệu quả kết nối giữa khách hàng sử dụng, nhà hàng đối tác và đội ngũ đối tác giao đồ ăn kể cả khi vận chuyển nhiều đơn hàng cùng một lúc để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho đối tác lẫn khách hàng.

2.2 Tính năng 

Tính năng chính của ứng dụng Baemin là đặt đồ ăn trực tuyến bằng ứng dụng trên điện thoại tương tự như các dịch vụ GrabFood, Now, Go-Food. Baemin sẽ liên kết với các đối tác nhà hàng để người bán hàng đăng tải các sản phẩm, đồ ăn, thức uống lên ứng dụng từ đó khách hàng có thể lựa chọn món ăn và đặt để được giao hàng đến tận nơi.



Baemin cũng sở hữu đội ngũ shipper giao đồ ăn riêng chứ không sử dụng các dịch vụ giao hàng trung gian. Baemin hoạt động chính thức tại thị trường Việt Nam từ ngày 14/05/2019 phủ sóng dịch vụ tại TP.HCM, sau hơn một tháng thử nghiệm ứng dụng này trên một số khu vực trung tâm trên cùng địa bàn.

2.3 Sứ mệnh 

Sứ mệnh của Baemin khi đến Việt Nam là “Giúp mọi người ăn ngon mọi lúc mọi nơi” chỉ với một vài thao tác đơn giản trên ứng dụng như: Chọn đồ ăn, chọn cửa hàng gần nhất và đặt hàng, và sau đó món ăn sẽ được giao đến nhanh chóng với một mức giá cực kỳ hợp lý. Dù là bữa ăn hằng ngày hay nhu cầu ẩm thực cao cấp, ly trà sữa chiều hay cốc cà phê sáng; tất cả đều được đáp ứng một cách “nóng giòn” nhất bởi Baemin thông qua hàng loạt các nhà hàng, quán ăn từ bình dân đến cao cấp.

2.4 Nguồn lực  





Beamin thuộc sở hữu của Woowa Brothers Corp (được định giá 4 tỷ USD vào năm 2019). Tổng tài sản của Baemin là 534 tỷ đồng, vốn điều lệ khoảng 1 tỷ. Hiện tại ở Việt Nam, Baemin đang có mặt ở Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng:  Tại Hồ Chí Minh, Baemin đã có mặt tại các quận, huyện sau: Từ quận 1 -> 12 (trừ quận 9), quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Bình Tân, quận Tân Bình, quận Thủ Đức, quận Gò Vấp…  Tại Hà Nội, Baemin hoạt động chủ yếu tại các quận trung tâm và đông đúc như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông…  Ở thành phố Đà Nẵng, Baemin tập trung chạy tại các quận như quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn…  Văn phòng HCM có mặt tại Friendship Tower, 31 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam  Văn phòng khối vận hành HCM có địa điểm tại 142 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Tại công ty Baemin nhân viên được chia ra làm 3 loại là Rider, đối tác nhà hàng và Baeminist (trực thuộc khối văn phòng).  Tính đến tháng 6/2020, Baemin đã có hàng chục ngàn đối tác tài xế thực hiện nhiệm vụ giao đơn mỗi ngày.  Baeminist là các nhân viên thuộc khối văn phòng với các phòng ban như hành chính, nhân sự, kinh doanh, kỹ thuật, chăm sóc khách hàng… Doanh thu của Baemin vào năm 2020 là 1,09 nghìn tỷ won (tương đương 960 triệu USD), tăng 94,4% so với một năm trước đó (mức lỗ lên tới 569 tỷ đồng, trên doanh thu 76 tỷ đồng). Mặc dù doanh thu tăng vọt nhưng Baemin đã ghi nhận khoản lỗ hoạt động 11,2 tỷ won trong năm 2020 và là năm thứ hai liên tiếp lỗ. Tuy nhiên, mức thua lỗ đã giảm 69,2% so với năm trước đó. Lượng đơn hàng giao đồ ăn đặt qua Baemin trong năm 2020 đạt 15,7 nghìn tỷ won, tăng 78,4% so với năm trước đó.

Kết quả kinh doanh của Woowa Brothers Việt Nam (Baemin) giai đoạn 2016- 2019

2.5 Khách hàng 

Đối tượng khách hàng chính của Baemin cũng chính là nhóm khách hàng trẻ, thường xuyên sử dụng smartphone cũng như các dịch vụ đặt hàng online và thanh toán qua mạng.

2.6 Vị thế hiện tại 



Theo Báo cáo thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến Việt Nam 2020 vừa được Reputa- Social Listening Platform phân tích cho thấy, GrabFood là thương hiệu dẫn đầu thị trường khi chiếm đến 33,38% thị phần thảo luận, theo sau là Now với 23.16% lượng thảo luận trên social, thứ 3 là Baemin với 21,95%. Loship và GoFood lần lượt chiếm tỷ lệ thị phần thảo luận là 15,14% và 6,37%. Tháng 05/2020, Baemin đạt lượng thảo luận tương đương GrabFood ở cùng thời điểm khi thương hiệu này bắt đầu đẩy mạnh hoạt động truyền thông. Xét về tỷ lệ tham gia thảo luận, Beamin đang phổ biến nhất với giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh; trong khi Grab Food, Go Food và Loship ngoài người trẻ thì còn phổ biến với người lớn tuổi hơn từ 36-45 tuổi. Now được chị em quan tâm và ưa chuộng hơn với tỷ lệ nữ giới cao nhất chiếm 78%. GrabFood là thương hiệu duy nhất nhận được sự quan tâm của Nam giới (54%) cao hơn Nữ giới (46%).

2.7 Phân tích SWOT

S:

W:

- Hình ảnh thân thiện, đẹp mắt, ngôn từ gây thiện cảm cho người tiêu dùng. - Giao diện sinh động, rõ ràng, dễ dàng thao tác. - Nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá mỗi ngày (lên tới 60%). - Nhiều món ăn và hiện đang được cập nhật liên tục. - Phí ship duy trì, không bị tăng cước phí, phụ phí nhiều. - Shipper thân thiện, vui vẻ, lịch sự. - Các tính năng tiện ích như lưu đồ trong giỏ, lưu đơn từng mua hay gợi ý món ăn đều hiệu quả.

- Ảnh minh họa cho đồ ăn chưa được cập nhật đầy đủ, đặc biệt là các quán ăn ở Hà Nội. - Quán đóng cửa và quán còn mở cửa không được sắp xếp tách biệt khiến người dùng dễ nhầm lẫn - Danh sách cửa hàng đồ ăn, nhà hàng vẫn còn chưa đa dạng, phong phú - Chưa có chatbot để xử lý nhanh khi nhà hàng đã đóng hoặc không order được. - Đánh giá về các nhà hàng và món ăn không rõ ràng

- Có nhiều bộ sưu tập khác nhau dễ dàng nhiều đối tượng khác nhau lựa chọn - Giải pháp thanh toán tích hợp nhiều giải pháp linh hoạt tối đa O:

T:

- Là ứng dụng tăng trưởng tốt nhất trong - Trong tương lai xuất hiện thêm nhiều ứng dụng thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt giao đồ ăn mới với nhiều điểm mạnh và khuyến Nam. mãi thu hút khiến thương hiệu dễ mất đi khách - Là ứng dụng xếp top 3 thị trường Việt hàng Nam nhờ sự phổ biến và yêu thích của - Vấn đề ùn tắc giao thông và vấn đề ô nhiễm môi giới trẻ. trường ảnh hưởng đến chất lượng đồ ăn và thời - Thị phần thảo luận trong thương hiệu gian giao đồ khiến khách hàng dễ từ bỏ thương hiệu giao đồ ăn ở top 3 - Tình trạng dịch Covid dẫn đến lượng đơn đặt hàng tăng - Tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam ngày càng nhanh kết hợp với yếu tố công nghệ khiến cho thị trường mục tiêu ngày càng lớn

3. LỰA CHỌN MỤC TIÊU TRONG TƯƠNG LAI:

- Xuất phát từ bối cảnh, vị thế hiện tại và đặc biệt là tình trạng khách hàng “nhảy” từ app này qua app khác hay nói cách khác là khách hàng rời bỏ app, Baemin đề ra các mục tiêu cụ thể như sau: 3.1 Mục tiêu kinh doanh: + Tăng trưởng doanh thu 15%. + Cắt giảm lỗ 20% (tương đương 114 tỷ). + Thị phần vươn lên thứ 2 3.2 Mục tiêu marketing: + Tăng độ nhận diện thương hiệu (Brand awareness) + Lượt tải app đạt 2 triệu + Tăng lượng người sử dụng app từ 46% lên 60%. + Tăng mức độ đặt hàng thường xuyên lên 25% (trước đó là 16%) ; đồng thời tăng giá trị trên mỗi đơn hàng. + Tạo được thảo luận tích cực về thương hiệu. + Tăng mức độ hài lòng từ 93% lên 95% giúp tăng mức độ yêu thích thương hiệu (Brand love) và chiếm được thị phần trái tim của khách hàng (Share of heart). => Từ đó, nâng cao lòng trung thành (Brand loyalty) của khách hàng đối với Baemin; giữ chân khách hàng và bảo vệ được thị phần mà Baemin đang nắm giữ. Đây là mục tiêu quan trọng và chủ yếu nhất mà chiến lược marketing này hướng đến. (*Số liệu theo nghiên cứu của Q&Me năm 2020)

4. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ VỊ THẾ:  Dựa vào những phân tích SWOT cũng như các yếu tố chi phối về vị thế hiện tại, định hướng phát triển và bối cảnh thị trường. Baemin nên lựa chọn phân đoạn thị trường theo 2 tiêu thức chính là: Độ tuổi và Vị trí địa lý. Baemin phân đoạn thị trường theo các tiêu thức thành các nhóm như sau: -

Độ tuổi



Dưới 16 tuổi



16 - 35 tuổi (tệp khách hàng hiện tại và đang sử dụng Baemin nhiều nhất)



35 - 55 tuổi



Trên 55 tuổi

- Vị trí địa lý 

Các thành phố lớn, trung tâm kinh tế của cả nước như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng



Các thành phố trực thuộc tỉnh: Vinh, TP. Hải Dương, TP. Hưng Yên,...



Vùng nông thôn và các khu vực khác



Để mục tiêu và những định hướng đã đưa ra ở trên trở nên khả thi, chúng tôi lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu từ 16 - 35 và sinh sống tập trung tại các thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng. -Lý do:



Đoạn thị trường đủ lớn để có thể thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp đưa ra



Doanh nghiệp có khả năng vượt lên các đối thủ hiện tại và tiềm năng



Phù hợp với khả năng đáp ứng và thực hiện của doanh nghiệp

Độ tuổi

16 - 35

Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng

Vị trí địa Chủ yếu là thành thị, tập trung tại các thành phố lớn là Hà Nội...


Similar Free PDFs