CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM PDF

Title CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Author Tran Doan
Course Chủ nghĩa xã hội khoa học
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 31
File Size 552.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 41
Total Views 106

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGCƠ SỞ II TẠI TP........***........BÁO CÁO NHÓMMôn: Chủ Nghĩa Khoa Học Xã HộiCUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA, MÔ HÌNHCNXH HIỆN THỰC ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ ÝNGHĨA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAMNhóm: GLXLớp: K59BGiảng viên hướng dẫn: Ths. Giang Thị Trúc MaiTP, Tháng 2 Năm 2022DA...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP.HCM ……..***……..

BÁO CÁO NHÓM Môn: Chủ Nghĩa Khoa Học Xã Hội CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA, MÔ HÌNH CNXH HIỆN THỰC ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Nhóm: GLX Lớp: K59B Giảng viên hướng dẫn: Ths. Giang Thị Trúc Mai

TP.HCM, Tháng 2 Năm 2022

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT

Họ và tên

MSSV

1

Đoàn Quế Trân

2013315618

2

Võ Gia Hân

2013316691

3

Lê Vĩ Kha

2013316706

4

Hồ Thạnh Mỹ

2013316726

5

Nguyễn Bảo Nhi

2013316743

6

Trần Ngọc Như

2013316750

7

Đinh Thị Thu Phương

2013316754

8

Phan Thị Hà Phương

2013316758

9

Đặng Như Quỳnh

2013316770

10

Nguyễn Nhật Quỳnh

2013316772

11

Phạm Trương Uyên Thy

2013316802

2

MỤC LỤC Nội dung DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM .................................................................... 2 MỤC LỤC .............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA .............. 5 1.1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga ................................. 5 1.2. Diễn biến của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga: ............................................ 6 1.3. Kết quả và những diễn biến sau cách mạng ....................................................... 7 CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................................................. 10 2.1. Định nghĩa ...................................................................................................... 10 2.2. Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực................................................................................................................ 10 2.2.1. Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới ......................... 10 2.2.2. Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới (NEP) ................ 10 2.2.3. Những thành tựu cơ bản của chủ nghĩa xã hội hiện thực ............ 11 2.3. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết ...................... 11 2.4. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết .................................................................................................................. 12 2.4.1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết .................................................................................................... 12 2.4.2. Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết ........................................................... 13 2.5. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội ..................................................................... 13 2.5.1. Chủ nghĩa tư bản - không phải là tương lai của xã hội loài người ...................................................................................................................... 13 2.5.2. Kết luận ..................................................................................... 14 CHƯƠNG 3: XÃ HỘI HIỆN ĐẠI ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN .................... 15 3.1. Cuba ............................................................................................................... 15 3

3.2. Lào ................................................................................................................. 16 3.3. Trung Quốc .................................................................................................... 17 3.4. Việt Nam ........................................................................................................ 18 CHƯƠNG 4: Ý NGHĨA CỦA CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ....... 23 4.1. Đối với lịch sử và thời đại............................................................................... 23 4.2. Đối với Cách mạng Việt Nam và xã hội Việt Nam hiện đại ............................ 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 29

4

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1.1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga Sau cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga tồn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề như đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực,..và vẫn quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng. Trái với kỳ vọng của người dân Nga, chính phủ lâm thời - đứng đầu là Alexander Kerensky vẫn muốn nước Nga tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ I để tranh giành quyền lực với Đức và Áo – Hung, ngày cả khi đất nước đã trở nên kiệt quệ và số lượng thương vong của các binh sĩ quá lớn (tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương). Các bình sĩ cùng người dân Nga dần bất bình trước hành động của chính phủ và hy vọng có thể lấy lại được sự hoà bình cho đất nước. Càng ngày chính phủ lâm thời của Kerensky càng trở nên suy thoái, mất đi quyền lực và không thể điều hành đất nước. Từ mùa thu năm 1917, Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng vô cùng trầm trọng. Nền kinh tế đất nước đang đứng trên bờ vực thảm họa. Sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, nông nghiệp cũng sụt giảm, giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Ngoài mặt trận, quân đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của Nga. Trong hoàn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất bình với Chính phủ lâm thời. Trước tình hình đó, Lênin và Đảng Bôn-sê- vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Đầu tháng 10 năm 1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lênin về nước, trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền và nhận được sự ủng hộ rất lớn từ nhân dân.

5

1.2. Diễn biến của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga: Vào tháng 4 năm 1917, Lênin đã thông qua Đảng Bôn-sê- vích để trình bày Luận cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”. Ðầu tháng 7 năm 1917, Chính phủ lâm thời thực hiện đàn áp các phong trào đấu tranh, khủng bố các Xô viết. Nước Nga lâm vào khủng hoảng chính trị, Lênin buộc phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng Ra -dơ-líp (Phần Lan) và chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Đầu tháng 8 năm 1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Bôn-sê- vích họp bán công khai ở Pê-tơ-rô-grát. Trong thời gian này, Lênin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng, từ đó đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang. Ngày 12 tháng 10 năm 1917, Ủy ban Quân sự cách mạng do Xô-viết Pê-tơ-rôgrát cử ra đã chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Thủ đô. Ngày 16 tháng 10 năm 1917, Ủy ban Trung ương Ðảng Bôn-sê- vích đã thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước. Ngày 24 tháng 10 năm 1917, Chính phủ lâm thời chủ trương sẽ dùng mọi biện pháp để triệt tiêu cuộc khởi nghĩa, nhiều ủy viên của Ủy ban quân sự cách mạng bị bắt giam. Chính phủ lâm thời lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng Bôn-sê- vích, ra lệnh chiếm Cung điện Mùa Đông,.. Trước tình hình đó, ngay trong đêm 20 tháng 10 năm 1917, Lênin đến Cung điện Mùa Đông trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Xô- viết. Ngay trong đêm đó, khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô- grát (nay là thành phố Xanh-pê-téc-bua), dưới sự lãnh đạo của Bôn-sê-vích do Lênin đứng đầu, quân khởi nghĩa đã đánh chiếm được một số vị trí trọng yếu của thủ đô như nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện,… Rạng sáng 25 tháng 10 năm 1917, lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ được hầu hết các địa điểm chủ chốt Thủ đô Pê-tơ-rô- grát và tiến công Cung điện Mùa đông. Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các 6

cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. Vào 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận Vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của quân đội chính phủ. Đến 6 giờ chiều, cung điện đã bị vây chặt, các chiến sĩ Cận Vệ đỏ và các thủy thủ ủng hộ Cách mạng tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Các binh lính bảo vệ cung điện thì dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, lập sẵn các vị trí đặt súng trường và súng máy để phòng thủ. 6 giờ chiều, đảng Bôn-sê-vích gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Pê-tơ-rô-grát buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Vào 9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt đại bác báo hiệu tấn công (thực ra các phát đạn không nhắm vào cung điện mà chỉ dùng tiếng nổ của đại bác để đối phương hoang mang). Hàng lính bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Quân phòng thủ cung điện chỉ kháng cự lẻ tẻ rồi nhanh chóng tan rã. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerensky). Sau khi khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi thì phong trào khởi nghĩa lan rộng ra khắp nước Nga. Ngày 3 tháng 11 năm 1917, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên cả nước. Ngày 8 tháng 11, Đại hội đại biểu Xô viết thông qua Nghị quyết toàn bộ chính quyền về tay Xô viết, thành lập Chính phủ mới (tức Xô viết Uỷ viên nhân dân) đó Lênin đứng đầu. Cách mạng tháng Mười toàn thắng. 1.3. Kết quả và những diễn biến sau cách mạng Ngay trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga cũ), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu. Cách mạng Tháng Mười Nga không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên. Là một nước yếu kém nhất trong hệ thống tư bản chủ nghĩa,trong lòng nước Nga đã bộc lộ đến đỉnh điểm các mâu thuẫn đối kháng giữa 7

công nhân với tư bản, giữa nông dân với địa chủ, giữa quần chúng lao khổ bị áp bức với Nhà nước thống trị. Những tiền đề đó đã hòa quyện vào nhau và trở thành nơi thử thách, trở thành trường học thực tiễn của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản Nga. Kết quả là đã dẫn tới sự thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với sự ra đời của một loại hình chính quyền kiểu mới, đó là các Xô viết, và hình thành một Nhà nước kiểu mới là Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại CMT10 đã khẳng định sự thiết lập một nền chuyên chính vô sản - đó là Nhà nước dân chủ kiểu mới (đối với giai cấp vô sản) và chuyên chính kiểu mới (đối với giai cấp tư sản). Lenin tuyên bố:”Chúng ta đã sáng lập một nhà nước kiểu Xô viết, do đó đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị chính trị của giai cấp vô sản, thay thế cho thời đại thống trị của giai cấp tư sản”. Sau cách mạng, Chính quyền Xô Viết tiến hành thực hiện các chức năng chính của mình. Điều này trở thành nội dung cốt lõi của việc khẳng định một xã hội hoàn toàn mới thay thế cho xã hội tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình tuyên bố rút nước Nga khỏi Thế chiến I và để đáp ứng nguyện vọng của đại đa số nông dân, chính quyền Xô viết đã ban hành Sắc lệnh ruộng đất (quốc hữu hóa ruộng đất của địa chủ, nhà thờ trao lại ruộng đất cho nông dân). Đối với công nghiệp, thực hiện quốc hữu hóa một số nhà máy lớn, đồng thời thực hiện chính sách lao động tiên tiến (ngày làm việc 8 giờ, cấm sa thải công nhân bừa bãi, quy định chế độ nghỉ phép đối với công việc nặng nhọc...). Chính quyền Xô viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ phong kiến cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, xóa bỏ những đặc quyền của giới quý tộc và giáo hội, thực hiện chính sách nam nữ bình đẳng, phổ cập giáo dục toàn dân. 15 tháng 11 năm 1917, Bản Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc ở nước Nga được ký kết, tuyên bố tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc ở nước Nga cũng như quyền tự quyết của họ và bãi bỏ tất cả sự áp bức dân tộc trước đây. Các dân tộc trước kia bị áp bức nay đã trở thành những người làm chủ vận mệnh của mình.

8

Trên cơ sở của Tuyên bố về quyền tự quyết của các dân tộc, Nhà nước Xô viết đã công nhận nền độc lập của một loạt nước như Phần Lan, Ba Lan, Ucraina,..Chính quyền vô sản còn tuyên bố hủy bỏ mọi Hiệp ước bất bình đẳng mà chế độ cũ đã ký kết trước đây với các nước và các dân tộc như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư,..Thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc và công với sự giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản của nước Nga Xô viết, trong một thời gian ngắn sau cách mạng, nhiều dân tộc khác nhau thuộc đế chế Nga hoàng cũ đã thành lập chính quyền Xô viết của mình. Và đến cuối năm 1922, Liên bang nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, gọi tắt là Liên xô đã ra đời, mở đầu cho một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ giữa các dân tộc. Với những thắng lợi đã giành được của Cách mạng Tháng Mười cùng với việc thiết lập nên chính quyền Xô viết trên khắp lãnh thổ nước Nga và những sắc lệnh đầu tiên về hòa bình, ruộng đất, dân tộc…không ai có thể phủ nhận được tính tất yếu của hình thái kinh tế-xã hội XHCN đã thay thế cho hình thái kinh tế-xã hội TBCN, không ai có thể hoài nghi về ý nghĩa của cuộc cách mạng đó, một cuộc cách mạng đã “làm rung chuyển thế giới” phá tan khâu yếu nhất trong hệ thống TBCN thế giới, mở đầu cho một thời đại mới mà nội dung cơ bản của nó là một hình thái kinh tế xã hội hoàn toàn mới dần dần được hình thành. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, sự ra đời của Liên bang các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Xô viết, những thành quả trong việc xây dựng trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa-xã hội…ở Liên Xô đã tạo nên sức mạnh thời đại nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, đầy lùi và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

9

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Định nghĩa Chủ nghĩa xã hội hiện thực là một chế độ xã hội được thiết lập trên những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học sau khi giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giành được chính quyền, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội mới với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp. 2.2. Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực Cách mạng Tháng Mười Nga thành công vào năm 1917. Nước Nga Xô viết ra đời và đây là diện mạo đầu tiên của chủ nghĩa xã hội hiện thực theo một nghĩa tương đối đầy đủ: Có ý thức hệ chủ đạo, có Nhà nước, có chính Đảng cầm quyền, có thể chế luật pháp, có cơ chế, chính sách và mô hình quản lý xã hội. Trong lịch sử Đảng Cộng sản thì đây cũng là lần đầu tiên, Đảng Cộng sản ở vào vị trí cầm quyền. 2.2.1. Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới đặc trưng bởi Chính sách kinh tế mới NEP: Từ tháng 3 năm 1921 (Đại hội X của Đảng Cộng sản Nga). 2.2.2. Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới (NEP) Đó là việc khôi phục và phát triển các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước và các thành phần kinh tế khác, coi đó là những biện pháp quá độ, những mắt xích trung gian để chuyển sang chủ nghĩa xã hội, là phương thức để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Đây là những hình thức và phương pháp mới xây dựng chủ nghĩa xã hội thay cho Chính sách cộng sản thời chiến đã tỏ ra không phù hợp với điều kiện đã thay đổi. Có thể khẳng định, NEP là đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội với sự thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ, kinh tế thị trường, thực hiện sự trao đổi giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, thay chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực, chú trọng kích thích lợi ích vật chất và coi đó động lực quan trọng để phát triển kinh tế, sử dụng các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước. 10

2.2.3. Những thành tựu cơ bản của chủ nghĩa xã hội hiện thực Một là, chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do, dân chủ trên toàn thế giới. Từ bản chất giai cấp của nó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động được thực hiện ngày càng đầy đủ những quyền dân chủ, ngăn ngừa và trấn áp những hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Hai là, trong hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trên quy mô lớn với trình độ hiện đại. Liên Xô đã trở thành một nước có trình độ học vấn cao, thu được những thành tựu đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe, phát triển y tế và bảo đảm phúc lợi xã hội cho nhân dân lao động, đồng thời đạt được những bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự và công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học và công nghệ cũng có những thành tựu rất to lớn. Ba là, với sự lớn mạnh toàn diện, chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Bốn là, sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò quyết định đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới; là sức mạnh vật chất, tinh thần, cổ vũ cho sự nghiệp cải cách, đổi mới vì chủ nghĩa xã hội. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết và nguyên nhân của nó 2.3. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết Mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết tuy phát huy tác dụng trong thời chiến, thời kỳ gấp rút công nghiệp hoá, thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh, song cũng chứa đựng những khuyết tật, hạn chế. Do vậy, từ cuối thập kỷ 70, nhất là từ giữa năm 80 của thế kỷ XX, thế giới có những biến đổi sâu sắc: Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên xô lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, trước hết là về kinh tế,

11

sau đó lan rộng đến những vấn đề chính trị – xã hội và đánh dấu bằng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông u và Liên Xô (tháng 9/1991). 2.4. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết 2.4.1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết Nguyên nhân xét về mặt lý luận dẫn đến sự khủng hoảng, trì trệ và đổ vỡ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông u – đó là chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại đã phát triển đến mức trầm trọng. Chủ nghĩa giáo điều đã dẫn đến tâm lý bảo thủ và sự lạc hậu về lý luận; hiểu không đúng đắn bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin; chậm trễ trong việc phát hiện những tình huống có vấn đề, những mâu thuẫn nảy sinh và những vi phạm quy luật khách quan của mô hình xã hội chủ nghĩa không thích ứng đã trở nên xơ cứng, thiếu sức sống và triệt tiêu động lực phát triển. Song song với căn bệnh giáo...


Similar Free PDFs