Chiến lược 4p của công ty Starbucks Nguyễn Thị Minh Nhi PDF

Title Chiến lược 4p của công ty Starbucks Nguyễn Thị Minh Nhi
Author Nhi Nguyễn Thị Minh
Course marketing
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 14
File Size 291.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 318
Total Views 578

Summary

Download Chiến lược 4p của công ty Starbucks Nguyễn Thị Minh Nhi PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 4P CỦA “STARBUCKS COFFEE” - Họ và tên : NGUYỄN THỊ MINH NHI - Mã số sinh viên :

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2021

1

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ CHẤM THI

Cán bộ chấm thi 1: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

Cán bộ chấm thi 2: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

Điểm: ……………..

Điểm: ……………..

CÁN BỘ CHẤM THI 1 KÝ TÊN

CÁN BỘ CHẤM THI 2 KÝ TÊN

...............................................

...............................................

2

MỤC LỤC Trang Lời mở đầu....................................................................................................... 4 Chương 1: Giới thiệu về công ty Starbucks.................................................. 5 Chương 2: Thực trạng chiến lược 4P của thương hiệu Starbucks............. 5 2.1 Đặc điểm nhóm khách hàng mục tiêu của cà phê Starbucks....... 5 2.2. Thực trạng các chiến lược marketing mix 4P..................... 6 Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược 4p của Starbucks..... 12 Kết luận ........................................................................................................... 13 Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 14

3

LỜI MỞ ĐẦU Philip Kotler, giáo sư marketing nổi tiếng thế giới, “cha đẻ” của marketing hiện đại định nghĩa rằng: “Marketing là một quá trình quản lí mang tính xã hội, nhờ đó các cá nhân và tập thể có thể đạt được những gì họ mong muốn của họ thông qua việc tạo ra, chào bán những sản phẩm có giá trị với người khác.” [1] Trong đó, ông đưa ra chiến lược 4P là mô hình không bao giờ cũ trong Marketing, kể cả thời điểm kĩ thuật số hiện nay, phát triển hơn bao giờ hết. Những doanh nghiệp áp dụng chiến lược này đều có những thành tựu nhất định. Vậy hãng cà phê lớn nhất toàn cầu Starbucks đã sử dụng hiệu quả chiến lược Marketing Mix này như thế nào để đạt những thành tựu hiện có? Theo thống kê về chỉ số trung thành thương hiệu cho các nhãn hàng về cafe và đồ uống nổi tiếng nhất thế giới, Starbucks đứng vị trí thứ hai với 95%, tức là chỉ ngay sau thương hiệu Dunkin Donuts (96%). Một con số đáng kinh ngạc đã đưa danh tiếng của Starbucks vươn tầm thế giới. Vậy chứng tỏ chiến lược 4P của Starbucks thật sự đúng đắn, và hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Ta cùng tìm hiểu về Starbucks và phân tích chiến lược 4P của hãng cà phê này để thấy được những cái hay trong marketing, từ đó hoàn thiện chiến lược này.

4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY STARBUCKS Có một thương hiệu cà phê đã tuyên bố sứ mệnh của mình chính là trở thành nơi thứ ba mà khách hàng ghé đến chỉ sau công sở và gia đình của họ đó là Starbucks. Một đối tác tên là Terry Heckler làm việc ở công ty quảng cáo gợi ý tên bắt đầu từ “St” sẽ giúp hãng gây ấn tượng hơn. Sau đó, họ quyết định lấy tên là Starbucks xuất phát từ tiểu thuyết Moby-Dick của Herman Melville. Cái tên tượng trưng cho sự lãng mạn của sóng biển và truyền thống đi biển của những nhà buôn café đầu tiên trên thế giới. Với logo mang hình ảnh nàng tiên cá Siren, Starbucks đã hy vọng hương vị café của mình cũng có sức hút giống như mỹ nhân ngư vậy. Thành lập năm 1971, Starbucks chỉ là quán cà phê nhỏ của ba nhà đồng sáng lập là Zev Siegl, Jerry Baldwin và Gordon Bowker, kinh doanh cà phê rang sẵn cùng các thiết bị pha chế nó đi kèm. Nhưng sau đó Howard Schultz, người được thuê làm giám đốc điều hành tại công ty đã đề xuất rằng có thể kinh doanh thêm cà phê pha nhưng không được đồng ý. Sau này, ông tự ra kinh doanh riêng rồi mua lại Starbucks, hợp nhất với cửa hàng của mình và bắt đầu mở rộng kinh doanh. Trong thời gian ngắn Starbuck đã phát triển lớn mạnh từ một cửa hàng nhỏ ven sông ở Seattle, Washington thành thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới (Năm 2013). Tính đến thời điểm năm 2020 thì Starbuck hiện đang có hơn 28.000 cửa hàng đặt tại 77 quốc gia, trong đó có Việt Nam. (Starbucks “hạ cánh” vào Việt Nam vào năm 2013 với cửa hàng đầu tiên tại ngã sáu Phù Đổng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh). Với những con số được thống kê đó thì người ta chỉ ra rằng cứ một ngày thì Starbuck lại xuất hiện thêm hai cửa hàng mới, làm nên văn hóa cà phê khác biệt và đẳng cấp. Lí do là vì có hàng triệu khách hàng trên thế giới hiện nay sẵn sàng bỏ ra 15 phút mỗi sáng chỉ để chờ mua một cốc cà phê đặc biệt của Starbucks. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC 4P CỦA THƯƠNG HIỆU STARBUCKS 2.1 Đặc điểm nhóm khách hàng mục tiêu của cà phê Starbucks: Starbucks chiếm giữ khoảng 33% thị phần cà phê ở Mỹ bằng cách phục vụ cụ thể cho một đối tượng mục tiêu được xác định rõ ràng. Nhóm đầu tiên là nhóm người trưởng thành, cũng là thị trường mục tiêu chính của Starbucks, nam giới và phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 40, thường là những người có thu nhập tương đối cao, tập trung vào phúc lợi xã hội. Họ thích thiết kế không gian, thiết kế hiện đại nhất quán trong quảng cáo và trang trí của nó. Thứ 2 là nhóm người trẻ tuổi (18-24) như sinh viên đại học có thể học bài, ghi chép, tán gẫu bạn bè, gặp gỡ mọi người, chiếm tổng cộng 40% doanh thu của Starbucks, bị hấp dẫn bởi công nghệ, mạng xã hội và tích cực xây dựng một hình ảnh trẻ trung năng động. Thứ 3 là trẻ em và thanh thiếu niên (13-17) chỉ chiếm 2% doanh thu của Starbucks, hầu hết là do cha mẹ mua. Starbucks hấp dẫn các em bằng loại sữa “babyccinos” hay các loại cà phê có đường, caffein, whipped cream topped coffee và cũng là nơi để nhóm đối tượng này đi chơi với bạn bè hoặc học tập. Và cuối cùng là cà phê đặc biệt cho người tiêu 5

dùng có cơ hội được trải nghiệm “Starbucks” ở nhà, họ có thể đặt hàng trực tuyến trực tiếp, tại các siêu thị và cung cấp các cửa hàng dịch vụ ăn uống, chiếm khoảng 75% doanh thu của Starbucks. Khác với các đối thủ hiện tại trên thị trường chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng: Highlands Coffee hướng tới giới văn phòng, thu nhập khá, ưa hương vị cà phê mạnh; Còn đối tượng khách hàng của Gloria Jeans, Coffee Bean và Tea Leaf là giới trẻ khoảng dưới 35 tuổi, lớp trung lưu, phong cách hiện đại. 2.2. Thực trạng các chiến lược marketing mix 4P: * Khái niệm Marketing mix (Hỗn hợp hay Phối thức Marketing): là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ Marketing được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường. 2.2.1. P1-Product (-Sản phẩm): - Các nhân tố cấu thành sản phẩm “Starbucks coffee”: +Chất lượng: tìm nguồn cung ứng cà phê hạt ngon nhất, rang chúng cẩn thận và cải thiện cuộc sống của những người trồng cà phê. Hương vị đặc trưng Starbucks thu hút khách hàng là loại cà phê espresso với chất lượng vượt trội. Starbucks chỉ thu mua cà phê Arabia tốt nhất, loại cà phê duy nhất chịu được sức nóng trong quy trình rang đậm màu khiến Arabica mang hương vị càng thêm trọn vẹn. +Biểu tượng: Cái tên Starbucks đã gây ấn tượng với ý nghĩa tạo cảm giác về những chuyến ra khơi đi biển truyền thống của những lái buôn cà phê ngày xưa. Logo màu xanh tươi tắn, thu hút sự chú ý, kích thích sự thèm ăn, bao gồm ý nghĩa sức khoẻ, tươi mát và êm đềm, nó còn thể hiện một doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp vì cộng đồng. Hình ảnh nữ thần người cá Siren, mang ý nghĩa là một người kể chuyện, mang theo câu chuyện của Starbucks tới tương lai, ghi nhớ quá khứ và khơi nguồn cảm hứng, thúc đẩy chúng ta hướng tới tương lai, cũng là một lời hứa, lời mời gọi ta tìm ra những gì ta đang tìm kiếm, thậm chí điều chưa bao giờ ta tưởng tượng đến. + Bao bì, vật chứa: bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt, cốc sứ và một số loại phụ kiện. Sản phẩm phụ này cũng được chào đón không kém trên thị trường. + Dịch vụ đi kèm sản phẩm: túc thiết kế các cửa hàng tạo nét độc đáo dễ nhận biết đối với khách hàng. 15-20 năm trước, Starbucks là nơi biết rõ khẩu vị của bạn, phục vụ đồ uống nhanh chóng và không bị làm phiền, được yên tĩnh suy nghĩ trong một không gian tràn đầy âm nhạc được thiết kế gợi nhớ đến nơi bạn sinh sống, trở thành thói quen của rất nhiều người. Cho đến giờ không có công ty nào tận dụng âm nhạc thành công như Starbucks, họ cho ra đời CD có những bài hát do chính khách hàng yêu thích mà tập hợp lại. Năm 1999, Starbucks đã mua một công ty chuyên về chọn và phối âm và giao cho họ nhiệm vụ xây dựng sự hiện diện của nhãn hiệu Starbucks qua những bài hát. Khônggi an rt ấ đp ẹ v às angt rn ọ g,t heohướngti ố gi ản,t hanhl ịc h,St ar buc kđượcnhận“ cơnmưali ờ 6

k hen”vớigii ớ t r, ẻ l àm t hànhđịađi ểm c hec k i nnổit i ếngca ủ gii ớ t r. ẻ Khi cảm thấy khách

hàng muốn được ở lại quán Coffee lâu hơn thì họ đã bắt đầu cung cấp mạng WIFI miễn phí từ năm 2010, đi trước so với những quán café khác. + Phân loại: Ban đầu, Starbucks cung cấp sản phẩm chính là cà phê, chia ra theo 4 tiêu chí khác nhau, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tín đồ cà phê trên toàn thế giới:  Dựa trên loại hạt cà phê: cà phê nguyên hạt, cà phê rang xay  Dựa trên độ rang: cà phê rang sơ (blonde), cà phê rang vừa (medium), cà phê rang kỹ (dark)  Dựa trên độ caffeine: cà phê thường (chứa caffeine), và cà phê decaf (đã được loại bỏ caffeine)  Dựa trên mùi vị: cà phê có vị và không có vị - Chiến lược mở rộng tập hợp sản phẩm: Starbucks ban đầu chỉ bán các sản phẩm liên quan tới cà phê thì nay đã dùng chính thương hiệu này cho dòng sản phẩm mới như là trà, bánh ngọt, đồ uống Frappuccino, smoothies và hàng hóa (cốc, cà phê hòa tan, ...). Ngoài các sản phẩm bán quanh năm, Starbucks còn làm mới sản phẩm của mình với các sản phẩm theo mùa, cho mùa lễ hội, phiên bản giới hạn, ... Tuy nhiên, Starbucks liên tục tung ra các loại đồ uống như sô cô la lỏng "Chantico" và "Mazagran" - một loại cà phê và soda lai - đã thất bại thảm hại. Bên cạnh đó, Starbucks còn tung ra máy xay sinh tố “Barista Bar” vào năm 2003, có giá khoảng 100 đô la nhưng cuối cùng nó đã bị ngừng sản xuất.

2.2.2. P2- Price (Giá cả): Giá các sản phẩm ở Starbuck cao hơn bình thường - đánh vào xu hướng hành vi của người tiêu dùng, khiến khách hàng nghĩ rằng, sản phẩm đắt hơn thì có giá trị hơn, chất lượng tốt hơn và thể hiện đẳng cấp, địa vị cho họ. Ở Việt Nam, giá bán trên mức trung bình nhưng vẫn thu hút được lượng khách hàng trung thành vì chất lượng tốt. Ở các nước phát triển, giá một ly cà phê Starbucks trung bình và không cao ở mức 3-4$... Không tập trung vào giá cả, Starbucks đánh vào giá trị sản phẩm, và truyền thông rằng: Từ nguyên liệu đến quy trình chế biến, đội ngũ nhân viên đều bài bản, đầu tư vào chất lượng để mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng mục tiêu của họ, nên các sản phẩm của Starbucks không thể rẻ, vì thế Starbuck dễ dàng duy trì hình ảnh là một thương hiệu cao cấp của mình. Tuy nhiên, để tồn tại và cạnh tranh với đối thủ trên toàn thế giới, Starbucks tung ra chiêu bài khôn khéo – chỉ $1 cho một cốc cà phê không giới hạn số lần tiếp cà phê (rẻ hơn 50 cent so với các quán khác) lập tức thu hút mọi người tới trải nghiệm Starbucks. Chiêu thức về giá cả của Starbucks khá đơn giản: nếu khách hàng đã trải nghiệm và yêu thích các sản phẩm đồ uống cao cấp, chất lượng sản phẩm mới là yếu tố cốt lõi, thì họ chẳng quá khó khăn mà bỏ thêm chi phí để tận hưởng dịch vụ tuyệt vời đó. Để tối đa hóa lợi nhuận, họ tăng giá của một số đồ uống hay kích cỡ cốc đồ uống thay vì nhóm sản phẩm cà phê nguyên hạt. Họ khôn khéo đưa ra mức giá hấp dẫn cho các khách hàng mong muốn chọn cỡ cốc đồ uống to hơn. 7

Tuy nhiên hãng cũng có những chương trình khuyến mại phù hợp với đối tượng có mức chi trả thấp hơn, gây thiện cảm đến khách hàng và thị trường cũng được mở rộng. Cùng với đó, Starbucks tung ra các sản phẩm combo đánh vào nhóm khách hàng quan tâm giá cả như combo tiết kiệm và dịch vụ phụ trợ như bữa sáng tiết kiệm chỉ $3.95; sản phẩm cà phê giá rẻ; xen kẽ với các sản phẩm cà phê nguyên hạt cao cấp và sử dụng chiêu thức so sánh giá để bán các sản phẩm cao cấp. Nắm được hiện tượng tâm lý “chọn mặt hàng ở giữa”, thì Starbucks còn thấy được tâm lý đặc trưng khác của khách hàng: Khi không muốn chọn sản phẩm đắt nhất hoặc rẻ nhất, người ta gọi là “hiện tượng thỏa hiệp”. Từ khi ra đời đến những năm 1990, Starbucks thường có 3 kích cỡ: Short, Tall và Grande, với Tall là sự lựa chọn phổ biến nhất. Và rồi khi thấu hiểu tâm lý khách hàng, Starbucks cố tình “ giấu” kích cỡ Short trên menu và thêm vào đó là 2 size lớn: Venti và Trentra (Size: short - tall - grande - venti trenta). Ngay lập tức, Grande trở thành lựa chọn “tưởng chừng không ổn nhưng nó lại là hợp lý” trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó, vì người dùng luôn nhìn mức giá ở giữa trước, Starbucks sẽ tận dụng thời cơ này để áp dụng chiến thuật “giá mỏ neo”, nhằm hướng người dùng đến sản phẩm mà họ muốn bán. Trên lý thuyết, 3 sản phẩm có 3 mức giá khác nhau sẽ cùng chia sẻ doanh thu khoảng 33% mỗi loại: Tại Starbucks, tuy mức giá được quảng cáo của ly Tall và Grande không thay đổi, Venti sẽ được giảm xuống để tạo nên sự khác biệt giữa Tall – Grande và Grande – Venti. Vô hình chung, mức giá của ly Tall trở nên đắt đỏ và bất hợp lý trong mắt khách hàng, biến 2 sự lựa chọn Grande và Venti trở nên phổ biến hơn cả. Với chiến thuật này, tổng doanh thu của Starbucks đã tăng 3,7%, từ 267 USD lên 277 USD. 1 sự “ép buộc” khách hàng khéo léo mà vẫn giữ được tâm lý thoải mái cho người dùng. Vì họ đâu biết, chọn lựa size Grande chính là “trúng ý” người bán. Bất kể tại một quốc gia nào, menu Starbucks sẽ hoàn toàn không thêm ký hiệu tiền tệ (như $ hay VNĐ) vào giá của sản phẩm, nghe qua có vẻ bất ổn, nhưng ký hiệu tiền tệ sẽ khiến người dùng nghĩ tới tiền, và càng nghĩ về tiền, họ sẽ ít muốn sử dụng. Vì theo kết quả nghiên cứu của Đại học Cornell University: người tiêu dùng được cho xem cùng một sản phẩm giá 20 USD với 3 cách thể hiện khác nhau: $20.00, 20, và “twenty” và rồi doanh số của những sản phẩm không có ký hiệu $ cao hơn đến 8,1%. Một chiến lược định nữa là chiến lược định giá tâm lý, sử dụng số “5 thay số 9”. Những sản phẩm của Starbucks thường có giá kết thúc bằng “95” hay vì “99” (tại Việt Nam là “5000 VNĐ” thay vì “9000 VNĐ”). Đây là một yếu tố khiến không ít chuyên gia và người dùng bất ngờ khi con số “9” được đánh giá rất cao trong bán lẻ: Sản phẩm kết thúc với “99” thường có doanh số cao hơn, có khi đến 48%, khách hàng không làm chủ được ngân sách của mình, dẫn đến việc chi tiêu quá đà. Tuy nhiên, cũng vì con số 9 đã được sử dụng quá nhiều, nên các sản phẩm kết thúc bằng “9” sẽ được người dùng gán mác “giá rẻ”, chính vì thế, Starbucks quyết định sử dụng “5” để thể hiện đẳng cấp.

8

Bên cạnh đó, tại Việt Nam thì Starbucks được định vị nằm trong phân khúc “cao cấp” của ngành cà phê, nhưng họ luôn sẵn sàng chi thêm tiền để có một ly cà phê chất lượng. Còn với người trẻ, nhắc tới Starbucks là nhắc một thứ cà phê sang chảnh mà họ luôn muốn đến để checkin. Tâm lý sính ngoại, đám đông vô hình chung đẩy Starbucks giữ vững vị trí “top đầu” trong phân khúc này. 2.2.3. P3- Place (Phân phối) Place trong marketing mix xác định các địa điểm khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của một công ty. Với Starbucks, là quán cà phê, cửa hàng trực tuyển, Starbucks App và các nhà bán lẻ. Starbucks App ra đời để khách dễ dàng đặt hàng, chứng minh rằng “ông lớn” đã thích nghi khá nhanh chóng với thời gian, công nghệ và điều kiện thị trường. Cho đến nay, sản phẩm của Starbucks đã có mặt tại hơn 40.000 cửa hàng tạp hóa, trong đó có tận 33.000 cửa hàng tại Hoa Kỳ. Con số khổng lồ này chứng minh rằng việc tối ưu hóa chữ P thứ ba –Place – đã giúp Starbucks thể hiện vị thế số một của mình trên thị trường quán cà phê và cung cấp đồ uống cao cấp. Starbucks cũng rất cẩn thận trong việc kết nối, chăm sóc khách hàng. Hãng đưa ra rất nhiều những ưu đãi nhằm mục đích xây dựng khối khách hàng thân thiết. Luôn có những chương trình ưu đãi ngày sinh nhật, giảm giá cho khách hàng có thẻ thành viên. Tại Việt Nam, Starbucks phân phối tại các tiệm cà phê được thiết kế và xây dựng rất bắt mắt, đặt ở những vị trí trung tâm hoặc shophouse của các trung tâm thương mại, Starbucks đánh đúng khách hàng mục tiêu tầm trung trở lên. Nếu để so sánh giữa việc đầu tư vào truyền thông thì Starbucks có mức độ chi trả “khiêm tốn” hơn những thương hiệu khác trong ngành Food and Beverage Service (F&B). Starbucks đầu tư nhiều vào mặt bằng và sản phẩm hơn là chạy các chương trình quảng cáo. Họ khuếch trương tên tuổi của mình bằng những sự kiện khai trương store, ra mắt sản phẩm mới. Nhưng có trường hợp Starbucks đã sai lầm khi mở cửa tại Úc (2000) và phát triển quá nhanh, phát triển nhanh hơn mức độ phổ biến của nó, gần 90 địa điểm vào năm 2008. Thomas O’Connor, nhà phân tích nghiên cứu chính chuyên về các ngành hàng tiêu dùng tại Gartner cho biết: “Khi họ tung ra, họ đã tung ra quá nhanh và họ không cho người tiêu dùng Úc cơ hội để thực sự phát triển sự thèm muốn đối với thương hiệu Starbucks.” Cho nên ta có thể tìm thấy thương hiệu “Starbucks coffee” trên toàn thế giới, nhưng ở Úc thì khác, 70% các địa điểm hoạt động tại đây, nơi mà văn hóa cà phê vốn đã phát triển mạnh thì đã bị đóng cửa vì hoạt động kém hiệu quả, chỉ còn 23 cửa hàng Starbucks trên toàn lục địa. Starbucks không phù hợp với thị hiếu của người Úc. Công ty phục vụ các lựa chọn cà phê ngọt hơn người Úc ưa thích, đồng thời tính phí cao hơn các quán cà phê địa phương. Thiếu tầm nhìn ngoại vi - Starbucks đã thất bại như thế nào ở Israel: Starbucks ở Israel đã mắc phải những sai lầm lớn, chủ yếu là đọc tài liệu kinh doanh quán cà phê địa phương và coi đó là thành công hiển nhiên ở thị trường Israel. Thiếu thông tin cập nhật về hoạt động kinh doanh quán cà phê tại địa phương và các thành viên cấp cao có liên quan lại từ chức. Đây là lần đầu tiên kinh doanh ở Israel và Starbucks đã thất bại khi thâm nhập vào Israel. 9

Giảm chi phí, tăng hiê u› quả (của chiến lược kinh doanh toàn cầu): Starbucks là nhà bán lẻ hàng đầu, với thương hiệu và máy rang café đặc biệt với hơn 17.000 đại lý bán lẻ trên toàn thế giới. Hãng đã cam kết sẽ đưa ra loại café và “Starbucks Experience” chất lượng cao nhất trong khi vẫn kiểm soát công việc kinh doanh theo con đường cung cấp những lợi nhuận về mặt kinh tế, môi trường và xã hội cho cộng đồng tại những nơi mà nó tiến hành hoạt động kinh doanh. Năm 2008, cơn bão khủng hoảng tài chính đã đánh mạnh vào nền kinh tế Mỹ. Starbucks cũng không ngoại l khi đóng cửa hơn 800 cửa hàng tại Mỹ và cắt giảm lao động nhiều nhất trong lịch sử củ tập đoàn. Theo tổ chức tư vấn thương hiệu nổi tiếng toàn cầu Interbrand, sự đi xuống củ Starbucks còn là hậu quả của việc tăng trưởng nóng trước đó nhiều năm. Bên cạn...


Similar Free PDFs