CLC43E Nhóm 03 ĐTQT Icsid Case No. ARB 03 16 PDF

Title CLC43E Nhóm 03 ĐTQT Icsid Case No. ARB 03 16
Author Mai Hồng Trần Thị
Course Luật, Hành chính nha nước
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 44
File Size 933.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 413
Total Views 533

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT QUỐC TẾNội dung nghiên cứu:GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾPHÁN QUYẾT ICSID SỐ ARB/03/Giảng viên: ThS. Nguyễn Phượng AnLớp: 97 - CLC 43(E)Nhóm 03STT Họ và tên MSSV1 Trần Thị Mai Hồng (Nhóm trưởng) 185.2 Nguyễn Thanh Phúc 185.3 Trịnh Minh Hiển...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT QUỐC TẾ

Nội dung nghiên cứu:

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ PHÁN QUYẾT ICSID SỐ ARB/03/16 Giảng viên: ThS. Nguyễn Phượng An Lớp: 97 - CLC 43(E) Nhóm 03 STT

Họ và tên

MSSV

1

Trần Thị Mai Hồng (Nhóm trưởng)

185.380101.5077

2

Nguyễn Thanh Phúc

185.380101.4127

3

Trịnh Minh Hiển

185.380101.1065

4

Hồ Thanh Nhân

185.380101.1139

5

Trần Gia Lạp

185.380101.1089

6

Lê Anh Khánh Dương

185.380101.5035

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 05 năm 2021

1

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

ST T

Nội dung

Biên tập văn bản

Nghiên cứu

Nội dung 1

Khái quát tranh chấp

2

Pháp luật áp dụng Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Thanh Nhân

3

Truất hữu tài sản

Minh Hiển Gia Lạp

4

Bồi thường thiệt hại Chi phí tố tụng

5

Phán quyết Trọng tài Đánh giá Bài học kinh nghiệm

Hình thức

Thiết kế Powerpoint

Thuyết trình

Thanh Phúc Thanh Phúc

Mai Hồng Thanh Nhân

Mai Hồng

Gia Lạp

Gia Lạp

Khánh Dương Mai Hồng Mai Hồng Mai Hồng Thanh Nhân

2

MỤC LỤC Trang bìa............................................................................................................................... 1 Bảng phân công công việc.................................................................................................... 3 Mục lục.................................................................................................................................. 4 1. KHÁI QUÁT TRANH CHẤP....................................................................................... 6 1.1.

Đương sự............................................................................................................ 6

1.2.

Tình tiết vụ việc.................................................................................................. 6

1.3.

Cơ quan giải quyết tranh chấp.............................................................................9

1.4.

Quá trình đàm phán và tố tụng............................................................................9

1.5.

Vấn đề pháp lý đặt ra........................................................................................11

1.6.

Văn bản pháp lý................................................................................................12

2. PHÁP LUẬT ÁP DỤNG..............................................................................................13 3. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP.......................................................13 4. TRUẤT HỮU TÀI SẢN..............................................................................................18 4.1.

Lập luận của Nguyên đơn.................................................................................18

4.2.

Lập luận của Bị đơn..........................................................................................21

4.3.

Quan điểm của Cơ quan giải quyết tranh chấp..................................................24

5. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG.............................................28 5.1.

Bồi thường thiệt hại..........................................................................................28

5.1.1. Yêu cầu của Nguyên đơn...................................................................................28 5.1.2. Quan điểm của Cơ quan giải quyết tranh chấp ................................................29 5.2.

Chi phí tố tụng..................................................................................................35

5.2.1. Yêu cầu của Nguyên đơn ..................................................................................35 5.2.2. Yêu cầu của Bị đơn ..........................................................................................35 5.2.3. Quan điểm của Cơ quan giải quyết tranh chấp.................................................36 6. PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI, ĐÁNH GIÁ & BÀI HỌC KINH NGHIỆM............39 6.1.

Phán quyết Trọng tài ........................................................................................39

6.2.

Đánh giá............................................................................................................39

6.3.

Bài học kinh nghiệm.........................................................................................41

6.3.1. Đối với Nhà đầu tư............................................................................................41 6.3.2. Đối với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền........................................................41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................43 3

4

1.

KHÁI QUÁT TRANH CHẤP

1.1. Đương sự -

Nguyên đơn: ADC Affiliate Ltd. và ADC & ADMC Management Ltd;

-

Bị đơn: Nhà nước Cộng hòa Hungary.

(Sau đây, các bên được gọi riêng là “Nguyên đơn”/“Bị đơn” hoặc “Mỗi Bên” và gọi chung là “Các Bên” hoặc “Hai Bên”). 1.2. Tình tiết vụ việc ADC là một công ty cổ phần mang quốc tịch Canada. Năm 1994, ADC trúng thầu dự án nâng cấp Nhà ga số 2/A, xây dựng Nhà ga số 2/B tại Sân bay Quốc tế Budapest-Ferihegy, tại thủ đô Budapest của Hungary (sau đây, gọi tắt là “Sân bay”)và vận hành hai Nhà ga này (sau đây, gọi tắt là “Dự án”). Trên cơ sở đó, năm 1995, ADC đã ký kết hợp đồng với Cơ quan quản lý hàng không và sân bay (Air Traffic and Airport Administration, sau đây, gọi tắt là “ATAA”), trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Hungary. Theo đó, ADC phải thành lập một công ty con mang quốc tịch Hungary để đứng ra thực hiện Dự án, được xác định theo thỏa thuận là “Công ty Dự án” (Project Company).1 Nhằm tận dụng các ưu đãi về thuế và bảo hộ đầu tư giữa Cộng hòa Hungary và Cộng hòa Síp, ngày 25 tháng 2 năm 1997, ADC thành lập ADC Affiliate Ltd. và ADC & ADMC Management Ltd. Theo đó, việc góp vốn thành lập Công ty Dự án sẽ được ADC gián tiếp thực hiện thông qua ADC Affiliate Ltd, trong khi, việc quản lý Dự án sẽ được thực hiện thông qua ADC & ADMC Management Ltd.2 Bên cạnh đó, ADC phải đảm bảo tỷ lệ vốn biểu quyết của ATAA trong Công ty Dự án phải từ 49% đến 66%.3 Trong tháng 2 năm 1997, các bên, gồm có ADC, DATA, và Công ty Dự án đã tiến hành đàm phán và ký kết mười thỏa thuận liên quan đến việc thực hiện dự án 4 và một thỏa thuận về phân chia cổ tức5 (sau đây, gọi tắt là “các Thỏa thuận liên quan”).

1 ICSID, ADC Affiliate Limited and ADC & ADMC Management Limited v. The Republic of Hungary, ICSID Case No. ARB/03/16, Award of the Tribunal, 10/02/2006 (“ICSID Case No. ARB/03/16”), Đoạn 94-95, 114 2 ICSID Case No. ARB/03/16, Đoạn 131, 146 3 ICSID Case No. ARB/03/16, Đoạn 128 4 ICSID Case No. ARB/03/16, Đoạn 123 5 ICSID Case No. ARB/03/16, Đoạn 129

5

Đến cuối năm 1998, Công ty Dự án đã hoàn thành xây dựng và cải tạo thành công các nhà ga và vận hành chúng cho đến cuối năm 2001.6 Tuy nhiên, vào tháng 12 năm 2001, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hungary đã ban hành Nghị định số 45/2001 (XII.20) KöViM (sau đây, gọi tắt là “Nghị định 45”), trực tiếp dẫn đến việc tiếp quản tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động của sân bay của từ Công ty Dự án, ADC Affiliate Ltd. và ADC & ADMC Management Ltd, cụ thể như sau: Chính phủ Hungary đã phát triển một chiến lược hàng không quốc gia, bao gồm toàn bộ lĩnh vực hàng không, trong đó một phần của chương trình là tuân thủ và thực hiện luật của Liên minh Châu Âu (European Union, sau đây, gọi tắt là “EU”) trong lĩnh vực hàng không để chuẩn bị gia nhập liên minh này. Điều này đặt ra một chương trình chín điểm nhằm thực hiện chiến lược hàng không quốc gia và hài hòa lĩnh vực hàng không với luật pháp EU. Kế hoạch bao gồm việc chuyển đổi ATAA do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phụ trách. Từ mùa thu năm 2001, việc chuyển đổi ATAA đã đi vào giai đoạn chuẩn bị, thông qua việc thay đổi nhân sự, cụ thể: Ông Somogyi-Tóth vẫn là Quyền Giám đốc phụ trách các hoạt động hàng ngày; Ông Gansperger trở thành người chịu trách nhiệm thành lập công ty mới với tên gọi Budapest Airport Rt (sau đây gọi tắt là “BA Rt”) và bắt đầu hoạt động của nó; và Ông Istvan Mudra - nguyên Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát không lưu Hungary - trở thành người chịu trách nhiệm khởi động Dịch vụ Không lưu Hungary HungaroControl (HungaroControl Hungarian Air Traffic Service, sau đây, gọi tắt là “HungaroControl”) Ngày 20 tháng 9 năm 2001, BA Rt được thành lập. Vào ngày 25 tháng 10 năm 2001, BA Rt đã hoàn tất việc đăng ký tại Hội đồng Trọng tài Đăng ký ở Budapest (Court of Registration in Budapest). Nghị định số 45 được ban hành vào ngày 20 tháng 12 năm 2001, bởi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở Đạo luật Không lưu Hungary 1995, sửa đổi 2001 (Act No. XCVII of 1995 on Air Traffic, following amendments made to the Air Traffic Act by Act No.CIX of 2001 on the Amendment of Various Traffic-Related Laws, sau đây, gọi tắt là “Đạo luật Không lưu sửa đổi, bổ sung”). Điều 19 Dự thảo Sửa đổi, bổ sung Đạo luật Không lưu 1995 đề xuất ghi nhận tại Điều 45 của Đạo luật cũ nội dung: Cấm ATAA (hoặc tổ chức kế thừa của nó) chuyển giao các hoạt động thuộc loại vốn được thực hiện bởi Công ty Dự án và Người quản lý Nhà ga cho bất kỳ bên thứ ba nào, bao gồm cả các Nguyên đơn (nguyên văn: “prohibition against the transfer by ATAA (or its successor) of the activities of the type previously performed by the Project Company and the Terminal Manager to any third party, e.g., the Claimants”). Nội dung này

6 ICSID Case No. ARB/03/16, Case summary, Trang 2

6

được chấp thuận và chính thức ghi nhận tại Điều 45(5) Đạo luật Không lưu sửa đổi, bổ sung và Điều 1(5) Nghị định 45. Ngày 21 tháng 12 năm 2001, Công ty Dự án được thông báo về Nghị định 45. Ngày 22 tháng 12 năm 2001, Công ty Dự án đã nhận một lá thư từ ông Gansperger và ông Gábor Somogyi-Tóth, với tư cách là đại diện của Công ty Cổ phần Quản lý Sân bay Quốc tế Budapest Ferihegy (Budapest Ferihegy International Airport Management Joint-Stock Co., sau đây, gọi tắt là “Công ty Cổ phần Quản lý sân bay” ) thay thế cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý Sân bay Quốc tế Budapest Ferihegy (Budapest Ferihegy International Airport Management Ltd.) và tổ chức kế thừa theo luật định của ATAA, cùng với Ông Somogyi-Tóth, với tư cách là đại diện của ATAA. Nội dung lá thư ghi nhận: Quyết định số 149 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Vận tải và Nước (Minister of Transport and Water Management) về công bố Nghị định 45 chỉ định Công ty Cổ phần Quản lý Sân bay và HungaroControl là người kế thừa hợp pháp của Ban Giám đốc Sân bay và Không lưu về tất cả các hoạt động điều hành và quản lý. Cũng theo Đoạn 5 Điều 1 của Nghị định 45, Công ty Cổ phần Quản lý Sân bay và HungaroControl không được quyền ủy thác hoặc chuyển nhượng (cede or transfer) cho bên thứ ba nào khác việc vận hành hoặc bất cứ công việc nào đang được Budapest Ferihegy International Airport Management Ltd. đảm nhận. Do đó, theo Đoạn 1 Điều 312 Bộ luật Dân sự Hungary, việc tiếp tục thực hiện thêm các Thỏa thuận liên quan là không thể thực hiện được. Vì vậy, các Thỏa thuận: Thỏa thuận cho thuê nhà ga, Thỏa thuận quản lý nhà ga, Thỏa thuận dịch vụ Quản lý Không lưu và các Thỏa thuận khác, kể cả tất cả các Phụ lục của chúng, sẽ chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002. Các hoạt động là đối tượng của các Thỏa thuận này được tiếp tục hoàn toàn kể từ tháng 11 năm 2002 bởi Công ty Cổ phần Quản lý Sân bay với đầy đủ năng lực . Trong cùng ngày, ADC & ADMC Management Ltd. nhận được thư từ Công ty Cổ phần Quản lý Sân bay, với nội dung: theo nội dung Nghị định 45 đã nêu, Thỏa thuận Quản lý nhà ga giữa ATA, Công ty Dự án và ADC & ADMC Management Ltd. sẽ bị vô hiệu và Công ty Cổ phần Quản lý Sân bay sẽ tiếp quản các hoạt động của ADC & ADMC Management Ltd. ngày 1 tháng 1 năm 2002. Do sự xuất hiện của Đạo luật Không lưu sửa đổi, Nghị định 45 và các hành động được thực hiện dựa trên đó, Công ty Dự án không còn có thể vận hành Các nhà ga và thu các khoản doanh thu liên quan. Do đó, ADC Affiliate đã không nhận được bất cứ cổ tức hoặc khoản thanh toán nào (bao gồm cả cổ tức từ lợi nhuận năm 2001 của Công ty) và ADC & ADMC Management Ltd. cũng không nhận được khoản phí quản lý nào như đã thỏa thuận từ Công ty Dự án (bao gồm cả phí quản lý đến hạn của Quý hai năm 2001).

7

Năm 2003, ADC Affiliate và ADC & ADMC Management Ltd. đã bắt đầu quá trình tố tụng chống lại Hungary theo Thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Hungary và Chính phủ Cộng hòa Síp về Khuyến khích lẫn nhau và Bảo vệ Đầu tư 1989 (sau đây, gọi tắt là “BIT”) tuyên bố rằng các khoản đầu tư của họ đã bị truất hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại số tiền từ 68 triệu đến 99,7 triệu đô la Mỹ. 1.3. Cơ quan giải quyết tranh chấp Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (International Centre for Settlement of Investment Dispute, sau đây, gọi tắt là “ICSID”). 1.4. Quá trình đàm phán và tố tụng Ngày 7 tháng 5 năm 2003, Nguyên đơn đệ trình Đơn khởi kiện (Request for Arbitration) chống lại bị đơn. Ngày 17 tháng 7 năm 2003, Quyền Tổng thư ký ICSID đương nhiệm đã đăng ký Yêu cầu Trọng tài theo Điều 36(3) của Công ước ICSID và Điều (6)(1)(a) của Quy tắc của Tổ chức ICSID . Qua quá trình đàm phán: Ông Charles N. Brower, quốc tịch Hoa Kỳ, là Trọng tài viên được Nguyên đơn chỉ định; ông Albert Jan van den Berg, quốc tịch Hà Lan, là Trọng tài viên được Bị đơn chỉ định; Hai Bên thống nhất chỉ định ông Allan Philip, quốc tịch Đan Mạch, là Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Ngày 26 tháng 1 năm 2004, Quyền Tổng thư ký ICSID đã thông báo cho Các Bên và các Trọng tài viên được chỉ định ở trên rằng Hội đồng Trọng tài đã được thành lập và thủ tục tố tụng được coi là đã bắt đầu. Ngày 3 tháng 9 năm 2004, vì lý do sức khỏe, ông Allan Philip - Chủ tịch Hội đồng Trọng tài xin từ chức. Ngày 28 tháng 9 năm 2004, Hội đồng Trọng tài được tái lập, Các Bên chỉ định ông Neil T. Kaplan CBE, QC, quốc tịch Anh là chủ tịch thay thế và quá trình tố tụng được tiếp tục. Ngày 8 tháng 3 năm 2004, Hội đồng Trọng tài đã tổ chức phiên họp đầu tiên tại Thành phố Lahay, Hà Lan. Tại phiên họp này, Hội đồng đã xem xét một loạt các vấn đề thủ tục cùng với một số vấn đề phi thủ tục khác, gồm có: Quy tắc tố tụng; Phân bổ chi phí và các khoản tạm ứng cho Trung tâm; Số thành viên dự họp tối thiểu ( Quorum); các Quyết định của Hội đồng Trọng tài; Địa điểm, ngôn ngữ tiến hành tố tụng; Yêu cầu khởi kiện; Chứng cứ, nhân chúng và quan điểm chuyên gia.

8

Ngày 11 tháng 5 năm 2004, Biên bản Kỳ họp thứ nhất đã qua sửa đổi (amended Minutes of the First Session) được gửi tới Các Bên. Ngày 30 tháng 7 năm 2004, Nguyên đơn thực hiện việc cung cấp Bản luận cứ, các bằng chứng và báo cáo chuyên gia cần thiết đến ICSID. Ngày 17 tháng 1 năm 2005, Bị đơn thực hiện việc cung cấp Bản luận cứ, các bằng chứng và báo cáo chuyên gia cần thiết đến ICSID. Ngày 7 tháng 2 năm 2005, Mỗi Bên đã gửi Yêu cầu Cung cấp Tài liệu (Requests for Production of Documents) của mình cho bên còn lại. Ngày 14 tháng 2 năm 2005, một cuộc họp qua điện thoại đã được tổ chức giữa Các Bên và Hội đồng Trọng tài để đánh giá tình trạng của thủ tục tố tụng. Tại cuộc họp qua điện thoại này, Bị đơn đã đệ trình lên Hội đồng Trọng tài Đơn xin tách phần Thẩm quyền ra khỏi phần nội dung vụ việc (Application for Bifurcation of Jurisdiction from the Merits). Nhưng sau đó, Hội đồng Trọng tài đã từ chối Đơn này. Ngày 22 tháng 2 năm 2005, Mỗi Bên đã đệ trình lên Hội đồng Trọng tài phản đối của mình đối với Yêu cầu Cung cấp Tài liệu của bên còn lại. Ngày 10 tháng 3 năm 2005, Hội đồng Trọng tài đã tổ chức một phiên điều trần ở Luân Đôn, Anh nhằm giải quyết các Yêu cầu Cung cấp Tài liệu. Tại phiên điều trần này, Hội đồng Trọng tài đã chấp thuận một số yêu cầu của Nguyên đơn, cho phép Bị đơn nộp một Yêu cầu Cung cấp Tài liệu sửa đổi trước ngày 21 tháng 3 năm 2005. Ngày 22 tháng 3 năm 2005, Bị đơn nộp Yêu cầu sửa đổi về việc Cung cấp Tài liệu. Ngày 5 tháng 4 năm 2005, theo thỏa thuận của Các Bên, các Nguyên đơn đã trả lời Yêu cầu sửa đổi trên của Bị đơn. Theo đó, Nguyên đơn chỉ đồng ý cung cấp một phần trong tổng số các tài liệu theo yêu cầu của Bị đơn. Phản đối về các phần không được cung cấp của Nguyên đơn chủ yếu dựa trên lập luận rằng các Yêu cầu này vẫn vi phạm các hướng dẫn và quan sát cụ thể (specific instructions and observations) do Hội đồng Trọng tài đưa ra tại phiên điều trần ngày 10 tháng 3 năm 2005. Ngày 15 tháng 4 năm 2005, sau khi xem xét Yêu cầu sửa đổi của Bị đơn và phản hồi của Nguyên đơn, Hội đồng Trọng tài, ghi nhận trong Quyết định của mình vào cùng ngày, đã chấp thuận một phần của Yêu cầu. Tại cuộc họp thứ hai tổ chức tại Luân Đôn vào ngày 19 tháng 12 năm 2005, Bị đơn thông báo về sự vắng mặt của ông Matthew, tác giả của Báo cáo NERA được Bị đơn cung cấp cấp cùng với các bằng chứng trước đó, và nhân chứng chuyên gia chủ chốt (key expert witness) của Bị đơn, thay vào đó, Bị đơn yêu cầu được chỉ định hai nhân chứng chuyên gia khác cho 9

phiên kiểm tra chéo. Nguyên đơn từ chối yêu cầu này và đề nghị ông Matthew phải có mặt tại phiên kiểm tra chéo (cross-examination); đồng thời, yêu cầu Bị đơn xuất trình các tài liệu giao dịch do Cơ quan Quản lý Sân bay Anh (British Airports Authority, sau đây, gọi tắt là “BAA”) nhập vào một tuần trước khi mua lại phần lớn cổ phần của công ty sở hữu Sân bay Budapest Ngày 31 tháng 12 năm 2005, Đại diện Bị đơn đã đệ trình một Báo cáo bác bỏ CRAI (CRAI Rebuttal Report) do nhân chứng chuyên gia mới của bên này, Tiến sĩ Alister L. Hunt phát hành và ký. Theo đó, Tiến sĩ Hunt tuyên bố rằng ông đã “đọc, hiểu, phân tích” và “đồng ý với Báo cáo NERA”, trừ ngoại lệ được đề cập ngay sau. Cụ thể, trong đoạn 10 của Báo cáo này, Tiến sĩ Hunt đã đưa ra điểm quan trọng, kết luận rằng định nghĩa của đóng góp tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển Sân bay (Airport Development Corporation, sau đây, gọi tắt là “ADC”) cho mục đích tính toán bồi thường là 16,765 triệu đô la Mỹ và Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return, sau đây, gọi tắt là “IRR”7) là để tích hợp với việc đầu tư tiền mặt ban đầu (incorporate this initial cash infusion). Điểm này sai lệch so với Báo cáo NERA và như Tiến sĩ Hunt đã lưu ý, “sự sai lệch này có lợi cho phía người yêu cầu bồi thường”. Phiên họp giải quyết tranh chấp diễn ra tại Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Quốc tế ở Phố Fleet, Luân Đôn, bắt đầu vào thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2006 và kết thúc vào thứ tư ngày 25 tháng 1 năm 2006. 1.5. Vấn đề pháp lý đặt ra 1.5.1. Pháp luật áp dụng 1.5.2. Thẩm quyền xét xử Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền xét xử vụ việc hiện tại không? Nếu có, Hội đồng Trọng tài có nên giới hạn thẩm quyền của mình đối với một số yêu cầu nhất định của Nguyên đơn không? Và nếu có thì những yêu cầu nào?

7 Tham khảo: BankTop, IRR là gì? https://banktop.vn/irr-la-gi/ Truy cập ngày 25/05/2020 “IRR là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. Đây là tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp, được sử dụng trong quá trình lập ngân sách, đánh giá hiệu quả đầu tư kinh doanh. IRR cũng có thể được coi là lãi suất hiệu quả đầu tư.” Vietnambiz, Lãi suất hoàn vốn nội bộ, https://vietnambiz.vn/lai-suat-hoan-von-noi-bo-internal-rate-of-return-irr-la-gi-20190823110751819.htm Truy cập lần cuối ngày 25/05/2020 “Lãi suất hoàn vốn nội bộ (tiếng Anh: Internal Rate of Return - IRR) là lãi suất mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản tiền thu được trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với giá trị hiện tại của khoản vốn đầu tư.”

10

1.5.3. Vi phạm Thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Hungary và Chính phủ Cộng hòa Síp về Khuyến khích lẫn nhau v...


Similar Free PDFs