CNMT - Super idol ni so dum PDF

Title CNMT - Super idol ni so dum
Author Huy Huỳnh
Course Kiểm soát nội bộ
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 22
File Size 870.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 21
Total Views 203

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNKHOA SINH HỌC - CÔNG NGHỆ SINH HỌC-----o0o----TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN:TÊN ĐỀ TÀI: TỔNG QUÁT TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀNƯỚC Ở TPỒ CHÍ MINHNHÓM : 06TIỂU NHÓM : 01Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 12 tháng 08 năm 2021TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNKHOA SINH HỌC - CÔN...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA SINH HỌC - CÔNG NGHỆ SINH HỌC -----o0o----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN:

TÊN ĐỀ TÀI: TỔNG QUÁT TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC Ở TP.HỒ CHÍ MINH NHÓM : 06 TIỂU NHÓM : 01

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 12 tháng 08 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA SINH HỌC - CÔNG NGHỆ SINH HỌC -----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI: : TỔNG QUÁT TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC Ở TP.HỒ CHÍ MINH Nhóm: 06 Tiểu nhóm: 01 Trưởng nhóm: Lê Hoàng Minh - 20180050 Thành viên: 1. Trần Tú Quyên - 20180070 2. Trần Thị Mỹ Diệu - 20180102 3. Lê Nguyễn Cúc Phương - 20180065

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 12 tháng 08 năm 2021

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG I.Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 1. Khái niệm

1

2. Sơ lược về tình trạng ô nhiễm không khí ở TP.HCM

2

3. Nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm nước tại TP.HCM 2 3.1 Vấn đề sinh hoạt 3.2 Vấn đề giao thông 3.3. Vấn đề công nghiệp 4. Hiện trạng ô nhiễm không khí ở TP.HCM II.Ô NHIỄM NƯỚC

4

1. Khái niệm

8

2. Sơ lược về hệ thống sông ngòi, kênh rạch tại TP.HCM 9 3. Nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm nước tại TP.HCM 10 4. Tình trạng ô nhiễm nước tại TP.HCM 4.1 Sông và kênh rạch 4.2 Nước ngầm

11

PHẦN MỞ ĐẦU Thành phố Hồ Chí Minh – một nơi tập trung dân cư đông và tấp nập nhất cả nước, với hơn 19 quận và 5 huyện và số dân chiếm 9,4% dân số của Việt Nam. Cùng với sự gia tăng dân số nhanh chóng mỗi năm, điều đó đã dẫn đến việc ô nhiễm môi trường bị tăng lên ở mức báo động, vấn đề đáng nói nhất chính là ô nhiễm nước và không khí. Tuy nhiên vẫn có ô nhiễm đất nhưng hai loại ô nhiễm nói trên đang ở mức báo động nên bài viết này sẽ chủ yếu phân tích về môi trường không khí và nước ở Thành phố HCM. PHẦN NỘI DUNG I. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Trước hết để biết về thực trạng của ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh thì ta nên tìm hiểu về định nghĩ của chính nó, từ đó mới có thể làm rõ được những vấn đề phía sau. 1.Khái niệm: Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí. (wikipedia) Nhắc đến ô nhiễm không khí ở Hồ Chí Minh, chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến những làn khói mờ mịt bao phủ khắp thành phố mà ai cũng nghĩ là sương vào mỗi buổi sáng hoặc ở những buổi chiều tà (Hình 1). Làn khói ấy chính là sản phẩm của những hoạt động của con người, từ các nhà máy, khu xí nghiệp đến những con đường chật đầy những hàng xe những khung giờ cao điểm.

Hình 1: Ô nhiễm không khí ở TP HCM 2.Sơ lược tình trạng ô nhiễm không khí: Tình trạng không khí ở thành phố Hồ Chí Minh ngoài từ “báo động” ra thì không còn từ nào có thể diễn tả được. Thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào loại ô nhiễm vừa phải ở Đông Nam Á. Từ năm 2017 đến năm 2018, mức PM2.5 đã tăng từ 23,6 lên 26,9 microgam trên mét khối (µg/m³). Các mức này cao hơn gấp đôi so với khuyến nghị của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) như một hướng dẫn hàng năm. Do đó, TP.HCM đã xuất hiện trong bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất khu vực. Có thể tìm thấy thêm dữ liệu trong Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới của IQAir AirVisual. 3. Nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm nước tại TP.HCM: Nói đến nguyên nhân của việc ô nhiễm không khí tại TP. HCM ta có thể tạm chia ra 3 vấn đề chính 3.1. Vấn đề sinh hoạt: Đây là nguồn ô nhiễm tương đối nhỏ, gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Chủ yếu do các hoạt

động đun nấu sử dụng nhiên liệu như than đá, dầu hỏa, khí đốt. Tác nhân gây ô nhiễm có thể kể đến như CO2, bụi,… 3.2. Vấn đề giao thông: Khác với vấn đề sinh hoạt thì đây là một nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đông dân cư như TP.HCM tạo ra lượng khí gây ô nhiễm chủ yếu là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: COx, CO2, SO2, NOx, Pb, các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển, mật độ ô nhiễm nhỏ trên từng phương tiện nếu gặp mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ra ô nhiễm nặng cho hai bên đường. (Hình 2)

Hình 2: Diễn biến nồng độ NO2 trong không khí ven đường giao thông của TP. Hồ Chí Minh từ 2000 - 2007

3.3. Vấn đề công nghiệp: Đây là một nguồn ô nhiễm lớn. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại sẽ khác nhau. Tình trạng ùn tắc giao thông tồn tại thường xuyên ở nhiều điểm và nhiều khu vực ngày càng cao làm cho không khí thêm ngột ngạt. Hơn mười năm nay hàng trăm hộ dân tại phường Phước Long, phường Long Bình, Tân Phú, Long Thành Mỹ (Quận 9) phải sống chung với khói bụi, mùi hôi thối, độc hại thải ra từ 120 lò nung, nhà máy, xí nghiệp,… gây ảnh hưởng đến sức khẻo người dân sinh sống xung quanh.

Kết quả quan trắc của Chi cục BVMT TP.HCM trong những năm qua cho thấy xu hướng gia tăng nồng độ các chất như benzene và toluene trong không khí tại TP HCM là do sự tăng mạnh của lượng xe cơ giới, trong khi chất lượng xăng lại không đảm bảo. Lối sống tấp nập của TP HCM đã trở thành một điều không quá xa lạ đối với mọi người, ở khoảng thời gian dịch bệnh này lối sống đó đã trở nên giảm dần vì cả nước nói chung và cả thành phố nói riêng đang cùng chung tay phòng chống dịch. Sự giảm thiếu của lối sống ấy đã dẫn đến vài điều quan trọng cho môi trường của thành phố, vì sở dĩ con người chính là nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm và sự ít hoạt động của ta ắt hẳn đã làm giảm đi tình trạng ô nhiễm phần nào. *Ô nhiễm không khí ảnh hưởng gì đến người dân thành phố hồ chí minh? Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết số ca nhập viện tăng 510% trong tháng 9 năm 2019. Những bệnh nhân này nhập viện vào những ngày có nồng độ hạt PM2.5 cao hơn đáng kể, đây là dấu hiệu cho thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe cộng đồng. Năm 2016, ô nhiễm không khí được cho là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 60.000 người trên khắp cả nước. Những trường hợp tử vong này là do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi hoặc bệnh tim phổi tắc nghẽn mãn tính theo số liệu do WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) công bố. Đôi khi có thể nhìn thấy sương khói bao phủ khắp thành phố và nó cũng làm giảm tầm nhìn trên các con đường, bản thân nó có thể gây nguy hiểm. 4. Hiện trạng ô nhiễm không khí ở TPHCM: Ô nhiễm không khí đang là vấn đề nhức nhối hiện nay trên các mặt báo, những năm gần đây, người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh thường quen thuộc với hình ảnh khói bụi bao quanh các tòa nhà và đường phố, gây giảm tầm nhìn và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Vào thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, tin tức về ô nhiễm không khí cùng những khuyến liên tục được phát trên các báo đài. Được biết đến là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, bên cạnh

lượng khí thải từ các phương tiện giao thông, thành phố này còn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các khu công nghiệp trong nội thành và các vùng lân cận.

Bảng tóm tắt chất lượng không khí năm 2017 của TP..Hồ Chí Minh Và một trong những yếu tố được quan tâm nhất hiện nay đó chính là ô nhiễm bụi mịn, là các hạt bụi mịn, được tạo ra chủ yếu từ các hoạt động của con người qua việc đốt rác thải, hút thuốc, các khu công nghiệp, các công trường xây dựng,…Theo số liệu tại các trạm quan trắc ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, có khoảng 14 ngày nồng độ bụi PM 2.5 trung bình vượt quá Quy chuẩn Việt Nam, và có đến 222 ngày có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình ngày vượt quá Hướng dẫn của WHO (25 ug/m3). Dựa trên dữ liệu theo giờ, có khoảng 812 giờ nồng độ bụi PM 2.5 vượt qua giới hạn Quy chuẩn Quốc gia (50 ug/m3). Ô nhiễm bụi PM 2.5 ở thành phố Hồ Chí Minh có biến động lớn giữa các giờ trong ngày nhưng có sự biến động theo mùa rất nhỏ. Thành phố này thường xuyên có mức PM 2.5 cao đỉnh điểm kéo dài vài giờ với nồng độ trên 75 µg/m3, nhưng lại không có các đợt ô nhiễm dài ngày. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh là một điểm nóng về phát thải giao thông và khí thải công nghiệp, đường

bờ biển ở phía Bắc thành phố này là nơi có dân cư đông đúc, giao thông vận tải nhộn nhịp và các cụm công nghiệp nhỏ. Khu vực phía nam thành phố Hồ Chí Minh là một vùng nông thôn rộng lớn với lượng khí thải sinh hoạt và vận tải không hề nhỏ. Ở đây có hai khu nhà máy điện đốt than lớn, một ở phía Đông Bắc, và một ở phía Nam, và một nhà máy quy mô nhỏ hơn ở ngay phía Đông thành phố. Phần lớn các lần PM 2.5 đạt đỉnh điểm đều liên quan đến những khối khí đi dọc theo bờ biển, tích tụ ô nhiễm từ tất cả các thành phố, giao thông, nhà máy điện và các cơ sở công nghiệp trong khu vực. Một nguồn chủ yếu nữa là khu nội thành phía Nam và Tây Nam của thành phố Hồ Chí Minh. Khối không khí sạch chủ yếu là các khối khí di chuyển nhanh đến từ phía Nam, không có thời gian để tích tụ ô nhiễm từ các vùng mà nó đi qua. Ngoài ra, theo kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua cho thấy xu hướng gia tăng nồng độ các chất như benzene và toluene trong không khí tại thành phố Hồ Chí Minh là do lượng xe cơ giới tăng rất nhanh, trong khi chất lượng xăng lại không đảm bảo, nhiều phương tiện cá nhân không thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành bảo dưỡng định kỳ là nguyên nhân làm tăng lượng khí phát thải ra môi trường với mức độ độc hại ngày càng lớn. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006, nồng độ benzene tăng 1,1-2 lần; nồng độ toluen tăng 1-1,6 lần so với 2005. Đáng chú ý là là tại các trục đường chính ở thành phố như Điện Biên Phủ, Hùng Vương,… nồng độ benzene vượt tiêu chuẩn từ 2,54,1 lần. Tình trạng ùn tắc giao thông tồn tại thường xuyên ở nhiều điểm và nhiều khu vực càng làm cho không khí thêm ngột ngạt. Bên cạnh đó các hoạt động sinh hoạt đời sống của người dân nơi đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí, người dân nơi đây cũng đã quá quen thuộc với hình ảnh

người dân đốt rác ven đường, đốt than đá, dầu hỏa,… khiến khói bay mù mịt, che khuất tầm nhìn và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các vùng lân cận. *Sự cải thiện chất lượng không khí tại thành phố Hồ Chí Minh trong đại dịch Covid-19: Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2020, do chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động sản xuất và giao thông đi lại của người dân giảm mạnh, chất lượng không khí tại thành phố cũng được cải thiện đáng kể. Cụ thể, mức độ ô nhiễm môi trường không khí của 3 tháng đầu năm 2020 đều có xu hướng giảm dần ở hầu hết các vị trí và thông số quan trắc. Theo đó, các số liệu quan trắc được đều đạt quy chuẩn cho phép, tần suất vượt chuẩn của bụi lơ lửng tại 19 vị trí giao thông trong ngày 7 tháng 4 chỉ là 7,4%. Ngoài ra, so với tháng 1 năm 2020, khi mật độ giao thông đông đúc trong giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nồng độ các chất ô nhiễm không khí trong tháng 3 năm 2020 cũng giảm đáng kể. Bụi lơ lửng giảm 1,2 lần; PM10 giảm 1,36 lần; PM2.5 giảm 1,44 lần; CO giảm 1,2 lần; NO2 giảm 1,35 lần; SO2 giảm 1,1 lần. Nguyên nhân chính của việc giảm ô nhiễm chất lượng không khí trong thời gian qua là do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; sản xuất ở các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động xây dựng các công trình đều giảm quy mô hoạt động. Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian giãn cách xã hội, người dân hạn chế đi lại khiến cho mật độ giao thông giảm, không xảy ra tình trạng kẹt xe tại các nút giao thông nên đã giảm mức độ ô nhiễm không khí. Tuy nhiên các hoạt động này sẽ tăng trở lại khi các chỉ thị được tháo gỡ, hoạt động sản xuất chũng như đi lại của người dân trở lại bình thường, lượng khí thải ra sẽ tiếp tục tăng và gây ảnh

hưởng đến người dân thành phố nếu không có các biện pháp giải quyết kịp thời để kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm.

TP.HCM những ngày giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh Covid – 19 II. Ô NHIỄM NƯỚC 1. Khái niệm Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... với nồng độ cao. Tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. 2. Sơ lược về hệ thống sông ngòi, kênh rạch tại TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới thủy văn được cấu tạo bởi 4 sông chính: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà Bè và sông Vàm Cỏ Đông. Với khoảng 8000km sông, kênh, rạch, diện tích mặt nước của TP.HCM đạt xấp xỉ 33500 ha, tức là 16% tổng diện tích thành phố. Sông Đồng Nai và sông Sài Gòn là các nguồn cung cấp nước chính. Có bốn mạng lưới kênh đào bên trong thành phố

đang hoạt động như hệ thống thoát nước chính: Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Kênh Đôi - Kênh Tẻ -Bến Nghé, Tân Hóa - Lò Gốm và Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật (Hình 4).

Hình 4: Hệ thống kênh rạch và sông ở Thành phố Hồ Chí Minh 3. Nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm nước tại TP.HCM Vậy thì vì sao nguồn nước của thành phố Hồ Chí Minh lại bị ô nhiễm? 3.1. Ô nhiễm công nghiệp Theo dữ liệu được cung cấp bởi Công ty Cấp nước, có khoảng 461.000 mét khối nước thải ra hệ thống kênh mương hàng ngày từ 680 các nhà máy và 22.562 doanh nghiệp sản xuất nhỏ hoạt động trên địa bàn thành phố năm 1997. Gần như tất cả các nguồn nước thải này không được trang bị các công trình xử lý nước thải. 3.2. Thói quen xả nước thải của người dân

Thói quen xả nước thải của người dân cũng ảnh hưởng đến nguồn nước của thành phố. Chỉ riêng lượng rác thải sinh hoạt tích lũy đã là 62,2% tổng lượng nước thải đổ ra sông Sài Gòn. Do các ngôi nhà được xây dựng trên lòng sông, các hộ gia đình thấy việc thải rác vào nước dễ dàng hơn là phân loại hay tái chế. Các nhà thuyền xây dựng trái phép trên kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ, kênh Bến Nghé cũng góp phần vào tổng lượng chất thải trên các tuyến đường thủy này đổ ra sông Sài Gòn. Trong số 1,3 triệu mét khối nước thải sinh hoạt hàng ngày ở Sài Gòn, chỉ có 186,000 m 3 chất thải này được thu gom và xử lý đúng cách. 3.3. Chất thải nhựa Tỷ lệ rác thải nhựa thải ra sông cũng rất cao. Một phần chất thải này chảy ra đại dương trong khi phần khác lắng xuống lòng sông. Những phần này thường mất hàng trăm năm để phân hủy. Quá trình phân hủy không loại bỏ chất thải mà phân hủy chúng thành vi nhựa (có kích thước nhỏ hơn 5mm).Vi nhựa sau đó được tiêu thụ bởi các sinh vật thủy sinh, và trở thành một phần của chế độ ăn uống của con người, từ đó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. 4. Tình trạng ô nhiễm nước tại TP.HCM 4.1. Sông và kênh rạch Tình trạng sông và kênh ở thành phố Hồ Chí Minh đang cực kì đáng báo động với trung bình khoảng 200,000 m 3 nước thải công nghiệp và 17,000 m3 nước thải bệnh viện được xả ra sông Sài GònĐồng Nai hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ 40% trong số này được xử lý. Nồng độ kim loại nặng cao và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy như PCB (Polychlorinated Biphenyls) và DDT (Dichlorodiphenyl-trichloroethane) được phát hiện trong trầm tích ở các kênh

rạch ở TP.HCM. Không chỉ vậy, nước còn bị ô nhiễm bởi nồng độ amoniac, COD (Chemical Oxygen Demand), Mn cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Sông Sài Gòn nhận 27% tổng lượng nước thải công nghiệp và lượng BOD5 (Biological Oxygen Demand/ năm ngày) tối đa là 12,5 tấn BOD/ ngày (tức là 63,8% tổng lượng BOD thải ra từ các ngành công nghiệp). Sông Đồng Nai chiếm 35% tổng lượng công nghiệp nước thải và lượng TSS (Turbidity and Suspended Solids) cao nhất (6,9 tấn), COD (33 tấn) và tổng nitơ (0,7 tấn) mỗi ngày, chiếm lần lượt 46%,43% và 47% tổng lượng chất thải. Ngoài ra, thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Châu Á về Tài nguyên nước và Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã chứng minh rằng lượng rác thải nhựa trung bình một người dân vứt xuống sông hồ của thành phố mỗi năm là 350g đến 7,2kg, nghĩa là một mét khối nước sông Sài Gòn chứa từ 10 đến 233 mảnh nhựa. Số liệu thống kê đã chỉ ra sự chênh lệch lượng BOD5 ở thượng nguồn và hạ lưu trên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn năm 2001. Trên sông Đồng Nai, BOD5 tại thượng nguồn là 6mg/l và tăng lên 10-12 mg/l tại vùng hạ lưu (Hình 5). Tương tự như vậy, lượng BOD5 tại thượng nguồn trên sông Sài Gòn nhỏ hơn 5 mg/l và tăng lên 10– 15 mg/l ở hạ lưu (Hình 6).

Hình 5: Lượng BOD5 trên sông Đồng Nai

Hình 6: Lượng BOD5 trên sông Sài Gòn Theo số liệu từ năm 2003, lượng DO (Dissolved Oxygen) tại cửa sông Sài Gòn chỉ từ 3.3-3.4 mg/l, và điều này có thể ảnh hưởng đến cá và các loài thủy sinh khác (Bảng 7). Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm và khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Bảng 4.1: Chất lượng nước sông Sài Gòn-Nhà Bè

4.2. Nước ngầm Nước ngầm hay đôi khi còn được gọi là nước dưới đất, là thuật ngữ chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau.

4.2.1. Tổng quan về nguồn nước ngầm Nước ngầm đã được sử dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1920. Việc sử dụng nước ngầm tăng nhanh bắt đầu từ năm 1990 khi các chính sách kinh tế của Việt Nam được mở ra. Đến nay, nguồn nước ngầm đang đóng vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của thành phố. Năm 2012, tổng lượng nước cấp cho TP.HCM khoảng 1,5 MCM / ngày, trong đó 44,67% được sản xuất từ nước ngầm. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cao dẫn đến nhu cầu nước tăng nhanh. Việc sản xuất và phát triển nước mặt cho đến nay vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao. Bên cạnh đó, việc khai thác không có chi phí và không được kiểm soát đã làm tăng đáng kể tỷ lệ và khối lượng bơm nước ngầm ở TP.HCM. Tiềm năng tài nguyên nước ngầm theo sở Công nghiệp (2002) ước tính rằng tiềm năng trữ lượng nước của tất cả các tầng chứa nước ở Thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 2.500.000 m3 / ngày đêm. Tiềm năng dự trữ nước của tầng chứa nước được ước tính từ các dòng chảy của các nguồn nạp lại. Bảng 4.2.1 trình bày dòng chảy của các nguồn nạp vào các tầng chứa nước ở TP.

No

The

flow Pleistocene

component

1

Flow

recharged

Flow

recharged

from Dong Canal

Lower

aquifer(m3/da Pliocene

Pliocene

y)

aquifer

aquifer

(m3/day)

(m3/day)

309,530

from rainwater 2

Upper

156,750

3

Flow

recharged

from

Sai

67,500

Gon

River 4

Flows

from

22,540

181,170

94,030

gravity

233,480

715,320

630,420

Static elastic flow

6,000

55,770

28,550

796,000

952,000

753,000

northern

and

western boundaries

of

HCMC 5

Static flow

6

Total

Nguồn: DI, 2002 Bảng 4.2.1: Tiềm năng nước ngọt dự trữ của các tầng chứa nước ở TP Từ bảng số liệu có thể thấy được tiềm năng nước ngầm tại TP.HCM là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm đang bị đe dọa. 4.2.2. Thực trạng nguồn nước ngầm Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cao dẫn đến nhu cầu nước tăng nhanh. Việc mở rộng các công trình nước mặt ở TP.HCM vẫn chưa đáp ứng được sự gia tăng nhanh chóng này. Bên cạnh đó, cho đến nay nước ngầm không thu phí và tình trạng khai thác không kiểm soát đã ngày càng làm tăng tỷ lệ khai thác. Theo đó, nhiều mẫu nước xét nghiệm tại nhiều mẫu giếng khai thác vẫn chưa đạt yêu cầu. Qua đó, khá nhiều giếng đang bị ô nhiễm nặng, nồng độ pH không đạt yêu cầu, hàm lượng amoni cao, nhiều mẫu do ô nhiễm vi khuẩn, vi sinh như E. Coli hoặc Coliform.

Theo Liên đoàn Địa chất 8 cho biết số giếng bị hư hỏng không sử dụng được do xâm nhập mặn là 2.359 giếng: tương đương 2,48% tổng số giếng khảo sát....


Similar Free PDFs